Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thàn...

Tài liệu Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (nghiên cứu trường hợp quận cầu giấy – hà nội) tt

.PDF
27
160
59

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------- HOÀNG VĂN NĂM VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9.31.03.01 Trang bìa phụ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Cảnh Khanh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hữu Minh Phản biện 2: GS.TS. Lê Ngọc Hùng Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học xã hội ………. giờ…… ngày …… tháng……….năm……. Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN) là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một thế hệ người chủ đất nước vững mạnh. Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước, bên cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện trên cả bốn cấp độ: Một là, số lượng tội phạm VTN tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ tội phạm VTN trong cấu trúc tội phạm cả nước cũng tăng lên. Trong 6 năm từ 2000 – 2006 xảy ra 59.300 vụ, giai đoạn 2007 – 2013, số vụ án do người VTN gây ra đã tăng lên 63.600 vụ chiếm 20% tổng số vụ án hình 2 sự, trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 vụ với 15.000 đối tượng (bình quân mỗi ngày xảy ra 30 vụ với 40 đối tượng). Hai là, phạm vi tội danh tăng lên, hình thức phạm tội cũng nghiêm trọng hơn, ngày càng mang tính bạo lực, manh động, có tổ chức. Nếu như trước kia VTN chủ yếu phạm các tội như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cướp giật thì ngày nay tỷ lệ phạm các tội cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, giết người…ngày càng nhiều, nhiều vụ án nghiêm trọng do người VTN gây ra gây kinh hoàng và bức xúc trong dư luận xã hội. Ba là, xảy ra ở hầu hết các địa bàn. Tội phạm VTN trước đây chủ yếu xảy ra ở các đô thị, các khu vực kinh tế phát triển, hiện nay xảy ra hầu hết các khu vực từ thành thị tới nông thôn, kể cả những vùng núi xa xôi, hẻo lánh. Bốn là, tuổi đời ngày càng trẻ hóa. Trước đây tội phạm VTN chủ yếu xảy ra ở trong nhóm tuổi từ 16 – 18 tuổi, ngày nay tội phạm VTN ngày càng trẻ hóa, tội phạm dưới 14 tuổi ngày càng tăng thậm chí xuất hiện cả các băng nhóm tội phạm “nhí”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm của VTN. Trước đây chúng ta thường chú trọng đến nguyên nhân từ gia đình và nhà trường, tuy nhiên nhiều vấn đề của gia đình, nhà trường sẽ không giải quyết được nếu không có sự can thiệp của cộng đồng. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ đối với VTN, là môi trường quan trọng để VTN tiếp nhận quá trình xã hội hóa, vì vậy phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này cần phải xuất phát từ cơ sở, cộng đồng dân cư nơi VTN sinh sống mới có thể góp phần giải quyết tận gốc vấn đề. Trên thế giới hiện nay, các nước đang ngày càng đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc… đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề này, không chỉ hình thành hệ thống lý luận phong phú mà đã xây dựng nhiều mô hình phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng thành công. Ở nước ta, đặc thù là một nước nông nghiệp cổ truyền, các thiết chế xã hội mang tính truyền thống như hương ước, quy ước của làng xã nông thôn và các tổ chức quần chúng đóng vai trò quan trọng và tích cực trong quản lý và phát triển cộng đồng, trong đó bao gồm vấn đề phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay các quan hệ xã hội truyền thống bị giảm 3 sút, việc khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng nhằm phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng cần được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận như trên, nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)” có tính cấp thiết, có ý nghĩa đối với việc nâng cao nhận thức khoa học và thực tiễn, hy vọng đây là điểm bổ khuyết trong tư duy xã hội học nói chung và vấn đề đấu tranh, phòng chống tội phạm VTN nói riêng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, thực trạng tình hình tội phạm vị thành niên và ảnh hưởng của cộng đồng dân cư đối với hành vi phạm tội của VTN ở đô thị hiện nay thông qua nghiên cứu trường hợp quận Cầu giấy, Hà Nội; từ đó xây dựng căn cứ khoa học cho việc quản lý và xây dựng các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của VTN dựa vào cộng đồng. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN. - Đánh giá thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy và các nguy cơ phạm tội mà VTN đang phải đối mặt hiện nay. - Làm rõ vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng của cộng động dân cư và các yếu tố ảnh hưởng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN Khách thể nghiên cứu: Nhóm VTN; nhóm tội phạm VTN đang bị giam giữ, cải tạo tập trung trong trường giáo dưỡng; tội phạm VTN đang cải tạo tại cộng đồng, tội phạm VTN sau cải tạo tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ chính quyền, đoàn thể, giáo viên, phụ huynh học sinh và cư dân tại địa bàn quận Cầu Giấy. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Giới hạn nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vai trò của các yếu tố: quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng, nhóm bạn, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức tôn giáo (không bao 4 gồm gia đình và nhà trường) trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi phạm tội của VTN. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cận khoa học tổng hợp liên ngành, dựa trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu * VTN đang đối mặt với những nguy cơ phạm tội nào? * Cộng đồng thực hiện vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN như thế nào? * Giải pháp nào tăng cường vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng? 4.3. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: VTN hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ phạm tội như: giảm sút các liên kết xã hội, thiếu định hướng giá trị, sai lệch về nhận thức, lối sống có nhiều yếu tố tiêu cực, lui tới đến các khu vực được cảnh báo, tham gia các tệ nạn xã hội. Giả thuyết 2: Cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động của các chủ thể nhằm tăng cường mức độ gắn kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm. Giả thuyết 3: Cộng đồng thông qua các nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh tế xã hội, xây dựng tổ chức, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và tăng cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm. 4.4. Phương pháp nghiên cứu Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, Luận án đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thông qua các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập thông tin và phân tích thông cụ thể bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu. 5 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thông tin từ các tài liệu có sẵn liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án và sử dụng phương pháp so sánh để xử lý và phân tích các thông tin có được từ nguồn tài liệu này. - Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: được sử dụng để phỏng vấn các đối tượng là VTN đang sinh sống tại quận Cầu Giấy. - Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu này đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi tổng số 300 VTN ở tất cả 8 phường của Quận Cầu giấy (Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Yên Hòa 40 phiếu, riêng phường Trung Hòa, là 20 phiếu). Mẫu phỏng vấn được chọn theo phương pháp thuận tiện là VTN đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa bàn trên cơ sở dữ liệu đăng ký hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng của công an các phường của quận Cầu Giấy. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng đối với: VTN đang sinh sống tại cộng đồng, VTN đang cải tạo tại cộng đồng, VTN tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ UNND phường, Tổ trưởng tổ dân phố, cảnh sát khu vực, thành viên các đoàn thể Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, phụ huynh, thầy cô giáo tại quận Cầu Giấy. Mẫu phỏng vấn chọn mẫu chủ đích. Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện sau khi có kết quả xử lý và phân tích số liệu định lượng một cách sơ bộ. 4.5. Địa bàn nghiên cứu Quận Cầu Giấy được thành lập 1996, được chia làm 8 phường (Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Yên Hòa), diện tích tự nhiên là 1204,5 ha, dân số là 266,800 người, mật độ dân số 21,656 người/km2, thu nhập bình quân 5,3 triệu/người (2017). Quận Cầu Giấy có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, từ một khu vực ven đô, sản xuất nông nghiệp là chính trở thành khu vực đô thị phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển hẳn sang dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Dân số quận Cầu Giấy hiện nay toàn bộ là dân số đô thị, tập trung 50 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, có 12 trường THCS và 07 trường THPT. Với mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4 nhiều, số người trẻ, số người ngoại tỉnh chiếm số lượng lớn và sự biến động lớn khó khăn cho công tác hoạch định và quản lý xã hội, là 6 địa bàn có đặc điểm kinh tế - xã hội tiêu biểu của những khu vực đang trong quá trình đô thị hóa. 4.6. Khung phân tích luận án Môi trường xã hội vĩ mô, các yếu tố ảnh hưởng Cộng đồng dân cư Môi trường Phòng ngừa Nguy cơ phạm tội Ngăn chặn Tình huống phạm tội Họ hàng Láng giềng Bạn bè Tổ chức cộng đồng Hoạt động trong thời gian rỗi Phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên dựa vào cộng đồng 5. Đóng góp khoa học chủ yếu của luận án - Đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt tội phạm VTN đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau trong việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đối với loại tội phạm này. Các nghiên cứu trước đây thường không đánh giá cao vai trò cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư đô thị trong phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng. Qua nghiên cứu luận án nhận thấy: 7 - Cộng đồng là xã hội thu nhỏ, là môi trường chủ yếu tác động đến quá trình xã hội hóa của VTN. Cộng đồng có vai trò đặc thù, là một chỉnh thể gắn kết giữa các bộ phận của cộng đồng tạo nên sức mạnh chung của cả cộng đồng và các bộ phận cấu thành của nó nhằm cố kết, tăng cường mối liên kết giữa VTN và cộng đồng. Mặt khác cộng đồng tăng cường sự kiểm soát tập thể với ưu điểm kiểm soát thường xuyên, liên tục trên không gian rộng, nhằm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn hành vi sai phạm của VTN, từ đó ngăn ngừa VTN phạm tội. Trong giai đoạn hiện nay khi hiệu quả kiểm soát chính thức ngày càng giảm sút thì kiểm soát của cộng đồng cần phải được chú trọng và tăng cường. Đây có thể là một đóng góp vào lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học: - Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm vị thành niên, góp phần làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN ở Việt Nam hiện nay. - Chỉ ra các đặc trưng của cộng đồng đô thị của Việt Nam và ảnh hưởng đối với hành vi phạm tội của VTN. Nhận diện các yếu tố làm tăng khả năng tội phạm của VTN và các yếu tố giảm thiểu khả năng phạm tội. Bên cạnh các đặc điểm chung của cộng đồng đô thị như sự đa dạng và biến động của dân cư, sự giảm sút quan hệ láng giềng thì cộng đồng đô thị Việt Nam vẫn duy trì các mối liên hệ gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng như mối quan hệ họ hàng, các tổ chức xã hội và các tổ chức tự quản của cộng đồng, đây là các lực lượng kiểm soát giúp VTN không đi vào con đường phạm tội. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các kết luận đưa ra của luận án là rõ ràng, đồng thời các biện pháp đưa ra là cụ thể mang tính thao tác cao, có thể tham khảo, áp dụng ngay vào đấu tranh phòng chống tội phạm VTN trong thực tế địa bàn nghiên cứu và các địa phương có môi trường kinh tế - xã hội tương tự. Mặt khác kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên của cộng đồng dân cư. 8 Chương 3: Tình hình tội phạm vị thành niên và những nguy cơ phạm tội của vị thành niên ở quận Cầu Giấy. Chương 4: Thực trạng vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy của cộng đồng dân cư. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các nghiên cứu về tội phạm vị thành niên và vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài 1.1.1. Cơ sở triết học về hành vi tội phạm Trường phái cổ điển (Classical School) đặt niềm tin về con người và các chức năng của xã hội trong việc đối phó với sự lệch lạc, tìm cách ngăn chặn và răn đe tội phạm bởi sự trừng phạt người phạm tội cho hành vi phạm tội, cá nhân nên tránh phạm tội bằng cách biết nỗi đau đến từ việc bị bắt và trừng phạt. Trường phái thực chứng (Positivistic School) cho rằng hành vi cá nhân được xác định bởi các yếu tố kiểm soát bên ngoài cá nhân. Do đó, việc thay đổi hành vi cá nhân không thể chỉ thông qua việc nâng cao mức độ trừng phạt, thay vào đó, việc thay đổi hành vi có thể được thực hiện chỉ bằng cách xác định và loại bỏ các yếu tố đang gây ảnh hưởng đến những hành động của cá nhân 1.1.2. Các nghiên cứu về tội phạm VTN ở cấp độ cá nhân Giải thích về nguyên nhân dẫn đến VTN phạm tội thông thường được phân thành 03 cấp độ khác nhau: cá nhân, xã hội vi mô và xã hội vĩ mô. Giải thích về sự lệch lạc ở cấp độ cá nhân chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ sinh học và tâm lý học. 1.1.2.1. Các nghiên cứu sinh học Các nhà tội phạm học như Cesare Lombroso, Gina Lombroso Ferrero, Garofalo, Таppan, Sheldon giải thích nguyên nhân hành vi lệch chuẩn cá nhân dựa trên đặc điểm sinh học. Giả định cơ bản được thực hiện bởi các nhà lý thuyết sinh học là nếu đặc điểm điểm sinh học của cá nhân chi phối khả năng thể chất của họ, những đặc điểm này cũng có thể góp phần chi phối vào việc thực hiện các loại hành vi bởi con người, trong đó có các hành vi phạm tội, người phạm tội có các đặc điểm sinh học đặc trưng có thể quan sát được, hoặc do di truyền và các yếu tố sinh học khác như hormone, hệ thần kinh hay trao đổi chất. 1.1.2.2. Các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học Các nghiên cứu hướng này (Sigmund Freud, Aichorn, A.F.Bronner…) thường xem xét và nhấn mạnh tác động của các trải 9 nghiệm đầu đời đối với hành vi phạm pháp. Phạm tội được xem như là một kết quả của các vấn đề và các sai lệch đã không được điều chỉnh trong những năm vị thành niên. Ở hướng nghiên cứu này, các nhà tội phạm học đã tìm ra các đặc điểm về mặt tâm lý - nhân cách có liên quan đến hành vi tội phạm như sự không hài lòng, lo âu căng thẳng, bất an, thiếu kiểm soát, sử dụng chất kích thích… 1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng đồng và tội phạm vị thành niên 1.1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với tội phạm vị thành niên Các nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu như trường phái Chicago cho thấy tình trạng xáo trộn xã hội làm cho hoạt động của các lực lượng kiểm soát xã hội yếu, dẫn tới các liên kết xã hội bị phá vỡ làm tăng khả năng xuất hiện tội phạm đặc biệt là tội phạm VTN. 1.1.3.2. Ảnh hưởng của gia đình đối với tội phạm vị thành niên Nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình là chủ đề trọng tâm trong các nghiên cứu về tội phạm VTN. Nhiều vấn đề của gia đình đã được nghiên cứu và chứng minh có liên quan đến hành vi phạm tội của VTN như cấu trúc gia đình (Canter, 1982; Glueck.S và Glueck.E, 1950; Wilson.J.Q và Herrnstein, 1985; Well.L.E và Rankin.J, 1991… ); quy mô gia đình và tội phạm VTN (Travis Hirschi, Rutter, M. và Giller. H, …, ); mối quan hệ trong gia đình và tội phạm VTN (Mark Colvin và John Pauly…); xã hội hóa ở gia đình và tội phạm VTN (Hanson, 1984; Farrington, 1995; Sampson và Laub, 1993; Wright và Wright, 1994; Thornberry và cộng sự, 1999; Agnew, 1983…). 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa nhà trường và tội phạm vị thành niên Các nghiên cứu cho thấy, các vấn đề trong trường học và các yếu tố của trường học như thành tích học tập, hiệu quả của chương trình giáo dục, học sinh bỏ học… có liên quan đến hành vi phạm pháp của VTN. - Học sinh có thành tích kém thì có tỷ lệ phạm pháp cao hơn so với học sinh có thành tích tốt hơn (Gary Jensen và Dean Rojek, 1998; Eugene Maguin và Rolf Loeber, 1996…) - Thành phần giai cấp của học sinh có tượng quan tới tội phạm VTN, thanh niên, học sinh tầng lớp lao động phản ứng bằng cách tạo ra một nền văn hóa phụ (Subculture) với hệ thống giá trị riêng của nó) mà khuyến khích các giá trị nổi loạn và hành vi phạm pháp (Albert Cohen, 1956…) - Việc phân loại học sinh theo khả năng hoặc thành tích học tập là một trong những cách quản lý làm nảy sinh sự bất bình đẳng giữa các 10 học sinh và điều này đã được chứng minh có liên quan đến hành vi phạm pháp của VTN (Schafer. W.E, Olexa.C và Polk, 1972…). - Khi chương trình học của trường học không liên quan đến triển vọng nghề nghiệp tương lai của VTN, thì hành vi nổi loạn, bạo lực học đường, phạm pháp có xu hướng tăng (Moles, 1978; Polk và Schafer, 1972…) - Bỏ học làm gia tăng tội phạm VTN. Các nghiên cứu của đã phát hiện ra bằng chứng rằng khi thanh niên bỏ học, sự tham gia của họ vào các hoạt động tội phạm có xu hướng gia tăng ngay lập tức (Peng và Takai, 1983; Pollack và Rock, 1986, Terrence Thornberry, 1985…). 1.1.3.4. Nhóm liên kết cùng tuổi, bang nhóm và tội phạm VTN Các nghiên cứu của Edwin Sutherlan, Sellin, Albert K.Cohen… cho thấy khuynh hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc vào thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối những hành vi chuẩn mực. Việc tiếp xúc với nhóm bạn, bang hội phạm tội và nguy cơ phạm tội cao sẽ làm tăng khả năng phạm tội của VTN. 1.2. Những nghiên cứu trong nước : 1.2.1 Những nghiên cứu về lý luận công tác phòng chống tội phạm và tội phạm VTN Đây chủ yếu là các tài liệu được dịch thuật và biên soạn, giới thiệu các lý thuyết cơ bản trong phòng chống tội phạm nói chung và các lý thuyết liên quan về vai trò của cộng đồng nói riêng. Những nội dung mà các tác phẩm này đề cập là cơ sở lý luận để vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm tại cộng đồng. 1.2.2 Những nghiên cứu về thực trạng tội phạm VTN và công tác phòng chống tội phạm VTN Nội dung nghiên cứu của hướng này như nghiên cứu của Lê Thế Tiệm, Đặng Cảnh Khanh, hai cuộc điều tra SAVY I và SAVY II… tập trung nghiên cứu về tình hình diễn biến tội phạm VTN, thực trạng cuộc sống học tập lao động, sinh hoạt của nhóm VTN, đặc biệt là nhóm tội phạm VTN, các chính sách xã hội trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. Đây là nội dung lớn trong nghiên cứu về VTN ở nước ta. 1.2.3. Những nghiên cứu can thiệp, kết hợp các nghiên cứu với hoạt động thực tiễn phòng chống tội phạm VTN. Những nghiên cứu can thiệp, nghiên cứu kết hợp với phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của học viện an ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát, Cục đào tạo Bộ Công an, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… tập trung nghiên cứu về thực trạng cuộc sống học tập lao động, sinh hoạt của nhóm tội phạm VTN, các chính sách xã hội trong phòng 11 ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, về một số biện pháp can thiệp tại cộng đồng. 1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó Tổng quan các nghiên cứu đã có, tác giả nhận thấy: Ở nước ngoài, cả về mặt lý luận và thực tiễn, các nghiên cứu của thế giới về tội phạm VTN nói chung là tương đối đa dạng, vấn đề tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, đây là hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú để chúng ta tham chiếu vào thực tiễn Việt Nam. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò của cộng đồng dân cư. 1.4. Tiểu kết Hướng nghiên cứu tiếp cận cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ta ít nhất còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như sau: (i) nghiên cứu lý luận làm cơ sở khoa học cho các chính sách phòng ngừa tội phạm VTN dựa vào cộng đồng; (ii) tiếp cận vấn đề từ góc độ xã hội học để làm rõ ảnh hưởng của cộng đồng đối với tội phạm VTN, từ đó làm rõ vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng dân cư, đây là một nội dung cần được bổ khuyết và cũng là nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 2.1. Các khái niệm công cụ * Khái niệm vị thành niên: là người từ 10 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. * Khái niệm tội phạm vị thành niên Theo nghĩa hẹp thì khái niệm tội phạm được hiểu theo quan điểm của Luật hình sự và được quy định trong Bộ luật hình sự của các nước. Khái niệm tội phạm VTN trong luận án này được thao tác theo nghĩa rộng, được hiểu là hành vi sai phạm nói chung, bao gồm 03 cấp độ: hành vi phạm tội (quy định tại luật hình sự), hành vi vi phạm pháp luật (Luật giao thông, Luật xử lý vi phạm hành chính…) và hành vi lệch chuẩn (hành vi vi phạm đạo đức), như vậy phạm tội trong khái niệm này không chỉ bao gồm các hành vi cấu thành tội phạm theo luật hình sự mà còn bao gồm các hành vi phạm pháp, hành vi lệch chuẩn của chủ thể là VTN từ 10 – dưới 18 tuổi. * Khái niệm cộng đồng dân cư: cộng đồng dân cư được hiểu là tập hợp người, nhóm cư dân cùng sinh sống và hoạt động trong một không gian, khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính nhất định, có 12 chung các đặc điểm tâm lý, tình cảm, hệ giá trị, gắn bó, liên kết cùng nhau thực hiện lợi ích, nghĩa vụ chung * Khái niệm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của cộng đồng dân cư: Là hoạt động của tất cả các tổ chức, liên kết, quan hệ xã hội trong phạm vi cộng đồng áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm xóa bỏ những yếu tố nguy cơ và tác động vào các tình huống cụ thể không để VTN đi vào con đường phạm tội 2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài 2.2.1. Lý thuyết sai lệch xã hội Quan điểm của lý thuyết này cho rằng, con người hội nhập với xã hội thông qua các liên kết xã hội. Hội nhập xã hội tạo nên sự thống nhất và cố kết xã hội. Khi cố kết xã hội bị phá vỡ, các chuẩn mực bị lệch lạc, xã hội sẽ sản sinh ra tội phạm. Tội phạm có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với với cơ sở kinh tế xã hội, hệ chuẩn mực xã hội và chính những căn bệnh xã hội làm nảy sinh tội phạm. Muốn phòng ngừa tội phạm cần phải xây dựng cộng đồng gắn kết. 2.2.2. Lý thuyết sinh thái học xã hội Tình trạng vô tổ chức xã hội làm cho các quan hệ xã hội, liên kết xã hội bị đứt gãy, sụp đổ. Tình trạng vô tổ chức xã hội làm mất đi tính đồng đều của xã hội, trong khu vực này, hoạt động của các lực lượng kiểm soát xã hội (như gia đình, nhà trường, tổ chức tôn giáo, tổ chức tự nguyện của cộng đồng) yếu, dẫn tới các quan hệ xã hội, liên kết xã hội bị phá vỡ không thể điều chỉnh hành vi của cá nhân, làm tăng khả năng xuất hiện tội phạm đặc biệt là tội phạm VTN. 2.2.3. Lý thuyết kiểm soát xã hội Lý thuyết này cho rằng, con người sở dĩ không phạm tội là do có sự tồn tại của lực lượng kiểm soát và kiềm chế con người, con người phạm tội là do lực lượng kiểm soát, khống chế này yếu. Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào các liên kết xã hội, sự sản sinh tội phạm có quan hệ với sự giảm sút của các liên kết xã hội này. Liên kết xã hội bao gồm bốn thành phần (hay bốn phương diện) là: Sự gắn bó (attachment), Sự cam kết (commitment), Sự ràng buộc (involvement), Niềm tin (belief), để phòng ngừa tội phạm VTN dựa vào cộng đồng cần phải đạt được hai mục tiêu: tăng cường liên kết xã hội giữa VTN và cộng đồng và tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với VTN. 2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN 2.3.1. Về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách nhằm đấu tranh, đẩy lùi tội phạm VTN. 13 2.3.2. Về cơ sở pháp lý: Trong luật quốc tế: Công ước về Quyền trẻ em 1989 và “Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp đối với vị thành niên” đã hướng dẫn một cách rõ ràng và cụ thể cho các quốc gia thành viên những điều cần phải thực hiện khi xây dựng hệ thống pháp luật cho người chưa thành và xác định hướng giải quyết các vấn đề tội phạm vị thành niên thông qua vai trò của cộng đồng, xã hội, các cơ quan chức năng và các cơ chế kiểm soát xã hội. Văn bản này khẳng định phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền, các tổ chức xã hội dân sự và cồng đồng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa tội phạm vị thành niên. Luật quốc gia: Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Công an nhân dân, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính… đã có những quy định đề cập tới vai trò của cộng đồng trong việc cải tạo tội phạm VTN. 2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số nước trên thế giới 2.4.1. Xu hướng chuyển từ các biện pháp mang tính chính trị, pháp luật chú trọng đến việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng Thế giới ngày càng chú trọng vai trò của cộng đồng, tìm kiếm các giải pháp dựa vào cộng đồng nhằm kiểm soát và giảm thiểu tội phạm VTN với các hướng chính là: + Kiểm soát tình huống phạm tội. + Tăng cường giám sát của Cộng đồng + Phòng chống tội phạm thông qua huy động cộng đồng + Tăng cường hội nhập cộng đồng 2.4.2. Một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới + Thứ nhất, thành lập cơ quan chuyên trách để phối hợp với cộng đồng + Thứ hai, chú trọng công tác phòng ngừa, can thiệp sớm. + Thứ ba, phát huy vai trò của cộng đồng và các tổ chức dân sự. + Thứ tư, giảm hình phạt tù, chú trọng hình thức cải tạo tại cộng đồng 2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN Tính cộng đồng là một đặc trưng của xã hội Việt Nam truyền thống. Đây là cơ sở quan trọng để duy trì sự thống nhất chung, là linh hồn cho sự đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện nay, nhiều giá trị của cộng đồng truyền thống đã bị giảm sút và phá vỡ. Việc khôi phục và phát huy 14 giá trị truyền thống của cộng đồng trong việc tăng cường cố kết cộng đồng nhằm mục đích phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng cần phải được quan tâm. 2.6. Tiểu kết chương 2: + Thông qua mức độ ổn định hay rối loạn của cộng đồng sẽ giúp dự báo được khả năng phạm tội của cá nhân và sự thay đổi tỷ lệ phạm tội của cả cộng đồng từ đó có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm theo các chiều cạnh khác nhau. Một cộng đồng rối loạn về mặt tổ chức sẽ khó có khả năng thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm. Việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN phải vừa khôi phục về mặt tổ chức cộng đồng vừa có giải pháp tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa VTN và cộng đồng. + Vấn đề huy động cộng đồng vào công tác phòng ngừa tội phạm đã sớm được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên vai trò phòng chống tội phạm của cộng đồng chưa được luật hóa một cách cụ thể, vai trò của quần chúng, cộng đồng trong công tác phòng ngừa tội phạm còn mờ nhạt. + Kinh nghiệm các nước cho thấy, có nhiều hướng đi trong việc tìm kiếm giải pháp phòng ngừa tội phạm VTN tại cồng đồng, việc phối hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau sẽ đạt hiệu quả cao hơn. CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGUY CƠ PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊ Ở QUẬN CẦU GIẤY 3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy 3.1.1. Cơ cấu tội phạm Từ năm 2004 đến 2016 xảy ra 160 vụ, 283 đối tượng. Tội phạm VTN tại Cầu giấy chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu tội phạm của Tp Hà Nội. Tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy liên quan đến nhiều tội danh khác nhau, tuy nhiên tội phạm xâm phạm đến tài sản và xâm phạm thân thể vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Số vụ phạm tội liên quan đến tài sản (trộm cắp, cướp giật, cướp, cưỡng đoạt) chiếm tới 79,87 % số vụ án và 79,07% số đối tượng và thường diễn ra dưới hình thức đồng phạm. Chưa xuất hiện các tội nghiêm trọng như giết người và các vụ việc mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng khác. 3.1.2. Đặc điểm nhân thân tội phạm vị thành niên Thứ nhất: về giới tính: Số tội phạm trẻ vị thành niên là các em nam chiếm 93,9%, nữ chiếm 6,1%. Thứ hai, về độ tuổi: dưới 14 tuổi chiếm 4%; từ 14 - 16 tuổi chiếm 28,36%, từ 16 - 18 tuổi chiếm 67,64%. 15 Thứ ba, về trình độ học vấn: Số em không biết chữ chiếm tới tỷ lệ là 5%. Số các em có trình độ tiểu học chiếm 20%, trung học cơ sở chiếm 51%, trung học phổ thông chiếm 24%. 3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay 3.2.1. Về những thay đổi trong nhận thức, thái độ, nhu cầu và định hướng giá trị của vị thành niên về cuộc sống hiện nay Một bộ phận vị thành niên ở nước ta hiện nay đang băn khoăn, lo lắng trước những biến đổi to lớn của đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ vị thành niên thiếu lòng tin vào xã hội và chính thế hệ mình, không quan tâm tới hoàn cảnh đất nước, xao nhãng học tập, có xu hướng hành xử bạo lực cũng là những con số đáng để chúng ta quan tâm. Tuy tỷ lệ này không lớn nhưng cũng rất đáng lo ngại bởi đây là một trong những nguyên nhân hình thành nên một lối sống bàng quang, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước cuộc sống làm ảnh hưởng trước hết đến sự phát triển của chính bản thân các em sau đó là ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, nó cũng giải thích được phần nào về thái độ, hành vi và phản ứng lại xã hội, thậm chí có phần bất mãn, phản kháng lại xã hội của vị thành niên dẫn tới những hành vi phạm tội trong lứa tuổi này. 3.2.2. Hiểu biết về pháp luật và tội phạm của VTN Phần lớn các em đều hiểu biết về tội phạm VTN, tuy nhiên nguồn thông tin lại chủ yếu đến từ các kênh không chính thống. Việc sớm tiếp xúc với các thông tin đa chiều và các thông tin liên quan đến mặt trái xã hội trong khi các em chưa sàng lọc hết được những nguồn thông tin nào là chính xác, thông tin nào là có ích, các em dễ bị nhiễu loạn thông tin, tác động tiêu cực đến tư tưởng và niềm tin của giới trẻ đối với xã hội, dẫn đến những cách hiểu, nhìn nhận sai lệch về xã hội từ đó dẫn đến phản ứng, hành động sai lệch. 3.2.3. Các hoạt động hàng ngày không mang nhiều yếu tố tích cực Kết quả điều tra đã cho thấy các việc các em thường làm trong thời gian rỗi không mang nhiều yếu tố tích cực. Trong khi việc học tập thêm về văn hóa, học nghề, chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp trong khi hoạt động thường xuyên nhất lại là tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tán gẫu với bạn bè, chơi game, chát. Nó cho thấy đời sống sinh hoạt của vị thành niên là khá nghèo nàn. Đây là giai đoạn các em chuẩn bị để bước vào cấu trúc xã hội – nghề nghiệp của hệ thống xã hội, sự chuẩn bị về mặt kiến thức và kỹ năng sẽ quyết định đến cơ hội nghề nghiệp và thành công của các em sau này, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy các em thiếu sự đầu tư thời gian và nguồn lực cho việc tu dưỡng, rèn luyện, trang bị các kỹ năng để hoàn thiện bản thân. Việc chơi game, chát và lang thang trên mạng là một trong những nguy cơ dễ 16 dẫn các em đến các hành vi tội phạm. Thực tế cho thấy nhiều bị can trong lứa tuổi vị thành niên đều có nguyên nhân từ mạng internet, game online. 3.2.3. Một bộ phận vị thành niên đã tham gia vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Một tỷ lệ không nhỏ VTN đã từng có các hành vi sai phạm, từ các hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sông như xem và đọc truyện sex, quan hệ tình dục, cãi lại thầy cô giáo, đánh nhau trong trường đến việc vi phạm pháp luật (vi phạm giao thông, đua xe, trộm cắp, phản ứng lại chính quyền, công an, vi phạm trật tự xã hội), nghiêm trọng hơn là sử dụng chất ma túy. Có tới 44,7% các em nam và 30,3% các em nữ đã từng xem và đọc truyện sex, 19,3% số nam và 11,3% số em nữ đã từng quan hệ tình dục ở tuổi VTN, có tới 15,5% số em nam và 7,8% số nữ đã từng sử dụng mà túy, 44,4% các em nam và 50,0% số nữ đã từng vi phạm giao thông, 31,9% số nam và 14,9% số nữ đã từng đánh nhau trong trường. So với tỷ lệ tham gia các hoạt động này của cả nước thì hoạt động của VTN tại quận Cầu Giấy cao hơn rất nhiều và có thể nói ở mức báo động. Con đường đi vào phạm tội của VTN thường bắt đầu bằng những hành vi sai phạm nhỏ. Không phải tất cả VTN có vi phạm nhỏ đều diễn tiến tới phạm tội nhưng những VTN phạm tội đều đã từng có các hành vi sai lệch trước đó. Vì vậy các hành vi sai lệch là thông tin có thể dự đoán về khả năng phạm tội của VTN. Một tỷ lệ các em có các hoạt động như trên là đáng lo ngại, các em có nguy cơ cao đi vào con đường phạm tội nghiêm trọng nếu không được phát hiện, ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời. 3.3. Tiểu kết chương 3 Tình hình tội phạm VTN ở Việt Nam có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Hành vi tội phạm của VTN không chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng trực tiếp đến khách thể, chủ thể mà còn gây ra những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội. VTN của nước ta hiện nay nói chung và tại địa bàn Cầu Giấy nói riêng đang đối mặt nhiều nguy cơ phạm tội ở các mức độ khác nhau: sai lệch trong nhận thức, thái độ sống, lối sống có các yếu tố tiêu cực và nghiêm trọng hơn đã diễn tiến thành các hành vi vi phạm pháp luật. 17 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy 4.1.1. Đặc điểm tình hình địa bàn Số liệu cho thấy, tình hình địa bàn nơi các em sinh sống tồn tại rất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, trật tự trị an. Một số vấn đề phổ biến nhất là: thiếu các địa điểm vui chơi công cộng, thể dục thể thao (63.5%), ô nhiễm môi trường (55.8%), nhiều các cơ sở kinh doanh nhạy cảm như Karaoke, nhà nghỉ, cầm đồ, quán nét (47.4%), giao thông không thuận tiện (42.5%), các vấn đề còn lại cũng khá phổ biến như thành phần dân cư phức tạp, trị an hỗn loạn (39,2%). Kiểm định tương quan cho thấy các chỉ báo về tình hình địa bàn nơi VTN sinh sống đều có mối tương quan với các hành vi sai phạm của VTN. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, giao thông không thuận lợi, thiếu các các cơ sở khám chữa bệnh, học tập, vui chơi, thể dục thể thao cũng là nhân tố môi trường gây ra căng thẳng tâm lý cho các em vì vậy có tác động đến việc VTN sẽ tìm đến các biện pháp khác (trong đó có các hành vi sai phạm) để giải tỏa các căng thẳng này. Trong khi đó các chỉ báo thành phần dân cư phức tạp, có nhiều người vi phạm pháp luật và nhiều cơ sở kinh doanh nhạy cảm có mối tương quan mạnh hơn đối với các hành vi sai phạm, tồn tại vấn đề này các e dễ bị các đối tượng xấu dẫn dắt, lôi kéo đi vào con đường vi phạp pháp luật và phạm tội, việc VTN đi tới các địa điểm giải trí như bar, sàn nhảy, karaoke có tương quan đáng kể với hành vi phạm pháp, đây là các địa điểm nhạy cảm, dễ xảy ra nhiều tệ nạn và chỉ dành riêng cho người lớn, việc các em đi vào những địa điểm này sẽ làm tăng khả năng phạm tội. Vị thành niên là lứa tuổi khao khát thể hiện và trải nghiệm cuộc sống của người trưởng thành, vì vậy môi trường cộng đồng tồn tại nhiều vấn đề tệ nạn xã hội tất sẽ dẫn đến việc VTN thực hiện các hành vi sai phạm nếu không được kiểm soát. 4.1.2. Vai trò của nhóm bạn Kết quả khảo sát cho thấy, thành phần bạn bè của VTN khá phong phú, bao gồm cả ban học, bạn trong khu phố, bạn bè là con cái của bạn bè bố mẹ, bạn bè qua giới thiệu và cả bạn bè quen nhau ở các nơi vui chơi. Một bộ phận VTN kết giao với những bạn bè có nguy cơ phạm tội cao: 27,7% các em nam và 9,5% các em nữ cho biết thường xuyên đi chơi với nhóm bạn quen nhau ở các khu vui chơi, giải trí. Về địa điểm vui chơi cùng bạn bè, được lựa chọn nhiều nhất là quán internet, cửa hàng ăn uống, đến nhà nhau chơi và các địa điểm 18 công cộng công viên, siêu thị. Đáng chú ý có tới 28,3% VTN cho biết hay lui tới các địa điểm giải trí như bar, sàn nhảy, karaoke. Về việc sử dụng mạng xã hội có tới 86.9% các em có tham gia mạng xã hội với các mức độ khác nhau, trong đó có tới 66.8% VTN cho biết tham gia nhiều nhóm trên mạng xã hội. Đáng chú ý là việc sử dụng internet của VTN không bị gia đình kiểm soát chặt chẽ. Kết quả kiểm định tương quan cho thấy bạn bè có tương quan chặt chẽ đối với các hành vi sai phạm của VTN, việc tương tác với nhóm bạn có rủi ro phạm tội cao như bạn bè quen nhau ở các điểm vui chơi, qua giới thiệu và trong các câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích làm tăng khả năng phạm tội. Việc tham gia các nhóm trên mạng xã hội không có tương quan đáng kể đối với các hành vi sai phạm của vị thành niên. Cho thấy việc sử dụng mạng xã hội đối với vị thành niên hiện nay là phổ biến, không có sự khác biệt nhiều giữa các em. 4.1.3. Vai trò của các tổ chức đoàn thể Hoạt động đoàn thể mà các em tham gia nhiều nhất là giao lưu văn nghệ (với 21,8% nam và 29,6% nữ thường xuyên tham gia) thứ hai là thể dục thể thao (20,0% nam và 19,1% nữ). Các hoạt động nhằm tăng cường ý thức cộng đồng và ý thức tuân thủ pháp luật như: hoạt động vệ sinh môi trường, hoạt động tình nguyện chia sẻ với người khó khăn, tuyên truyền giáo dục pháp luật, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, hoạt động hướng về biển đảo, biên giới, tổ quốc thì lại có mức độ tham gia thấp. Điều này cho thấy các hoạt động của các đoàn thể tại cộng đồng chủ yếu tập trung ở các hoạt động mang tính hình thức với tần suất thấp không thu hút được VTN tham gia. Đặc biệt, VTN có đánh giá không tốt về hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, có tới 69,5% VTN đánh giá hoạt động Đoàn cơ sở không nổi bật, không cuốn hút và yếu kém. Kiểm định tương quan cho thấy, trong các loại hình hoạt động của đoàn thể tại cộng đồng thì hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn có tác dụng giảm thiểu các hoạt động sai phạm của VTN. Điều này cho thấy, các hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, nâng cao lòng yêu nước của cộng đồng có tác động đối với việc trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. 4.1.4. Vai trò của xóm giềng. Quan hệ xóm giềng nơi đô thị vẫn có các hoạt động tương tác với các mức độ khác nhau. Hoạt động phổ biến nhất theo đánh giá của VTN là thăm hỏi nhau khi ốm đau với 16,9% các em lựa chọn và giúp nhau khi hàng xóm có việc cưới hỏi, ma chay với tỷ lệ 15% lựa chọn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan