Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của cơ quan năng lượng quốc tế (iea) đối với vấn đề an ninh năng lượng n...

Tài liệu Vai trò của cơ quan năng lượng quốc tế (iea) đối với vấn đề an ninh năng lượng những năm đầu thế kỷ xxi

.PDF
92
105
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀN THỊ THU HUYỀN VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG QUỐC TẾ (IEA) ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀN THỊ THU HUYỀN VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG QUỐC TẾ (IEA) ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.40 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Minh Hồng Hà Nội-2014 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài: ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ 2 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài: ......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: .................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 7 6. Cấu trúc luận văn: ..................................................................................................... 9 7. Những đóng góp của luận văn:.................................................................................. 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG QUỐC TẾ (IEA) ................... 12 1.1 Bối cảnh ra đời của IEA .............................................................................................. 12 1.1.1 Bối cảnh quốc tế : ................................................................................................. 12 1.1.2 Yêu cầu thành lập một tổ chức mới của các nước công nghiệp .............................. 16 1.1.3 Các bước đi ngoại giao và tổ chức cho sự thành lập IEA ..................................... 16 1.2 Nguyên tắc tổ chức của IEA ....................................................................................... 20 1.2.1 Mục đích hoạt động của IEA ................................................................................ 20 1.2.2 Cơ cấu tổ chức của IEA ....................................................................................... 21 1.2.3 Nguyên tắc hoạt động: .......................................................................................... 27 1.3 Phản ứng trước các cuộc khủng hoảng nguồn cung của IEA trong thế kỷ XX : ........... 29 1.3.1 Phản ứng trước cuộc khủng hoảng nguồn cung 1979-1981:.................................. 29 1.3.2 Phản ứng trước cuộc khủng hoảng vùng Vịnh 1990-1991 ..................................... 30 Tiểu kết: ........................................................................................................................... 31 CHUƠNG 2: AN NINH NĂNG LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA IEA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI .................................................................................................... 33 2.1 Vấn đề an ninh năng lượng đầu thế kỷ XXI ................................................................. 36 2.1.1 Thực trạng tiêu thụ năng lượng trên thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI. .... 36 2.1.2 Sự bất ổn định của thị trường dầu mỏ .................................................................. 42 2.1.3 An ninh năng lượng trong quan hệ giữa các nước lớn trong thế kỷ XXI ................ 43 2.2 Những hoạt động nổi bật của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI ........................... 47 2.1.1 Tư vấn chính sách năng lượng quốc gia cho các quốc gia thành viên.................... 47 2.1.2 IEA lập mạng năng lượng thông minh toàn cầu: ................................................... 48 2.1.3 Thúc đẩy chính sách năng lượng bền vững: .......................................................... 50 2.1.4 Hợp tác công nghệ năng lượng đa quốc gia .......................................................... 53 2.1.5 Tiếp tục các hoạt động ứng phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung. .................. 56 Tiểu kết: ........................................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA IEA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ................ 59 3.1 Đánh giá vai trò của IEA trong thế kỷ XXI.................................................................. 60 3.1.1 IEA đóng vai trò củng cố an ninh dầu mỏ-nội dung cốt lõi của an ninh năng lượng: ........................................................................................................................... 60 3.1.2 IEA đóng vai trò tích cực, “đầu tàu” trong thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh năng lượng thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI: ............................... 63 3.1.3 IEA đóng vai trò định hướng và định hình các nội dung cốt lõi cho việc thực hiện mục tiêu năng lượng bền vững: .............................................................................. 66 3.2. Triển vọng ................................................................................................................. 70 Tiểu kết: ........................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương BP British Petroleum Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Anh EEC European Economic Community Ủy ban Kinh tế Châu Âu EIA U.S. Energy Information Administration Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tế IRENA International Renewable Energy Agency Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế I.E.P International Energy Program (I.E.P. Agreement) Hiệp định mang tên “Chương trình Năng lượng Quốc tế” OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OPEC Organization of the Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tiêu thụ dầu theo khu vực và các nước tiêu thụ dầu lớn trong mỗi khu vực (2008-2012). Biểu đồ 2.1 Lượng tiêu thụ và dự đoán theo nguồn năng lượng. Biểu đồ 2.2: Giá dầu theo các năm (USD) MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Sang thế kỷ XXI an ninh năng lượng được coi là “chìa khóa” để mỗi quốc gia và nền kinh tế của mình được “bảo vệ” khỏi các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến trạng thái kinh tế - xã hội của quốc gia và làm chậm hoặc ngăn cản đà tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy vấn đề an ninh năng lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế, nó đã tạo ra những “điểm nóng” hay thậm chí là những “cuộc chiến” ngấm ngầm lẫn công khai diễn ra ngày càng phức tạp. Trong thế giới hiện nay, một biến động ở một địa điểm giàu năng lượng nào đó cũng đủ làm cả khu vực lên cơn sốt, gây đau thương tang tóc, giá dầu tăng vọt, và kinh tế toàn cầu lâm nguy. Thực vậy, với cầu năng lượng ngày một lên cao, cung năng lượng ngày một cạn kiệt, trong thực tế, nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên địa - năng lượng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn, kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn hơn, tầm ảnh hưởng rộng hơn và tốc độ lây lan cũng nhanh hơn… Hiện nay, những vấn đề “an ninh phi truyền thống” đã vượt qua khỏi phạm vi lợi ích an ninh quốc gia của một nước, trở thành những thách thức mang tính toàn cầu. Tăng cường hợp tác, cùng nhau phối hợp hành động chung đang là xu thế và giải pháp quan trọng nhằm đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực và cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Bước sang thế kỷ XXI vai trò của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày càng có tiếng nói hơn. 1 Đơn cử như Tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) với các hoạt động để thay đổi thái độ và hành vi, để bảo vệ và duy trì môi trường cũng như thúc đẩy hòa bình. Greenpeace hiện có mặt tại 40 quốc gia dọc châu Âu, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương, tổ chức có nhiệm vụ nghiên cứu, vận động hành lang, ngoại giao một cách kín đáo cũng như công khai. Greenpeace là tiếng nói của 2,8 triệu người ủng hộ trên khắp thế giới và kêu gọi hàng triệu triệu người hãy hành động ngay từ ngày hôm nay để bảo vệ môi trường sống. Bước sang thế kỷ XXI, vấn đề an ninh năng lượng là một đề tài nóng được cộng động Quốc tế quan tâm, đã có nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế được thành lập như IAEA, IRENA, IEA, Tổ chức Năng lượng Mỹ La Tinh, Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF)… nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề về năng lượng. Để tìm hiểu vai trò của việc hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, tôi đã quyết định chọn “ Vai trò của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)1 đối với vấn đề an ninh năng lượng trong những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá vai trò của Cơ quan Năng lượng Quốc tế đối với vấn đề an ninh năng lượng trong những năm đầu thế kỷ XXI. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, người viết xác định ba nhiệm vụ cần hoàn thành như sau: Một là, đánh giá vai trò của IEA đối với vấn đề an ninh năng lượng thế giới những năm đầu thế kỷ XXI; 1 Tên tiếng Anh là International Energy Agency, còn được dịch là Tổ chức Năng lượng thế giới 2 Hai là, lợi ích thực sự mà tổ chức này mang lại chỉ cho các nước thành viên hay cho cộng đồng quốc tế; Ba là, những đánh giá của người viết về tác động của IEA đối với quan hệ quốc tế. Người viết sẽ đưa ra những nhận định của mình thông qua những hoạt động của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu về an ninh năng lượng đã có rất nhiều công trình khoa học đi trước trong đó phải kể đến Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI”(2011) của tác giả Nguyễn Minh Mẫn. Người viết đã kế thừa các khái niệm về năng lượng, an ninh năng lượng và các thông tin về bối cảnh năng lượng thế giới làm tiền đề cơ bản khi thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về chính sách năng lượng của Trung Quốc, một quốc gia có tốc độ phát triển vượt bậc trong những năm đầu thế kỷ XXI, năng lượng trở thành trọng tâm trong chiến lược ngoại giao Trung Quốc. Đây chính là tài liệu quan trọng đã hỗ trợ người viết hoàn thiện tốt chương II với các nội dung liên quan đến tổng quan về an ninh năng lượng thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI làm nổi bật lên bối cảnh thế giới và những hành động của IEA đã phát triển theo hướng như thế nào trong bối cảnh an ninh năng lượng của thế kỷ mới . Với bất cứ đề tài nghiên cứu về quan hệ quốc tế nào việc tìm hiểu về bối cảnh lịch sử và diễn biến trong quan hệ quốc tế trong mỗi thời kỳ là một bước không thể bỏ qua và nó được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ đề tài, trên cái nền bối cảnh ấy, người viết mới có thể đưa ra các lập luận phù hợp dựa trên mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể…Khi nghiên cứu đề tài của mình người viết đã sử dụng cuốn sách Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (19452000) của tác giả Trần Nam Tiến, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008 để làm 3 tiền đề cho những nội dung nghiên cứu đầu tiên về bối cảnh lịch sử, tình hình quan hệ quốc tế trong thế kỷ trước là những tiền đề cho sự ra đời của IEA. Ngoài ra, người viết cũng tìm đọc và tham khảo một số bài báo, tạp chí chuyên ngành như: Lê Thị Ái Lâm: An ninh năng lượng thế giới: lịch sử hình thành và những nhân tố mới trong thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông số 9 (97) tháng 9.2013; House of Commons Library, Energy Security, research papers 7/42, 9-may-2007; Trung Đông-Bắc Phi bất ổn, dầu mỏ tiếp tục lĩnh hậu quả, http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-dongbacphi-bat-on-dau-mo-tiep-tuc-linh-hau-qua-470748.htm,... cũng cung cấp cho người viết các thông tin cơ sở về tình hình an ninh năng lượng trên thế giới Về Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tại Việt Nam, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về tổ chức và vai trò của nó đối với an ninh năng lượng thế giới. Tuy nhiên, lại có một số công trình nghiên cứu nước ngoài đã tổng kết về hoạt động và ảnh hưởng của nó trên một số lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đây cũng chính là nguồn tài liệu chính và quan trọng cho người viết để hoàn thành đề tài, dưới đây xin nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: - Cuốn sách“IEA the first twenty years 1974-1994” (IEA trong 20 năm đầu hoạt động 1974-1994) với các tập I, II, III, IV của tác giả Richard Scott, được OECD xuất bản năm 1994. Bốn tập liên tiếp của ấn phẩm này là những tài liệu vô cùng quý giá cho người viết khi nghiên cứu về IEA. Tập I cung cấp toàn bộ thông tin về sự hình thành của IEA, cấu trúc, chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan trong IEA, các nguyên tắc hoạt động...cho phép người đọc có cái nhìn tổng quan về tổ chức quốc tế này. Chương II cung cấp các thông tin về chính sách và hành động chính của IEA trong 20 năm đầu thành lập, đây là tài liệu tham khảo giúp người viết đưa ra các nhận định về hướng hoạt động của IEA thế kỷ XX, là tiền đề để nhận ra sự chuyển biến trong phương 4 hướng hoạt động của IEA khi bước vào thế kỷ XXI. Các tập III và IV cung cấp các tài liệu bổ sung cho hai tập đầu: tập III lại cung cấp các văn bản gốc của của IEA, tập IV lại bổ sung các nội dung cho ba tập đầu nhấn mạnh vào cơ cấu và các hoạt động đảm bảo an ninh dầu mỏ của IEA với các thông tin như: thành viên, cấu trúc nội bộ, quan sát viên, hình thức và tổ chức các cuộc họp cấp bộ trưởng, các dẫn chứng về hệ thống chia sẻ thông tin dầu mỏ….tuy nhiên do giới hạn nghiên cứu về vai trò của IEA nên tập III và tập IV được người viết sử dụng như một cuốn “từ điển” tra cứu các dẫn chứng, chứ ít sử dụng các dữ liệu một cách trực tiếp như hai tập đầu. - Bài nghiên cứu “Soft Persuasion Through IEA Energy Policy Reviews: Transitions Towards Sustainable Energy?”của tác giả Markku Lehtonen, Đại học Sussex, Anh đưa ra khái niệm “sự thuyết phục mềm” của cơ chế hợp tác IEA và IEA sẽ sử dụng “sự thuyết phục mềm” thông qua các công cụ và phương tiên nào để kích thích quá trình chuyển đổi cơ bản của các nước thành viên hướng đến chính sách năng lượng bền vững. - Các ấn phẩm thường niên “World Energy Outlook” (Triển vọng năng lượng thế giới) do IEA xuất bản tổng hợp các hoạt động tích cực của IEA trong việc nghiên cứu và truyền tải các thông tin về năng lượng. Tác phẩm giúp người viết có được các số liệu, bảng biếu về nhu cầu năng lượng, mức độ tiêu thụ năng lượng, chính sách năng lượng của các quốc gia trên website của IEA www.iea.org/publications/ và trên website của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) (www.eia.gov) được người viết tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận định khái quát về đà tăng trưởng hoặc giảm sút theo từng thời kỳ các thông số về năng lượng như nhu cầu, tiêu thụ, sản xuất, triển vọng. Đồng thời việc tiếp cận với các số liệu của cùng một tiêu chí nội dung do hai cơ quan IEA và EIA đưa tạo điều kiện cho việc so sánh giữa các nguồn thông tin khác nhau, đồng thời giúp người đọc thấy được tương quan giữa các 5 số liệu, tim hiểu nguyên nhân của sự khác biệt nếu có và chọn lọc được các dữ liệu đáng tin cậy. Ngoài ra còn có các tài liệu khác về các hoạt động của IEA trong cả thế kỷ XX và XXI sẽ được đề cập chi tiết trong mục Tài liệu tham khảo phía sau. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Chủ thể nghiên cứu của đề tài là những hoạt động của IEA trong việc đảm bảo an ninh năng lượng từ đó đánh giá vai trò của IEA đối với an ninh năng lượng thế giới trong bối cảnh an ninh năng lượng trong thế kỷ XXI. Hiện nay IEA hoạt động trên 4 lĩnh vực chính: An ninh năng lượng : Thúc đẩy sự đa dạng, hiệu quả và tính linh hoạt trong tất cả các lĩnh vực năng lượng; Phát triển kinh tế : Đảm bảo cung cấp ổn định năng lượng cho các nước thành viên IEA và thúc đẩy thị trường tự do để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; Nâng cao nhận thức về môi trường : Tăng cường kiến thức mang tính Quốc tế về các lựa chọn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hợp tác quốc tế về năng lượng : Phối hợp chặt chẽ với các nước không phải thành viên, đặc biệt là nhà sản xuất lớn và người tiêu dùng, để tìm giải pháp cho năng lượng chia sẻ và vấn đề môi trường. Trong giới hạn thực hiện đề tài, người viết chỉ dừng lại ở các hoạt động của IEA liên quan đến đảm bảo an ninh năng lượng chung cho các quốc gia thành viên và an ninh năng lượng chung trên toàn thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI, các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường chưa được đề cập tới hoặc chỉ được đề cập gián tiếp vài khía cạnh nào đó phục vụ cho việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu. Chẳng hạn trong Chương 3, mục 3.2, khi phân tích các hoạt động của IEA về phát triển các nguồn năng 6 lượng mới, hoặc sử dụng tiết kiệm và hiêu quả các nguồn năng lượng, các hoạt động này đồng thời liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng đồng thời liên quan đến khía cạnh bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tuy nhiên khía cạnh này chưa được đề cập đến cụ thể và trực tiếp, mà nó chỉ được đề cập đến như một trong những hành động đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguồn cung và phát triển các nguồn cung thay thế hướng đến mục tiêu an ninh năng lượng được đảm bảo. 5. Phương pháp nghiên cứu: Người viết đã xác định các phương pháp nghiên cứu chính sau đây để thực hiện nghiên cứu đề tài của mình: Đầu tiên, đó là Phương pháp lịch sử. Phương pháp lịch sử được sử dụng xuyên suốt trong toàn luận văn. Đặc biệt trong Chương I, người viết phải bám sát theo các sự kiện trong bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của IEA. Trong chương I, khi phân tích các hoạt động nổi bật của IEA trong thế kỷ XX người viết đã vận dụng phương pháp lịch sử theo hai hướng đó là chọn lọc các sự kiện lịch sử quan trọng mang tính chất tiêu biểu trong mỗi giai đoạn và liệt kê các sự kiện theo thứ tự thời gian. Chương II cũng được vận dụng phương pháp lịch sử, bám sát các dòng sự kiện, các hoạt động của IEA trong từng năm để thấy được sự thay đổi, chuyển hướng trong chính sách và hoạt động của IEA. Do đề tài liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng với đặc trưng là các dữ liệu số, bảng biểu nên phương pháp thống kê là một phương pháp cần thiết phải ứng dụng. Dựa trên các suy luận logic có được trong quá trình phân tích số liệu về an ninh năng lượng như: nhu cầu năng lượng trên thế giới, nguồn cung năng lượng, các dự đoán nhu cầu năng lượng của thế giới, các nguồn năng lượng thay thế….người viết đã đưa ra một bức tranh khái quát nhất về 7 tình hình an ninh năng lượng trên thế giới. Với bối cảnh đó, các hoạt động của IEA sẽ tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào, phương pháp thống kê đã giúp người viết có những cơ sở định lượng để đánh giá ảnh hưởng và kết quả của những hành động tập thể của IEA trong các cuộc khủng hoảng nguồn cung ở các thời kỳ khác nhau. Đồng thời khi phân tích sự thay đổi, chuyền hướng hoạt động của IEA và các quốc gia thành viên khi bước sang thế kỷ XXI, có rất nhiều dữ liệu số để minh chứng cho việc các hoạt động của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan. Đề tài sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi phương pháp liên ngành. Đề tài liên quan đến nhiều chuyên ngành và nguồn tài liệu cũng được thu thập từ các lĩnh vực khác nhau với cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề đặc trưng khác nhau như Lịch sử, Chính trị, Năng lượng, Quan hệ quốc tế, Kinh tế và cả Môi trường, đòi hỏi người viết phải biết khái quát, so sánh các nguồn thông tin để đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng phù hợp với chuyên ngành quan hệ quốc tế. Phương pháp này đặc biệt được sử dụng trong chương II khi nghiên cứu về sự chuyển biến trong hoạt động của IEA (liên quan đến các lĩnh vực Kinh tế, Môi trường, Năng lượng….) từ đó đánh giá vai trò của IEA đối với vấn đề an ninh năng lượng trong những năm đầu thế kỷ XXI trong chương III; sự tác động của IEA đối với quan hệ quôc tế và những triển vọng của IEA trong thời gian tới. Và cuối cùng, đó là phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế với các cấp độ phân tích được áp dụng trong mọi nội dung nghiên cứu: từ bối cảnh chung về an ninh năng lượng toàn cầu đến các chính sách ngoại giao năng lượng, nhu cầu năng lượng của các quốc gia đã tương tác như thế nào đến nền năng lượng thế giới, những hướng hoạt động của IEA trong bối cảnh Quốc tế và triển vọng của nó trong tương lai. 8 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Khái quát những thông tin cơ bản về bối cảnh ra đời, nguyên tắc tổ chức của IEA và những hoạt động của IEA trước thế kỷ XXI. Chương 2: Tình hình an ninh năng lượng trên thế giới và những hành động nổi bật của IEA trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XXI. Chương 3: Dựa trên những hoạt động của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI từ đó đánh giá vai trò của Cơ quan này đối với vấn đề an ninh năng lượng đang ngày càng căng thẳng trên toàn thế giới cũng như dự báo các xu hướng phát triển của IEA trong thời gian tới. 7. Những đóng góp của luận văn: Trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung và những mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ quốc tế xoay quanh vấn đề an ninh năng lượng đang diễn ra ngày càng phức tạp, liệu các tổ chức quốc tế có thể có những tác động tích cực đến tình hình an ninh năng lượng của thế giới hay chỉ dừng lại ở mục tiêu đảm bảo lợi ích của các nước thành viên. Luận văn phần nào đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề này thông qua việc đánh giá về vai trò và tác động của một cơ chế hợp tác năng lượng quốc tế cụ thể ở đây là Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Hiện nay, vấn đề an ninh năng lượng thường xuyên xuất hiện trong các chương trình nghị sự của các quốc gia và các tổ chức khu vực trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp một cái nhìn tổng quan về một cơ chế hợp tác năng lượng quốc tế và giúp người đọc có thể so sánh các 9 cơ chế hợp tác năng lượng khác nhau để tìm ra ưu và nhược điểm của các cơ chế hợp tác này. Chẳng hạn, ở khu vực Đông Nam Á, hàng năm các nước ASEAN đều tổ chức Hội nghị Bộ trưởng năng lượng các nước ASEAN để thảo luận và đưa ra các chương trình hợp tác đa phương, song phương giữa các quốc gia thành viên hoặc các quốc gia khác (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ….) trong lĩnh vực năng lượng. Xét về hình thức hoạt động, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN có một số điểm tương tự với hình thức hoạt động của IEA như định kỳ Bộ trưởng Năng lượng của các nước thành viên sẽ nhóm họp để đưa ra các chương trình hành động hợp tác năng lượng trong và ngoài nhóm trong một giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên xét về tính chất hoạt động thì IEA có cơ cấu tổ chức quy mô và chặt chẽ hơn, có tính ràng buộc hơn giữa các nước thành viên và có những quy định về một hành động chung nhất quán hơn. Theo đó, các nước thành viên buộc phải tham gia xây dựng kho dự trữ dầu hoặc trong trường hợp có những sự cố khủng hoảng năng lượng, các nước thành viên sẽ nhóm họp nhanh để đưa ra các hành động chung thích hợp theo tình hình hiện tại, sau đó, các nước thành viên được yêu cầu tuân thủ các hành động chung này. Có thể thấy việc có một hành động chung giữa các nước thành viên trước các diễn biến phức tạp về an ninh năng lượng hiện nay là một hành động cụ thể và có tính phản ứng nhanh nếu khủng hoảng nguồn cung xảy ra và cơ chê này có thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả như mong đợi nếu được áp dụng ở các cơ chế hợp tác năng lượng quốc tế khác hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà nguyên nhân là do sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước thành viên, mức độ tiêu thụ năng lượng trong từng khu vực, trọng tâm phát triểm năng lượng trong từng giai đoạn, mục tiêu cơ bản của cơ chế khác nhau… Người viết cũng hy vọng luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên, những người có quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực an ninh năng lượng 10 hoặc tìm hiểu về Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Luận văn cũng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo như: vai trò của IEA đối với sự phát triển của các nước thành viên; hoặc có thể phát triển đề tài theo hướng nghiên cứu sâu hơn sự hợp tác quốc tế giữa IEA với các tổ chức khác, với các nước không thành viên trong vấn đề an ninh năng lượng… 11 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG QUỐC TẾ (IEA) 1.1 Bối cảnh ra đời của IEA 1.1.1 Bối cảnh quốc tế : Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự thế giới hai cực Yalta được thiết lập, thế giới bị chia thành hai cựa với Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên và kéo theo nó là cuộc chiến tranh lạnh đối đầu Xô-Mỹ và hai khối Đông-Tây trong suốt nhiều thập kỷ. Trung Đông nằm trên cả ba châu lục (Âu, Á, Phi) nối liền hai vùng biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, chính vì vị trí này mà khu vực Trung Đông đã thu hút nhiều cường quốc đến chinh phục và thay nhau cai trị ở vùng đất này. Từ khi kênh đào Suer hoàn thành năm 1868 mở đường từ châu Âu sang Ấn Độ và phương Đông, đặc biệt là việc phát hiện một trữ lượng dầu mỏ lớn nằm ở khu vực này vào năm 1908 thì Trung Đông lại càng trở nên quan trọng, luôn luôn chiếm vị trí chiến lược hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nhiều cường quốc trên thế giới [3,tr. 206]. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Ottaman bị đánh bại khỏi khu vực này. Anh, Pháp vào thế chân lập ra chế độ quản thác nhưng thực tế là chia nhau để thống trị, đô hộ và khai thác tài nguyên khoáng sản ở khu vực này. Nhân dân Arab đã không ngừng đấu tranh để giành lại độc lập. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai để xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân Arab, chính phủ Anh nhiều lần tuyên bố sẵn sàng ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia Arab phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị. Được sự ủng hộ của Anh, những cơ sở đầu tiên cho việc hình thành “Liên đoàn các quốc gia Arab” đã được hình thành. Người Arab một mặt phải chống 12 lại sự quản thác của Anh đồng thời chống tuyên bố Balfour và phong trào hồi cư lập quốc của người Do Thái. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào khủng bố, phá hoại của người Do Thái ở Palestin lại bùng lên. Ngày 15-51948 Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất bắt đầu. Đứng sau các lực lượng Arab là Anh, bị mất Palestine do kết quả của Nghị quyết ngày 29-11-1947 và sau đó là sự thành lập nhà nước Israel. Ngược lại, Mỹ muốn Israel thắng để biến nước này thành công cụ chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Israel, mâu thuẫn trong quan hệ giữa Israel và các nước Arab gây ra những bất ổn kéo dài tại khu vực Trung Đông.Vụ quốc hữu hóa kênh đào Suer đã châm ngòi nổ cho Chiến tranh Trung Đông lần thứ hai (1956) với chiến thắng nghiêng về nhân dân Arab, Ai Cập với sự giúp đỡ của Liên Xô đã khôi phục lại việc kiểm soát đi lại trên kênh đào Suer. Quan hệ Israel và Arab tiếp tục xấu đi và đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba (1967) đã đem lại chiến thắng cho Israel có thể nói là tuyệt đối trong 6 ngày. Việc từ chối thực hiện Nghị quyết số 242 của Liên Hợp Quốc ngày 22-11-1967 về việc Israel phải rút quân ra khỏi các lãnh thổ nước này chiếm được trong cuộc chiến sáu ngày đã đẩy Israel vào tình cảnh cô lập trên trường quốc tế và phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ. Trung Đông tiếp tục rơi vào tình trạng mất ổn định kéo dài, hai bên Ai Cập và Israel vẫn đối đầu quyết liệt ở khu vực kênh đào Suer. Israel vẫn luôn nhận được hậu thuẫn từ các nước phương Tây trong khi Ai Cập được Liên Xô ủng hộ bằng việc trợ quân sự và chuyên gia cố vấn. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới, tổng thống Ai Cập Sadat chú trọng đến việc vận động ngoại giao với các nước Arab. Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư 2 mở màn vào ngày 62 Ngày 6-10-1973 ngày lễ thánh Yom Kippur của đạo Do Thái và cũng là ngày rằm trong tháng ăn chay Ramadan của đạo Hồi quân đội Ai Cập bất ngờ tấn công Israel. Chính vì sự trùng hợp này mà cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư còn được gọi là cuộc chiến Yom Kippur 13 10-1973 với những trận đánh vô cùng khốc liệt. Phe Arab giành được thế chủ động trong thời gian đầu nhưng không kéo dài được lâu. Liên Hợp Quốc đã đưa ra Nghị quyết yêu cầu hai bên ngừng bắn nhưng không được các bên chấp nhận. Trước khi chiến tranh nổ ra ngày 23-8-1973 vua Faisal của Arab Saudia và tổng thống Sadat của Ai Cập gặp nhau tại Riyadh và thỏa thuận là các nước Arap sẽ sử dụng “vũ khí dầu lửa” trong cuộc chiến tranh. Ngày 1610-1973 giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, các quốc gia vùng vịnh như Kuwait, Arab Saudia, Qatar, Irag, các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Iran quyết định tăng giá dầu trên thị trường 77%. Hội nghị các nước xuất khẩu dầu lửa (OAPEC) diễn ra ngày hôm sau đã quyết định: lấy sản lượng 9 tháng của các nước thành viên làm cơ sở cho quyết định giảm mỗi tháng 5% sản lượng khai thác, đồng thời căn cứ vào thái độ của các nước đối với cuộc chiến Israel-Ai Cập để áp dụng chính sách cấm vận dầu lửa với mức độ khác nhau. Việc cấm vận dầu mỏ đối với các nước ủng hộ Israel kéo dài suốt từ tháng 10/1973 tới tháng 3/1974 đã khiến phe Mỹ gặp không ít khó. Lệnh cấm vận được thực hiện một cách có chọn lọc và có chủ ý. Bởi vậy “các quốc gia được gọi là thân thiện” vẫn tiếp tục nhận được nguồn cung như cũ mà không có sự xáo trộn nào. Thị trường dầu mỏ bị chi phối trong nhiều năm bởi các công ty dầu mỏ có sức mạnh đáng kể để “làm giá” đối với các nước khai thác dầu mỏ. Trong suốt nhiều thập kỉ trước cuộc khủng hoảng 1973-1974, sự dư thừa khả năng cung cấp dầu mỏ của các nhà khai thác đã dẫn đến giảm áp lực lên giá trị thực phải trả cho dầu mỏ. Khi các vấn đề về nguồn cung ngắn hạn phát sinh trong những thời điểm này, ở Mỹ và các khu vực khác có đủ khả năng ứng phó và xử lý đã tạo ra cảm giác an tâm về an ninh dầu mỏ đối với các nước công nghiệp ở châu Âu và vùng Viễn Đông cũng như ở tại nước Mỹ [36, volume I, tr.27]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan