Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạ...

Tài liệu Vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

.PDF
183
4
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ CHUNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ CHUNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành : CNXHKH Mã số : 602285 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HOÀNG HẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Hoàng Hảo. Công trình này chưa được công bố dưới mọi hình thức. Nếu có gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014 Tác giả Lê Thị Chung MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN ............................................................................. 10 1.1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA NÓ ...................................... 10 1.2. PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM PHI MACXÍT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY ............................................................................. 47 1.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM .......... 62 K T LUẬN CHƯ NG 1................................................................................ 78 CHƢƠNG 2. SỨ MỆNH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ................................................................ 80 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG TI N TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC ..... 80 2.2. THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC T . .................................................................................................... 112 2.3. GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI........................................................................................ 142 K T LUẬN CHƯ NG 2.............................................................................. 156 KẾT LUẬN ................................................................................................. 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 166 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Từ khi ra đời đến nay, giai cấp công nhân luôn khẳng định là “lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại”, luôn giữ vị trí vai trò tiên phong trong quá trình vận động, phát triển của lịch sử trên con đường đấu tranh giải phóng loài người. Lý luận về giai cấp công nhân và vai trò của giai cấp công nhân là nội dung quan trọng hàng đầu trong di sản lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ, đây là khâu then chốt để giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn cách mạng của công cuộc giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức, bóc lột và nô dịch của chủ nghĩa tư bản nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng tiến tới xây dựng xã hội cộng sản. Thực tiễn Việt Nam đã và đang chứng minh vai trò to lớn của giai cấp công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã đi tiên phong trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động yêu nước, làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam luôn là lực lượng cơ bản trong cơ cấu giai tầng xã hội, đây là bộ phận nòng cốt trong khối liên minh Công nhân – Nông dân – Trí thức, là lực lượng chủ chốt trong xã hội Việt Nam hiện nay. 2 Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua việc xây dựng một đội ngũ công nhân vững mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng để thực hiện quá trình phát triển đất nước trong thời đại mới. Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Đảng ta lại tiếp tục khẳng định vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam, và định hướng phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp hiện đại. Thế nhưng trong nền kinh tế thị trường với sự hội nhập quốc tế như hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam trong một thời gian ngắn đã phải tiếp nhận nhiều nền kinh tế - văn hóa - tư tưởng giao thoa - chuyển tiếp nhau trên thế giới. Thực tế đó đặt giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi để phát triển về quy mô, số lượng, chất lượng và phương thức hoạt động cũng như lập trường tư tưởng. Tuy nhiên giai cấp công nhân Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề đặt ra là giai cấp công nhân Việt Nam có nắm bắt được những thời cơ thuận lợi và vượt qua được những thử thách do bối cảnh quốc tế mang lại để phát triển hay không? Việc nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế luôn là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nhằm giúp định hướng cho giai cấp công nhân Việt Nam có những bước đi vững vàng, kiên định với đường lối của Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vì lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận văn cho mình. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu luận văn Vấn đề giai cấp công nhân là vấn đề cơ bản trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó nó đã được nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu. Trong các công trình đó có những công trình tiêu biểu như: “Giai cấp công nhân Việt Nam – Sự sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp tự mình đến giai cấp cho mình” của Trần Văn Giàu, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1958. Công trình này chủ yếu đề cập đến đời sống, việc làm, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước khi Đảng ta ra đời. Công trình “ Giai cấp công nhân Việt Nam – Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Bùi Đình Bôn, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, 1999. Công trình này đề cập đến thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình cách mạng và đề ra những biện pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngang tầm với sứ mệnh lịch sử của nó. “Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân Thành phố Hồ Chí Minh” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Thành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách đã trình bày thực trạng giai cấp công nhân ở một thành phố công nghiệp lớn nhất nước - Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phạm vi hẹp của một địa bàn thành phố nhưng có đội ngũ công nhân rất đông đảo phần nào có thể khái quát thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam để từ đó nghiên cứu, tham khảo và đưa ra những luận cứ khoa học cho việc định hướng sự phát triển của giai cấp công nhân nước ta hiện nay. Công trình “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 2020” của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam do TS. Đặng Ngọc Tùng (chủ 4 biên), Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2010. Là công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam nhằm làm sáng tỏ những vấn đề như: ai là công nhân; những đặc trưng và bản chất của giai cấp công nhân nước ta hiện nay; vai trò, nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam, quan điểm, phương hướng, giải pháp xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước giai đoạn (2011 – 2020)… và quan hệ giữa giai cấp công nhân Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế. “Xu hướng vận động của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới” của ThS. Phạm Văn Giang, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Công trình này được trình bày trong ba phần Phần 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân Phần 2: Xu hướng vận động của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới Phần 3: Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Công trình trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm, vai trò và xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân thế giới nói chung và Việt Nam hiện nay nói riêng nhằm: Tìm hiểu những vấn đề mới xuất hiện trong giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của điều kiện mới - toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như: sự đa dạng về thành phần xuất thân, về thành phần kinh tế và ngành nghề hoạt động, hiện tượng phân tầng, phân hóa trong nội bộ giai cấp công nhân, v.v…công trình còn nghiên cứu, đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay… 5 Tác phẩm “Trí thức hóa công nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” của TS. Bùi Thị Kim Hậu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012. Tác phẩm cho thấy rõ cơ sở lý luận về trí thức hóa công nhân, tính tất yếu và mối quan hệ giữa trí thức hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, những yếu tố tác động đến trí thức hóa công nhân Việt Nam; thực trạng đội ngũ công nhân Việt Nam và vấn đề trí thức hóa công nhân trong giai đoạn hiện nay với những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân. Qua phân tích thực trạng còn tồn tại, tác phẩm còn nêu rõ quan điểm của Đảng ta và giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh trí thức hóa công nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Ngoài ra, Một số chuyên khảo về giai cấp công nhân như “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS, TS. Nguyễn Thế Nghĩa, Tạp chí phát triển nhân lực, số 4 (8) 2008; “Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay - sự đa dạng thành phần, ngành nghề và định hướng phát triển” của ThS. Phạm Văn Giang, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2 - 2010; “Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” của PGS.TS. Nguyễn Văn Cần, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2 - 2012; “Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay - Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn” của PGS.TS. Nguyễn Thị Quế, ThS. Nguyễn Thị Tú Hoa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 2013; “Phát huy vai trò và trách nhiệm to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Cộng sản, số 850 – 2013… Đã tập trung khảo sát những vấn đề quan trọng như: Quan niệm về giai cấp công nhân hiện đại, tình hình giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, đặc điểm, vai trò, thực trạng và xu 6 hướng biến đổi trong cơ cấu giai cấp công nhân, những giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại… Tất cả các công trình nghiên cứu, những bài viết về đề tài giai cấp công nhân ở các khía cạnh khác nhau của các nhà khoa học, các nhà quản lý có thể khái quát thành những nội dung chủ yếu sau: - Các tác giả đã nghiên cứu giai cấp công nhân với tư cách là một thực thể xã hội, một lực lượng xã hội nên giai cấp công nhân đã được luận bàn làm rõ về những vấn đề như : khái niệm, sự ra đời, xu hướng biến đổi và phát triển, đặc điểm, tính chất xã hội của giai cấp công nhân. - Các công trình tập trung về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của nó trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại. - Các công trình phân tích về thực trạng số lượng, chất lượng, lập trường tư tưởng chính trị cũng như đời sống vật chất - tinh thần của giai cấp công nhân, từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại. - Trên cơ sở tiếp thu kế thừa giá trị những tác phẩm đã nêu, học viên tiếp tục nghiên cứu vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng. Luận văn phân tích làm rõ khái 7 niệm, đặc điểm, thực trạng cũng như vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam hiện đại trong giai đoạn phát triển như hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Một là, Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về giai cấp công nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân. Hai là, Làm rõ đặc điểm và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa với việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ba là, Đề xuất phương hướng và một số giải pháp để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986 đến nay). 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Lực lượng giai cấp công nhân Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên lảnh thổ Việt Nam. 8 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân hiện đại, về xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân, vai trò của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài trên, luận văn đã sử dụng phương pháp logic, phương pháp biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp phân tích - lịch sử, chứng minh… từ đó tác giả so sánh, đối chiếu theo hướng nghiên cứu của mình. Luận văn còn kế thừa các công trình khoa học, những bài viết có liên quan đến luận văn đã được công bố ở nước ta trong thời gian gần đây. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đặc điểm, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, vấn đề về việc làm, thu nhập của công nhân nước ta hiện nay. Từ đó góp một số thông tin cho các cấp lãnh đạo 9 của nước ta tham khảo trong việc hoạch định chính sách xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại trong giai đoạn hội nhập. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học và sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề giai cấp công nhân Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 2 chương, 6 tiết. 10 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1.1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA NÓ Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là cống hiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột trong cuộc đấu tranh từng bước xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là lập trường chính trị của những người mácxít - lêninnít chân chính, là ranh giới phân biệt họ với những người cải lương và những phần tử cơ hội, xét lại. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là dịp tốt cho những kẻ cơ hội xét lại, phi mácxít ra sức bài trừ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng như thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhất là trong bối cảnh lịch sử mới đang được đặt ra một cách bức thiết cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. 11 1.1.1. Khái niệ giai cấp c ng nh n Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm giai cấp công nhân. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sản thực sự là gì, và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”. [3;56] Khi đề cập đến giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã bàn và sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như những cụm từ đồng nghĩa có nội hàm giống nhau để nói về giai cấp công nhân như: Người lao động hoặc công nhân (working men) và người vô sản, “giai cấp vô sản”, “vô sản đại cơ khí”, “giai cấp vô sản công nghiệp”, “vô sản đại công nghiệp”, “giai cấp công nhân”, “giai cấp không có của”, “giai cấp công nhân công xưởng nhà máy”, “giai cấp công nhân đại cơ khí”, “giai cấp những người lao động làm thuê của thế kỷ XIX”, “giai cấp vô sản hiện đại”, “giai cấp công nhân hiện đại”… Ngoài ra, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể C.Mác và Ph.Ăngghen còn sử dụng một số hình thức diễn đạt khác như: lao động làm thuê, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình, giai cấp của những người hoàn toàn không có của… Tất cả các thuật ngữ đồng nghĩa nói trên chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu đạt trong những văn cảnh cụ thể của một khái niệm duy nhất là khái niệm “giai cấp công nhân” khái niệm này được xuất hiện và tồn tại đối lập với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Không chỉ dừng lại ở khái niệm “giai cấp công nhân”, “giai cấp vô sản”, …là gì, mà quan trọng hơn các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học còn chỉ ra giai cấp này cần phải làm gì để tự giải phóng mình? Khi bàn về “Giai cấp công nhân”, “Giai cấp vô sản” và sứ mệnh lịch sử của nó C.Mác và Ph. Ăngghen đề cập trong nhiều tác phẩm như: 12 Trong tác phẩm Góp phần phê phát triết học pháp quyền của Hêghen lời nói đầu, điểm nổi bật nhất chính là sự phát hiện ra vai trò cách mạng của giai cấp vô sản. Mác vạch rõ lực lượng xã hội duy nhất có khả năng tiến hành cuộc cách mạng vô sản đó chính là giai cấp vô sản. Xác định được vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, đó là “cái kết quả của sự giải thể tất cả các tập đoàn xã hội mà ra” giai cấp vô sản bắt đầu hình thành ở Đức do sự phát triển của công nghiệp, và nó là người có sứ mệnh tự giải phóng, đồng thời giải phóng tất cả các tầng lớp khác của xã hội. Mác đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển của giai cấp vô sản. Mác nói rằng: “Ở Đức giai cấp vô sản chỉ mới bắt đầu hình thành nhờ sự phát triển của công nghiệp. Như vậy giai cấp vô sản ra đời gắn với công nghiệp, nó là sản phẩm của công nghiệp. Về mặt xã hội, giai cấp vô sản nảy sinh và hình thành trong quá trình tan rã của xã hội phong kiến chuyển lên chế độ tư bản chủ nghĩa, do sự tan rã của tất cả các đẳng cấp, trước hết là sự phân rã của đẳng cấp trung gian. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ xóa bỏ nó với tư cách là một giai cấp”.[2;589-590] Trong tác phẩm Gia đình thần thánh, C.Mác, Ph. Ăngghen phân tích mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và chế độ tư hữu. Giai cấp vô sản là sản phẩm của chế độ tư hữu và cũng là điều kiện tồn tại của chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu muốn duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của bản thân nó, thì nó phải duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của mặt đối lập với nó là giai cấp vô sản. Chế độ tư hữu tìm được sự thỏa mãn cho bản thân mình là mặt khẳng định của sự đối lập. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là hai mặt đối lập của một chỉnh thể thống nhất - chế độ tư hữu. Cả hai đều là sản phẩm của chế độ ấy. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới thủ tiêu sự tồn tại của bản thân mình với tư cách là giai cấp vô sản, do đó, tiêu diệt cả mặt đối lập với nó là chế độ tư hữu - đang chi phối và làm cho nó thành giai cấp vô sản. C.Mác và Ph. 13 Ăngghen viết: “Nếu không tiêu diệt những điểu kiện sinh hoạt của bản thân thì giai cấp vô sản không thể tự giải phóng được. Nếu không tiêu diệt mọi điều kiện sinh hoạt phi nhân tính của xã hội hiện đại biểu hiện tập trung ở tình cảnh của chính nó thì nó không thể tiêu diệt được điều kiện sinh hoạt của bản thân nó…”.[3;56] Đến tác phẩm: Tình cảnh của giai cấp lao động Anh, Ph.Ăngghen khẳng định: Anh là nước điển hình của sự phát triển của giai cấp vô sản. Giai cấp công nhân Anh là kết quả chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Lịch sử giai cấp công nhân Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII. Công nghiệp nhỏ đã làm nảy sinh giai cấp tư sản, công nghiệp lớn đã làm nảy sinh giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, cùng với sự phát triển máy móc của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản cũng tăng lên nhanh chóng về số lượng, nhưng cùng với quá trình đó “giai cấp công nhân mất mọi tài sản, mất mọi niềm tin vào công ăn việc làm….”[3;338]. Phân tích quá trình đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa tạo ra giai cấp công nhân hiện đại Ph.Ăngghen còn lần lượt nghiên cứu các bộ phận khác nhau của giai cấp vô sản theo trình tự phát sinh của chúng trong quá trình lịch sử đó. Trước tiên là giai cấp vô sản công nghiệp; kế tiếp là giai cấp vô sản hầm mỏ và mỏ kim loại, cuối cùng là giai cấp vô sản nông nghiệp. Đây là ba đội ngũ khác nhau trong giai cấp vô sản thế kỷ XIX ở Anh. Nhưng ông cũng chỉ rõ “công nhân công nghiệp là người nhận thức được rõ ràng nhất về lợi ích của bản thân họ; công nhân hầm mỏ nhận thức kém hơn một chút, còn công nhân nông nghiệp thì hầu như chưa nhận thức được gì về quyền lợi của mình, chính vì thế chúng ta sẽ thấy những công nhân công xưởng, con đầu lòng của cách mạng công nghiệp, ngay từ đầu cho tới nay, đã là hạt nhân của phong trào công nhân…”[3;353 -354]. Khi Ph.Ăngghen nghiên cứu các thành phố lớn của nước Anh trong quá trình phát triển của đại công nghiệp ông đã nêu rõ tình cảnh của giai cấp vô sản Anh dưới sự tác động 14 của việc hình thành công nghiệp và thành phố công nghiệp. Ph.Ăngghen đã khái quát tình cảnh giai cấp công nhân ở thành phố lớn như một loại bậc thang nối tiếp nhau: Khá nhất là một cuộc sống tạm bợ, tiếp đến là trường hợp tệ nhất của sự bần cùng. Về mặt pháp luật và trên thực tế, người công nhân “là nô lệ của giai cấp của nó, của giai cấp tư sản; họ bị nô lệ đến mức có thể bị bán đi như hàng hóa và cũng lên giá xuống giá như hàng hóa vậy”[3;426]. Ông chỉ rõ địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp vô sản trong xã hội tư bản. Từ việc chỉ rõ địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp vô sản do đại công nghiệp, do giai cấp tư sản tạo nên thì việc xác định vai trò cách mạng của giai cấp vô sản cũng hình thành một cách khách quan. Khi con người bị đặt vào một tình cảnh như súc vật thì họ chỉ có một cách hoặc là vùng lên phản kháng hoặc là thực sự trở thành súc vật. Tình cảnh của giai cấp lao động, giai cấp công nhân Anh thế kỷ XIX đã bị đẩy vào hiện trạng đó. Trong xã hội tư bản, công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị giai cấp tư sản bóc lột thậm tệ. Đối diện với giai cấp tư sản, công nhân là người lao động tự do, phải tự bán mình cho giai cấp tư sản để có được những điều kiện vật chất, tinh thần tồi tệ nhất cho việc duy trì sự tồn tại, sự sống tệ hại nhất cho mình. Với địa vị kinh tế - xã hội như vậy, với tình cảnh như vậy, giai cấp công nhân tất yếu trở thành giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản Giai cấp vô sản hiện đại thế kỷ XIX có sự thay đổi căn bản địa vị kinh tế, chính trị - xã hội. Họ là những người hoàn toàn bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và chỉ có thể sống được bằng cách bán sức lao động cho nhà tư bản. Họ là những người nô lệ làm thuê, là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng lại phải sống trong tình cảnh nghèo khổ cùng cực. Xét về bản chất, địa vị kinh tế - xã hội khách quan đã khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất trong việc đấu tranh 15 chống lại áp bức, bóc lột, tự giải phóng mình và giải phóng quần chúng nhân dân lao động khác. Nghiên cứu một cách khách quan, khoa học “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” Ph.Ăngghen đã nhận định: “hiển nhiên, công nhân phải tìm cách thoát khỏi cái tình cảnh đã biến họ thành súc vật ấy, phải đấu tranh cho một tình cảnh tốt hơn, hợp với con người hơn”[3;592]. Từ tình cảnh như vậy, công nhân buộc phải chọn lấy một trong hai con đường: hoặc là phục tùng số phận, phục vụ lợi ích của người tư sản, hoặc là phản kháng, đem hết sức bảo vệ nhân phẩm giành lợi ích cho mình. Ph.Ăngghen khẳng định “ Họ chỉ có thể làm được thế trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản”[3; 477], và sở dĩ giai cấp công nhân Anh có năng lực chống lại sự bạo ngược của bọn có của một cách mãnh liệt là nhờ họ tự giáo dục mình. Trong tình cảnh khốn khó của mình, thường xuyên phải đối mặt với mọi mưu mô thâm độc, thủ đoạn bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân đã dần dần tự ý thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình. Địa vị kinh tế - xã hội khách quan của giai cấp công nhân đã trở thành một yếu tố quan trọng xác lập vai trò cách mạng của giai cấp mình trong xã hội tư bản. Sau khi phân tích một cách thật sâu sắc, khách quan Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh - nơi được coi là điển hình nhất của sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, của chế độ tư bản. Ph.Ăngghen đã đi tới kết luận, khẳng định vai trò cách mạng triệt để của giai cấp công nhân do hoàn cảnh đó tạo nên. Hơn thế nữa Ph.Ăngghen còn đưa ra dự báo rằng, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản nhất định sẽ nổ ra và sẽ ngày càng phát triển. Đây là kết cục tất yếu của những mâu thuẫn vốn có trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong lòng xã hội tư bản[3;348 -354]. Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen đã định nghĩa giai cấp vô sản như sau: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội 16 hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và khổ đau, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số nhu cầu về lao động, tức là tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những cuộc biến động của công cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX… Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”[4;456-457]. Thật vậy, giai cấp vô sản ra đời là một quá trình lâu dài, từ tầng lớp vô sản đầu tiên đến vô sản công trường thủ công và giai cấp vô sản hiện đại. Vào các thế kỷ XIV, XV quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành ở một số nước châu Âu, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản diễn ra làm xuất hiện lao động làm thuê tư bản chủ nghĩa. Lớp người lao động này từng bước bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt chủ yếu, trở thành người tự do bán sức lao động để kiếm sống. Đó chính là những người vô sản đầu tiên. Từ cuối thế kỷ XVI - XVIII, cùng với sự ra đời và phát triển kiểu tổ chức sản xuất công trường thủ công, giai cấp vô sản công trường thủ công hình thành, song phần lớn họ còn mang nặng tư tưởng, tâm lý của người sản xuất nhỏ, chưa bị cột chặt vào guồng máy sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cho nên, giai cấp vô sản công trường thủ công chưa trở thành một lực lượng ổn định, độc lập trong xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đã tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, đánh dấu bước chuyển căn bản của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đại công xưởng, giai cấp vô sản hiện đại ra đời và nhanh chóng trở thành một lực lượng xã hội to lớn. Như vậy, sự ra đời của giai cấp vô sản gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp và chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công. Đúng như
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan