Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu ...

Tài liệu Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của việt nam những năm gần đây

.DOC
125
174
116

Mô tả:

T LỜI MỞ ĐẦU rong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là một trong số ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, cà phê đóng góp tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này. Chỉ trong một thập kỷ qua, thị trường cà phê thế giới đã trải qua tới ba đợt biến động mạnh, đấy là cuộc khủng hoảng thừa niên vụ 1994/1995, cơn sốt cà phê niên vụ 1997/1998 và cuộc khủng hoảng vừa qua, trong đó đợt biến động mới đây được coi là nghiêm trọng nhất. Đến nay, trải qua những ngày giá cà phê xuống tới mức kỷ lục, thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, chúng ta mới thực sự cảm thấy được sự tàn phá dữ dội của cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại đối với mỗi nước là khác nhau tuỳ thuộc vào sự chủ động của nước đó vào thị trường cà phê thế giới. Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất do tính phụ thuộc của ngành cà phê Việt Nam vào thị trường thế giới rất cao, có tới 98% sản lượng là dành cho xuất khẩu. Bên cạnh đó còn do những yếu kém trong hoạt động của ngành vốn tồn tại từ trước tới nay: cà phê phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, khâu chất lượng và chế biến chưa được chú trọng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quảng bá cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới và xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam. Đây mới chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề và những biến động của thị trường cà phê thế giới vừa qua chỉ là một nguyên nhân khách quan và là giọt nước đầy làm tràn ly. Với những lí do nêu trên, tác giả chọn viết Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây”. Nội dung khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương sau : Chương I: Khái quát về thị trường cà phê thế giới. Chương II: Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng cà phê trong những năm gần đây. Chương III: Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới. Để thực hiện khoá luận với nội dung trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra : - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh... Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cô chú, anh chị trong Vụ Kế hoạch thống kê - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin Thương mại - Bộ Thương mại, thư viện quốc gia, phòng thư viện - Viện kinh tế thế giới cũng như các thầy cô và anh chị trong khoa Kinh tế Ngoại thương, thư viện trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và số liệu liên quan, và xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo Tô Trọng Nghiệp, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong quá trình chọn đề tài, định hướng tài liệu và hoàn thiện khoá luận./. Đại học Ngoại Thương, tháng 12-2003 Sinh viên thực hiện Trần Phúc Long . CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÂY CÀ PHÊ 1. Lịch sử cây cà phê Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiôpi đã ngẫu nhiên phát hiện ra hương vị tuyệt vời của 1 cây lạ mọc ở làng Capfa gần thủ đô Ethiôpi. Đàn gia súc của ông sau khi ăn xong những cây này bỗng “tươi tỉnh” và đã không chịu để chủ lùa vào bãi trú đêm, thấy vậy, ông nếm thử và cảm thấy rất sảng khoái, tỉnh táo và từ đó trái cây đó đã trở thành đồ uống cho con người. Từ thế kỷ VI, cà phê không chỉ được người Ethiôpi dùng mà do tác dụng kích thích mạnh mẽ mà thời đó được coi là hiện tượng thần kỳ, cây cà phê được lan cả sang Yemen, các nước khác ở Trung Cận Đông và nhanh chóng vượt biển đổ sang ARập (Arabica) do đó có loại cà phê tên là Arabica. Thế kỷ XVI các nhà buôn nước cộng hòa Vernize nhập khẩu cà phê vào Châu Âu, như vết dầu loang, cà phê lan sang Châu Á, Châu Đại Dương. Giống cà phê Arabica do người Hà Lan đưa vào Xrilanca, Côlômbia và Java (Inđônêxia) năm 1670. Cuối thế kỷ XVII, cây cà phê đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thế giới. 2. Các loại cà phê Vẫn còn nhiều tranh cãi về số lượng loại cà phê, người ta nói rằng có thể có từ 25-100 loại cà phê trên thế giới nhưng những loại quan trọng nhất là: - Cà phê chè (Coffee Arrabica L): Loại này chiếm 65 % số lượng cà phê sản xuất trên thế giới - Cà phê vối (Coffee canephora pirre): Loại này chiếm 35% lượng cà phê sản xuất trên thế giới - Cà phê mít (Excelsa) phát hiện đầu tiên năm 1902 ở Ubangui Chari nên thường được gọi là cà phê Chari. Do có vị đậm nên người ta thường trộn với cà phê chè để tạo ra vị thơm hơn. 3. Ích lợi của cây cà phê Cây cà phê được dùng trong y học, trong công nghiệp thực phẩm. Cà phê còn tạo ra công ăn việc làm, góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt cây cà phê đem lại nguồn thu nhập lớn. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới khoảng 10 tỷ USD/năm. II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI Trong vài thập kỷ qua sản xuất cà phê thế giới tăng giảm thất thường, nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên (biểu 1). Sự biến động ở tất cả các khía cạnh của sản xuất là sản lượng, diện tích, canh tác và năng suất đều không giống nhau. 1. Diện tích Diện tích trồng cà phê thế giới từ năm 1990 đến 2002 tăng trung bình là 0,1%/năm, đạt 14.593.940 ha năm 2002. Diện tích trồng cà phê ở các khu vực khác nhau trên thế giới tăng giảm không đồng đều. Trong khi diện tích trồng cà phê của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng trung bình là 2,8%/năm thì diện tích trồng cà phê ở những nước khác lại giảm 0,3% (tính từ 1990 đến 2002). 2. Năng suất Trái với việc gia tăng về diện tích, năng suất trồng cà phê trên thế giới lại có xu hướng giảm xuống, giảm 0,2%/năm. Nếu như năng suất cà phê của thế giới năm 1990 đạt trung bình là 580kg/ha thì năng suất năm 2002 chỉ đạt 553kg/ha. Tất nhiên năng suất trồng cà phê trong thời gian qua không giảm ở tất cả các nước – chẳng hạn ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương năng suất cà phê không những không giảm mà lại còn tăng lên trung bình 0,4%/năm. 3. Sản lượng Sản xuất cà phê thế giới đã tăng lên. Qua bảng tổng kết sản lượng cà phê thế giới (biểu đồ 1) trong thời gian là 42 năm của các nhà phân tích kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ta thấy rằng sản lượng cà phê vụ 2001/2002 là 118,8 triệu bao, tăng 51 triệu bao tương đương với 77% so với năm 1960/1961. Trung bình mỗi năm tăng 1,2 triệu bao hay nói cách khác là 1,83%/năm. Tuy nhiên sản lượng tăng không đều ở các năm. Sản lượng thấp nhất là 53 triệu bao/năm (1964/1965) và mức cao nhất là 118,8 triệu bao/năm (2001/2002 – niên vụ năm ngoái). Nhìn chung sản lượng tăng từ năm 1976/1977 đến nay. Sản lượng thấp vào đầu những năm 1960 và năm 1975 do sương muối. Từ năm 1987/1988 đến nay sản xuất cà phê cũng tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng lên về sản lượng. (Chi tiết xin xem tại phụ lục 1) Sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển: Chiếm hơn 90% sản lượng của cà phê thế giới, các nước phát triển sản xuất với khối lượng rất nhỏ và chủ yếu nhập khẩu để tiêu dùng. Châu Mỹ la tinh là khu vực trồng cà phê lớn nhất thế giới, trong đó Braxin có sản lượng đứng đầu thế giới. Trước chiến tranh thế giới lần thứ II, sản xuất cà phê của Braxin chiếm 80% sản lượng của cả thế giới, những năm sau này do nhiều nước Châu Á, Châu Phi đẩy mạnh sản xuất nên hiện nay sản lượng cà phê của Braxin chỉ chiếm khoảng 30% sản lượng thế giới. Tính từ tháng 9/2002 đến tháng 8/2003, sản xuất cà phê của Braxin đạt 27,7 triệu bao, chiếm tỷ trọng 31,5% trong tổng sản lượng cà phê thế giới. Sản lượng cà phê của các nước Châu Á, Châu Phi tăng đáng kể và đã tăng dần tỷ trọng so với sản lượng thế giới. Hiện nay nhiều nước đã chú trọng đến sản xuất cà phê hòa tan để xuất khẩu. Tóm lại, về sản xuất cà phê thế giới nhìn chung trong thời gian gần đây có xu hướng tăng lên về sản lượng và diện tích, đặc biệt ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Nhiều nước trên thế giới đã đi vào sản xuất cà phê hòa tan để xuất khẩu. Cà phê chè vẫn chiếm ưu thế trong tổng sản lượng cà phê thế giới ( chừng 70%). Tuy nhiên, năng suất cà phê thế giới có xu hướng giảm xuống. 4. Tình hình tiêu thụ cà phê Cà phê là một mặt hàng buôn bán có giá trị kim ngạch lớn thứ 2 của thế giới đang phát triển sau dầu mỏ. Cà phê được trồng và xuất khẩu ở các nước đang phát triển thuộc vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới, phần lớn sản phẩm được nhập khẩu và tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển. Năm 1922 tổng lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới là 31,2 triệu bao thì 80 năm sau lượng tiêu thụ đã lên đến 112,4 triệu bao (2002) tăng đến 3,6 lần. Trong những năm gần đây lượng cà phê được tiêu thụ trên thế giới tăng bình quân mỗi năm 1%. Gần 75% lượng cà phê được tiêu thụ ở các nước phát triển. Sự tăng trưởng tiêu thụ cà phê là khá ổn định. 4.1. Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO Bảng 4: Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO Đơn vị: triệu bao 1995Niên vụ/ 1996 Thị 1996trường 1997 60,17 Tổng số 7 18,11 Mỹ 1 34,52 ECP 8 Pháp Đức 5,611 Thuỵ Điển Nhật Bản Nước khác 19981999 19992000 20002001 20012002 61,380 61,420 57,929 58,557 61,380 59,386 18,255 18,077 17,457 17,758 18,468 17,897 35,681 35,436 32,904 33,972 35,033 33,297 5,445 5,432 5,085 5,402 10,20 10,657 10,064 10,641 4 4,428 4,780 4,837 4,656 2,384 2,558 2,737 2,178 Italia Áo Tây Ban 2,943 Nha Hà Lan 19971998 5,625 5,449 9,032 10,270 9,513 4,824 2,426 4,852 2,372 4,654 2,922 2,803 2,095 2,820 2,684 2,828 3,139 2,512 2,301 2,713 2,306 2,265 2,549 2,496 1,528 1,633 1,703 1,629 1,124 1,418 1,333 5,800 5,587 6,110 5,975 5,951 6,265 5,953 1,718 1,957 1,797 1,593 1,576 1,612 1,659 Nguồn: ICO, coffee statistics (9/2003) Trong 21 nước nhập khẩu thành viên ICO thì Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất và ổn định từ 17,5-18 triệu bao/năm, chiếm 30% thị trường cà phê thế giới, nhưng cũng chỉ đạt bình quân 4kg/người/năm, còn thấp hơn so với các nước ở Châu Âu. Các nước EU cà phê là đồ uống thông dụng, chiếm khoảng 20% thị trường đồ uống, tiêu thụ cà phê hàng năm từ 33-35 triệu bao, chiếm 57-58% thị trường thế giới. Nhật Bản là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất Châu Á, với mức tiêu thụ 6 triệu bao/năm. Các nước đang phát triển lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể là do điều kiện kinh tế được cải thiện. 4.2. Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất. Đơn vị: triệu bao Niên vụ Tổng số 1997/1998 1998/1999 1999/2000 2000/2001 2001/2002 22,045 22,976 24,079 24,352 22,918 Nguồn: ICO statisctics on coffee Các nước sản xuất cà phê không chỉ để xuất khẩu mà xu hướng tiêu dùng nội địa ngày càng tăng. Năm 1996 tiêu thụ khoảng 20,5 triệu bao, đến năm 2002 mức tiêu thụ đã là 23 triệu bao. Hai nước Brazil và Indonexia và có mức tiêu thụ nội địa cao, thường chiếm trên 30% sản lượng hàng năm. Theo kế hoạch thì đến hết năm 2003 Brazil có thể tiêu thụ tới 15,5 triệu bao, Clombia 1,6 triệu bao, Indonexia 2,1 triệu bao. Khối lượng tiêu dùng ở các nước Châu Á cũng tăng lên. Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất khá ổn định, riêng vụ cà phê 2001/2002 có xu hướng giảm xuống do tình hình khủng hoảng kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á, Mỹ La tinh. Ngoài ra người dân ở các nước Trung và Đông Âu rất thích uống cà phê, hàng năm các nước này tiêu thụ khoảng 5-6 triệu bao. Các nước nhập khẩu cà phê không phải là thành viên ICO hàng năm nhập khẩu khoảng 5 triệu bao như Angirni, Triều Tiên, Achentina,... Về chủng loại, thì cà phê Arabica vẫn được ưa chuộng hơn và ngày càng có nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn bởi chất lượng cũng như hương vị thơm ngon của nó. Do vậy giá cà phê Arabica thường cao gấp 2-2.5 lần giá cà phê Robusta. III. MẬU DỊCH CÀ PHÊ THẾ GIỚI 1. Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới 1.1. Khái quát chung về xuất khẩu cà phê thế giới Xuất khẩu cà phê thế giới trong tháng 9 năm nay đạt 6,55 triệu bao, giảm 7,3% so với tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, tổng xuất khẩu tất cả các loại cà phê trong niên vụ 2002/2003 (từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2003) đạt 87,34 triệu bao, tăng 1,7% so với niên vụ trước (2001-2002). Xuất khẩu cà phê của Braxin niên vụ 2002/03 tăng 5,9% đạt 27,5 triệu bao chiếm tới 31% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê thế giới. Xuất khẩu của Việt Nam đạt 11,56 triệu bao, đứng thứ hai thế giới và nước có sản lượng xuất khẩu cao thứ ba là Colombia với 10,48 triệu bao. Nhiều nước khác cũng có mức xuất khẩu tăng trong niên vụ 2002/03 như Burundi, Camơrun, Ecuađo, Ethiôpia, Guantêmala, Inđônêxia, Mađagaxca, Nicaragoa, Niu Ghinê, Tanzania và Thái Lan trong khi một số nước lại có mức xuất khẩu giảm so với cùng kì là Coxta Rica, Bờ biển Ngà, Ele Xanvađo, Honđurax, Mêhicô và Uganđa. (Chi tiết xin xem phụ lục 3). * Các loại cà phê xuất khẩu: Trước năm 1962, cà phê thường được phân loại khi xuất khẩu theo chủng loại: là cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta). Nhưng sau này, Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) lại phân loại cà phê Arabica ra làm 3 loại: loại cà phê dịu Colombia (Colombian Milds), loại cà phê dịu khác (Other Milds) và cà phê chè không rửa (unwashed Arabica). Sau này loại cà phê chè không rửa lại được gọi tên là cà phê Brazil (Brazilian Naturals) và các loại cà phê chè khác. Nhưng sau đó, Brazils không những chỉ xuất khẩu cà phê chè mà Brazils còn xuất khẩu cà phê vối nên cách phân loại trên lại gặp rắc rối. Một cách phân loại khác theo chất lượng cà phê là: + “Cà phê hảo hạng”(gourmet coffee) đó là loại cà phê có chất lượng cao được xuất khẩu từ nước xuất xứ, thường là từ một trang trại hoặc một khu vực nào đó và giá thường cao. + Ngày nay do yêu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe, người sản xuất và xuất khẩu lại đưa ra một tên gọi mới cho cà phê là “cà phê sạch” (organic coffee) đó là loại cà phê được trồng mà không cần dùng đến phân bón và thuốc trừ sâu. Loại cà phê này đang càng ngày càng được ưa chuộng ở liên minh Châu Âu và Mỹ. + Cà phê đã tách cafein (decaffemated coffee) Tuy nhiên nhiều người còn nghi ngờ về phẩm chất thực của các loại cà phê được phân loại theo kiểu trên. Theo ICO thì hơn 90% khối lượng cà phê xuất khẩu của thế giới là loại cà phê hạt còn sống. Trên thị trường cũng xuất hiện kinh doanh cà phê dạng đã rang chín (Roasted coffee) và dạng đã qua chế biến kỹ có thể hòa tan được ngay (instant coffee). 1.2. Một số nước xuất khẩu cà phê chủ yếu * Braxin Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, trung bình hàng năm nước này bán ra thị trường thế giới 16 triệu bao (60 kg/bao), chiếm hơn 20% xuất khẩu thế giới trong đó 75% là cà phê chè (Arabica), còn 25% là cà phê vối (Robusta). Mỗi khi khối lượng xuất khẩu của Braxin thay đổi, xuất khẩu của thế giới cũng thay đổi theo. Theo số liệu của chính phủ Braxin, từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2003, sản lượng xuất khẩu của nước này là 27,5 triệu bao. Gần đây Braxin đã trở thành đối thủ cạnh tranh của các nước Châu Á và Châu Phi về cà phê vối. Hàng năm Braxin xuất khẩu 4-5 triệu bao cà phê vối. * Côlômbia Là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, trung bình hàng năm nước này xuất khẩu 12 triệu bao. Điều đáng chú ý là nước này dùng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cà phê đều tăng sản lượng mà không phải dùng biện pháp tăng diện tích trồng trọt. Một điều thú vị là xuất khẩu cà phê hạt của Colombia lại thường được đóng trong bao nặng 70 kg, trong khi đó nhiều nước đóng 60 kg/bao. * Côxtarica Đây là một nước nổi tiếng về sản xuất cà phê chè ướt có chất lượng cao. Xuất khẩu trung bình là 2,3 triệu bao/năm. Nhưng vụ 10/2002-9/2003 xuất khẩu của nước này chỉ đạt 1,7 triệu bao. * Cốt-đi-voa (Bờ biển Ngà) Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới. Đầu những năm 80, sản xuất của Cốt-đi-voa đứng thứ 3 thế giới, sau Braxin và Côlômbia. Nhưng đến đầu năm 1990. do chính phủ không quan tâm đến sản xuất cà phê nên nhiều người trồng cà phê lại chuyển sang trồng ca cao, một loại hàng nông sản xuất khẩu số một của Cốt-đi-voa. Lúc này, Cốt-đi-voa đứng hàng thứ 12 trên thế giới, xuất khẩu chỉ trên 2 triệu bao. Sau đó chính phủ Cốt-đi-voa đã nhìn nhận lại vấn đề và tăng giá thu mua cà phê, tăng cường đầu tư cho ngành này. Ngoài ra với sự tự do hóa mậu dịch và giá cả cà phê thế giới tăng lên làm cho người trồng cà phê lại trồng cà phê và sản xuất bắt đầu tăng. Sản xuất hàng năm trung bình đạt 4,4 triệu bao và xuất khẩu trung bình là 4 triệu bao chiếm 4,8% xuất khẩu của thế giới. Xuất khẩu cà phê của Cốt-đi-voa chủ yếu sang Pháp và Italia, EEC chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩu của nước này, trong đó 7% - 10% là cà phê hòa tan. Tương lai với việc trồng lại cà phê có thể đưa sản lượng cà phê của Cốt-đi-voa lên mức 5 triệu bao/năm * Inđônêxia Với mức sản xuất trung bình là 6,8 triệu bao/năm (1990-1997) và 6,34 triệu bao ( 1998-2002), Inđônêxia chiếm 7% sản xuất cà phê thế giới và đứng vào hàng thứ 3 sau Braxin và Côlômbia, sản xuất cà phê vối lớn nhất, vượt Cốt-đi-voa. Xuất khẩu trung bình là 5,5 triệu bao (cả hai loại cà phê vối và cà phê chè, nhưng chủ yếu là cà phê vối). Inđônêxia xuất khẩu nhiều cà phê vối được chế biến bằng phương pháp khô sang Châu Âu, Nhật và Mỹ. Để đáp ứng với yêu cầu của thị trường, tháng 3/1998, Inđônêxia đã chính thức khai trương một nhà máy làm cà phê hòa tan trị giá 25 triệu đô la Mỹ. Đây là nhà máy liên doanh của hãng Parasidha ở Indonexia và hãng Itochu và Ieshima (Nhật Bản). Indonexia hy vọng sẽ sản xuất 3600 tấn cà phê hòa tan và 2400 tấn cà phê đã xay hàng năm. Tuy nhiên, năm 2001 do ảnh hưởng của ElNino, Indonexia đã phải mua 30.000 tấn cà phê của Việt Nam để đảm bảo hợp đồng với các nước. * Ấn Độ Là một nước trồng cả 2 loại cà phê ( cà phê chè và cà phê vối). Sản xuất trung bình là 2,5 triệu bao, trong đó chừng 50% là cà phê chè. Ấn Độ đứng sau Indonexia về xuất khẩu cà phê chè ở Châu Á. Xuất khẩu hàng năm chừng 2 triệu bao. Trong ba năm qua Ấn Độ đã đầu tư nhiều vào việc quản lý và trồng cà phê và đã thu được nhiều kết quả trong ngành cà phê. Theo dự báo của Ủy ban kế hoạch Ấn Độ, sản lượng cà phê của Ấn Độ sẽ tăng lên mức 5 triệu bao vào năm 2004. * Goatêmala Sản xuất của Guatemala gần đây đạt 4,1 triệu bao/năm (1999-2003), chủ yếu là cà phê chè. Xuất khẩu hàng năm chừng 3,7 triệu bao chủ yếu sang Mỹ và Đức. Trong những thập kỷ qua, do sự căng thẳng về chính trị và xã hội cũng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành cà phê. * Ethiôpia Là nước xuất khẩu cà phê thế giới lâu đời nhất, đây cũng là nước đầu tiên trồng cà phê chè. Cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu. Hàng năm sản xuất chừng 2,9 triệu bao (1990-1996) chủ yếu là cà phê chè và 50% dùng cho xuất khẩu. Đây là một nước tiêu thụ cà phê lớn nhất ở Châu Phi. Ethiopia xuất khẩu chủ yếu sang Đức, Mỹ, Pháp và Nhật Bản, trước đây chủ yếu xuất sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. * Uganđa Là một trong những nước sản xuất cà phê Robusta chính của thế giới, Uganda chỉ sản xuất 10% cà phê Arabica. Do sự bất ổn về chính trị trong những năm 70 và đầu những năm 80 đã làm ảnh hưởng lớn đến ngành cà phê( giảm từ 3,5 triệu bao đầu những năm 60 xuống còn 2,5 triệu bao những năm 80). Nhưng sau đó do có sự thay đổi về chính trị và tự do hóa kinh tế đã làm cho sản xuất cà phê phục hồi lại. Hai năm qua sản xuất chừng 3,1 triệu bao/năm. Dự báo vụ 2003/2004 sản xuất giảm xuống còn chừng 2,8 triệu bao, nhưng sẽ tăng lên đến mức 5 triệu bao/năm vì Uganda sẽ đưa vào trồng giống mới (clonal coffee) với năng suất tăng lên rất nhiều (từ 600 kg/ha lên 1300 kg/ha). Loại cà phê này ngắn ngày (18 tháng là cho quả và 2 năm là đạt được năng suất cao) và chịu được sâu bệnh. Mấy năm qua tình hình sâu bệnh cà phê ở Uganda khá cao. Chính phủ đã hỗ trợ 200.000USD để chống bệnh héo lá và 250.000 USD để cung cấp giống mới cho người trồng cà phê vì theo ước tính của Chính phủ nếu không kiểm soát được sâu bệnh cà phê thì 5 năm tới sâu bệnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê và tổn thất sẽ chừng 2%/vụ, tương đương 3,5 triệu USD. * Kênya Là một trong những nước sản xuất cà phê Arabica loại dịu lớn nhất thế giới. Sản xuất trung bình 1,2 triệu bao/năm ( 1999-2003), xuất khẩu trung bình 0,9 triệu bao, chủ yếu sang Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ, Bỉ và Nhật. 2. Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới 2.1. Khái quát chung về nhập khẩu cà phê thế giới Nếu như sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi thì nhập khẩu lại tập trung chính ở các nước có nền kinh tế phát triển (chiếm 90% nhập khẩu thế giới) (Biểu 3). Trong những năm đầu của thập kỷ 90, nhập khẩu cà phê thế giới biến động không ngừng. Trung bình từ năm 1990 đến 1994 nhập khẩu giữ ở mức 91 triệu bao/năm (trừ năm 1991 giảm xuống 85 triệu bao). Năm 2002 do mức dự trữ ở các nước nhập khẩu còn lớn nên các nước này đã giảm nhập khẩu vì vậy khối lượng nhập khẩu của cả thế giới chỉ còn 89,6 triệu bao. (Chi tiết xin xem phụ lục 4) Các nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới là: Mỹ, Phần Lan, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Nhật Bản. Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Sau đó đến Đức, Nhật Bản, Italia. Do dân số tăng nhanh và một phần do thu nhập đời sống khá hơn, tốc độ tiêu thụ và nhập khẩu cà phê ở các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 3,5%/năm trong những năm 90 lên 4,1% trong những năm gần đây. Điều đáng chú ý trong nhập khẩu cà phê thế giới là nhiều nước phương Tây ngày càng nhập khẩu cà phê hạt để chế biến thành cà phê hòa tan để xuất khẩu đặc biệt là ở Mỹ. Việc phát triển công nghiệp chế biến cà phê trong đó có cà phê hòa tan ở nhiều nước làm nhu cầu cà phê thế giới tăng đáng kể vì loại cà phê này rất tiện lợi cho người tiêu dùng. 2.2. Những nước nhập khẩu cà phê chủ yếu * Mỹ Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới (biểu 3). Tiêu dùng cà phê ở Mỹ có chiều hướng giảm nhẹ kể từ khi đạt ở mức cao nhất là gần 19 triệu bao năm 1990. Tiêu thụ giảm vào cuối năm 1994 do giá cà phê bán lẻ tăng lên gấp đôi. Tiêu dùng cà phê năm 2001 là 21,4 triệu bao, năm 2002 tăng lên mức 21,7 triệu bao. Ba nhà chế biến cà phê lớn ở Mỹ là Kraft General, Proctor & Gamble và Nestle. Những nhà sản xuất này chế biến chiếm chừng 70% cà phê của cả nước. Nhiều nhà sản xuất nhỏ cũng bắt đầu hoạt động để phục vụ nhu cầu của thị trường đối với loại cà phê hảo hạng. Người ta ước tính là loại cà phê này chỉ chiếm chừng 16% thị trường cà phê bán lẻ. Theo kết quả cuộc thăm dò mùa đông 2001 của Hiệp hội cà phê quốc gia Mỹ cho thấy chỉ có 2,7% số người được phỏng vấn là uống loại cà phê hảo hạng này hàng ngày. Tuy nhiên, thị phần của loại cà phê hảo hạng này đang tăng lên và theo người phát ngôn của những nhà sản xuất loại cà phê này thì họ tin rằng vào thế kỷ 21 loại cà phê này sẽ chiếm 1/3 thị trường cà phê của Mỹ. Mỹ cũng như những nước nhập khẩu khác đều có tái xuất. Ví dụ năm 2002, Mỹ nhập tổng số là 21,7 triệu bao và tái xuất 2,6 triệu bao (chiếm 12%). Đặc biệt, Mỹ xuất khẩu cà phê rang và cà phê hòa tan rất lớn. Năm 2001, Mỹ nhập 21,449 triệu bao cà phê hạt và Mỹ lại xuất khẩu 2,485 triệu bao trong đó cà phê rang và cà phê hòa tan chiếm 50%. * Vương quốc Anh Đây là nơi cà phê hòa tan được tiêu dùng lớn nhất, theo báo cáo của Data Monitor, nhóm nghiên cứu thị trường, cà phê đã và đang thay thế chè, trung bình mỗi năm mỗi người dân Anh sử dụng 15 bảng cho cà phê. Cũng theo báo cáo này, tốc độ tăng của cà phê là 11%/năm kể từ năm 1997, và hiện nay cà phê chiếm phần lớn nhất trong các loại đồ uống ở Anh. Hàng năm (từ năm 1998-2002) Anh quốc nhập khẩu chừng hơn 3 triệu bao. * Châu Âu Ở Pháp, Áo và Hy Lạp, nhiều người chuyển sang dùng cà phê chè. Nhiều người chuyển sang uống cà phê chè vì lượng cà phê vối đã chế biến xuất sang Trung và Đông Âu giảm đi. Ngược lại ở Đức, nhiều người lại chuyển sang dùng loại cà phê vối thay vì dùng loại cà phê chè có vị dịu. Mức tiêu thụ cà phê chè gần đây đã giảm ở một số nước Châu Âu chủ yếu do giá bán lẻ cà phê tăng nhanh, những nước đó là: Bỉ, Luxembourg, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan. Mức tiêu thụ của Tây Âu trong năm 2001/2002 giảm hơn 2 triệu bao, nói cách khác là giảm hơn 5% so với năm 2000/2001 và có thể còn tiếp tục giảm trong những năm tới. Một điều đáng lo ngại cho những nhà sản xuất cà phê là ở thị trường Châu Âu giới trẻ được tiếp xúc với cà phê rất sớm, nhưng họ thường chỉ uống cà phê nhiều khi họ bắt đầu đi làm. Nhưng ở một số nước khác, mà điển hình là Đan Mạch và Đức, giới trẻ lại thích uống các loại đồ uống khác ví dụ các loại ướp lạnh. Sự thay đổi trong thói quen dùng đồ uống được thấy ở Mỹ trong những năm 60 và ngày nay thói quen đó vẫn không thay đổi. Một số nhà quan sát cũng thấy rằng, ngày nay ở Tây Âu người tiêu dùng lại thích uống loại cà phê hảo hạng như cà phê đậm (espresso), cà phê sữa Ý (cappuccino), cà phê Moea Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Mocha) v.v... Người ta cho rằng giới trẻ ở Châu Âu sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nên thị trường tiêu thụ cà phê trong tương lai, do đó ngành sản xuất cà phê cần phải tự điều chỉnh để theo kịp với sự thay đổi của môi trường xã hội ở đây. * Trung và Đông Âu Đây là thị trường có tiềm năng tiêu thụ cà phê lớn, mặc dầu gần đây sức mua có giảm đi. Vì khu vực này nhập khẩu nhiều cà phê từ Tây Âu, nên khó có thể xác định được số lượng cà phê chè và vối trên thị trường này. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ICO trong những năm qua do thu nhập cá nhân giảm đi và giá cả cà phê tăng lên nên số lượng tiêu thụ ở các nước này giảm đi, ví dụ ở Nga năm 1999 là 1,77 triệu bao và năm 2002 là 1,5 triệu bao. Nhiều người cũng đã chuyển sang dùng cà phê vối vì loại này rẻ hơn cà phê chè. Vì lượng cung cấp cà phê còn ít và giá cả cao so với thu nhập, nên cà phê thường được coi như một loại hàng hóa có giá trị ở Đông Âu. Người ta thường tặng nhau những gói cà phê nhỏ để thể hiện lòng biết ơn đã giúp đỡ, sự mến khách chứ không tặng hoa hay kẹo sôcôla như những nơi khác thường làm. Tiêu dùng tính theo đầu người ở Trung và Đông Âu còn xếp vào loại thấp nhất thế giới nhưng đây là khu vực có tiềm năng tiêu thụ cà phê rất lớn, đặc biệt ngày nay. * Những khu vực khác Mặc dầu những thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng vẫn còn những khu vực khác, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Algeria. Nhìn chung việc nhập khẩu cà phê của Nhật Bản có biến động trong phạm vi chừng 6 triệu bao từ 1994-1998 và 7 triệu bao từ năm 1999-2002. Hàn Quốc nhập khẩu trong những năm qua trung bình 1 triệu bao. Có nhiều tiềm năng tiêu thụ cà phê ở những nước này, đặc biệt là ở Nhật Bản và những nước Châu Á khác. Thị trường Nhật Bản được coi là một thị trường ngày càng khó tính. Ở đây người ta thường bán những loại cà phê hảo hạng, và thị phần cho loại cà phê chất lượng cao này ngày càng tăng lên. Trong khi Nhật được coi là một nước dùng loại cà phê “truyền thống”, thì nước này cũng là một trong những nước đứng đầu phát minh ra nhiều sản phẩm về cà phê như cà phê hộp, cà fê đá, cà phê hỗn hợp. Cà phê tan cũng nhanh chóng giành được vị trí trên thị trường Nhật Bản. Một điều thú vị là thói quen tiêu dùng cà phê của Nhật Bản cũng lan sang cả những nước Châu Á khác như Hongkong và Singapore. Kết quả là Châu Á sẽ trở thành không những là người khách hàng lớn về cà phê thông thường và cà phê tan mà còn là khách hàng của các loại cà phê hảo hạng, ngày càng nhiều loại này được sản xuất trong khu vực. Cuối cùng là thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng đang mở ra do tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, dân số đông và lượng khách du lịch lớn (năm 2002 là 51,127 triệu khách nước ngoài), Sản xuất cà phê trong nước cũng đang có nhiều hứa hẹn. Dù sao thị trường này cũng đang đưa ra những cơ hội và thách thức cho các nhà sản xuất cà phê thế giới, đặc biệt là ở khâu bán lẻ đòi hỏi phải đa dạng hóa mặt hàng và chất lượng cũng đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy bán loại cà phê thông thường và tăng lượng tiêu thụ cà phê. 3. Dự trữ cà phê thế giới Xuất khẩu thế giới và việc tiêu thụ đã vượt quá sản xuất. Điều này đã dẫn đến giảm mức dự trữ ở kho của những nước sản xuất cà phê. Gần đây chỉ có Colombia và Braxin là vẫn còn lượng lưu kho đáng kể, nhưng nhiều phần của lượng lưu kho của Braxin đã để quá lâu và chất lượng cần phải xem xét lại. Mức dự trữ ở các nước nhập khẩu tăng nhanh trong thời gian 1989-1992 do việc bán hàng ồ ạt của những nước sản xuất cà phê sau khi bỏ cô-ta năm 1989. Hiện nay do nhiều nhà sản xuất thực hiện phương thức mua bán đúng lúc (Just in time- JIT) để giảm chi phí lưu kho nên mức lưu kho ở những nước nhập khẩu đã giảm đi nhiều. Ví dụ năm 1999 số lưu kho ở những nước nhập khẩu là 19 triệu bao, đến năm 2002 chỉ còn 11,5 triệu bao. 4. Giá cả Từ những năm 1980 trở lại đây, do tác động của nhiều yếu tố mà chủ yếu là quan hệ cung cầu trên thị trường, giá cà phê biến động thất thường: cứ 4 đến 5 năm giá liên tục tăng lên thì sau đó lại có từ 4 đến 5 năm giá liên tục giảm xuống. Riêng năm 2003, giá cả cà phê thế giới chia làm 2 giai đoạn: đầu năm là 100 xu Mỹ/pound và giá tăng lên đến 311 xu Mỹ/pound vào giữa năm, thời kỳ thứ 2 là thời kỳ giá giảm xuống đột ngột còn 150 xu/pound. Giá của các loại cà phê khác nhau thì khác nhau. Do những đặc điểm về sản xuất và tính hơn hẳn về mặt chất lượng, giá cà phê chè thường cao hơn giá cà phê vối. (Chi tiết xin xem phụ lục 5). 5. Tập quán kinh doanh cà phê thế giới Cà phê cũng được mua bán theo tập quán kinh doanh loại cây công nghiệp dài ngày như bông và cao su. Người ta thường mua bán thực hoặc mua bán kỳ hạn cà phê trên các cơ sở giao dịch hàng hóa của thế giới như London và New York. Hiện nay nhiều nước đã ký kết theo mẫu hợp đồng Châu Âu 1997. 6. Xúc tiến mậu dịch cà phê Hiện nay tổng số tiền dùng cho quảng cáo của các loại đồ uống khác đã vượt rất xa số tiền dùng cho quảng cáo cà phê. Để tăng lượng tiêu dùng cà phê chủ yếu ở những nước nhập khẩu và để cạnh tranh với các loại đồ uống khác, gần đây ICO đã quyết định dành 2 triệu USD cho chiến dịch xúc tiến bán cà phê ở Trung Quốc và Nga. Côlômbia cũng tiến hành một chiến dịch quảng cáo và xúc tiến mậu dịch cà phê trên toàn thế giới cho đất nước này. Cũng theo ICO, các nhà chế biến cà phê trên thế giới đã đầu tư hàng chục triệu đô la Mỹ để xúc tiến bán hàng của họ. Người ta cho rằng tiền chi cho quảng cáo và xúc tiến mậu dịch chiếm từ 3-6% tổng số tiền bán hàng. Xúc tiến mậu dịch có thể ở dưới dạng bán hàng, quảng cáo, phát tờ rơi, triển lãm hội chợ và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ủy ban xúc tiến mậu dịch của ICO đã được thành lập từ năm 1964 ở London để xúc tiến việc bán cà phê nói chung và để đạt được và duy trì được chất lượng tốt nhất của cà phê. Tiền nộp của các nước thành viên là 15 xu/bao cà phê xuất khẩu để dùng vào công việc xúc tiến mậu dịch cà phê và các công việc khác của ICO. 7. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) và hiệp định cà phê thế giới (ICA) 7.1. Tổ chức cà phê thế giới ( International Coffee Organization – ICO) Do sự biến động thất thường của giá cả thị trường đã ảnh hưởng lớn đến những nước sản xuất và tiêu thụ cà phê nên những nước này đứng đầu là Braxin đã họp lại lần đầu tiên năm 1962 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc tại New York để thành lập ICO và đã ký được hiệp định thứ nhất cà phê thế giới. Hiện nay ICO đã có 51 nước thành viên trong đó có 35 nước xuất khẩu và 16 nước nhập khẩu. Mục đích chủ yếu của ICO là nhằm tạo nên một thị trường cà phê ổn định về mặt giá cả bằng cách phân phối cota giữa các nước thành viên. 7.2. Hiệp định cà phê thế giới ( International Coffee Agreement –ICA) Hiện nay hiệp định ICA mới nhất được kí kết bởi 63 thành viên Chính phủ của Hội đồng Cà phê quốc tế (International Coffee Council) tại Luân Đôn vào tháng 9 năm 2000 sau khi hiệp định ICA 1994 hết hạn hiệu lực vào ngày 30/9/1999. Hiệp định kéo dài 6 năm này sẽ đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các nước sản xuất và nước tiêu dùng cà phê trên thế giới và đã có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2001 (vì vậy hiệp định này được gọi tắt là ICA 2001). Những mục tiêu chính của ICA 2001 là : - Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các vấn đề về cà phê.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan