Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với việc giáo dục lối sống cho ...

Tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong các trường trung phổ thông ở quận 12 thành phố hồ chí minh hiện nay

.PDF
141
6
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY VI VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY VI VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số : 60.22.85 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Quốc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Quốc. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thúy Vi MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................................................................................................... 9 1.1. Lý luận về lối sống học sinh trung học phổ thông.................................. 9 1.1.1. Khái niệm về lối sống học sinh trung học phổ thông............................... 9 1.1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lối sống của học sinh trung học phổ thông ............................................................................. 26 1.2. Việc giáo dục lối sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.............. 38 1.2.1. Tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh......... 38 1.2.2. Vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông................. 55 CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỖ CHÍ MINH HIỆN NAY .............................. 64 2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội với việc hình thành lối sống học sinh trung học phổ thông ở Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 64 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự hình thành lối sống học sinh trung học phổ thông ở Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh............ 64 2.1.2. Đặc điểm công tác của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục lối sống học sinh trung học phổ thông ở Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 69 2.2 . Công tác của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông ở Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.................. 76 2.2.1. Thực trạng công tác của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Quận 12........................................................... 76 2.2.2. Những vấn đề đang đặt ra cho tổ chức Đoàn trong việc giáo dục lối sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông ở Quận 12 ................................................................................ 84 2.3. Phương hướng và các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục lối sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông ở Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................. 88 2.3.1. Phương hướng phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc giáo dục lối sống cho học sinh trung học phổ thông ở Quận 12........................................................................................................ 88 2.3.2. Các giải pháp phát huy vai trò của Đoàn trong việc giáo dục lối sống cho học sinh trung học phổ thông ở Quận 12 ........................ 96 KẾT LUẬN................................................................................................. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 111 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người thì mỗi thời đại, mỗi quốc gia khác nhau, cùng với sự phát triển kinh tế, chuyển biến xã hội đều hình thành nên cốt cách, luân lý, lối sống phù hợp với nó. Lối sống vừa là một biểu hiện trình độ phát triển của xã hội, vừa là yếu tố tạo nên đời sống xã hội, là một bộ phận cấu thành văn hóa sống động của xã hội. Những biến đổi về đạo đức, lối sống là một trong những nhân tố dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Lối sống nói chung, lối sống của học sinh trung học phổ thông nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển xã hội nhanh, bền vững. Sau cách mạng tháng Tám 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân xây dựng “Đời sống mới”. Từ sau năm 1954, những nghị quyết của Đảng đều đề cập đến xã hội nền văn hóa mới, đạo đức mới, lối sống mới – lối sống xã hội chủ nghĩa,…. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu của việc xây dựng nền văn hóa mới là xây dựng con người mới có nếp sống, lối sống mới. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Biết phát huy truyền thống lao động cần cù và đấu tranh anh dũng của dân tộc, lao động với tinh thần tự nguyện, tự giác cao, với đầy đủ nhiệt tình, tận tụy, sẵn sàng cống hiến mọi sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; là con người có tinh thần cách mạng tiến công, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào, coi lao động là vinh dự, là hạnh phúc, là lẽ sống;…” [24, tr.63]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Kiên trì xây dựng nếp sống mới lành mạnh, 2 khoa học, tiết kiệm và giản dị; bảo vệ và phát triển các giá trị tinh thần. Kiên quyết bài trừ những hủ tục, mê tín dị đoan; tiếp tục đấu tranh quét sạch văn hóa thực dân mới và ảnh hưởng của các loại văn hóa phản động, đồi trụy khác. Tất cả những việc đó nhằm làm cho tư tưởng, tình cảm, lối sống mới thật sự chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân” [32, tr.172-173]. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò của lối sống. Lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt của văn hóa có tác động to lớn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa. Tuy nhiên, do chịu sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện sống, trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa, lối sống ở Việt Nam đang có những biến đổi phức tạp. Một mặt, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là điều kiện để xây dựng, hoàn thiện, phát triển văn hóa, lối sống mới theo hướng hiện đại, văn minh, tiến bộ. Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế cũng có những tác động tiêu cực nhất định đối với sự phát triển văn hóa và lối sống dân tộc. Đó là sự mai một bản sắc dân tộc. Về điều này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [32,172-173]. Việc khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ thì vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cơ bản, quan trọng và cần thiết. Việc giáo dục lối sống học sinh trung học phổ thông không chỉ có trí tuệ, năng lực, tri thức, khoa học mà còn phải có bản lĩnh, lý tưởng, lối sống lành mạnh phải kể đến vai trò của ngành giáo dục, của toàn xã hội. Vai trò của xã hội đối với việc giáo dục lối sống của học sinh trung học phổ thông 3 là hết sức quan trọng, đặc biệt trong đó là vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục lý tưởng, lối sống đoàn viên, thanh niên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thời gian qua, không ít nơi vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục lối sống cho học sinh ở trường học phổ thông còn nhiều hạn chế. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học – công nghệ của cả nước. Quận 12 là một trong những quận vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh. Qua những năm đổi mới thì quận đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… Công tác xây dựng đời sống văn hóa có những chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh đó xây dựng lối sống, đặc biệt là lối sống của một bộ phận giới trẻ - học sinh trung học phổ thông còn một số bất cập. Nói về lối sống học sinh trung học phổ thông hiện nay, có thể nhận thấy, một bộ phận không nhỏ chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và thiếu tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật… Có những hiện tượng học sinh rơi vào tện nạn xã hội, bạo lực học đường, không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh, không hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thiếu tính nhân đạo, mê games bỏ học hoặc tự tử vì games,…. Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong các trường Trung học phổ thông ở Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Ngày nay, lối sống đã trở thành vấn đề trọng yếu, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam của Đảng và Nhà nước. Lối sống nói chung, lối sống học sinh trung học phổ thông nói riêng là phạm trù lớn, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn. Lối sống gắn liền với mọi hành vi của con người, chi phối hành vi của cá nhân và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vấn đề lối sống nói chung và lối sống của học sinh trung học phổ thông là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác nhau. Với các tác phẩm đã được xuất bản, có thể khái quát thành các chủ đề sau: Thứ nhất, các công trình chủ yếu nghiên cứu lý luận về lối sống của thanh niên. Trong chủ đề này, phải kể đến các tác phẩm như: “Bàn về vấn đề khái niệm sống” của N.I.Be-lo-va - Viện xã hội học dịch (1977), Tập thể tác giả: “Lối sống xã hội chủ nghĩa” (dịch sang tiếng Việt, năm 1982), “Bàn về thanh niên” của C.Mác và Ph.Ăngghen – Nxb. Thanh niên (1982); “Bàn về thanh niên” của V.I.Lênin, Nxb. Thanh niên (1982). Một số tác phẩm quan trọng của chủ tịch Hồ Chí Minh, như “Về giáo dục thanh thiếu niên”, Nxb. Thanh niên (1982), “Về đạo đức học”, Nxb. Chính trị quốc gia – Hà Nội (1993), “Bàn về công tác giáo dục”, Nxb. Sự thật – Hà Nội (1970)… và nhiều tác phẩm được công bố trong “Hồ Chí Minh toàn tập” , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (1995 – 1996),” Xây dựng lối sống cho thanh niên đô thị hiện nay”, Cao Văn Định (2000) ; Phạm Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận; Lê Đức Phúc (2006), Đề cương bài giảng môn tâm lý học văn hóa. Trong các tác phẩm, các công trình khoa học trên đã công bố cho thấy, lối sống nói chung, lối sống của học sinh trung học phổ thông được nghiên 5 cứu, tích lũy dưới nhiều góc độ, phương pháp tiếp cận khác nhau. Trong đó, nội dung đã làm rõ khái niệm lối sống, quan niệm về lối sống, vị trí, vai trò lối sống của học sinh trung học phổ thông đối với sự phát triển xã hội khá sâu sắc, toàn diện. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến giáo dục lối sống, về giá trị của lối sống trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Chủ đề này phải kể đến các tác phẩm sau: “Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại” (2000) của nhiều giáo sư do Lê Trung Hoàn và Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu; “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sỹ Quý; “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sác dân tộc” (2001) của Nguyễn Khoa Điềm; “Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ” (2001) của Nguyễn Hồng Hà; “Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới” (2000) của Phạm Đình Nghiệp; “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” (1998) của Hà Nhật Thăng. Trong chủ đề này, các tác phẩm đã tập trung phân tích, trình bày khá đầy đủ, khá phong phú về văn hóa, đạo đức truyền thống đối với việc hình thành lối sống của học sinh trung học phổ thông. Đó là những chuẩn mực như trung, hiếu, cần cù, tôn sư trọng đạo, lễ nghĩa,... được học sinh trung học phổ thông tiếp thu, kế thừa trong việc hình thành lối sống của mình. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Trong nội dung này, các công trình nghiên cứu liên quan phải kể đến như: “Giáo dục lối sống mới” của tác giả Thanh Lê; “Phương pháp, kỹ năng và nghiệp vụ giáo dục thanh niên” của Tiến sĩ Dương Tự Đam; “Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học của người Hiệu 6 trưởng” của Thạc sĩ Dương Thị Trúc Bạch; “Tổ chức và giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang” của Thạc sĩ Võ Đăng Khoa; “Một số biện pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Dương” của Thạc sĩ Võ Huỳnh Ngọc Vân; “Một số biện pháp phối hợp giữa chính quyền và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm tăng cường công tác quản lý sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Huế” của Thạc sĩ Hồ Quang Chính; “Một số giải pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông tỉnh Bình Phước” của Lê Hồng Quảng. Trong chủ đề này, các tác phẩm đã tập trung trình bày, phân tích thực trạng lối sống của học sinh trung học phổ thông. Đồng thời các công trình trên cũng đã phân tích được vai trò của nhà trường, các tổ chức đoàn thể, trong đó có tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục lối sống cho học sinh trung học phổ thông. Các tác phẩm cũng chỉ ra cách thức phối hợp, các giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn trong việc cùng nhà trường, gia đình giáo dục đạo đức, lối sống đúng đắn, có lý tưởng cho học sinh trung học phổ thông. Có thể nói, các công trình khoa học trên là những tài liệu, thông tin để học viên cao học tiếp thu, kế thừa trong việc hoàn thiện luận văn chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông ở Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống về vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục lối sống cho học sinh trong các trường Trung học phổ thông ở Quận 12 TP.Hồ Chí Minh hiện nay. Nhiệm vụ của đề tài Hệ thống lý luận về lối sống thanh niên và vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông. Làm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến lối sống của học sinh trung học phổ thông ở Quận 12. Đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống học sinh được giới hạn trong phạm vi học sinh bậc trung học phổ thông và trên địa bàn Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về giáo dục thanh niên. Luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, như phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, điều tra xã hội học, so sánh, chứng minh, kết hợp các phương pháp của một số ngành khoa học như tâm lý, giáo dục, văn hóa học… để phân tích và trình bày nội dung luận văn. 8 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm sáng tỏ thêm những luận điểm, các vấn đề lý luận và thực tiễn về lối sống và giáo dục lối sống của học sinh trung học phổ thông. Luận văn góp phần nhằm nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống cho học sinh trung học phổ thông, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục lối sống học sinh trung học phổ thông Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh, giúp học sinh xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, luận văn còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực giáo dục, công tác đoàn… 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết. 9 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀNTHANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. LÝ LUẬN VỀ LỐI SỐNG HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1.1. Khái niệm về lối sống học sinh trung học phổ thông Lối sống là một trong những phạm trù cơ bản trong lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau về khái niệm “lối sống”. Trong đó có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng không ít ý kiến khác nhau. Vào những thập niên 60 – 80 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đưa ra hơn 50 định nghĩa tiêu biểu về “lối sống” và có thể quy về ba khuynh hướng sau: Thứ nhất, định nghĩa lối sống dựa vào khái niệm “hoạt động”, “hành vi”. Riêng khái niệm “hoạt động” được hiểu theo nghĩa rộng nhất, tức là bao hàm cả những sinh hoạt thường ngày. Những định nghĩa thuộc loại này có ưu điểm là đã làm nổi bật đặc điểm cơ bản của lối sống xã hội chủ nghĩa. Coi lao động sáng tạo với tính chất là hạt nhân trong hoạt động sống của con người. Tuy nhiên, đối với những định nghĩa dựa trên khái niệm “hoạt động” chưa phản ánh đầy đủ được các đặc điểm của lối sống, như G.Glezerman (Liên Xô) cho rằng: “lối sống là tổng hòa những nét cơ bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sống của xã hội, dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [100, tr.17-18]. Trong khi đó, V.I.Tônxtưkhơ dựa trên cơ sở phạm trù hình thái kinh tế - xã hội, một phạm trù bao quát tất cả những điều kiện và những nhân tố quyết định lối sống, để xác định nội dung lối sống; xem lối 10 sống là “những hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cá nhân và tập đoàn của con người; những hình thức ấy nói lên các đặc điểm về sự giao tế, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội – chính trị, sinh hoạt và giải trí” [101, tr.27]. Quan niệm về lối sống ấy đã bao quát nội dung cơ bản, phản ánh được đầy đủ yếu tố“cái xã hội” của lối sống. Thứ hai, tập trung vào cơ sở, nền tảng cho sự hình thành lối sống, đó là các điều kiện vật chất quy định sự tồn tại của con người. Những định nghĩa thiên về đề cao vai trò của “mức sống”, thậm chí dùng phạm trù “chất lượng sống”, thay cho phạm trù lối sống. Theo Z.Dunốp (Hunggari), lối sống trước hết là những điều kiện trong đó con người tự tái sản xuất về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội. Đó là toàn bộ những hình thức hành vi hàng ngày, ổn định và điển hình của con người [3, tr.3,6]. Các điều kiện sống và mối quan hệ của các điều kiện sống là nền tảng đánh giá sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, xã hội. Các định nghĩa nêu trên chưa làm rõ được tính chất của hình thức thỏa mãn đó như thế nào trong đời sống hàng ngày của con người, do đó, nó không thể hiện rõ tính chất xã hội, dân tộc, văn hóa cũng như vai trò tích cực của chủ thể được thể hiện trong phạm trù lối sống. Thứ ba, muốn kết hợp những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của hai khuynh hướng trên trong quan niệm về lối sống. Quan niệm này xem xét lối sống như một dạng hoạt động thực tế của con người trong một xã hội nhất định và cần phải phân biệt nó với những điều kiện của hoạt động sống ấy. A.P.Butencô, một chuyên gia nghiên cứu về lối sống của Liên Xô trước đây, tán thành quan điểm này. Sự phân biệt có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt phương pháp luận trong việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động sống của con người nói chung, lối sống của con người nói riêng. 11 Trên thực tế nhiều nhà nghiên cứu thường đồng nhất lối sống với các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội, họ không phân biệt tính đặc thù của lối sống trong các chế độ xã hội, các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau. Ở phương diện khác, một số nhà nghiên cứu đã xem lối sống như một hình thức hành động hoặc một hệ thống các hoạt động sống của con người và xem xét các điều kiện sống chỉ là môi trường bên ngoài của lối sống. Quan điểm này không thấy rõ được mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, do đó làm giảm vai trò quan trọng vốn có của nền tảng xã hội đối với ý thức và hành động, lẽ sống và mức sống của con người. Theo N.I.Belova, mặc dù đã có nhiều tác giả, nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm lối sống, nhưng đến nay người ta vẫn chưa thể nêu lên một định nghĩa tương đối thống nhất về nội dung và ý nghĩa của nó. Trong các tác phẩm của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin đã nhiều lần đề cập đến khái niệm phương thức sống, nếp sinh hoạt…Chẳng hạn, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét một cách sâu sắc rằng: “không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ” [81, tr.30]. Như vậy, có thể thấy trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, lối sống trước hết có tính chất là một cách thức của hoạt động đời sống: “một phương thức hoạt động nhất định”, “một hình thức nhất định của hoạt động sống”, là “một phương thức sinh sống nhất định”. Theo cách tiếp cận này, lối sống của một con người, một xã hội người không hoàn toàn đồng nhất với phương thức sản xuất, tức là với cách thức mà con người và xã hội người sản xuất ra của cải vật chất, nhưng lối sống này lại bị phương thức sản xuất quy định 12 một cách trực tiếp và mạnh mẽ. C.Mác đã khẳng định sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là mặt cơ bản của lối sống. Việc nghiên cứu về lối sống ở Việt Nam cho thấy việc tìm hiểu vấn đề lối sống khá phong phú trên nhiều lĩnh vực, góc độ, giai đoạn khác nhau. Nhưng có thể khái quát việc nghiên cứu về lối sống của các nhà khoa học Việt Nam qua ba giai đoạn sau: từ năm 1970 trở về trước, lối sống được nghiên cứu dưới góc độ triết học duy vật lịch sử; trong thập niên 80 của thế kỷ XX, nó là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học; và hiện nay, xã hội học và văn hóa học là hai hướng tiếp cận khá phổ biến trong nghiên cứu về lối sống. Nói chung, cách tiếp cận triết học đối với lối sống là định hướng nhận thức vào cái bản thể của sự vật, nhờ đó giúp con người nhận thức các hiện tượng của đời sống xã hội sâu sắc hơn. Tuy nhiên, do thiên về nhận thức bản thể luận nên cách tiếp cận này có phần trừu tượng. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi đó là cách tiếp cận “tinh thần luận”, không gắn với thao tác, cho nên rất hạn chế trong việc nêu ra được cách làm việc cụ thể trong hoạt động thực tiễn. Cách tiếp cận triết học nếu không đạt đến trình độ nhận thức sâu sắc sẽ mang đậm tinh thần “ý chí luận” mà kết quả là tô đậm những mong muốn chủ quan và đồng nhất cái ước vọng chủ quan với cái thực tại khách quan. Tiếp cận xã hội đối với lối sống bắt đầu từ việc phân tích khoa học sự khác biệt giữa hành động xã hội với hành vi tự nhiên để xác định khuôn mẫu ứng xử. Sau đó, phân tích cách thức kết hợp khuôn mẫu ứng xử trong những vai trò xã hội và mối liên hệ qua lại giữa chúng để tạo nên một thể chế xã hội. Cuối cùng tìm hiểu sự phối hợp và cách thức vận hành toàn bộ các thể chế xã hội theo một bảng giá trị xã hội nào đó để hình thành lối sống mới của xã hội. 13 Tiếp cận văn hóa học đối với lối sống là nghiên cứu các biểu trưng văn hóa của các quá trình xã hội và khuôn mẫu ứng xử, tức là các định hướng giá trị xã hội của chúng, nhằm tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa mà con người và xã hội con người cung cấp cho thế giới vật thể và phi vật thể. Với cách tiếp cận văn hóa học, có thể làm rõ được lối sống có văn hóa và ý nghĩa tích cực của văn hóa lối sống trong quá trình cải biến thế giới tự nhiên sao cho thích ứng được với hệ thống các nhu cầu của xã hội con người. Bởi lẽ, các giá trị tinh thần – văn hóa là cơ sở và định hướng vận hành của các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội phối hợp, tổng hợp chúng thành phương thức sống của con người và xã hội. Có thể nói, cho đến nay ở Việt Nam cách tiếp cận triết học, xã hội học, văn hóa học về vấn đề lối sống là các hướng tiếp cận chính trong nghiên cứu. Ở Việt Nam, khái niệm “lối sống” được xem xét dưới góc nhìn tổng hợp, trong đó có nói đến mối quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa hoạt động sống và điều kiện sống của con người, giữa hoạt động sản xuất vật chất và những hoạt động phi sản xuất vật chất. Xem lối sống như những quan hệ xã hội, PGS.TS. Lê Như Hoa cho rằng: “Lối sống là tổng thể các quan hệ xã hội của con người với những hình thức và đặc trưng tiêu biểu cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý, nhóm xã hội trong những điều kiện lịch sử, kinh tế và văn hóa cụ thể”[62, tr.341]. Và GS. Hoàng Vinh trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới” định nghĩa: “Lối sống là một phạm trù xã hội học. Nó là một tổng thể những hình thái hoạt động của con người, phản ảnh các đặc điểm sinh hoạt vật chất, tinh thần của cộng đồng người đã tạo ra lối sống đó”[109,tr.45]. 14 Nhìn chung, các khái niệm về lối sống đều gặp nhau những điểm sau: một là, xem lối sống là một dạng hoạt động sống của con người; hai là, hoạt động sống này phụ thuộc chặt chẽ vào phương thức sản xuất và điều kiện sống của con người; ba là, nó thể hiện đặc trưng riêng của từng cộng đồng người. Có thể nói, lối sống là hoạt động của con người. Về thực chất, đó là cách thức con người ứng xử với tự nhiên và với xã hội để bảo tồn và phát triển đời sống của mình. Vì vậy, khái niệm “lối sống” bao hàm cả hai mặt khách quan lẫn chủ quan. Mặt khách quan là điều kiện sống của con người, trong đó bao hàm những đặc điểm của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định mà cốt lõi là phương thức sản xuất. Mặt chủ quan chính là ý thức của con người trong sự lựa chọn cho mình một lối sống, dựa trên cơ sở một lẽ sống, một thái độ sống cụ thể, những mục tiêu mà con người đặt ra. Về mặt khách quan, lối sống cũng như phương thức sản xuất, một mặt, được quyết định bởi quan hệ thực tiễn của con người với tự nhiên, bởi trình độ trang bị kỹ thuật và năng suất lao động của họ và mặt khác, lối sống được quyết định bởi tính chất quan hệ sản xuất, bởi chế độ kinh tế của xã hội, cơ sở của toàn bộ hệ thống quan hệ sản xuất. Nhưng lối sống căn bản khác với phương thức sản xuất ở hai mặt. Thứ nhất, trong khái niệm lối sống “phương thức hoạt động” được nhấn mạnh. Thứ hai, lối sống không chỉ hạn chế vào lĩnh vực sản xuất của cải vật chất. Nó không chỉ nói lên khía cạnh kinh tế của đời sống, hoạt động lao động của con người mà còn nói lên hoạt động ngoài sản xuất của họ, những đặc điểm cơ bản về sinh hoạt, văn hóa, đời sống chính trị, đạo đức. Khái niệm “lối sống” là sự tổng hợp tất cả những nét căn bản của hoạt động của con người trong thực tiễn do các khía cạnh tương ứng của hệ thống quan hệ xã hội quyết định. Vì vậy, khái niệm “lối sống” có liên quan chặt chẽ với khái niệm “hình thái 15 kinh tế - xã hội”. Hình thái kinh tế - xã hội nào, lối sống ấy. Có lối sống của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và nhiều lối sống trong một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể. Có sự khác nhau giữa lối sống của giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản với lối sống của giai cấp nông dân và giai cấp công nhân. Do sự quy định của điều kiện và môi trường địa – văn hóa nên có lối sống du mục và lối sống trồng lúa nước. Và do sự quy định của điều kiện và môi trường kinh tế - xã hội mà có lối sống thị trường và lối sống công xã truyền thống… Sự tương tác giữa các quan hệ giai cấp và sự tương tác giữa các quan hệ địa – văn hóa (thiên nhiên, môi trường sinh thái, dân cư, lãnh thổ, dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo…) đã tạo nên biểu tượng và giá trị văn hóa riêng biệt như là bản sắc văn hóa ổn định của lối sống. Vì thế, như đã đề cập ở trên, nhiều mặt của lối sống có tính độc lập tương đối so với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó, có những phương thức sản xuất đã qua đi trong lịch sử, nhưng nhiều yếu tố của lối sống cũ vẫn được bảo lưu và phát huy trong phương thức sản xuất mới. Chẳng hạn, lối sống một vợ một chồng, lối sống tôn trọng người già, lối sống với nhau có tình có nghĩa, lối sống yêu chuộng lao động “đói cho sạch, rách cho thơm”… có giá trị phổ biến trong nhiều chế độ xã hội khác nhau, đành rằng hình thức biểu hiện và có khi tính chất của nó có thể khác nhau ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển, hằng ngày con người phải sống trong rất nhiều mối quan hệ khác nhau và khái quát nhất, có thể quy về ba mối quan hệ căn bản: quan hệ với công việc, quan hệ với người khác và quan hệ với chính bản thân mình. Cho nên, lối sống của một con người, một cộng đồng người chính là kiểu hành vi ứng xử và hoạt động của họ trong môi trường tự nhiên, xã hội nhất định và bao giờ cũng bị quy định bởi môi trường đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan