Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh vi...

Tài liệu Vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở hà nội hiện nay

.PDF
173
407
134

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KIỀU THỊ HỒNG NHUNG VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KIỀU THỊ HỒNG NHUNG VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 922.90.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Kiều Thị Hồng Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..........................................................................................................5 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, nhân cách, nhân cách sinh viên, vai trò đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên........................................................................................................................... 5 1.1.1. Những công trình liên quan đến đạo đức, đạo đức xã hội, nhân cách, nhân cách sinh viên, tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên .......................................................................................................5 1.1.2. Những công trình liên quan đến vai trò của đạo đức và đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng: ...............................................13 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nhân cách sinh viên Việt Nam và Hà Nội, thực trạng vai trò của đạo đức, đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Hà Nội nói riêng .................................................................................................... 16 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đạo đức, đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nói chung, sinh viên ở Hà Nội nói riêng....................... 19 1.4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục tập trung giải quyết. .............................................................................................................. 23 1.4.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài .........................................................................23 1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục tập trung giải quyết .........................24 Chương 2: VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .....................................................26 2.1. Đạo đức xã hội và nhân cách sinh viên, quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ............................................................................................... 26 2.1.1. Đạo đức xã hội, chuẩn mực đạo đức xã hội ............................................26 2.1.2. Nhân cách sinh viên, quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên .............................................................................................................33 2.2. Thực chất vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên và đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến vai trò này hiện nay ...................................................................... 41 2.2.1. Khái niệm vai trò đạo đức xã hội, nâng cao vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên .....................................41 2.2.2. Thực chất vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ............................................................................................48 2.2.3. Đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay ......................................................................62 Chương 3: VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ ......................68 3.1. Đặc điểm nhân cách sinh viên Hà Nội hiện nay ........................................... 68 3.1.1. Thế giới quan, nhân sinh quan của sinh viên Hà Nội hiện nay ...............68 3.1.2. Phẩm chất đạo đức cá nhân và phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, cung cách ứng xử trong nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay...............................73 3.1.3. Sự phát triển năng lực trong nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay ........77 3.2. Thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó ...............80 3.2.1. Thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay .............................................................80 3.2.2. Nguyên nhân thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay ...........................108 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY ..........................................................................................................117 4.1. Một số quan điểm nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay ...................... 117 4.1.1. Xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội hiện nay theo những chuẩn mực đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đồng thời hết sức coi trọng việc kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại ..........................................................................................................117 4.1.2. Nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội gắn liền với chiến lược xây dựng thủ đô văn minh hiện đại và người trí thức, người lao động hiện đại. .......................123 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay ................ 126 4.2.1. Tăng cường trách nhiệm của các chủ thể trong việc nhận thức và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay .............................126 4.2.2. Chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức giáo dục nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội. ................................................................130 4.2.3. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa đạo đức trong nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội. 137 4.2.4. Nâng cao tính tự giác, học tập và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức xã hội trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay .....................................................................................................144 KẾT LUẬN .........................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................152 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Chủ nghĩa xã hội CNXH Đạo đức xã hội ĐĐXH Kinh tế thị trường KTTT Nhân cách sinh viên NCSV Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Sự nghiệp “trồng người” trong sinh viên là việc làm thường xuyên nhưng vô cùng quan trọng để xây dựng một đội ngũ trí thức tương lai phát triển toàn diện, hoàn thành nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang mà đất nước đặt lên vai họ. Sự phát triển toàn diện của sinh viên mà thực chất là sự phát triển toàn diện của cá nhân có nhân cách phong phú. Nó đặt ra nhu cầu nghiên cứu và thôi thúc mọi nỗ lực nhằm khai thác và phát huy các yếu tố tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên (trong đó có đạo đức xã hội). Vì thế, tìm hiểu vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, đây là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý cả phương diện lý luận và thực tiễn, không những đối với các nhà nghiên cứu, mà còn đối với cả các nhà lãnh đạo, quản lý, các tổ chức và cơ quan giáo dục - đào tạo. Đạo đức xã hội là một bộ phận trọng yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, là phương thức điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi cá nhân trong cộng đồng sao cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng đó. Sự phát triển của đạo đức xã hội là biểu hiện trình độ nhân văn và sự tiến bộ trong nền văn hóa tinh thần của dân tộc và nhân loại. Xu hướng phát triển nhân văn hóa của xã hội hiện đại ngày càng khẳng định, đạo đức xã hội là nhân tố quan trọng và là một phương diện không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi cá nhân. Đối với sinh viên, trong quá trình học tập, lao động, hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải hiểu biết các giá trị, các chuẩn mực đạo đức xã hội, từ yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu tất yếu bên trong đối với một nhân cách. Sinh viên tiếp thu, cải biến thành những thuộc tính, phẩm chất, những giá trị nhân cách bền vững, biến tri thức đạo đức thành thực tiễn đạo đức. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động ngoại giao, chính trị đối ngoại, trao đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, Đây là những điều kiện thuận lợi, những cơ hội tốt để sinh viên tiếp thu thông tin, giao lưu văn hóa. Sinh viên Hà Nội là một bộ phận của sinh viên Việt 1 Nam. Họ là những người năng động, sáng tạo, nhạy cảm về tình hình kinh tế chính trị, dễ thích nghi với cuôc sống, có khả năng thích nghi nhanh, hăng hái tìm tòi trong học tập, nghiên cứu, có khát vọng phấn đấu vươn lên, có ý chí tự lực tự cường trong học tập và trong cuộc sống. Trong những giá trị, những chuẩn mực tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam, giá trị, chuẩn mực đạo đức là cốt lõi. Những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, tính năng động và sáng tạo, vượt khó trong lao động, sống tình nghĩa… đã tạo nên bản sắc và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Nó cũng tạo nên cốt cách riêng và những phẩm chất cao quý trong nhân cách con người Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng. Chính những giá trị, chuẩn mực đó tạo nên sức mạnh cho con người và dân tộc Việt Nam trong lịch sử cần được khai thác và phát huy trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Ngày nay, sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam đang chịu những tác động từ nhiều phía: nền KTTT định hướng XHCN, dân chủ đời sống xã hội, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho người sinh viên năng động, linh hoạt, sáng tạo, duy lý hơn trong học tập, nghiên cứu và lao động. Mặt khác, nó đang làm nảy sinh những hiện tượng xói mòn đạo đức, kích thích lối sống thực dụng, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi thường giá trị tinh thần, đề cao chủ nghĩa cá nhân. Những hiện tượng suy thoái đạo đức, biến dạng nhân cách và cùng với nó là tệ nạn xã hội đang là một trong những nguy cơ đối với tiến trình đổi mới và sự phát triển của con người, tất cả vì con người, do con người, trong đó có sinh viên. Vì thế, vấn đề đạo đức, vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên là một vấn đề triết học nảy sinh từ thực tiễn nước ta hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, khái quát khoa học, tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay” làm luận án 2 tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của vai trò đạo đức xã hội đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Hà Nội thời gian qua, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; - Làm rõ những vấn đề lý luận về đạo đức xã hội, vai trò đạo đức xã hội và nâng cao vai trò đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên; - Làm rõ đặc điểm nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay và thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay và những nguyên nhân của nó; - Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án là vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Sinh viên học tập ở Hà Nội rất đa dạng (sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài), trong luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến sinh viên Việt Nam đang học tại Hà Nội. - Số liệu khảo sát tập trung chủ yếu từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận 3 Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, con người và nhân cách. Luận án cũng kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử - lôgic, phương pháp hệ thống, so sánh…để làm rõ các nội dung mà luận án đề cập. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ khái niệm đạo đức xã hội, chuẩn mực đạo đức xã hội, vai trò và nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay. - Từ thực trạng vai trò của đạo đức xã hội và nguyên nhân của chúng, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần vào việc đưa ra những luận cứ khoa học cho việc làm rõ vai trò và nâng cao vai trò của đạo đức xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên ở Hà Nội nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục, rèn luyện đạo đức, xây dựng người sinh viên phát triển toàn diện, nhân cách phong phú ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung luận án gồm 4 chương 10 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đạo đức không sinh ra từ đạo đức mà là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Đạo đức gắn liền với con người, nhân cách của con người và xã hội loài người. Đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu về đạo đức, nhân cách, và vai trò của đạo đức đối với sự hình thành phát triển nhân cách ở các cấp độ khác nhau, phương pháp tiếp cận khác nhau và đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Chúng tôi có thể khái quát như sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, nhân cách, nhân cách sinh viên, vai trò đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên 1.1.1. Những công trình liên quan đến đạo đức, đạo đức xã hội, nhân cách, nhân cách sinh viên, tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên - V.A.Xu - khôm - lin - xki (Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học giáo dục) trong tác phẩm “Giáo dục con người chân chính như thế nào?” [177] đã đưa ra dưới hình thức những lời khuyên bảo của nhà giáo dục với trẻ em, thanh thiếu niên và những lời của tác giả nói với các nhà giáo dục, mà trước hết là với các thầy giáo, cô giáo. Cũng trong tác phẩm đó, các phạm trù đạo đức, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức và phương pháp hình thành chúng trong học sinh được ông trình bày một cách cụ thể, sinh động và hấp dẫn. Theo ông, điều quan trọng nhất là phải giáo dục cho học sinh biết sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng với bản thân mình cũng như đối với người khác. Ông nhấn mạnh, điều quan trọng chính là làm cho mỗi con người, từ khi còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành, khôn lớn và vào đời, trong trái tim và tâm hồn của nó luôn luôn nảy nở những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ, hướng tới những gì tốt đẹp nhất của con người và cuộc sống. Tác giả cũng không quên nhấn mạnh đến vai trò của người giáo viên - với tư cách là một nhà giáo dục khi và chỉ khi họ “nắm vững công cụ giáo 5 dục vô cùng tinh tế là khoa học về đạo đức - đạo đức học. Đạo đức học trong trường phổ thông - đó là “triết học thực hành về giáo dục” [177, tr.17]. - Cuốn sách: “Đạo đức học” của tác giả G. Bandzeladze [11] đã phân tích và luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng ĐĐXH cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với “tính người” của con người. Theo ông, đặc trưng của đạo đức là: “Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xã hội” [11, tr.48]. Và ông cũng cho rằng “đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những con người trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung” [11, tr.104]. Trên cơ sở phân tích quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý, nghệ thuật…, G.Bandzeladze chỉ rõ những đặc điểm cụ thể của nội dung đạo đức, để từ đó cho rằng: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có đạo đức, do đó nó không thể không phản ánh những đặc trưng của bản tính người. Theo ông: “Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội. Khác với hành động bản năng của loài vật, hành vi đạo đức là ở chỗ: sự quan tâm tự giác đến hạnh phúc của những người khác có tính chất tự nguyện” [11, tr.104]. Ông cũng đi sâu trình bày ĐĐXH và các chuẩn mực đạo đức của con người mới (tinh thần yêu lao động - ngọn nguồn của sự dồi dào của cải và hạnh phúc, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế, chủ nghĩa nhân đạo - bản chất của đạo đức cộng sản, tình cảm gia đình, điều kiện của hạnh phúc và đời sống đạo đức trong sáng). - Trong tác phẩm “Triết học xã hội” của tác giả A.G.Xpirkin [176] cho rằng, đạo đức là: “Hệ thống những chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếp giữa các cá nhân và hành vi con người nhằm bảo đảm sự thống nhất lợi ích của cá nhân và tập thể” [176, tr.84]. Như vậy, theo quan niệm của A.G.Xpirkin, đạo đức chính là “công cụ” để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người, nhằm tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. - Theo tác giả La Quốc Kiệt trong cuốn sách “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng”[94], công tác giáo dục, đào tạo, cùng với việc dạy chữ, dạy người, việc rèn 6 luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống cho sinh viên luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là nguồn nhân lực quan trọng để bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai của mỗi đất nước, là những người đại diện cho nền giáo dục của xã hội, bộ mặt văn hóa của xã hội. Do đó, sinh viên cần phải tu dưỡng đạo đức tư tưởng. Tác giả thấy rằng, đây là: “Môn học về phẩm chất đạo đức và tư tưởng, môn lý luận mácxít và môn đạo đức tư tưởng của các trường đại học nói chung là con đường chủ yếu và khâu cơ bản tiến hành giáo dục lý luận mácxít và giáo dục đạo đức tư tưởng cho sinh viên một cách hệ thống, là một trong những đặc trưng bản chất của trường đại học XHCN, là môn học cần thiết cho mỗi sinh viên, có tác dụng không thể thay thế trong việc đào tạo họ trở thành người xây dựng và kế tục sự nghiệp XHCN” [94, tr.16]. Các công trình trên đã chỉ ra những vấn đề nguồn gốc, bản chất của đạo đức, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Đây là những tư liệu quý báu cho NCS kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. - Cuốn “Đạo đức học” của tác giả Trần Hậu Kiêm và Bùi Công Trang [92] đã đề cập đến khái niệm đạo đức, theo các tác giả: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [92, tr.7]. Hai ông đề cập đến đối tượng, nhiệm vụ của đạo đức học Mác - Lênin, các phạm trù cơ bản, một số nguyên tắc đạo đức XHCN, sự hình thành đạo đức cá nhân… - Trong cuốn “Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin”của tập thể tác giả do Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt (đồng chủ biên) [112], các tác giả đã định nghĩa một cách khái quát: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [112, tr.8]. Một trong những hình thái ý thức xã hội, đó là đạo đức. Vì vậy, đạo đức luôn được nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong lĩnh vực đạo đức. Đặc trưng cơ bản của đạo đức là ý thức, năng lực, hành vi tự nguyện, tự giác của con người đối 7 với con người và đối với xã hội. Vai trò của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người thông qua các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức. Nó giúp cho cá nhân và xã hội cùng tồn tại, phát triển, đảm bảo được quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, hướng cho con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Ở đây, tác giả trình bày ĐĐXH và đạo đức cá nhân, quan hệ giữa ĐĐXH và đạo đức cá nhân. Theo các tác giả: ĐĐXH là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy. ĐĐXH được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và hoạt động của cá nhân thuộc cộng đồng. Nó tồn tại như là hệ thống kinh nghiệm xã hội mang tính phổ biến của đời sống đạo đức của cộng đồng [112, tr.14]. - Bài viết: “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Văn Đức [52], tác giả đã đề cập đến lợi ích cá nhân, sự tác động của lợi ích cá nhân với ĐĐXH trong điều kiện KTTT hiện nay. - Bài viết: “Quan hệ giữa các giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức” của tác giả Lê Thị Lan [100] cho rằng, một dân tộc muốn phát triển phải có được sự dung hòa giữa các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại. Nói cách khác, là phải tìm được phương thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống trong thời hiện đại thì dân tộc đó sẽ phát triển. Các giá trị truyền thống dân tộc tuy được kế thừa song cũng cần phải được biến đổi cho phù hợp với thời đại mới, tức là phải có sự gạn lọc, phát triển và tiếp biến với các giá trị mới. Từ những phân tích, tác giả đi đến kết luận: “Việc giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại không thể dựa trên ý muốn chủ quan của nhà lý luận, mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn, dựa vào nền tảng kinh tế xã hội mà trên đó, các giá trị cũ hoặc mới được thừa nhận, phát triển hay loại bỏ” [100, tr.25]. Tác giả cũng chỉ luôn tinh thần yêu nước là một đặc trưng căn bản nhất của giá trị truyền thống Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự biến đổi hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. - Cuốn sách: “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) [24], các tác giả một mặt chỉ rõ mặt tích cực của nền KTTT là đã tạo ra những điều 8 kiện tối ưu cho sự phát triển, mặt khác hai tác giả cũng chỉ ra những tác động tiêu cực nhất định của KTTT tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Từ đó, các tác giả cho rằng, cần phải thấy rõ được vai trò của đạo đức với tư cách là động lực tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội. Và chỉ khi đó mới có thể giải thích rõ những vấn đề đạo đức nảy sinh trong quá trình xây dựng nền KTTT ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xây dựng đạo đức phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN. - Đề tài nghiên cứu khoa học Đạo đức sinh viên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực trạng, vấn đề và giải pháp của tác giả Trương Văn Phước [145] tập trung nghiên cứu sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức ở nước ta khi chuyển sang mô hình KTTT định hướng XHCN và sự tác động của nền kinh tế đối với đạo đức sinh viên. Từ thực trạng nghiên cứu tác giả nhận thấy bên cạnh đa số sinh viên có ý thức đạo đức tốt thì cũng có một bộ phận không nhỏ sinh viên có biểu hiện sai lệch về mặt đạo đức. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của nền KTTT đến đạo đức sinh viên. - Bài viết: “Về việc tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Phúc [143] cho rằng, “Việc chuyển sang thể chế kinh tế mới tất yếu dẫn đến những biến đổi về chuẩn mực, giá trị đạo đức theo hướng đáp ứng yêu cầu của thể chế mới” [143, tr.4]. Để có được kết luận trên, tác giả đã phân tích một cách khách quan sự biến động của đạo đức trong điều kiện KTTT. Trên cơ sở đó, tác giả đã luận chứng một số giải pháp căn bản để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta. - Trong cuốn sách “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay” của Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự [169], các tác giả đề cập đến đạo đức, bản chất cấu trúc của đạo đức, ĐĐXH, đạo đức cá nhân. Các tác giả cho rằng ĐĐXH là đạo đức được xem xét trong phạm vi chung của một xã hội (như một quốc gia, dân tộc, nhân loại) phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội ấy và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển, hoàn 9 thiện tồn tại xã hội ấy. Các tác giả đề cập quan niệm về chuẩn mực đạo đức, phân loại chuẩn mực đạo đức, quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuẩn mực đạo đức. Các tác giả đã phân tích những biến đổi kinh tế - xã hội thời kỳ CNH - HĐH tác động đến chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam dưới hai khía cạnh: Một mặt là theo hướng tích cực, nghĩa là tính năng động của nền KTTT làm cho các giá trị đạo đức mới được bổ sung cho phù hợp như tính sáng tạo, chủ động, dân chủ, nghĩa vụ và trách nhiệm… Mặt khác, những tác động tiêu cực của nền KTTT cũng đã làm biến đổi những chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam như coi trọng lợi ích cá nhân, đề cao lối sống thực dụng… - Cuốn sách: “Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [97] đã phân tích và làm rõ những vấn đề về đạo đức như: Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, quy luật vận động và phát triển của đạo đức; đạo đức mới, vai trò và các nguyên tắc của đạo đức mới (đạo đức XHCN); xây dựng đạo đức mới trong điều kiện KTTT ở Việt Nam hiện nay. Các công trình khoa học trên đã phân tích những vấn đề về đạo đức, các chuẩn mực đạo đức và vai trò của nó trong điều kiện hiện nay. Những vấn đề lý luận trên là những tài liệu quý giá cho NCS tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Bàn về nhân cách, sự hình thành và phát triển của nhân cách con người nói chung và NCSV nói riêng có thể khái quát như sau: - Trong cuốn sách “Nhân cách và sự hình thành nhân cách ở lứa tuổi trẻ em” của tác giả L.I. Bô - giô - vich [18], xuất phát từ các mặt cấu thành của lứa tuổi để từ đó phân tích về mặt tâm lý học của nhân cách, con đường hình thành nhân cách trẻ em. - Cuốn “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” do tập thể nhiều nhà khoa học Liên Xô trước đây biên soạn, L.M. Ác - khang- he - xky chủ biên [1]. Cuốn sách về cơ bản đã làm sáng tỏ một số vấn đề như: nhân cách, những đặc trưng cơ bản của nhân 10 cách XHCN; tính tích cực xã hội của nhân cách; sự phát triển nhân cách về mặt đạo đức … - Cuốn “Chủ nghĩa Mác và lý luận nhân cách” do nhà triết học, tâm lý học người Pháp Lucien Seve đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu. Cuốn sách này đã gây một tiếng vang lớn trong giới tâm lý học và triết học. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học chung quanh những vấn đề của cuốn sách này đặt ra. Các luận điểm được ông đề cập trong cuốn sách đó là: phân biệt khái niệm cá nhân và nhân cách; nhân cách không phải là thượng tầng kiến trúc xây dựng trên cá nhân. Muốn tìm bản chất nhân cách phải tìm ở các cá nhân, có nghĩa là tìm ở sự tổng hòa các quan hệ xã hội như Mác đã nói; con đường phát triển tâm lý học không phải đi từ cái phân tích đến cái tổng quát mà là đi từ cái tổng quát đến cái phân tích; khi xem xét hoạt động với tư cách là cơ sở của nhân cách, cần phải xem xét thời gian của hoạt động nữa. Chính thời gian là phát triển nhân cách; quan hệ xã hội, tập đoàn, giai cấp đã tạo ra nhân cách; về đối tượng của tâm lý học nhân cách. Mặc dù một số luận điểm của Lucien Seve đưa ra còn phải tranh luận nhiều. Song đó cũng là tiếng chuông khuấy động cho việc nghiên cứu một lĩnh vực lờ mờ tâm lý học nhân cách. Đó là một đóng góp đáng trân trọng. Các công trình trên tuy mới dừng ở những vấn đề chung của nhân cách, chưa đi sâu đến nhân cách của một tầng lớp cụ thể, ví dụ như NCSV, nhưng những kết quả nghiên cứu là những tư liệu quý cho NCS kế thừa và triển khai trong quá trình thực hiện luận án. - Khi bàn về nhân cách con người Việt Nam, không thể không kể đến ba chương trình khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu về mô hình nhân cách con người Việt Nam được triển khai từ năm 1991 đến 2005 do tác giả Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đề tài, đó là: “Đặc trưng và xu hướng phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội”; “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng XHCN trong điều kiện KTTT, mở cửa và hội nhập quốc tế”. Ở đây có rất nhiều tư liệu quý giá về nhân cách, nhân cách con người Việt Nam, xây 11 dựng con người Việt Nam trong điều kiện KTTT, hội nhập kinh tế quốc tế mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa và sử dụng. - Tác giả Đỗ Long trong cuốn “Hồ Chí Minh những vấn đề tâm lý học”[111], đã đi sâu nghiên cứu nhân cách của một con người cụ thể, đó là Hồ Chí Minh. Tác giả đã khẳng định: Khi nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh, “cái TÂM” là điểm sáng ngời nhất, là cái cốt lõi tạo nên nhân cách của một thiên tài - thiên tài Hồ Chí Minh; những ý kiến của Hồ Chí Minh về tư cách đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền tảng xây dựng lý luận nhân cách ở Việt Nam; đạo đức phải là gốc vững chắc, trên cơ sở đó mới xây dựng được lâu đài nhân cách vững chắc; tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh cũng là tư tưởng về đổi mới nhân cách con người Việt Nam ngày nay. - Cuốn “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” của Phạm Minh Hạc và Lê Đức Phúc (chủ biên) [58] bao gồm 11 bài viết nghiên cứu về con người và nhân cách con người. Ở đây, các tác giả tiếp cận và phân tích vấn đề nhân cách dưới góc độ tâm lý học, cấu trúc nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách, vấn đề “cái Tôi” trong tâm lý học nhân cách… - Trên tạp chí Triết học, tác giả Nguyễn Đình Hòa và Hoàng Anh có bài viết “Nhân cách - tiếp cận từ góc độ triết học” [66]. Ở đó, các tác giả đã trình bày ba vấn đề cơ bản: Bản chất của nhân cách; cấu trúc của nhân cách và tính quy luật của sự hình thành, phát triển nhân cách. Từ đây, hai tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số tiêu chí trong việc xây dựng mô hình nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Đó là những thế hệ con người Việt Nam phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, sống có lý tưởng, niềm tin, có hoài bão lập nghiệp vì tương lai của bản thân cũng như của đất nước. - Trong cuốn “Giáo dục học” của tác giả Phạm Viết Vượng [175] tập trung nghiên cứu giáo dục và sự phát triển nhân cách. Theo tác giả, khi nói đến nhân cách tức là nói đến mặt xã hội của con người, sự phát triển nhân cách là một quá trình phức tạp chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý xã hội, “phát triển nhân cách là một quá trình biện chứng”. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan