Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt...

Tài liệu Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh bắc giang)

.PDF
86
7
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG) Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 830101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc HÀ NỘI– 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Tuyết Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ............... 9 1.1. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự . 9 1.1.1 Vị trí của phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự .................................... 9 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự ............ 13 1.2. Vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự ................................. 16 1.2.1. THQCT tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự .................................. 19 1.2.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự ....................................................................................................... 21 1.3. Ý nghĩa về sự có mặt của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự .......... 23 Kết luận Chƣơng I......................................................................................... 26 CHƢƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ.................................................................................................................... 28 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự từ năm 1945 đến nay ........................... 28 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 ............................................ 28 2.1.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980 ............................................. 31 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1980 năm 1992................................................... 32 2.1.4. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay ...................................................... 34 2.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ................... 35 2.2.1 Quy định của pháp luật thể hiện vai trò của VKS nhân dân trong THQCT tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ............................. 35 2.2.2. Quy định của pháp luật thể hiện vai trò của KSV khi KSXX tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự ........................................................... 42 Kết luận Chƣơng II ....................................................................................... 48 Chƣơng III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN .......................................................................................... 49 3.1. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự từ năm 2015 đến năm 2019 ...................................... 49 3.1.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ....................................... 49 3.1.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .......................................... 57 3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự ........................................................................................................... 62 3.2.1.Hoàn thiện quy định của BLTTHS về vai trò của KSV .................. 62 3.2.2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của KSV khi THQCT và KSXX phúc thẩm ................................................... 65 3.2.3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và nâng cao phẩm chất chính trị cho cho đội ngũ KSV ................................................................. 67 3.2.4. Tăng cường bảo đảm điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ hơp lý cho đội ngũ KSV ............................................................................................. 68 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo VKS ........................................................................................................... 69 3.2.6. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ..... 70 Kết luận Chƣơng III ..................................................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS : Kiểm sát viên KSV: Hội đồng xét xử HĐXX : Vụ án hình sự VAHS : Viện kiểm sát VKS: Viện kiểm sát nhân dân VKSND : Thực hành quyền công tố THQCT Kiểm sát xét xử KSXX Văn bản pháp luật viết tắt Quy chế công tác Thực hành quyền công tố và Quy: Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo 505 Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của VKSNDTC) chế MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền- xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ngày 02/6/2005, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đề ra mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”, trong đó VKS nhân dân với chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. Đặc biệt nghị quyết nêu rõ phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ, KSV- VKS nhân dân theo hướng để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Việc đảm bảo giải quyết vụ án một cách công khai, dân chủ, công bằng, không làm oan người vô tội, không để bỏ lọt tội phạm đồng thời bảo đảm công lý được thực thi là nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm sát viên. Trong đó, hoạt động của KSV khi THQCT và KSXX tại phiên tòa được thể hiện một cách rõ nét, đầy đủ về nhiệm vụ, vai trò của VKS cũng như bọc lộ khả năng thực thi các quy định của pháp luật về vấn đề này. Hơn nữa việc giải quyết vụ án hình sự không chỉ dừng lại ở việc xét xử sơ thẩm, khi một bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì vụ án đó sẽ được tiếp tục giải quyết ở cấp phúc thẩm. Điều này đặt ra nhiệm vụ tham gia THQCT và KSXX phúc thẩm của KSV. Hiên nay, BLTTHS 2015 đã có rất nhiều sửa đổi so với các Bộ luật tố tụng hình sự trước đây theo hướng hoàn thiện quy định của pháp luật, các 1 điều luật được quy định chặt chẽ, hạn chế chồng chéo lên nhau, đồng thời cũng tăng cường một số quyền cho KSV để KSV có thể nâng cao tính chủ động trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, cũng như hiệu quả của việc thực hiện vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm là rất cần thiết và có ý nghĩa trong tiến trình cải cách tư pháp. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Bắc Giang)” để nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cũng như bất cập, hạn chế về nhiệm vụ, quyền hạn của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác THQCT và KSXX của KSV tại phiên tòa phúc thẩm, đồng thời góp phần nhằm nâng cao vai trò của KSV trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và tại phiên tòa phúc thẩm hình sự nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứ đề tài nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết trong các tạp chí chuyên ngành về vị trí, vai trò của VKS trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự nói chung, trong đó có đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của KSV tại phiên tòa. Nhìn chung, xu hướng chủ yếu là nghiên cứu dưới góc độ kỹ năng của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự, đặc biệt là kỹ năng xét hỏi, tranh luận. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như sau: - Sách tham khảo: Sách chuyên khảo của nhóm tác giả, Đồng chủ biên - TS. Lê Hữu Thể TS. Đỗ Văn Đương – ThS. Nguyễn Thị Thủy (2013), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu 2 cầu cải cách tư pháp, NXB Chính trị quốc gia; Sách tham khảo của nhóm tác giả, TS. Dương Thanh Biểu – Chủ biên (2008), Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, NXB Tư pháp. Bài viết của TS. Phạm Mạnh Hùng – Hiệu trưởng trường ĐH Kiểm Sát Hà Nội (2015), “Vấn đề kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp giữa VKSND và Tòa án trong tố tụng hình sự”. - Luận văn thạc sỹ: Nghiêm Thị Thanh Thư “Vai trò của KSV trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình”- 2016- Khoa LuậtĐại học Quốc gia Hà Nội. Bùi Trí Dũng, “Năng lực tranh tụng của KSV THQCT tại phiên tòa xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang”, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008; Tôn Thiện Phương (2002), "Vai trò của VKS trong xét xử vụ án hình sự", Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Đào Thịnh Cường (2009), “Năng lực áp dụng pháp luật trong THQCT của KSV VKS nhân dân thành phố Hà Nội”, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Bài viết của Phạm Văn Án- VKS nhân dân tối cao (2011), “Một số kinh nghiệm trong công tác THQCT, KSXX tại phiên tòa hình sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, (10). Bài viết của Nguyễn Văn Đoàn- VKSND tỉnh Hải Dương (2012), “Những phẩm chất, kỹ năng mà cán bộ trẻ cần trau dồi để làm tốt công tác 3 THQCT và KSXX tại phiên tòa hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (9). Bài viết của Lê Doãn Tiết – Phó Viện trưởng Viện phúc thẩm 2 VKSNDTC (2009), “Nâng cao kỹ năng THQCT và KSXX phúc thẩm án hình sự”, Tạp chí kiểm sát (19) Bài viết của TS. Lê Hữu Thể (2014), “Một số vấn đề về hoàn thiện thủ tục xét xử phúc thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, (2). Bài viết của Ths. Nguyễn Văn Trượng- Tòa phúc thẩm TAQS Trung ương (2009), “Trách nhiệm của KSV khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, (12); Bài viết của Phan Văn Sơn –Viện phúc thẩm 2 VKSNDTC (2012), “Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ở giai đoạn xét xử phúc thẩm và kiến nghị sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí kiểm sát, (21). Bài viết của TS. Phạm Minh Tuyên (2014), “Bàn về tranh tụng tại các phiên tòa hình sự”, Tạp chí kiểm sát (12). Bài viết của ThS. Bùi Quang Thạch – Trưởng phòng Phúc thẩm VKSQSTW (2010), “Kinh nghiệm xét hỏi, tranh luận của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (14). Bài viết của Ths. Lê hoàng Xuân Hương- VKSND tỉnh Kiên Giang (2015), “Cần tăng thẩm quyền cho KSV trong hoạt động tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (06). Bài viết của Nguyễn Nông – Viện trường Viện phúc thẩm 1 VKSNDTC (2014), “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (12). Nhìn chung các công trình nêu trên đã đề cập tới một số khía cạnh thể 4 hiện vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, song chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu một cách toàn diện về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Do đó, Luận văn kế thừa, vận dụng, sáng tạo và phát triển những kết quả nghiên cứu nêu trên để nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (cụ thể từ năm 2015 đến năm 2019). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu Những nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và nâng cao chất lượng THQCT và KSXX phúc thẩm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm theo tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, làm rõ những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế trong việc thể hiện vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự ở tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực trạng, giải pháp nâng cao vai trò của KSV khi THQCT, KSXX tại phiên tòa phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang. Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu sâu vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự. Còn trong giai đoạn khác của quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự như giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, chuẩn bị xét xử phúc thẩm, sau phiên tòa xét xử phúc thẩm không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Phạm vi về thời gian: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu việc thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về “Vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” trong vòng 5 năm trở lại đây, từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Nhà nước - pháp luật nói chung và vai trò, vị trí của VKSND nói riêng; đặc biệt là quan điểm của Đảng về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp lý luận – 6 thực tiễn, lịch sử - cụ thể, phân tích – tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê, so sánh… 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu riêng biệt và chuyên sâu về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam dựa trên số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận văn phân tích những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần vào việc phát triển hệ thống lý luận về vai trò của KSV thông qua phân tích vị trí, vai trò, ý nghĩa của phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự, vị trí; vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự và ý nghĩa về sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm hình sự. Luận văn phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự qua các thời kỳ, phân tích sâu quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; đánh giá thực trạng hoạt động của KSV tại phiên tòa phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự. Luận văn có thể đước sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu khoa học, học tập cũng như làm tài liệu cho cán bộ ngành kiểm sát trong hoạt động nghiệp vụ của mình. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương I. Những vấn đề lý luận về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc 7 thẩm vụ án hình sự. Chương II. Quy định của pháp luật Việt Nam về vai trò của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự. Chương III. Thực trạng hoạt động của KSV tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và một số giải pháp nâng cao vai trò của KSV. 8 CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự 1.1.1 Vị trí của phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự Trong bất kỳ hệ thống tư pháp hình sự nào, hình sự, dân sự, hành chính... của bất kỳ quốc gia nào thì tố tụng hình sự cũng đóng vai trò to lớn. Đối với tố tụng hình sự thì hoạt động xét xử là hoạt động trung tâm, mang ý nghĩa quyết định vụ án. “Xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [12, tr.469]. Theo từ điển Luật học, khái niệm phiên tòa được định nghĩa là "hình thức hoạt động xét xử của Tòa án” [3, tr.620] và xét xử được hiểu là "hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp ý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ viêc" [3, tr. 869]. Như vậy có thể hiểu xét xử là hoạt động của Tòa án nhân danh Nhà nước xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của cụ việc nhằm đưa ra bản án dựa trên tính chất pháp lý của vụ án. “Phiên tòa là giai đoạn trung tâm thể hiện đầy đủ bản chất quá trình tố tụng nói chung và xét xử nói riêng. Phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, những người tham 9 gia tố tụng với địa vị pháp lý được xác định. Thông qua phiên tòa, bằng thủ tục trực tiếp, công khai, qua nghe ý kiến và đề xuất của các bên tham gia tố tụng, tòa án (với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng quan trọng nhất) tiến hành xác định sự thật khách quan của vụ án và ra các phán quyết giải quyết vụ án một cách đúng đắn, đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật” [16]. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự có thể được tiến hành theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành ghi nhận nguyên tắc hai cấp xét xử hay “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”, trong đó, xét xử phúc thẩm được coi là cấp xét xử thứ hai với tính chất là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Từ tính chất của xét xử phúc thẩm có thể xác định đối tượng của xét xử phúc thẩm gồm: Loại thứ nhất là vụ án, bản án của Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ. Loại thứ hai là quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, đó là các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can bị cáo, quyết định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt tù bị kháng nghị [42, tr. 394]. Nếu đối tượng của xét xử phúc thẩm thuộc loại thứ nhất thì vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại theo thủ tục phiên tòa phúc thẩm. Nếu đối tượng của xét xử phúc thẩm thuộc loại thứ hai thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xét lại quyết định sơ thẩm theo thủ tục phiên họp phúc thẩm. Như vậy có thể rút ra khái niệm phiên tòa phúc thẩm VAHS là: Hoạt động của Tòa án cấp phúc thẩm nhân danh nước CHXHCN Việt Nam xem xét, đánh 10 giá lại bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị nhằm kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Nhiệm vụ của phiên tòa phúc thẩm: Phiên tòa phúc thẩm có hai nhiệm vụ chính là xét xử lại vụ án về mặt nội dung đối với vụ án và bản án hoặc một phần bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Xét xử lại vụ án về nội dung: “Tòa án cấp phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét, đánh giá lại sự thật của vụ án trên cơ sở tất cả nhứng chứng cứ cũ và chứng cứ mới được bổ sung trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Việc xét xử lại về nội dung của vụ án có thể tiến hành đối với toàn bộ hoặc một phần của vụ án, tùy thuộc vào nội dung kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp cần thiết, việc xét xử phúc thẩm có thể tiến hành đối với phần vụ án ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị” [13, tr.470]. “Kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị: Tính hợp pháp của bản án, quyết định thể hiện ở việc bản án, quyết định phải phù hợp với quy định của pháp luật về nội dung cũng như pháp luật hình thức, những quy phạm pháp luật được viện dẫn phải được thể hiện ở việc kết luận trong bản án, quyết định phải phù hợp với những sự kiện thực tế của vụ án trên cơ sở những chứng cú được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật” [13, tr.470]. Đặc điểm của phiên tòa phúc thẩm hình sự: Do xét xử phúc thẩm là một cấp xét xử, nên phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo trình tự, thủ tục tương tự phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm vẫn có những đặc điểm riêng phản ánh tính chất của giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, bao gồm: 11 Thứ nhất, đối tượng của phiên tòa phúc thẩm hình sự là bản án hoặc một phần bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, trong một số trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị nếu xét thấy cần thiết. Thứ hai, thẩm quyền xét xử phúc thẩm thuộc về Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án mà bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị (Điều 344 BLTTHS 2015), chẳng hạn như Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị; hoặc Tòa án quân sự quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án của Tòa án quân sự khu vực, tòa án quân sự Trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án của Tòa án quân sự quân khu có kháng cáo, kháng nghị. Thứ ba, về phạm vi xét xử phúc thẩm, phiên tòa phúc thẩm không chỉ xem xét những vấn đề thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị mà còn có thể xem xét những phần khác của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị nếu thấy cần thiết. Thứ tư, thành phần những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm VAHS có: HĐXX phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán (đối với thủ tục thông thường), hoặc 01 Thẩm phán (đối với thủ tục rút gọn); Thư ký Tòa án cấp phúc thẩm; KSV đại diện VKS cùng cấp và Thẩm phán, Thư ký Tòa án, KSV dự khuyết (nếu có). Thứ năm, thủ tục tố tụng tại phiên tòa: Mặc dù phần lớn thủ tục phiên tòa phúc thẩm được tiến hành tương tự phiên tòa sơ thẩm nhưng do có đối tượng, nhiệm vụ xét xử phúc thẩm khác với phiên tòa sơ thẩm nên tại phiên tòa phúc thẩm vẫn có những thủ tục riêng và bắt buộc. Cụ thể, trước khi xét 12 hỏi, một thành viên HĐXX phải trình bày về nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị; sau đó, chủ tọa phải hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không và yêu cầu đại diện VKS trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của người kháng cáo (nếu có); hỏi đại diện VKS có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không (trong trường hợp VKS có kháng nghị) và yêu cầu bị cáo, người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị (nếu có). phiên tòa phúc thẩm, trước khi xét hỏi, thay vì công bố cáo trạng, HĐXX trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị, KSV trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; trước khi tranh luận, thay vì trình bày luận tội, KSV phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Qua phân tích trên có thể thấy, vị trí của phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự là một thủ tục trọng tâm của giai đoạn xét xử phúc thẩm hình sự, ở đó tính chất của hoạt động xét xử phúc thẩm được thể hiện đầy đủ; phiên tòa được bắt đầu từ khi Thư ký Tòa án tiến hành các công việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa cho đến khi Hội đồng xét xử tuyên bố bế mạc phiên tòa; bằng những thủ tục trực tiếp, công khai xét xử lại vụ án hoặc xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị nhằm kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định những biện pháp chặt chẽ, cụ thể để đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, để đảm bảo không làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, do 13 nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, do vô tình hoặc cố ý mà các cơ quan, người tiến hành tố tụng vẫn thường xuyên mắc sai lầm trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, dẫn đến những trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp sở thẩm không đảm bảo quy định của pháp luật, sai lầm trong việc định tội danh, quyết định hình phạt, hoặc giải quyết các vấn đề dân sự, vấn đề khác của vụ án. Do đó phiên tòa xét xử phúc thẩm có vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa trong hoạt động tố tụng hình sự. Thứ nhất, phiên tòa xét xử phúc thẩm sửa chữa những sai lầm trong việc giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm. Thông qua xét xử hình sự có thể phát hiện được các cơ quan tiến hành tố tụng có thực hiện tốt chức năng của mình hay không, nhiệm vụ của luật hình sự được thực hiện như thế nào, quyền và lợi ích của người phạm tội và của những người khác có được bảo vệ một cách công bằng, đúng pháp luật hay không… những vấn đề này phục thuộc vào kết quả xét xử. Kết quả đó được thể hiện bằng bản án- Văn bản tố tụng quan trong nhất có tính chất kết luận vụ án: Đó là có hay không có hành vi phạm tội, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, lỗi, tính chất lỗi, mức độ thiệt hại, quyết định hình phạt [25, tr.5]. Các giai đoạn tố tụng trước đó của cơ quan điều tra, VKS, Tòa án cấp sơ thẩm bằng hoạt động của mình đã thu thập, đánh giá chứng cứ và các tình tiết của vụ án đã đánh giá, làm rõ bản chất của vụ án hay chưa. Thông qua phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm khi kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm và trong quy trình xét xử lại vụ án, xét lại quyết định sơ thẩm có khả năng phát hiện ra những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm và khắc phục, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó một cách trực tiếp hoặc gián 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan