Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của báo chí đối với hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh sơn l...

Tài liệu Vai trò của báo chí đối với hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh sơn la

.PDF
115
176
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------- TÒNG THỊ HÍNH VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Báo chí học HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------- TÒNG THỊ HÍNH VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở TỈNH SƠN LA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hường HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế điều tra và chưa từng được ai công bố. Nếu những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày háng năm 2016 Tác giả Tòng Thị Hính LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cám ơn các thầy, cô giáo Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm qua, cám ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt, em xin cám ơn chân thành và tri ân sâu sắc tới PGS.TS Đinh Văn Hường đã tận tình, nghiêm khắc hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn người thân, các anh chị, bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Tòng Thị Hính MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu .................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6 7. Bố cục luận văn ......................................................................................... 7 Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP ........ 8 1.1. Giới thiệu khái quát về Hội đồng nhân dân ............................................ 8 1.1.1. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND .......................................... 8 1.1.2. Tổ chức và hoạt động của HĐND .................................................. 13 1.1.3. Cơ cấu, tổ chức của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La........................ 13 1.2. Vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp .................. 14 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của báo chí .................................................................................... 14 1.2.2. Báo chí định hướng tư tưởng, dư luận ........................................... 21 1.2.3. Báo chí góp phần phát triển kinh tế - xã hội .................................. 23 1.2.4. Báo chí làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần ...................... 24 1.2.5. Vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp ............ 25 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở TỈNH SƠN LA .... 33 2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, an ninh - chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Sơn La ................................................................................................ 33 2.2. Hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La ..................................... 35 2.2.1. Hoạt động tại các kỳ họp ............................................................... 35 2.2.2. Thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương ..................................................................................................... 36 2.2.3. Thực hiện chức năng giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND ............................................ 37 2.2.4. Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ................................................................. 40 2.3. Thực trạng vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La................................................................................................... 44 2.3.1. Giới thiệu chung về các cơ quan báo chí được khảo sát ................ 44 2.3.2. Kết quả khảo sát về số lượng ......................................................... 48 2.3.3. Thực trạng về nội dung thông tin của báo chí Sơn La về HĐND các cấp ở địa phương ...................................................................................... 52 2.3.4. Hình thức tuyên truyền ................................................................... 55 2.4. Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế về nội dung và hình thức của báo chí Sơn La đối với hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Sơn La................... 62 2.4.1. Ưu điểm về nội dung ...................................................................... 62 2.4.2. Hạn chế về nội dung ....................................................................... 63 2.4.3. Ưu điểm về hình thức thể hiện ....................................................... 63 2.4.4. Hạn chế về hình thức thể hiện ........................................................ 64 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 64 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở TỈNH SƠN LA ................................................................................. 66 3.1. Đổi mới hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND các cấp .................... 66 3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp . 67 3.2.1. Về thời lượng tuyên truyền ............................................................ 67 3.2.2. Tăng cường số lượng bài viết về hoạt động của HĐND các cấp trên báo chí Sơn La .......................................................................................... 70 3.2.3. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất chương trình về hoạt động của HĐND các cấp ...................................................................................................... 73 3.2.4. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền ................................. 76 3.3. Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên về hoạt động của HĐND các cấp ............................................................................................. 78 3.3.1. Sắp xếp, đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên ...................... 78 3.3.2. Có chế độ chính sách hợp lý đối với phóng viên, biên tập viên .... 80 3.4. Giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan Báo chí .................................... 81 3.4.1. Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình Sơn La ............................... 81 3.4.2. Đối với Báo Sơn La ........................................................................ 82 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc Nxb : Nhà xuất bản UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng STT 1 Bảng 2.1: Khảo sát số lượng tin, bài trên sóng phát thanh Trang 49 (2014-2015) 2 Bảng 2.2: Khảo sát số lượng tin, bài trên sóng truyền hình 50 (2014-2015) 3 Bảng 2.3: Khảo sát số lượng tin, bài trên Báo Sơn La (2014-2015) 51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1: Mẫu về nội dung và phạm vi thông tin về hoạt 54 động của HĐND các cấp 2 Biểu đồ 3.1: Mẫu đề nghị mở chuyên trang, chuyên mục 68 định kỳ về hoạt động của HĐND các cấp 3 Biểu đồ 3.2: Mẫu đề nghị mở thêm các chương trình, 69 chuyên mục về hoạt động của HĐND các cấp 4 Biểu đồ 3.3: Mẫu đề nghị tăng số lượng bài viết về hoạt 70 động của HĐND các cấp 5 Biểu đồ 3.4: Mẫu mức độ thể hiện bài viết về hoạt động của 71 HĐND các cấp 6 Biểu đồ 3.5: Mẫu sự quan tâm tuyên truyền của cơ quan 75 báo chí về hoạt động của HĐND các cấp 7 Biểu đồ 3.6: Mẫu nội dung và hình thức tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp 76 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Với chức năng phản ánh thông tin, định hướng dư luận, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri, báo chí không chỉ là công cụ quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng mà còn là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình ra quyết định cũng như giải quyết các kiến nghị của nhân dân; báo chí cung cấp thông tin cho xã hội và quan trọng hơn, báo chí cách mạng không chỉ là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể, là công cụ hữu hiệu tiến hành công tác tư tưởng. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoạt động của HĐND có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là cơ quan đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng cũng như ý chí của cử tri, đồng thời là cơ quan giám sát hoạt động chính quyền cùng cấp. HĐND tỉnh Sơn La luôn tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, duy trì ổn định phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng - an ninh, củng cố bộ máy chính quyền địa phương,… Chính vì vậy, công tác tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp là cần thiết, quan trọng, là cầu nối giữa cơ quan dân cử với cử tri và có thể thấy báo chí tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp mang tính đặc thù riêng (cử tri muốn được thông tin nhiều hơn về hoạt động của HĐND các cấp, thể hiện rõ vai trò giám sát của cử tri đối với hoạt động của HĐND các cấp; 1 HĐND các cấp cũng muốn tuyên truyền về hoạt động của mình tới cử tri, nhân dân). HĐND tỉnh Sơn La luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đưa tin về hoạt động của mình, đặc biệt là các kỳ họp của HĐND để cử tri và nhân dân theo dõi, thực hiện công khai về các hoạt động của HĐND, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các đại biểu và cơ quan hữu quan. Công tác tại Văn phòng HĐND tỉnh Sơn La 10 năm, với nhiệm vụ được giao là tham mưu, giúp việc Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, tôi cảm nhận rõ được những ảnh hưởng của báo chí địa phương đối với hoạt động của HĐND các cấp. Cũng như các địa phương khác, thông tin từ báo chí có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử của tỉnh Sơn La, tuy nhiên, việc nghiên cứu, phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa báo chí với hoạt động của cơ quan dân cử không phải lúc nào cũng thuận tiện và hiệu quả, trên thực tế còn nhiều bất cập, như: báo chí địa phương tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp chưa nhiều, hình thức thể hiện chưa phong phú, đa dạng và còn có mặt hạn chế như là: Báo Sơn La. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chưa chủ động trong việc tuyên truyền về hoạt động của HĐND, của Thường trực HĐND, của các Ban và đại biểu HĐND các cấp mà mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền về hoạt động của HĐND khi được Thường trực HĐND mời… Vì vậy, tôi chọn đề tài Vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La để nghiên cứu, được PGS.TS Đinh Văn Hường đồng tình, ủng hộ cao. Qua việc đánh giá đúng thực trạng chất lượng, nội dung các tác phẩm báo chí tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La trên báo địa phương và báo chuyên ngành, tác động của nó đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp ra sao, qua đó rút 2 kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền của báo chí về hoạt động của HĐND các cấp trong thời gian tới cả về mặt ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở nước ta, Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị và Nhà nước đã ban hành Luật, nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của HĐND cũng như về lĩnh vực báo chí. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài giới báo chí cũng có một số công trình khoa học ít nhiều đề cập đến vai trò của báo chí đối với đời sống kinh tế - xã hội. Ví dụ: Đỗ Chí Nghĩa, Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, Luận án tiến sĩ truyền thông đại chúng năm 2010; Trần Tú Mai Vai trò của báo chí trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí năm 2010; Ngô Thị Phương Thảo, Vai trò của báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí năm 2001; Chu Thu Hảo, Báo chí với công tác phản ánh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí năm 2002; Lê Tuấn Anh, Báo chí với vấn đề phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí năm 2003; Đặng Thị Đoan Y, Báo chí với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí năm 2009; Vũ Thị Sáng, Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí năm 2011; Trần Thị Tuyết Vinh, Báo chí với hoạt động truyền thông phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí năm 2011;….ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên quan đến vai trò của báo chí. Đối với hoạt động của HĐND cũng đã có nhiều công trình khoa học, các luận án, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ luật học nghiên cứu. Ví dụ: Vũ Mạnh Thông, Nâng cao hiệu lực giám sát của HĐND cấp tỉnh trong điều kiện đổi 3 mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1998; Bùi Đức, Tăng cường hiệu lực của HĐND để thực hiện tốt việc xây dựng địa phương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1983; …và rất nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể khẳng định, tất cả các tác phẩm, các công trình khoa học, các luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu…đều đã đề cập đến vai trò của báo chí, đề cập đến tổ chức và hoạt động của HĐND từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, nhiều cách nhìn, cách đánh giá, luận giải rất khác nhau, làm toát lên tâm huyết, nhiệt huyết của các tác giả, các nhà nghiên cứu khoa học đối với vấn đề báo chí, vai trò của báo chí và về HĐND. Đó là cơ sở bước đầu cho việc kế thừa để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vai trò của báo chí nói chung và vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, nghiên cứu sâu về vai trò của báo chí với hoạt động của HĐND các cấp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu đề tài Vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La là nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn trên cả lĩnh vực báo chí, hoạt động của cơ quan dân cử và công tác xây dựng chính quyền địa phương. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn khảo sát công tác tuyên truyền về hoạt động HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La của báo chí địa phương, chỉ ra những ưu, nhược điểm của công tác tuyên truyền. Từ đó, luận văn đề xuất, kiến nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả của báo chí về hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La. 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận văn tiến hành thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: 4 - Hệ thống hóa khung lý luận, lý thuyết về vai trò của báo chí về HĐND các cấp; giới thiệu về HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La; - Khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin, tuyên truyền của báo chí về hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Sơn La; - Trên cơ sở thực trạng đó, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền của báo chí về hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Sơn La. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của báo chí với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các chuyên trang, chuyên mục, các tác phẩm báo chí trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La, Báo Sơn La và các trang chuyên ngành tuyên truyền về hoạt động HĐND từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác để có sự so sánh, đối chiếu với báo chí ở Sơn La. 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp nói chung và vai trò của báo chí nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích, so sánh, phỏng vấn, tổng hợp. Cụ thể: - Khảo sát, phân tích các nội dung cơ bản được thể hiện trên sóng phát thanh - truyền hình của tỉnh, Báo Sơn La từ đó tổng hợp các kết quả để đi đến đánh giá một cách khái quát về vị trí, vai trò của báo chí với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La. 5 - Sưu tầm các tư liệu, văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước có liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, liên quan đến báo chí và vai trò của báo chí từ đó tổng hợp, phân tích. - Thực hiện phỏng vấn sâu: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các đại biểu HĐND, cử tri về hoạt động của HĐND nói chung và vai trò của báo chí tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp nói riêng. - Sử dụng phương pháp phân tích nội dung văn bản, phân tích ngôn ngữ trên báo in, so sánh đối chiếu để thấy được hiệu quả tuyên truyền của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành, hoạt động của các thông tin được đăng tải trên Báo Sơn La, phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh về hoạt động của HĐND các cấp. - Phương pháp điều tra xã hội học (phát và lấy phiếu từ đại diện công chúng). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Đưa ra góc nhìn, cách tiếp cận mới về vai trò của báo chí với hoạt động của HĐND các cấp nói chung và công tác tuyên truyền về hoạt động HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La nói riêng. Với khung lý thuyết cơ bản về nguyên lý hoạt động của báo chí và phương pháp tiếp cận hợp lý, bằng sự phân tích khá tập trung, nhất là thông qua kết quả khảo sát ở nhiều đối tượng với các loại hình, thể loại báo chí khác nhau, luận văn đã hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển của HĐND các cấp; phân tích thực trạng vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La. - Làm rõ thêm cơ sở khoa học và tác dụng tuyên truyền của báo chí về hoạt động của HĐND các cấp trong các nhiệm kỳ hoạt động. 6 - Đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về hoạt động HĐND các cấp của báo địa phương, báo chuyên ngành nói riêng và các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung. - Luận văn góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ cán bộ, sinh viên báo chí, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, cán bộ phục vụ hoạt động HĐND, cơ quan dân cử và những người quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Bố cục luận văn Ngoài các phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được kết cấu 3 chương như sau: - Chương 1: Khái lược về HĐND các cấp và vai trò của báo chí đối với HĐND các cấp. - Chương 2: Thực trạng vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Sơn La. - Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND các cấp ở tỉnh Sơn La. Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương nói trên. 7 Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP 1.1. Giới thiệu khái quát về Hội đồng nhân dân 1.1.1. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Vị trí của HĐND Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta đã đánh đổ hoàn toàn bộ máy chính quyền cai trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến từ Trung ương đến địa phương, thành lập bộ máy chính quyền nhân dân. Với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là “Thành lập một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân”. Ngày 02 tháng 9 năm 1945 Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ra mắt quốc dân đồng bào. Tiếp sau đó, Chính phủ đã xúc tiến các biện pháp nhằm thành lập và hoàn chỉnh hệ thống cơ quan chính quyền địa phương kiểu mới. Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 lần đầu tiên quy định về tổ chức chính quyền nhân dân xã, huyện, tỉnh, kỳ và Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 quy định tổ chức chính quyền nhân dân ở thành phố, thị xã, khu phố. Theo các Sắc lệnh 63, 77 cơ quan chính quyền địa phương bao gồm HĐND do nhân dân trực tiếp bầu ra và Uỷ ban hành chính do HĐND cử ra. Ở cấp huyện, kỳ và khu phố vào thời kỳ này theo quy định của các Sắc lệnh chỉ có Uỷ ban hành chính không có HĐND cùng cấp, thể lệ bầu cử của HĐND và Uỷ ban hành chính ở xã, huyện, tỉnh, kỳ được quy định tại Nghị định số 161 ngày 29 tháng 12 năm 1946 của Bộ Nội vụ và thể lệ bầu cử HĐND và Uỷ ban hành chính thành phố, khu phố được quy định tại Nghị định số 31 ngày 28 tháng 01 năm 1946 của Bộ Nội vụ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Có thể nói, lần đầu tiên ở nước ta, sau hơn hai tháng giành được chính quyền về tay nhân dân lao động, việc ban hành hai 8 Sắc lệnh số 63 và 77 đã mở ra việc thành lập cơ quan HĐND ở các cấp, việc HĐND ra đời và các thể lệ bầu cử HĐND đã tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thành lập mới chính quyền địa phương kiểu mới ở nước ta. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đạo luật cao nhất của nhà nước ta ra đời đã hiến định hoá cách tổ chức cơ quan chính quyền ở địa phương trong Chương V: “HĐND và Uỷ ban hành chính”, Điều 58 Hiến pháp 1946 quy định: “Ở các tỉnh, thành phố, thị xã và xã có HĐND do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra”. Việc Hiến pháp 1946 đã dành một chương quy định về HĐND và Uỷ ban hành chính đã nói lên tầm quan trọng và địa vị pháp lý của HĐND, Uỷ ban hành chính trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, lần đầu tiên cơ quan HĐND đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cũng đã được quy định tại Điều 59 của Hiến pháp đó là: “HĐND quyết những vấn đề thuộc địa phương mình. Những quyết nghị ấy không trái với chỉ thị của cấp trên”. Như vậy, theo quy định của Sắc lệnh 63, 77 và Hiến pháp 1946, một hệ thống chính quyền địa phương kiểu mới được thành lập ở nước ta gồm HĐND và Uỷ ban hành chính các cấp. Đáp ứng tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là: “Thiết lập một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân”. Hiến pháp 1959 đã thực hiện một sự đổi mới căn bản về tổ chức cơ quan chính quyền địa phương đã được quy định trong Hiến pháp 1946. Theo Hiến pháp 1959, các đơn vị hành chính ở nước ta không còn cấp kỳ (bộ). Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện và tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn. Ở tất cả các đơn vị hành chính trên đều thành lập HĐND và Uỷ ban hành chính. Các thành phố có thể chia khu phố có HĐND và Uỷ ban hành chính. Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử khẳng định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan 9 chấp hành của HĐND ở địa phương trong Điều 80: “HĐND các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. Uỷ ban hành chính là cơ quan chấp hành của HĐND địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nhiệm kỳ của HĐND cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương là 3 năm (Điều 83); quyền hạn của HĐND được quy định tại cá Điều 84, 85, 86. Những quy định trên đây của Hiến pháp 1959 được cụ thể hoá trong Luật Tổ chức HĐND và Uỷ ban hành chính, ban hành ngày 25 tháng 10 năm 1962. Lần đầu tiên Luật Tổ chức HĐND và Uỷ ban hành chính năm 1962 được ban hành ở nước ta. Hiến pháp năm 1980 đã bỏ khu tự trị theo Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V ngày 27 tháng 12 năm 1975, nhưng lại lập mới đơn vị hành chính đặc khu - tương đương cấp tỉnh và lập thêm cấp phường ở thành phố, thị xã. Cách thức tổ chức HĐND, UBND, thẩm quyền cơ bản của các cơ quan này được Hiến pháp quy định khá đầy đủ và rõ ràng trong chương IX. Điều 114, Hiến pháp quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên. HĐND quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, đảm bảo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao”. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND đã được Hiến pháp quy định khá đầy đủ, rõ ràng bao gồm 12 nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 115 của Hiến pháp và được cụ thể hoá bởi Luật Tổ chức HĐND và UBND tháng 6 năm 1983. Nhiệm kỳ của HĐND quy định là 4 năm (Điều 114). HĐND có quyền ra Nghị quyết. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 ra đời, thay thế cho Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983 đã sửa đổi, bổ sung và đưa thêm vào cơ cấu HĐND một cơ quan mới là Thường trực HĐND. Việc thành lập mới, lần đầu tiên các Ban và Thường trực HĐND theo quy định của Hiến pháp 1980 và 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan