Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập tr...

Tài liệu Vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin

.PDF
144
1
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- NGUYỄN MINH THẠCH VAI TRÒ CỦA CHÁNH NIỆM ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NHÂN VIÊN LẬP TRÌNH TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THE ROLE OF EMPLOYEE MINDFULNESS IN THE WORK AND LIFE OF DEVELOPERS IN THE INFORMATION TECHNOLOGY INDUSTRY Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trương Thị Lan Anh Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Phan Triều Anh Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 30 tháng 12 năm 2021. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuân 2. Thư ký: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên 3. Phản biện 1: TS. Trương Thị Lan Anh 4. Phản biện 2: TS. Phan Triều Anh 5. Ủy viên: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Minh Thạch MSHV: 1970492 Ngày, tháng, năm sinh: 3/7/1997 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8 34 01 01 I. TÊN ĐỀ TÀI: Vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin. II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: (1) Xác định ảnh hưởng của chánh niệm của nhân viên lập trình ngành công nghệ thông tin đối với cảm nhận của họ về mức độ căng thẳng trong công việc và sự hài lòng trong công việc. (2) Xác định ảnh hưởng của căng thẳng trong công việc đối với sự hài lòng trong công việc và mức độ công việc can thiệp cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. (3) Đề xuất các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/5/2021 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 8/11/2021 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2021 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP (Họ tên và chữ ký) i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi một lượng kiến thức vô cùng quý báu. Chính những kiến thức này đã giúp tôi từng bước áp dụng được vào quá trình nghiên cứu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành luận văn này, một mặt dựa vào sự nỗ lực và làm việc nghiêm túc của bản thân, bên cạnh đó không thể thiếu sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn. Chính vì lẽ đó tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Nguyễn Hậu và ThS. Mai Thị Mỹ Quyên – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và truyền dạy cho tôi những kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu để có thể hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những Thầy Cô trong Khoa Quản Lý Công Nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa, tôi xin chúc Quý Thầy Cô và những người đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua thật nhiều sức khỏe và thành công. Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2021 Người thực hiện luận văn Nguyễn Minh Thạch ii TÓM TẮT Nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin là những người thường xuyên đối mặt với những áp lực và sự căng thẳng trong công việc. Điều này xuất phát từ việc họ phải thực hiện khối lượng công việc lớn, thường xuyên phải làm thêm giờ cũng như môi trường làm việc cạnh tranh. Những áp lực này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự giảm sút về hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống của những nhân viên này. Vấn đề này đặt ra bài toán cho nhà quản lý trong việc giúp nhân viên vượt qua những áp lực hay căng thẳng trong công việc. Nghiên cứu “Vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin” được thực hiện với 3 mục tiêu chính: (1) Xác định ảnh hưởng của chánh niệm của nhân viên lập trình ngành công nghệ thông tin đối với cảm nhận của họ về mức độ căng thẳng trong công việc và sự hài lòng trong công việc. (2) Xác định ảnh hưởng của căng thẳng trong công việc đối với sự hài lòng trong công việc và mức độ công việc can thiệp cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. (3) Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định lượng. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát với cỡ mẫu thu được là N = 200, từ đó tiến hành đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Kết quả kiểm định mô hình đo lường bằng phân tích CFA cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Tiếp đó, kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM và kiểm định giả thuyết cho thấy có 5 trên tổng số 7 giả thuyết được ủng hộ. Cụ thể, Chánh niệm của nhân viên lập trình có tác động tiêu cực đến sự Căng thẳng trong công việc và tác động tích cực đến Sự hài lòng trong công việc của họ. Bên cạnh đó, Căng thẳng trong công việc có tác động rất mạnh đến mức độ Công việc can thiệp vào cuộc sống và từ đó làm giảm Chất lượng cuộc sống của người nhân viên lập trình. Ngược lại, khi Sự hài lòng trong công việc tăng iii lên, Chất lượng cuộc sống của họ cũng được gia tăng. Cả hai tác động này đều giúp gia tăng Chất lượng cuộc sống của nhân viên lập trình. Các kết quả nghiên cứu về chánh niệm trong bối cảnh này không những sẽ mang lại những đóng góp hữu ích về lý thuyết, mà còn cung cấp những thông tin hữu ích cho thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Từ đó, các nhà quản lý có thể hoạch định ra các chiến lược và chính sách giúp nâng cao chánh niệm của nhân viên, giảm thiểu căng thẳng trong công việc, giữ chân được người giỏi và thu hút nhân tài, góp phần mang lại lợi nhuận to lớn và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển trong ngành công nghệ thông tin đang phát triển nhảy vọt này. iv ABSTRACT Developers in the Information Technology Industry are people who often face with pressures and job stress. This is caused by their high workload, frequent overtime as well as competitive working environment. These pressures, if going on for a long time, will lead to a decrease in the work efficiency as well as the quality of life of these employees. From that, it poses a problem for managers in helping employees overcome pressure or job stress. The research “The role of Employee Mindfulness in the work and life of Developers in the Information Technology Industry” is aimed to 3 objectives: (1) Determine the effect of developers’ mindfulness in the Information Technology Industry on their perception of job stress and job satisfaction. (2) Determine the effect of job stress on job satisfaction and work interference with life, thereby leading on affecting Quality of Life. (3) From there, propose managerial implications for managers. The research was conducted by a quantitative method. Data was collected by survey method with a sample size of N = 200, from which to evaluate and examine the research model. Data were analyzed using SPSS 20 and AMOS 20 software. The results of testing the measurement model by CFA analysis show that the scales have reached the reliability and allowable value. Then, the results of the research model testing and hypothesis testing showed that 5 out of 7 hypotheses were supported. Specifically, the employee mindfulness of developers has a negative impact on their job stress and a positive impact on their job satisfaction. Besides, job stress has a very strong impact on the level of work interference with life and thereby reduces the quality of life of developers. On the contrary, when their job satisfaction increases, their quality of life also increases. Both of these impacts increase the quality of life of the developers. The research results on mindfulness in this context will not only bring useful theoretical contributions, but also provide useful information for the practice of v human resource management in the Information Technology industry in Vietnam. From there, managers can plan strategies and policies to help improve employee mindfulness, reduce job stress, retain good people, and attract talent, contributing to bringing huge profits and help their business grow in this fast-growing Information Technology industry. vi LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Nguyễn Hậu. Các đoạn trích dẫn trong luận văn đều được trích nguồn và luận văn này chưa được nộp bất cứ cơ sở nào khác ngoài đường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2021 Người thực hiện luận văn Nguyễn Minh Thạch vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i TÓM TẮT ..........................................................................................................ii ABSTRACT ......................................................................................................... iv LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN.................................................... vi MỤC LỤC ........................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ xi DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ........................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 5 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 5 1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 6 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 8 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU ....................................... 8 2.1.1. Chánh niệm của nhân viên (Employee Mindfulness) .............................8 2.1.2. Căng thẳng trong công việc (Job Stress) ..............................................12 2.1.3. Công việc can thiệp vào cuộc sống (Work Interference with Life)......16 2.1.4. Sự hài lòng trong công việc (Job Satisfaction) .....................................19 2.1.5. Chất lượng cuộc sống (Quality of Life) ................................................21 2.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................ 23 viii 2.2.1. Chánh niệm của nhân viên và căng thẳng trong công việc ..................23 2.2.2. Chánh niệm của nhân viên và sự hài lòng trong công việc ..................24 2.2.3. Căng thẳng trong công việc và sự hài lòng trong công việc .................25 2.2.4. Căng thẳng trong công việc và công việc can thiệp vào cuộc sống .....26 2.2.5. Căng thẳng trong công việc và chất lượng cuộc sống ..........................27 2.2.6. Công việc can thiệp vào cuộc sống và chất lượng cuộc sống...............28 2.2.7. Sự hài lòng trong công việc và chất lượng cuộc sống ..........................28 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ............................................................ 29 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 31 3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ................................................... 31 3.2. THANG ĐO SƠ BỘ......................................................................................... 32 3.3. THANG ĐO CHÍNH THỨC ........................................................................... 36 3.4. THIẾT KẾ MẪU .............................................................................................. 39 3.4.1. Phương pháp lấy mẫu ...........................................................................39 3.4.2. Cỡ mẫu ..................................................................................................40 3.4.3. Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................40 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU....................................................... 41 3.5.1. Thống kê mô tả .....................................................................................41 3.5.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá - EFA .................................41 3.5.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo..........................................................41 3.5.4. Kiểm định thang đo - CFA ...................................................................42 3.5.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu - SEM .................................................42 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 43 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU.............................................................................. 43 ix 4.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO .................................................................... 45 4.2.1. Đánh giá sơ bộ tính đơn hướng của thang đo .......................................45 4.2.2. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo qua kiểm định Cronbach’s Alpha ...............................................................................................................48 4.3. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG CFA .......................................................... 51 4.3.1. Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................51 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và độ giá trị hội tụ ...............................53 4.3.3. Độ giá trị phân biệt ...............................................................................54 4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG SEM ................................... 54 4.4.1. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu................................................55 4.4.2. Kiểm định giả thuyết.............................................................................57 4.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP CỦA MỘT SỐ KHÁI NIỆM .......................................................................................... 59 4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............. 60 4.6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................60 4.6.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 67 5.1. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................... 67 5.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 70 5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87 Phụ lục 1: Danh sách phỏng vấn sâu......................................................................... 87 Phụ lục 2: Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ ......................................................... 88 x Phụ lục 3: Bảng khảo sát ........................................................................................... 92 Phụ lục 4: Phân tích EFA cho từng nhóm biến ......................................................... 95 Phụ lục 5: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng nhóm biến ............................... 108 Phụ lục 6: Kết quả phân tích CFA .......................................................................... 113 Phụ lục 7: Kết quả phân tích SEM .......................................................................... 122 Phụ lục 8: Kết quả phân tích mối quan hệ trung gian ............................................. 128 PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...................................................................... 129 xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................29 Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................31 Hình 4.1 Kết quả CFA của mô hình nghiên cứu ......................................................53 Hình 4.2 Kết quả SEM chuẩn hóa của mô hình lý thuyết ........................................55 Hình 4.3 Kết quả mô hình.........................................................................................60 xii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo sơ bộ ..........................................................................................32 Bảng 3.2 Thang đo chính thức ..................................................................................37 Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu (N=200) ...............................................................43 Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả phân tích EFA cho từng thang đo ................................47 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu .............................................................................................................................49 Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ..........................................................53 Bảng 4.5 Độ giá trị phân biệt của các thang đo ........................................................54 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................................56 Bảng 4.7 Kết quả phân tích các tác động ..................................................................59 Bảng 4.8 Bảng đánh giá về các câu trả lời đối với biến (trong mô hình SEM) của yếu tố Chánh niệm của nhân viên .............................................................................65 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông của Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt và ngày càng thu hút nhiều lao động. Theo Nhân (2020), doanh thu năm 2019 của ngành là 120 tỷ đô la, gấp 400 lần năm 2000, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 37% mỗi năm trong suốt 19 năm. Bên cạnh đó, số lao động của ngành này hiện nay là 1.030.000 người, gấp 20 lần so với năm 2000 và chiếm 1,88% tổng số lao động Việt Nam hiện nay. Năng suất lao động gấp 7,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước và đồng thời đóng góp 14,3% vào GDP của Việt Nam, gấp 28 lần năm 2000. Tuy nhiên, tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên lập trình tại các doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam khá cao so với tỉ lệ nghỉ việc của tất cả các ngành nghề. Đối với ngành công nghệ thông tin, tìm kiếm nhân tài và giữ chân nhân tài là bài toán khó giải dành cho doanh nghiệp. Ngành công nghệ thông tin là một trong bốn ngành có tỉ lệ nghỉ việc cao nhất, với 20 tháng là thời gian trung bình cho một lập trình viên nhảy việc, và tỉ lệ nghỉ việc đạt mốc 24% trong năm 2020 (Đông, 2020). Trong khi đó, tỉ lệ nghỉ việc trung bình của nhân viên ở các doanh nghiệp nội rơi vào khoảng 19% (Hồng, 2020). Nhìn chung, tỉ lệ nghỉ việc của các nhân viên lập trình tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin là khá cao so với các ngành nghề khác (24% so với 19%). Lý giải cho những con số này, câu trả lời không nằm ở mức lương mà còn do các nguyên nhân khác, trong đó có sự căng thẳng trong công việc của các nhân viên lập trình (Đông, 2020). Đây là hiện tượng xảy ra ở nhiều ngành nghề khi mà căng thẳng có thể gây tổn hại sức khỏe và hiệu quả làm việc của người lao động (Liên, 2017). Căng thẳng quá mức và liên tục có những tác động không chỉ đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (Ribeiro & ctg., 2018). Thực tế cho thấy công việc của nhân viên lập trình là loại hình công việc có đòi hỏi cao về chuyên môn và áp lực thời gian lớn (Padma & ctg., 2015). 2 Đặc thù nổi bật trong công việc của các nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin là đòi hỏi tính tự học cao và áp lực cực kỳ lớn. Đây là một đặc điểm quan trọng và cũng chính là yếu tố chi phối đến khả năng phát triển nghề nghiệp của những nhân viên lập trình trong ngành này. Bên cạnh những phúc lợi về lương thưởng cao thì nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin phải đối mặt với áp lực như môi trường làm việc vô cùng căng thẳng, khối lượng công việc lớn, phải làm nhiều nhiệm vụ được giao trong cùng một lúc dưới áp lực lớn và thường xuyên phải làm thêm giờ (OT – OverTime) liên tục dẫn đến căng thẳng trong công việc và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cá nhân và gia đình của họ (Nguyễn, 2016; Padma & ctg., 2015). Hơn thế nữa, sự căng thẳng mà các nhân viên lập trình phải đối mặt bị tăng lên từ vấn đề phải làm việc tại nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh (Ford & ctg., 2021). Đồng thời, áp lực công việc gia tăng do nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp là khách hàng của ngành công nghệ thông tin tăng lên cũng như càng ngày càng nhiều hơn những thách thức cho doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin trong việc muốn thành công trên thị trường, điều này khiến cho sự căng thẳng mà những nhân viên lập trình gặp phải bị tăng lên (Gebhart & ctg., 2016). Căng thẳng trong công việc có thể hiểu là những phản ứng có hại về mặt cảm xúc hoặc thể chất nảy sinh khi chúng ta phải đương đầu với những thử thách công việc hàng ngày, và căng thẳng trong công việc có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện công việc (Badar, 2011). Căng thẳng trong công việc mà người lao động gặp phải cũng chính là vấn đề mà các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết, vì điều đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Người lao động làm việc không hiệu quả sẽ khiến cho doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và từ đó, doanh nghiệp với một số lượng lớn người làm việc không hiệu quả sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Vì vậy, việc kiểm soát căng thẳng trong công việc của các nhân viên lập trình cũng là một vấn đề quan trọng đối với các nhà quản lý. Trong khi các giải pháp về đãi ngộ vật chất ngày càng tỏ ra khó bền vững trong việc kiểm soát và giảm thiểu căng thẳng thì gần đây các nhà nghiên cứu về 3 tâm lý học và quản trị học đã bắt đầu quan tâm đến các giải pháp về mặt tâm lý và tinh thần như giải trí, thể dục, thiền định,… (Good & ctg., 2016). Trong đó, các phương pháp thực hành giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (Mindfulness-based stress reduction - MBSR) được xem là một giải pháp mới có nhiều tiềm năng (Kabat-Zinn, 2012). Đây là phương pháp được tích hợp từ thiền chánh niệm của Phật giáo với liệu pháp thực hành tâm lý đương đại (Grossman & ctg., 2004; Carmody & Baer, 2007; Morone & ctg., 2012). Trong các buổi thực hành chánh niệm này, những người tham gia sẽ được dạy và thực hành các nguyên tắc cơ bản của thực hành chánh niệm, tức là hướng sự chú ý vào các cảm giác thể chất hiện tại, đến các suy nghĩ và cảm xúc khi chúng đến và đi (Kabat-Zinn, 2012). Thực hành chánh niệm đã nổi lên như một phương pháp mới để giúp các cá nhân đối phó với căng thẳng hiệu quả hơn (Grossman & ctg., 2004). Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực tâm lý học khác nhau, bao gồm các nhà tâm lý học và quản trị học đã cho thấy sự quan tâm đến chánh niệm ngày càng lớn. Những nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy rằng chánh niệm có thể đóng một vai trò tích cực đối với công việc và đồng thời, chánh niệm cũng ảnh hưởng đến khả năng phản ứng với các kích thích cảm xúc, giảm tác động tiêu cực của các tác nhân gây căng thẳng (Good & ctg., 2016). Bên cạnh đó, chánh niệm cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc giảm thiểu căng thẳng trong công việc. Roeser & ctg. (2013) thực hiện nghiên cứu về thực hành chánh niệm đối việc việc giảm căng thẳng trong công việc với cỡ mẫu bao gồm 113 giáo viên tiểu học và trung học với 89% là giáo viên nữ đến từ Canada và Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy những giáo viên thực hiện việc thực hành chánh niệm đã tăng khả năng tỉnh táo, tập trung chú ý và khả năng ghi nhớ làm việc tốt hơn và giảm căng thẳng trong công việc. Hơn thế nữa, lược khảo các nghiên cứu trước đây cho thấy trên thế giới đã có một số nghiên cứu về chánh niệm của nhân viên trong môi trường làm việc và mối liên hệ với tình trạng căng thẳng hoặc tính sáng tạo trong công việc (Cheung & ctg., 2020; Gilmartin & ctg., 2017, Sutcliffe & ctg., 2016). Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu về chánh niệm trong môi trường làm việc vẫn còn khá mới mẻ và cần thêm nhiều nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu để hiểu rõ những yếu tố trung gian giúp 4 giải thích cơ chế ảnh hưởng của chánh niệm lên công việc và cuộc sống của nhân viên (Chin & ctg., 2019; Shahbaz & Parker, 2021). Thêm vào đó, tuy các kết quả thí nghiệm cho thấy chánh niệm giúp cuộc sống của nhân viên tốt hơn (Good & ctg., 2016), nhưng cơ chế trung gian tạo nên tác động tích cực này vẫn chưa được khám phá đầy đủ (Reb & ctg., 2020). Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu đã đề cập đều được thực hiện ở các nước phương Tây (Jones & ctg., 2019; Yu & ZellmerBruhn, 2018), nơi mà bối cảnh văn hóa, xã hội và tâm lý của con người là khác biệt với các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Cụ thể hơn, chưa tìm thấy nghiên cứu về chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của nhân viên lập trình ở Việt Nam. Với đặc thù là một ngành có tỉ lệ nghỉ việc cao, cộng với tình trạng căng thẳng thường xuyên mà các nhân viên lập trình phải đối mặt trong suốt quá trình làm việc, các kết quả nghiên cứu về chánh niệm trong bối cảnh này không những sẽ mang lại những đóng góp hữu ích về lý thuyết, mà còn cung cấp những thông tin hữu ích cho thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Bên cạnh đó, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Chánh niệm của nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin có ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng trong công việc và sự hài lòng trong công việc? Căng thẳng trong công việc có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, sự can thiệp của công việc vào cuộc sống hay chất lượng cuộc sống không? Chất lượng cuộc sống có bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng trong công việc, căng thẳng trong công việc, sự can thiệp công việc với cuộc sống hay không? Nếu có thì sự ảnh hưởng có tác động như thế nào? Từ những câu hỏi trên, đề tài “Vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin” được hình thành. Từ việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu vừa nêu, đề tài sẽ mang lại ý nghĩa ứng dụng quản trị đối với nhà quản lý của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin trong việc hạn chế và giải quyết sự căng thẳng trong công việc cũng như làm gia tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên lập trình, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh và bền vững. 5 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Từ những phân tích nêu trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tổng quát là tìm hiểu vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin. Cụ thể, nghiên cứu hướng đến các mục tiêu sau đây: Thứ nhất, xác định ảnh hưởng của chánh niệm của nhân viên lập trình ngành công nghệ thông tin đối với cảm nhận của họ về mức độ căng thẳng trong công việc và sự hài lòng trong công việc. Thứ hai, xác định ảnh hưởng của căng thẳng trong công việc đối với sự hài lòng trong công việc và mức độ công việc can thiệp cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện theo phương pháp suy luận kết hợp với thực chứng (Hypothetico-Deductive Approach). Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi. Phương pháp lấy mẫu được thực hiện là phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là chánh niệm của nhân viên, căng thẳng trong công việc, công việc can thiệp vào cuộc sống, sự hài lòng trong công việc, chất lượng cuộc sống của nhân viên lập trình ngành công nghệ thông tin và vai trò của chánh niệm đối với công việc và cuộc sống của những nhân viên lập trình trong ngành công nghệ thông tin. Đối tượng khảo sát là những nhân viên lập trình làm việc trong các công ty ngành công nghệ thông tin. Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thu thập dữ liệu là từ tháng 5/2021 đến tháng 6/2021.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan