Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng mô hình swat đánh giá tác động của hồ chứa hàm thuận đến lƣu lƣợng dòng...

Tài liệu ứng dụng mô hình swat đánh giá tác động của hồ chứa hàm thuận đến lƣu lƣợng dòng chảy tại lƣu vực sông la ngà.

.PDF
48
131
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỒ CHỨA HÀM THUẬN ĐẾN LƢU LƢỢNG DÒNG CHẢY TẠI LƢU VỰC SÔNG LA NGÀ Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TÚ Ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ Niên khóa: 2013-2017 TP HCM, tháng 6/2017 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỒ CHỨA HÀM THUẬN ĐẾN LƢU LƢỢNG DÒNG CHẢY TẠI LƢU VỰC SÔNG LA NGÀ Tác giả NGUYỄN THỊ TÚ Tiểu luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sƣ ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hƣớng dẫn ThS.Võ Ngọc Quỳnh Trâm KS.Nguyễn Đỗ Ngọc Uyên Tháng 6 năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, em xin chân thành cám ơn cô ThS. Võ Ngọc Quỳnh Trâm, KS.Nguyễn Đỗ Ngọc Uyên, Bộ môn GIS & Tài Nguyên, trƣờng ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã hƣớng dẫn em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ em trong thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi, KS. Nguyễn Duy Liêm cùng tất cả quý thầy cô, anh chị trong Bộ môn GIS & Tài Nguyên trƣờng ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn thầy cô, anh chị về những kiến thức, kinh nghiệm và sự giúp đỡ dành cho em trong suốt thời gian học tại trƣờng. Tôi cảm ơn bạn bè đã cùng tôi chia sẻ, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn trong quá trình học tập bốn năm học vừa qua. Cuối cùng, để có đƣợc thành quả nhƣ ngày hôm nay, con xin cảm ơn cha mẹ đã nuôi dƣỡng, quan tâm con. Cám ơn cha mẹ luôn tin tƣởng, bên cạnh con luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho con đƣợc yên tâm học tập. Nguyễn Thị Tú Khoa Môi Trƣờng & Tài Nguyên Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0976.416.356 Email: [email protected] ii TÓM TẮT Đề tài “Ứng dụng GIS và mô hình SWAT đánh giá tác động của các công trìng hồ chứa thủy điện Hàm Thuận đến lƣu lƣợng dòng chảy tại lƣu vực sông La Ngà” đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ 2/2017 – 6/2017. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục đích ứng dụng công nghệ GIS và mô hình SWAT, mô phỏng diễn biến dòng chảy dƣới tác động của việc xây dựng hồ chứa thủy điện Hàm Thuận đến lƣu lƣợng dòng dòng chảy lƣu vực sông La Ngà giai đoạn 2001 đến 2010. Qua đó làm tiền đề khoa học hỗ trợ cho việc quản lý tài nguyên nƣớc trên lƣu vực. . Để đạt đƣợc mục tiêu đó, tiến hành thu thập, biên tập cơ sở dữ liệu bao gồm địa hình, sử dụng đất, thổ nhƣỡng và số liệu thời tiết theo định dạng chuẩn của SWAT trên nền phần mềm ArcGIS. Kết quả đạt đƣợc trƣớc tiên của nghiên cứu là mô phỏng lƣu lƣợng dòng chảy lƣu vực sông La Ngà trong giai đoạn 2001-2010 bằng mô hình SWAT theo hai kịch bản: lƣu lƣợng dòng chảy khi có và không có hồ chứa Hàm Thuận. Sau đó đánh giá ảnh hƣởng của hồ chứa Hàm Thuận đến dòng chảy tại cửa xả Hàm Thuận. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................... 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4 2.1. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 4 2.1.1. Khái niệm lƣu lƣợng dòng chảy .................................................................... 4 2.1.2. Tổng quan về hồ chứa thủy điện ................................................................... 4 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...................................................................... 8 2.2.1. Vị trí địa lý và diện tích LVSLN. .................................................................. 8 2.2.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 9 2.2.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................. 13 2.2.4. Khái quát về hồ chứa Hàm Thuận ............................................................... 15 2.3. Tổng quan mô hình SWAT ........................................................................... 16 iv 2.3.1. Pha đất của chu trình thủy văn .................................................................... 18 2.3.2. Pha nƣớc của chu trình thủy văn ................................................................. 19 2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 20 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 20 2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam............................................................. 21 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 22 3.1. Dữ liệu ........................................................................................................... 22 3.2. Phƣơng pháp.................................................................................................. 26 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ..................................................................... 29 4.1. Phân chia lƣu vực .......................................................................................... 29 4.2. Phân tích đơn vị thủy văn ............................................................................. 30 4.3. Ghi chép dữ liệu thời tiết .............................................................................. 32 4.4. Biên tập các thông số hồ chứa ...................................................................... 33 4.5. Chạy mô hình ................................................................................................ 35 4.6. Đánh giá tác động của HCHT ....................................................................... 35 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................................... 38 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 38 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 39 v DANH MỤC VIẾT TẮT GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) HCHT Hồ chứa Hàm Thuận HRU(s) Hydrologic Response Units (Đơn vị thủy văn) LLDC Lƣu lƣợng dòng chảy LVSLN Lƣu vực sông La Ngà SWAT Soil and Water Assessment Tool (Mô hình đánh giá đất và nƣớc) VQHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1 Những thông số đầu vào của dữ liệu hồ chứa trong SWAT ......................... 6 Bảng 2. 2. Diện tích đất tự nhiên LVSLN phân theo địa phƣơng (km2) ....................... 9 Bảng 2. 3. Lƣu lƣợng trung bình tháng thực đo tại một số vị trí (Đơn vị:m3/s) ......... 13 Bảng 2. 4. Đặc điểm dân cƣ trên LVSLN .................................................................... 14 Bảng 2. 5 Thông số chủ yếu công trình Hàm Thuận ................................................... 16 Bảng 3. 1. Giá trị thông số HCHT đầu vào của mô hình SWAT vii 25 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1 Các đặc trƣng công trình hồ chứa (Đỗ Cao Đàm và cộng sự,2008) ........ 5 Hình 2. 2. Vị trí địa lý LVSLN .................................................................................. 9 Hình 2. 3. Sơ đồ thủy văn trong pha đất (phỏng theo Susan L.N. và cộng sự, 2009) ............................................................................................................................................. 18 Hình 2. 4. Các quá trình biến đổi và vận chuyển chất trong lòng sông ngòi đƣợc mô phỏng trong SWAT (phỏng theo Susan L.N. và cộng sự, 2009) ................................. 19 Hình 3. 1. Bản đồ DEM lƣu vực sông La Ngà ....................................................... 22 Hình 3. 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất LVSLN ................................................. 23 Hình 3. 3. Bản đồ thổ nhƣỡng LVSLN ................................................................... 24 Hình 3. 4 Bản đồ vị trí hồ chứa Hàm Thuận trên LVSLN ..................................... 26 Hình 3. 5. Lƣợc đồ mô phỏng lƣu lƣợng dòng chảy............................................... 27 Hình 4. 1. Bản đồ phân chia lƣu vực sông La Ngà ................................................. 29 Hình 4. 2.Bản đồ phân chia mã sử dụng đất trong SWAT ..................................... 30 Hình 4. 3. Bản đồ phân chia mã loại đất trong SWAT ........................................... 31 Hình 4. 4. Kết quả phân chia lớp độ dốc trong SWAT ........................................... 31 Hình 4. 5. Bản đồ vị trí các trạm đo thời tiết trên lƣu vực sông La Ngà ................ 32 Hình 4. 6. Tiến trình đƣa dữ liệu lƣợng mƣa vào mô hình ..................................... 33 Hình 4. 7. Tiến trình đƣa dữ liệu nhiệt độ vào mô hình ......................................... 33 Hình 4. 8. Giá trị các thông số hồ chứa Hàm Thuận .............................................. 34 Hình 4. 9. Giá trị lƣu lƣợng dòng chảy lớn thất của trung bình tháng ................... 34 Hình 4. 10. Thiết lập và chạy mô hình .................................................................... 35 Hình 4. 11. Diễn biến lƣu lƣợng dòng chảy theo 2 kịch bản có và không có HCHT ............................................................................................................................................. 36 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sông La Ngà là phụ lƣu bên trái lớn nhất của sông Đồng Nai. Lƣu vực sông La Ngà (LVSLN) đƣợc phân thành 2 vùng: thƣợng La Ngà và hạ La Ngà. LVSLN nằm trên các trục đƣờng giao thông chính nhƣ quốc lộ 20, quốc lộ 1A. Cùng với các ƣu thế về điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình, dòng chảy. Lƣu vực có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, nhất là nông lâm nghiệp và điện năng. Là vùng trọng điểm kinh tế, có nhiều thế mạnh tiềm năng nên từ trƣớc đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn nƣớc trong lƣu vực đƣợc các cơ quan trong nƣớc và ngoài nƣớc thực hiện. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi lƣu vực đã đặt ra những vấn đề bức xúc đối với quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nƣớc. Sự biến đổi dòng chảy do nhiều nhân tố khác nhau gây nên. Với dòng chảy chỉ chịu sự tác động của các yếu tố mặt đệm nhƣ lớp phủ thực vật, địa hình lòng sông, các hố trữ nƣớc nhƣ ao hồ đầm lầy thì đƣợc coi là dòng chảy tự nhiên. Tuy nhiên bản chất dòng chảy tự nhiên không còn khi chịu các tác động của con ngƣời lên dòng chảy của con sông nhƣ xây dựng các công trình hồ chứa, đập dâng, thủy điện. Quá trình điều tiết dòng chảy tùy theo quy mô hồ chứa có thể gây ra hiện tƣợng phân phối lại dòng chảy trong cả năm hoặc nhiều năm. Việc đánh giá ảnh hƣởng của các công trình khai thác nguồn nƣớc đến dòng chảy có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội vùng hạ lƣu sông La Ngà. Có hai phƣơng pháp đánh giá lƣu lƣợng dòng chảy là phƣơng pháp khảo sát thực địa và sử dụng mô hình mô phỏng. Trong đó, phƣơng pháp khảo sát thực địa rất tốn kém về mặt công sức và thời gian. Việc sử dụng mô hình có thể khắc phục đƣợc các hạn chế của phƣơng pháp truyền thống, không những cho phép mô phỏng dòng chảy, đánh giá lƣu lƣợng dòng chảy trên toàn bộ lƣu vực một cách liên tục theo không gian và thời gian mà còn tiết kiệm thời gian và công sức. Mô hình đánh giá đất và nƣớc SWAT là mô hình 2 mô phỏng tài nguyên nƣớc lƣu vực sông. Kết quả mô phỏng này có thể trợ giúp trong đánh giá lƣu lƣợng dòng chảy lƣu vực sông La Ngà. Hồ chứa Hàm Thuận (HCHT) thuộc LVSLN nằm trên 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng ở mực nƣớc dâng bình thƣờng khoảng 25,2 km2. Công trình HCHT hoàn thành vào năm 2001. Hồ chứa thủy điện này có thể tác động đến dòng chảy trong lƣu vực sau khi đi vào hoạt động. Để thấy rõ hơn ảnh hƣởng của công trình này đến dòng nƣớc, nghiên cứu “Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của hồ chứa Hàm Thuận lên lƣu lƣợng dòng chảy lƣu vực sông La Ngà” đƣợc thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung của nghiên cứu là ứng dụng công nghệ GIS và mô hình SWAT mô phỏng, đánh giá lƣu lƣợng dòng chảy sông La Ngà qua 2 kịch bản có và không tác động của hồ chứa Hàm Thuận. Qua đó hỗ trợ cho các nhà quản lý, quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc trên LVSLN. Các mục tiêu cụ thể: o Mô phỏng lƣu lƣợng dòng chảy trên lƣu vực sông La Ngà từ 2001-2010 theo 2 kịch bản: có và không có sự hoạt động của hồ chứa Hàm Thuận. o Đánh giá tác động của hồ chứa thủy điện Hàm Thuận đến lƣu lƣợng dòng chảy lƣu vực sông La Ngà. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các thông số HCHT và lƣu lƣợng dòng chảy (LLDC) trong LVSLN. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu LVSLN gồm phần lớn diện tích huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tánh Linh (Bình Thuận) và Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai). 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm lƣu lƣợng dòng chảy Lƣu lƣợng là thể tích nƣớc đi qua mặt cắt công trình trong một thời gian lũ (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013). Lƣu lƣợng nƣớc Q (water discharge) là lƣợng nƣớc chảy qua mặt cắt cửa ra trong một đơn vị thời gian là 1 giây (m3/s). Lƣu lƣợng trên sông thay đổi theo thời gian. 2.1.2. Tổng quan về hồ chứa thủy điện a. Đặc trƣng hồ chứa Theo Đỗ Cao Đàm và cộng sự (2008) đặc trƣng hồ chứa tại Việt Nam đƣợc thể hiện nhƣ Hình 2. 1. Các loại mực nƣớc của hồ chứa gồm:  Mực nƣớc khống chế trƣớc lũ (MNTL) là mực nƣớc giới hạn cho phép tích nƣớc trƣớc lũ.  Mực nƣớc phòng lũ hạ du (MNPL) là mực nƣớc cao nhất trƣớc đập khi lũ đến là lũ thiết kế phòng lũ hạ du, hồ chứa xả lũ theo lƣu lƣợng đảm bảo an toàn cho hạ du.  Mực nƣớc chống lũ thiết kế (MNLTK) là mực nƣớc cao nhất trƣớc đập khi lũ đến là lũ thiết kế đập và các công trình xả lũ mở hết cỡ.  Mực nƣớc lũ kiểm tra (MNLKT) là mực nƣớc cao nhất trong hồ chứa khi lũ đến bằng lũ ứng với tần suất lũ kiểm tra.  Mực nƣớc dâng bình thƣờng (MNDBT) là mực nƣớc thiết kế cao nhất ở thƣợng lƣu hồ chứa, mực nƣớc cần phải trữ nƣớc ở đầu thời kỳ cấp nƣớc nhằm thỏa mãn yêu cầu dùng nƣớc khi hồ chứa vận hành bình thƣờng.  Mực nƣớc chết (MNC) là mực nƣớc thấp nhất ở hồ chứa khi hồ chứa vận hành bình thƣờng. Ứng với các loại mực nƣớc trên, có các loại dung tích của hồ chứa bao gồm:  Dung tích toàn bộ của hồ chứa là dung tích tính từ đáy hồ đến mực nƣớc dâng bình thƣờng. 4  Dung tích chết là dung tích từ đáy hồ đến mặt thoáng ứng với mực nƣớc chết.  Dung tích hữu ích là dung tích bao gồm giữa mặt thoáng ứng với mực nƣớc dâng bình thƣờng và mực nƣớc chết. Dung tích hữu ích đƣợc sử dụng cho mục đích điều chỉnh dòng chảy bằng cách làm đầy và xả kiệt hồ chứa theo chu kỳ điều chỉnh.  Dung tích gia cƣờng (hay dung tích chống lũ) là dung tích nằm giữa mặt thoáng ứng với mực nƣớc lũ thiết kế và mực nƣớc dâng bình thƣờng, dùng để cắt lƣu lƣợng lũ lớn nhất ứng với tần suất tính toán của công trình.  Dung tích phòng lũ là dung tích dành riêng để cắt lũ phục vụ cho chống lũ ở hạ du công trình. Dung tích phòng lũ có thể trùng hoàn toàn hay một phần dung tích hữu ích của hồ chứa và cũng có thể trùng một phần với dung tích chống lũ. Hình 2. 1 Các đặc trƣng công trình hồ chứa (Đỗ Cao Đàm và cộng sự,2008) b. Thông số và định dạng đầu vào của hồ chứa trong SWAT Hồ chứa là thƣờng nằm trên nhánh sông chính của lƣu vực. Hồ chứa nhận tải trọng từ các tiểu lƣu vực trên thƣợng nguồn chảy xuống. Các tập tin đầu vào hồ chứa (.res) thể hiện ở Hình 2. 1 chứa dữ liệu đầu vào để mô phỏng các quá trình nƣớc và trầm tích. 5 Bảng 2. 1 Những thông số đầu vào của dữ liệu hồ chứa trong SWAT Tên trƣờng Đơn vị Định dạng MORES na FLOAT Tháng bắt đầu vận hành hồ chứa IYRES na FLOAT Năm bắt đầu vận hành hồ chứa RES_ESA [ha] FLOAT Diện tích bề mặt hồ khi ở mức báo động chống lũ RES_EVOL [104 m3] FLOAT Dung tích nƣớc ở mức báo động chống lũ. RES_PSA [ha] FLOAT Diện tích bề mặt hồ khi ở mức báo động phòng lũ RES_PVOL [104 m3] FLOAT Dung tích nƣớc ở mức báo động phòng lũ RES_VOL [104 m3] FLOAT Dung tích nƣớc ban đầu của hồ chứa RES_K [mm/hr] FLOAT Hệ số dẫn thủy lực của đáy hồ chứa. IRESCO na FLOAT Tùy chọn mô phỏng lƣu lƣợng xả OFLOWMX [m3/s] FLOAT Lƣu lƣợng xả ngày cao nhất trong tháng. OFLOWMN [m3/s] FLOAT Lƣu lƣợng xả ngày thấp nhất trong tháng RES_RR [m3/s] FLOAT Tỷ lệ xả nƣớc trung bình hàng ngày ở mức Mô tả báo động phòng lũ. Cần thiết nếu “Tùy chọn mô phỏng lƣu lƣợng xả (Outflow simulation option) = Tỷ lệ xả nƣớc trung bình hàng năm (Average annual release rate)”. RESMONO na TEXT(250) Nếu IRESCO là “Lƣu lƣợng xả thực đo hàng tháng” (Measured monthly outflow), tên của tập tin lƣu lƣợng xả của hồ chứa 6 theo tháng. IFLOOD1R [mon] FLOAT Tháng bắt đầu mùa kiệt. Cần thiết nếu “Tùy chọn mô phỏng lƣu lƣợng xả (Outflow simulation option) = Hiệu lƣu lƣợng mô phỏng trừ cho lƣợng cần lƣu trữ (Simulated - Target release)”. IFLOOD2R [mon] FLOAT Tháng kết thúc mùa kiệt. Cần thiết nếu “Tùy chọn mô phỏng lƣu lƣợng xả (Outflow simulation option) = Hiệu lƣu lƣợng mô phỏng trừ cho lƣợng cần lƣu trữ (Simulated - Target release)”. NDTARGR [days] FLOAT Số ngày cần để đạt tới lƣợng tích nƣớc mục tiêu tính từ lƣợng tích nƣớc hiện tại. Cần thiết nếu “Tùy chọn mô phỏng lƣu lƣợng xả (Outflow simulation option) = Hiệu lƣu lƣợng mô phỏng trừ cho lƣợng cần lƣu trữ (Simulated - Target release)”. STARG [104 m3] FLOAT Lƣợng tích nƣớc mục tiêu hàng tháng. Cần thiết nếu “Tùy chọn mô phỏng lƣu lƣợng xả (Outflow simulation option) = Hiệu lƣu lƣợng mô phỏng trừ cho lƣợng cần lƣu trữ (Simulated - Target release)”. RESDAYO na TEXT(250) Nếu IRESCO là “Lƣu lƣợng xả thực đo hàng ngày” (Measured daily outflow), tên của tập tin lƣu lƣợng xả của hồ chứa theo ngày. OFLOWMN_FPS [fraction] FLOAT Lƣu lƣợng xả nhỏ nhất của hồ chứa theo tỷ lệ phần trăm của dung tích ở mức báo động phòng lũ. 7 RES_SUB na FLOAT Mã số tiểu lƣu vực chứa hồ chứa. (Arnold và cộng sự. 2012)  Định dạng đầu vào dữ liệu hồ chứa trong SWAT Về mặt không gian, nhằm có cái nhìn trực quan về vị trí các hồ chứa và để thuận tiện khai báo các vị trí này cho mô hình, cần đƣa về dạng shapefile thể hiện trên bản đồ (*.mxd). Về mặt thuộc tính, cần lƣu trữ ở dạng bảng dBase (*.dbf), thể hiền đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến nội dung cần khai báo cho mô hình SWAT. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý và diện tích LVSLN. Sông La Ngà là một phụ lƣu quan trọng của sông Đồng Nai, nó là con sông nhánh có một phần lƣu vực nằm trên đất Đồng Nai đổ vào sông chính ở xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, cách cầu La Ngà 5 km về phía thƣợng lƣu. Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc, nơi hợp lƣu của ba con suối nhỏ có tên là: RơNha, ĐacToren và ĐacNo ở độ cao trung bình hơn 1.000 m, nơi cao nhất tới 1.460 m. Lƣu vực của sông gồm phần lớn diện tích huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tánh Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai) thể hiện nhƣ Hình 2. 2. Phần diện tích đất tự nhiên trên LVSLN phân theo địa phƣơng đƣợc thể hiện ở Bảng 2. 2. 8 Hình 2. 2. Vị trí địa lý LVSLN Bảng 2. 2. Diện tích đất tự nhiên LVSLN phân theo địa phƣơng (km2) Tỉnh Lâm Đồng Tỉnh Bình Thuận Tỉnh Đồng Nai Toàn Huyện Huyện Huyện lƣu Tổng Bảo Tổng Đức Tánh Tổng Tân Định Xuân Long Thống Bảo Di vực Lộc Lâm Linh Linh Linh Phú Quán Lộc Khánh Nhất 4100 1310 188,5 471,5 650 1489 535 954 1301 179 398 273 138 313 (VQHTLMN, 2006) 2.2.2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình Do địa hình chi phối mãnh liệt, hƣớng chảy của sông La Ngà rất phức tạp, khoảng 100 km kể từ nguồn, lƣu vực có dạng lá cây, dòng chính chảy theo hƣớng gần nhƣ từ Bắc 9 xuống Nam đoạn kế tới Tà Pao dài 30 km chảy theo hƣớng Tây Nam, 25 km tiếp chảy theo hƣớng Tây Bắc, đoạn từ ranh giới giữa Đồng Nai và Bình Thuận về tới suối Gia Huynh dài khoảng 30 km sông lại chảy theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, từ đây về tới chỗ nhập lƣu với sông Đồng Nai còn khoảng 20 km hƣớng chảy là Tây - Tây Bắc có đoạn gần nhƣ từ Nam đến Bắc, đặc biệt đoạn từ ranh giới giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận về tới Đồng Hiệp, sông chảy uốn khúc quanh co. Từ nguồn về tới Tà Pao, sông chảy trong lũng sông hẹp, hai bờ dốc cao, có rừng rậm; từ Tà Pao về tới Đồng Hiệp,lũng sông mở rộng thành đồng ruộng phì nhiêu rộng chừng 100.000 ha, đây là vựa lúa lớn của huyện Tánh Linh (Bình Thuận), trên địa phận tỉnh Đồng Nai có khoảng 4.000 ha, kéo dài từ Thọ Lâm (Tân Phú) về Đồng Hiệp (Định Quán). Nhìn chung khu vực này chƣa đƣợc khai thác triệt để, do chƣa có các công trình ngăn lũ, thƣờng bị ngập lụt trong mùa mƣa, phần lớn diện tích quanh năm ngập nƣớc, trở thành đầm lầy v.v... Từ Phú Hiệp về hạ lƣu dòng sông bị chặn lại bởi các dãy đá ngầm, các thác nƣớc tự nhiên nhƣ thác Trời cao 5 m, gây cản trở rất nhiều cho việc thoát lũ xuống hạ lƣu, đi lại khó khăn, đồng thời làm tăng nguy cơ ngập úng cho khu vực đồng ruộng phía Bắc Thọ Lâm, Đồng Hiệp. b. Khí hậu Lƣu vực sông La Ngà nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ, đồng thời chịu ảnh hƣởng khí hậu vùng ven biển nên chế độ khí hậu trong lƣu vực rất phức tạp. Toàn lƣu vực đƣợc phân thành hai vùng khí hậu tƣơng đối khác nhau bao gồm vùng thƣợng lƣu có khí hậu mang sắc thái vùng Nam Tây Nguyên, vùng hạ lƣu có khí hậu nhiều nét giống vùng Nam Bộ c. Lƣợng mƣa Hai loại hình gió mùa gây mƣa chính trên lƣu vực là gió mùa Tây Nam và Đông Bắc. Hằng năm dƣới tác động của quy luật chế độ gió mùa cộng với các sự thay đổi địa hình làm cho chế độ mƣa có sự biến thiên theo không gian, thời gian dẫn đến hình thành các khu vực có mƣa khác nhau trên lƣu vực. Lƣợng mƣa bình quân nhiều năm trên toàn lƣu vực trung bình 2.250 mm/năm, trong đó nhánh Đariam khoảng 2.100 mm/năm và ở 10 hạ lƣu khoảng 2.200 mm/năm. Theo số liệu quan trắc, khu vực mƣa lớn nhất trong lƣu vực chủ yếu nằm trên nhánh Đargna và Đại Bình với lƣợng mƣa bình quân nhiều năm có thể đạt từ 2.600 – 3.000 mm/năm. - Mùa mƣa trong lƣu vực bắt đầu từ tháng V đến tháng XI với tổng lƣợng mƣa chiếm trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tháng có lƣợng mƣa cao nhất thƣờng rơi vào các tháng VII và IX, đạt từ 270 – 500 mm/tháng và là tháng có số ngày mƣa lớn nhất trong năm từ 22 – 25 ngày/tháng. Số ngày mƣa trong mùa mƣa đạt trung bình từ 165 ngày/năm ở thƣợng lƣu và 140 ngày/năm ở hạ lƣu. - Mùa khô trong lƣu vực từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Trong các tháng này lƣợng mƣa dao động trong khoảng 10 – 100 mm, với tổng lƣợng mƣa rất nhỏ dƣới 10% tổng lƣợng mƣa cả năm và số ngày mƣa chỉ từ 2 – 5 ngày/tháng.Thủy văn d. Đặc điểm sông ngòi Sông La Ngà có nhiều chi lƣu, mật độ sông suối khá dày đặc, ƣớc tính cứ 1 km2 có từ 0,4 – 0,5 km sông suối. Do chịu sự ảnh hƣởng từ biến động kiến tạo địa chất trong khu vực nên mạng lƣới sông ngòi trong lƣu vực chịu ảnh hƣởng mạng mẽ bởi địa hình và đƣợc phân thành ba đoạn chảy trên ba vùng địa hình tƣơng ứng (VQHTLMN, 2006). - Đoạn thƣợng lƣu: Sông đƣợc hình thành từ hai nhánh chính Đargna và Đariam bắt nguồn từ vùng núi cao Bảo Lộc và Di Linh có độ cao từ 1.300 – 1.600m. Hai nhánh này gặp nhau trên suối Đa Binh khoảng 4km về thƣợng lƣu, sau đó sông chảy qua vùng đồi bát úp theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Do địa hình bị phân cắt sâu nên hệ thống sông, suối nhỏ đoạn sông này phát triển khá dày đặc. - Đoạn trung lƣu: Sông chuyển hƣớng từ Tây Bắc – Đông Nam sang Đông Bắc – Tây Nam và chảy qua vùng núi dốc hiểm trở. Điểm nổi bật trên đoạn sông này là lòng sông dốc và gồ ghề có nhiều thác ghềnh, nƣớc chảy xiết và thời gian tập trung nƣớc nhanh. - Đoạn hạ lƣu: Sông chảy uốn khúc hình chữ S với trục chính theo hƣớng Đông Tây. Đoạn này sông chia thành hai phần là phần hạ lƣu từ Tà Pao đến thác Võ 11 Đắt, sông chảy qua vùng đồng bằng trũng dạng lòng chảo nên làm cho sông có hình dạng ngoằn ngoèo, hai bên bờ sông có nhiều khu trũng thấp và đầm lầy làm cho vào mùa lũ thƣờng bị ngập úng. Và phần cuối hạ lƣu từ thác Võ Đắt đến hợp lƣu dòng chính sông Đồng Nai, sông chảy qua vùng đồi lƣợn sóng, sông suối nhỏ phát triển mạnh.  Chế độ dòng chảy Theo VQHTLMN (2006), lƣu vực sông La Ngà hằng năm có lƣợng mƣa bình quân khoảng 2.250 mm, lƣu lƣợng dòng chảy hằng năm là 152,4 m3/s với tổng lƣợng khoảng 4,8 tỷ m3 nƣớc. Chế độ dòng chảy trên lƣu vực và sự phân bố dòng chảy trong năm chịu ảnh hƣởng bởi chế độ mƣa nên hình thành hai mùa khá rõ nét. - Mùa lũ: thƣờng đến chậm hơn 1 đến 2 tháng so với mùa mƣa, cho nên mùa lũ trong lƣu vực bắt đầu từ tháng VI đến tháng XI ở thƣợng lƣu, ở hạ lƣu bắt đầu từ tháng VII. Trong mùa lũ lƣu lƣợng dòng chảy rất lớn chiếm 80% tổng lƣợng dòng chảy cả năm.Theo số liệu quan sát, đỉnh lũ thƣờng rơi vào các tháng XII, IX, X và đây cũng là các tháng có lƣợng mƣa bình quân lớn nhất trong năm. Nguyên nhân gây lũ chủ yếu trên lƣu vực là do gió mùa Tây Nam. - Mùa khô: từ tháng XII đến tháng IV năm sau, chiếm 10% tổng lƣợng dòng chảy năm. Tháng có lƣu lƣợng nhỏ nhất trong năm là các tháng II, III ở thƣợng lƣu và vào tháng III, IV ở hạ lƣu. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan