Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở...

Tài liệu Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay

.PDF
124
4
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  PHẠM THỊ THÙY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  PHẠM THỊ THÙY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS PHẠM ĐÌNH NGHIỆM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, chưa được ai công bố, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. PHẠM ĐÌNH NGHIỆM. Tư liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2014 TÁC GIẢ PHẠM THỊ THÙY MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... ..1 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 14 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT ....................................................................................................................... 14 1.1 Khái niệm khoa học, công nghệ và lực lƣợng sản xuất ...................... 14 1.1.1 Khái niệm khoa học và khái niệm công nghệ ........................................ 14 1.1.2 Khái niệm lực lượng sản xuất và kết cấu của lực lượng sản xuất ........ 25 1.2 Luận điểm khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp của C.Mác – Ph. Ăngghen .................................................................................. 31 1.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất ........................... 40 Chƣơng 2: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 49 2.1 Thực trạng khoa học và công nghệ ở Việt Nam và vai trò của nó đối với sự phát triển lực lƣợng sản xuất ở Việt Nam hiện nay ...................... 49 2.1.1 Đặc điểm về lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay ....................... 49 2.1.2 Sự phát triển của khoa học và công nghệ Việt Nam và đóng góp của nó đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay ............... 55 2.1.3 Hạn chế trong hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 64 2.2 Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ để phát triển lực lƣợng sản xuất ở Việt Nam hiện nay .......................................... 78 KẾT LUẬN ................................................................................................ .108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... .112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong học thuyết hình thái kinh tế xã hội của C. Mác, lực lượng sản xuất được coi là yếu tố nền tảng, cơ sở của sự phát triển xã hội. Lực lượng sản xuất trong xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là người lao động và tư liệu sản xuất. Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, C.Mác đã đưa ra dự báo về vai trò của khoa học có thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo này đã trở thành hiện thực trong đời sống hiện nay. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với giai đoạn phát triển mới là các công nghệ cao đang làm thay đổi một cách cơ bản không chỉ lực lượng sản xuất mà cả các quan hệ xã hội, lối sống, quan hệ quốc tế... . Khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố cốt tử của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển của tất cả các nước trên thế giới hiện nay, từ những nước có nền kinh tế hiện đại đứng hàng đầu thế giới, đến những nước có nền kinh tế chậm phát triển đều có chung một quan điểm: sự phát triển khoa học và công nghệ là một phương hướng quan trọng, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Lịch sử phát triển của nhân loại trong vài trăm năm từ vài trăm năm trước đã cho thấy con đường mà các nước chậm phát triển cần phải đi theo không thể là cái gì khác ngoài việc biến đổi nền kinh tế theo cơ cấu hợp lý, phát triển năng động dựa trên cơ sở của khoa học và công nghệ hiện đại. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới của sự phát triển, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa để nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng… Có thể nói rằng, mục tiêu của công nghiệp hóa, 2 hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, từ một nền kinh tế lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, thu nhập đầu người vượt khỏi ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình. Trong chiến lược phát triển lực lượng sản xuất nói riêng và phát triển đất nước nói chung hai yếu tố được quan tâm hàng đầu là phát triển con người – nguồn nhân lực và yếu tố thứ hai là khoa học và công nghệ. Điều đó đã được khẳng định cụ thể qua các nghị quyết của Đảng ta qua mỗi kỳ Đại hội Đảng, gần đây nhất là nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015 được xác định trong nghị quyết này trong đó những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tại Lễ công bố ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/05/2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “ Cạnh tranh giữa các quốc gia suy cho cùng là cạnh tranh nguồn vốn tri thức, thể hiện qua chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học và công nghệ”. Đây là một thách thức lớn của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian gần đây, khoa học và công nghệ đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như đóng góp của nó thúc đẩy sự phát triển và làm thay đổi bộ mặt của lực lượng sản xuất ở 3 Việt Nam. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn tồn tại những trở ngại về cơ chế quản lý, về tài chính, về chính sách trọng dụng đãi ngộ với nhà khoa học, phát huy năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ những nhà khoa học Việt Nam,… những nguyên nhân đó đã cản trở sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Từ xu thế tình hình phát triển hiện nay của thế giới, từ yêu cầu nhiệm vụ nhìn nhận đánh giá đúng về yếu tố khoa học và công nghệ trong lực lượng sản xuất và sự phát triển của nó ở Việt Nam hiện nay đã thúc đẩy học viên chọn đề tài làm công trình luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài n n Tìn n u ngoài nướ : Có nhiều tác giả với nhiều tác phẩm phân tích về vai trò của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong đời sống xã hội. Trong khuôn khổ luận văn chúng tôi chỉ nêu ra ý kiến của những tác giả tiêu biểu nhất là Ph.Bêcơn, C.Mác, Ph. Ăngghen và Alvin Toffler. Trong các tác phẩm của tác giả Ph.Bêcơn, tiêu biểu là hai tác phẩm nổi tiếng“New Or anon” và “New Atlant s”. Trong tác phẩm “New or anon” ông đặt ra nhiệm vụ mới cho triết học và khoa học là xây dựng phương pháp nhận thức mới và cải cách khoa học theo hướng đó. “New Atlant s”, tác phẩm được Ph.Bêcơn viết vào năm 1962 trước khi ông qua đời với nội dung là sự vận dụng khoa học vào việc tạo ra những phương tiện hữu ích phục vụ cho cuộc sống trần gian của con người. ng hình dung về một xã hội lý tưởng biết vận dụng khoa học vào quản lý xã hội và làm giàu cho cư dân, con người trở nên minh mẫn về trí tuệ, xây dựng nên cho mình vương quốc thịnh vượng. Một số tác phẩm tiêu biểu của C. Mác và Ph. Ăngghen đề cập đến phân loại, vai trò của khoa học đối với lực lượng sản xuất. Trong tác phẩm “ n n at n n”, Ph. Ăngghen đã nêu lên nguyên tắc d ng làm cơ sở để phân loại các ngành khoa học là dựa trên các hình thức vận động, đồng 4 thời ông cũng khẳng định thực tiễn sản xuất, đấu tranh xã hội là nguồn gốc, mục đích, động lực của khoa học. Bộ “ ư ản” tác phẩm chính của C.Mác thể hiện những phát hiện về quy luật vận động của xã hội, tìm ra động lực, khuynh hướng của sự vận động ấy. Đặc biệt ông đi đến dự báo thiên tài là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đến thế k XIX chủ ngh a tư bản bằng nhịp độ phát triển nhanh chóng của mình đã đem tri thức khoa học từ phòng thí nghiệm đến các l nh vực của hoạt động thực tiễn, khoa học thể hiện ra như một lực lượng sản xuất thông qua con người, thông qua lao động của con người. Luận điểm về vai trò khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của chủ ngh a Mác sẽ còn được xem xét kỹ lưỡng hơn trong chương I của luận văn. Tác giả tiêu biểu nữa là Alvin Toffler trong hai tác phẩm “Làn sóng t a” và “ quyền l ăn trầm quyền l ”. Cụ thể trong tác phẩm “ ăn trầm ”, ông khẳng định tri thức là sức mạnh, là quyền lực của tương lai, là thứ lấy không bao giờ hết, d ng không bao giờ cạn và là quyền lực dân chủ nhất. Trong tác phẩm“Làn són t a” ông cho rằng những thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện thời không phải là hỗn loạn và ngẫu nhiên mà là một quá trình biến đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác. Lịch sử nhân loại tiếp nối nhau qua ba làn sóng văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp mà tọa độ của nó là do những thành tựu của khoa học và công nghệ. Ngoài ra, có thể đề cập tới hai tác phẩm của hai tác giả Konrad Seitz và Claude Alleegre dự báo về sự biến đổi xã hội do khoa học mang lại trong thế k XXI. Tác giả Konrad Seitz thông qua tác phẩm “Cuộ ạy đua vào t ế kỷ XXI” ông đã khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ là sức mạnh của các quốc gia để tiến vào thế k XXI. 5 Tác giả Claude Alleegre trong công trình “ oa t t at ế kỷ XXI Đào Bá Cung dịch đã khẳng định những tiến bộ khoa học trong thế k XXI sẽ còn to lớn hơn trong quá khứ với khoa học liên quan đến sự sống, Trái Đất, con người, bộ não; khoa học làm thay đổi cuộc sống hàng ngày, làm đảo lộn hiểu biết và niềm tin của con người. n n n n u tron nướ Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài rất phong phú, có thể tạm chia thành ba mảng nghiên cứu chính như sau: n t, trở t àn l n ều ôn tr n n lượng sản xu t tr ểu k t ốn n t k oa n au tuy n n u về luận đ ểm a C.M t ếp”. Vớ luận đ ểm này ó t ể ây n n n ầu ết n àn n u đều đ đến ản t ân nó là một yếu tố t n t ần, n ưn k dụn vào sản xu t để tạo ra ôn “k oa đượ p ụ lao độn năn su t ao, t âm n ập và làm t ay đổ yếu tố đố tượn lao độn và n ườ lao độn tron sản xu t t nó đượ ểu là trở t àn l ỉ rõ n ữn t àn l ểu n mà òn lượn sản xu t tr l lượn sản xu t tr l lượn sản xu t. lượn sản xu t tr t ếp t t ỉ ra t ờ đ ểm tron lị t ếp và k ẳn địn dù k oa con ngườ vẫn Cụ thể tác giả Lê Huy Thực với bài viết: sản xu t tr t ếp.C ả k ôn sử k oa trở ó trở t àn ữ vị trí quan tr n n oa ỉ trở t àn l t tron lượn t ếp đăng trên Tạp chí triết học, số 2 năm 2003 tác giả đã tổng hợp và rút ra ba ý kiến khác nhau trong giới hạn nghiên cứu, giảng dạy lý luận ở nước ta hiện nay. Thứ nhất, khẳng định khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thứ hai, nhận định khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và cho rằng C. Mác đã dự báo điều này. Thứ ba, phản bác lại nhận định khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và cho rằng C. Mác không dự báo như vậy. 6 Tác giả Nguyễn Cảnh Hồ với bài viết: Về mố quan và l lượn sản xu t tr ữa k oa t ếp đăng trên Tạp chí triết học, số 7 146 , tháng 7- 2003 đã phân tích hai góc độ nhìn nhận về khoa học. Khoa học là tri thức là một yếu tố tinh thần, không phải là lực lượng sản xuất trực tiếp. Chỉ có sự ứng dụng khoa học của con người mới có thể tác động lên lực lượng sản xuất trực tiếp để làm cho nó phát triển, đặc biệt là thông qua việc chế tạo công cụ lao động và tri thức trở thành kỹ năng lao động của con người. Từ đó tác giả cho rằng có thể nói khoa học hoặc là hoặc không là lực lượng sản xuất đều được. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm với bài viết Luận đ ểm khoa t àn l t lượn sản xu t tr ở V t Nam t ếp a C. M và v n đề p trở t tr ển k n tế tr n nay đăng trên Tạp chí triết học số 8 207), 2008 đã trình bày về những điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là khi sản xuất ở trình độ cao, khoa học kỹ thuật phát triển đủ sức giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin là điều kiện thứ ba để khoa học ứng dụng vào sản xuất ở nhiều nước. Biểu hiện khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là khoa học tham gia vào việc tạo ra công cụ lao động mới, trở thành kỹ năng của người lao động đồng thời khoa học cũng tác động đến quan hệ sản xuất như quản lý tổ chức, phân phối sản phẩm. Tác giả Trần Đắc Hiến trong bài viết: Luận đ ểm k oa l lượn sản xu t tr t ếp a C. M trở t àn và s vận dụn ở nướ ta n nay đăng trên Tạp chí triết học số 236, 2011 cho rằng khoa học - công nghệ và sản xuất đang có xu hướng nhất thể hóa ngh a là khẳng định khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đó là một đặc điểm của thời đại ngày nay. Cho đến đầu thế k XIX khoa học vẫn chỉ đóng vai trò gián tiếp trong qua trình sản xuất. Khoa học chỉ trở thành lực lượng sản xuất khi được con 7 người ứng dụng trong sản xuất, được vật chất hóa thành công cụ sản xuất và được con người sử dụng trong lao động để tạo ra của cải vật chất, ngh a là khi xuất hiện một dạng nghiên cứu mới là nghiên cứu sản xuất. Nghiên cứu sản xuất diễn ra mạnh mẽ hơn với việc chuyển sang kinh tế tri thức hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để phát huy hiệu quả của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. C ng nội dung này là bài viết “ Để k oa sản xu t tr n an ón trở t àn l lượn t ếp ở nướ ta” của tác giả Hồ Anh Dũng, đăng trên Tạp chí triết học, số 2, tháng 6 năm 1994. Trong bài viết này, tác giả khẳng định khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vào những năm 50 của thế k XX khi khoa học gắn liền với kỹ thuật và công nghệ. Khoa học với tính cách là một hình thái ý thức xã hội phải thông qua hoạt động của con người mới trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Để khoa học nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở nước ta phải đặt lên hàng đầu nghiên cứu ứng dụng, ưu tiên các công nghệ cao, phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài. Tác giả Phương Kỳ Sơn với bài viết: Con n ườ và k oa tron l lượn sản xu t ôn n n nay đăng trên Tạp chí khoa học xã hội số 3 49 năm 2001 đã khẳng định khoa học và công nghệ tham gia ngày càng nhiều vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất nhưng phải xem lại vai trò của yếu tố con người trong lực lượng sản xuất. C ng nội dung này là tác giả Hồ Anh Dũng với bài viết: Cuộ yếu tố on n ườ tron l mạn k oa kỹ t uật n đạ và v n đề lượn sản xu t, triết học số 1, 1993 tác giả khẳng định mặc d khoa học, kỹ thuật, công nghệ tác động rất lớn vào sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, yếu tố quyết định nhất trong lực lượng sản xuất là yếu tố con người. 8 a , mản n , kỹ t uật, ôn n t u n u về va trò và t tron đờ sốn x ộ nó độn k un n au a k oa ó n ều ôn tr n ểu n ư sau: Đầu tiên có thể kể đến Luận án tiến sỹ triết học của Lê Thị Huyền: Quan đ ểm a P ranx tr ển k n tế tr t n về va trò a tr t k oa và v n đề p t tron t ờ đạ n ày nay, thành phố Hồ Chí Minh, 2012.Trong luận án này, qua việc phân tích các tác phẩm của Ph.Bêcơn tác giả rút ra qua điểm của Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học trong đời sống xã hội. Tri thức khoa học đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh nhịp độ của tiến bộ xã hội, trở thành một thiết chế xã hội. Tác giả Huỳnh Ngọc Nhân với bài viết C và n ữn đạ ến đổ tron kết u vật t k n tế x mạn k oa ộ ôn n a nền văn m n n được đăng trên Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 4 24 , tháng 8/1993. Trong bài viết này, tác giả phân tích tác động đa dạng của cách mạng khoa học công nghệ đối với các l nh vực trong đời sống xã hội những năm 90, như biến đổi trong cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội, thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành nghề, lao động của con người trở nên đắt đỏ, giá trị con người trong xã hội được đề cao. Tác giả Hoàng Đình Phu trong công trình nghiên cứu ngh vớ oa và ôn trị văn óa (Nxb Khoa học kỹ thuật, hà Nội, 1998) trình bày khái quát về lịch sử khoa học và kỹ thuật trên thế giới, ý ngh a kinh tế xã hội của cách mạng khoa học và công nghệ, tác động của khoa học và công nghệ đối với văn hóa, triết học, đạo đức, nghệ thuật, lối sống và tính định hướng của văn hóa đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Tác giả Nguyễn Nữ Thánh Tâm trong công trình luận văn thạc sỹ triết học p t tr ển a k oa ôn n và ản ưởn a nó đố vớ đạo 9 đ x ộ V t Nam n nay,(thành phố Hồ Chí Minh, 2011) trình bày về ảnh hưởng của khoa học đến nhiều mặt đời sống xã hội như kinh tế, y học, văn học,.. trong đó tập trung phân tích về sự phát triển của khoa học và công nghệ đối với đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay như xã hội chạy theo đồng tiền, nghiện game online… Tác giả Vũ Đình Cự với công trình oa và ôn n l lượn sản xu t àn đầu (Nxb Chính trị quốc gia, hà Nội, 1996) khẳng định vai trò nền tảng của khoa học và công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mối quan hệ chặt chẽ giữa khoa học, công nghệ và sản xuất hàng hóa. Trong các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam từ đại hội Đảng III đến nay đều xác định vai trò quan trọng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong sự phát triển đất nước. Tiêu biểu là Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 30 tháng 3 năm 1991 của Bộ Chính trị khẳng định khoa học là công cụ đắc lực đổi mới, quản lý đất nước, đưa trình độ lực lượng sản xuất lên bước phát triển mới. Đại hội VII khẳng định khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất. Đại hội Đảng lần thứ VIII chủ trương phát triển các công nghệ cao ở Việt Nam, đặc biệt Nghị quyết 01NQ/HNTW ngày 24 tháng 12 năm 1996 khẳng định khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Gần đây Nghị quyết Trung ương 6 Đại hội XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a và hội nhập quốc tế đã khái quát về thực trạng, nguyên nhân phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay, định hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Qua n ều ôn tr n n t y t ả đ p ân tí t n độn u a n ều t a k oa ả, ún ta ó t ể tron n ều lĩn v đờ 10 sốn x ộ n ư làm t ay đổ t ến ộ ax ũn u n àn k n tế, t ú đẩy n an n ịp độ ộ , làm t ay đổ lố sốn quan đ ểm ây n n n ữn t độn t u đố vớ đạo đ t eo đồn t ền, s t ờ , ạo l n đố vớ l x ộ n ưx a tăn ... Va trò a k oa ộ ạy và ôn lượn sản xu t đượ đề ập n ều về mặt lý luận. a, nhóm công trình về t Nam a on n ườ , đồn t ờ trạn p t tr ển a k oa ởV t n nay Trong mảng này gồm các công trình đáng lưu ý là tổng kết của Bộ khoa học công nghệ Việt Nam. Cụ thể là các công trình: n V t Nam 1996-2000, Nxb Hà Nội, 2001; Nam 2001, Nxb Hà Nội, 2002; Hà Nội, 2003; oa Gần đây nhất là cuốn đạ óa và p oa và ôn n oa oa và ôn n V t Nam và ôn n oa và ôn và ôn n V t Nam V t 2, Nxb , Nxb Hà Nội, 2005. p ụ vụ ôn n p óa, n t tr ển ền vữn , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012 tổng kết chi tiết về các thành tựu của khoa học và công nghệ Việt Nam từ 2005 – 2011 trên các phương diện cơ bản như về nhân lực khoa học và công nghệ, các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam, các thành tựu đạt được trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thành tựu đạt được trong ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, tự động hóa, y học... Ngoài ra còn nhiều công trình của Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam khái quát về thực trạng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới hiện nay, chính sách của các nước trong đẩy mạnh khoa học và công nghệ. Và nhiều công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước trình bày về một giải pháp nào đó để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay như về đổi mới cơ chế quản ý khoa học và công nghệ, về nguồn vốn đầu tư, về đổi mới giáo dục đào tạo… 11 Mặc dù các công trình nghiên cứu về vai trò của khoa học đối với các l nh vực khác nhau của đời sống xã hội rất phong phú như đã trình bày ở trên, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, vì vậy tác giả chọn đề tài “Vai trò c a khoa h c và công ngh đối với s phát triển l a lượng sản xu t ở Vi t Nam hi n nay” làm công trình luận văn của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mụ đí a luận văn Trình bày quan điểm của chủ ngh a Mác về vai trò của khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tìm hiểu thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam và đóng góp của nó đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Tìm ra một số giải pháp chính để khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Đề hoàn thành mụ đí đ đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhi m vụ ch yếu sau: Th nh t, phân tích và làm rõ các khái niệm: khoa học, công nghệ, lực lượng sản xuất và các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất; trình bày quan điểm của chủ ngh a Mác – Lênin về vai trò của khoa học trong lực lượng sản xuất, tìm hiểu về nhận định của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Th hai, phân tích thực trạng phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay và vai trò của nó đối với sự phát triển lực lượng sản xuất, tìm hiểu về những hạn chế đối với sự phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên c u c a luận văn Tác giả tập trung làm rõ luận điểm về vai trò của khoa học trong lực 12 lượng sản xuất của chủ ngh a Mác, sự tiếp nối trong quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học và công nghệ qua các nghị quyết của Đảng chủ yếu trong thời kỳ đổi mới đất nước từ Đại hội Đảng lần thứ VI tới nay. Phần phân tích thực trạng phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam và vai trò của nó trong lực lượng sản xuất được thực hiện trong phạm vi những số liệu chủ yếu trong 10 năm trở lại đây. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Về sở lý luận, luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ ngh a Mác – Lênin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Về p ư n p pn n c u, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ ngh a duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin đồng thời kết hợp sử dụng một số phương pháp nghien cứu của các khoa học cụ thể khác như: lịch sử và lôgíc, phân tích – tổng hợp, thống kê, diễn dịch – quy nạp, so sánh và khái quát hóa… trong quá trình thực hiện đề tài luận văn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần khẳng định lý luận khoa học và cách mạng của Chủ ngh a Mác – Lênin về hình thái kinh tế xã hội, cụ thể quan điểm coi khoa học và công nghệ với tư cách là yếu tố trong lực lượng sản xuất. Luận văn góp phần trình bày quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ qua các nghị quyết Đại hội Đảng, cũng như khái quát về thực trạng khoa học và công nghệ ở Việt Nam và tác động của nó trong lực lượng sản xuất, xây dựng một số kiến nghị giải pháp để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nhất là sinh viên chuyên ngành triết học, để góp phần nhìn nhận đánh giá đúng 13 đắn, khoa học về vị trí, vai trò, sự tác động của khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống, cũng như nhìn nhận khái quát về sự phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết. 14 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT 1.1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT 1.1.1 Khái niệ h a học và khái niệm c ng nghệ Theo nghiên cứu của Vũ Cao Đàm trong giáo trình sau đại học: Khoa học và Công nghệ luận, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội thì từ “khoa học” bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ có nguồn gốc Latin là Scientina có ngh a là sự hiểu biết, trong đó gốc của Scio có ngh a là “ Tôi hiểu”. Trong các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý thì từ tương ứng với từ khoa học cũng mang ý ngh a này. Theo Ph. Bêcơn (1561 - 1621 là một nhà triết học v đại thời cận đại, ông hiểu từ khoa học theo ngh a rộng bao quát toàn bộ khả năng của con người. Các khả năng ấy gồm ba nhóm: ký ức, tưởng tượng, lý trí và tương ứng với chúng là ba l nh vực: lịch sử, thơ ca và triết học. Bộ môn lịch sử và các dạng nghệ thuật dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người. Triết học là khoa học mang tính lý luận khái quát trí tuệ cao nhất. Theo các nhà kinh điển của chủ ngh a Mác – Lênin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất, từ đấu tranh xã hội, từ nhu cầu khám phá và cải tạo thế giới, thực tiễn chính là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen nhận định: “Nếu trong xã hội xuất hiện một nhu cầu kỹ thuật thì điều đó sẽ thúc đẩy khoa học tiến lên nhiều hơn một chục trường đại học” [25, tr.271] 15 Nhiệm vụ của khoa học là đi tìm chân lý khách quan, khám phá bản chất của chính sự vật, chỉ ra những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong của sự vật, cung cấp bức tranh chân thực về thế giới. Về phân loại khoa học, Ph.Ăngghen nêu lên nguyên tắc d ng làm cơ sở để phân loại các ngành khoa học là căn cứ vào các hình thái vận động của thế giới vật chất gồm vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen chỉ rõ “Sự phân loại các khoa học, theo đó mỗi ngành khoa học nghiên cứu một hình thức vận động riêng biệt hoặc một loạt những hình thức vận động liên quan với nhau và chuyển hoá lẫn nhau, do đó, là sự phân loại, sự sắp xếp của bản thân các hình thức vận động đó theo thứ tự vốn có của chúng, và tầm quan trọng của việc phân loại ấy là ở chỗ đó” [25, tr.744 ] Cũng theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ ngh a Mác – Lênin, thì tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan với tính cách là sản phẩm lao động và tư duy của con người. Tri thức được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: cảm tính, lý tính, kinh nghiệm, lý luận, tri thức khoa học. Sự phân biệt giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học cho chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của khoa học.Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy trong đời sống hàng ngày thông qua quá trình con người tác động cải tạo thế giới khách quan và chỉ dừng ở mức độ phục vụ cuộc sống mà chưa đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng. Còn tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống, có mục tiêu và được tiến hành dựa trên các phương pháp khoa học. Tri thức khoa học có thể phát triển từ tri thức kinh nghiệm nhưng không phải sự kế tục đơn giản mà là sự tổng kết những sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về mối liên hê, bản chất, là những kết luận về quy luật tất yếu đã được 16 khảo nghiệm, kiểm chứng dựa trên các luận cứ lý thuyết, quan sát hoặc thực nghiệm. Tri thức khoa học không chỉ dừng ở việc phát hiện ra các sự vật, hiện tượng mà còn giải thích bằng các giả thuyết, cơ sở lý thuyết đã có hoặc đề ra cơ sở lý thuyết mới. Với tính chất đúng đắn của tri thức khoa học là dựa vào lý trí và được thực tiễn kiểm nghiệm, tri thức khoa học giữ vai trò quan trọng trong nhận thức hiện thực và định hướng cho hoạt động của con người. Như vậy kết quả của hoạt động khoa học bao gồm hoạt động nhận thức kết hợp với sự kiểm nghiệm của thực tiễn là tri thức khoa học, tri thức khoa học có vai trò quan trọng cho các hoạt động khác nhau của con người. Cũng theo quan điểm của chủ ngh a Mác - Lênin, khoa học với tư cách là một hệ thống chỉnh thể các khái niệm, quy luật, phạm tr có liên hệ nội tại với nhau được nhìn nhận là một hình thái ý thức xã hội tồn tại bên cạnh các hình thức ý thức xã hội khác như chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức; được nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội và nó mang tính chân thực. Tính chân thực này được chứng minh không chỉ bằng việc vận dụng vào thực tiễn mà khoa học còn tạo ra phương thức chứng minh riêng của mình ph hợp với đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể khác nhau. Ngoài việc chỉ ra nguồn gốc, nhiệm vụ, phân loại các ngành khoa học, các nhà kinh điển của chủ ngh a Mác – Lênin nhìn nhận khoa học với tư cách ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là một động lực cho sự phát triển xã hội. Luận điểm này tác giả trình bày rõ hơn ở phần tiếp theo. Theo Từ điển Triết học năm 1986 của Rodentan: “Khoa học là l nh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy và bao gồm tất cả những điều kiện, những yếu tố của sự sản xuất những nhà khoa học với những tri thức và những năng lực, trình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan