Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng mô hình swat đánh giá diễn biến lƣu lƣợng dòng chảy tại lƣu vực sông bé...

Tài liệu ứng dụng mô hình swat đánh giá diễn biến lƣu lƣợng dòng chảy tại lƣu vực sông bé.

.PDF
75
139
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- --- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN LƢU LƢỢNG DÒNG CHẢY TẠI LƢU VỰC SÔNG BÉ Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUỐC HẢI AN Ngành: Hệ Thống Thông Tin Địa Lý MSSV:12162077 Lớp : DH12GI TP. Hồ Chí Minh, 06/2016 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN LƢU LƢỢNG DÒNG CHẢY TẠI LƢU VỰC SÔNG BÉ Tác giả NGUYỄN QUỐC HẢI AN Giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Vũ Huy Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Trong cuộc đời của mỗi con người, ai nấy đều trải qua những kí ức của một thời sinh viên, cái thời mà có lẽ đẹp nhất trong cuộc đời. Với tôi những trải nghiệm trong suốt 4 năm học đại học vừa qua là hành trang tuyệt vời để tôi có thể vững bước trên con đường sự nghiệp sau này. Quãng thời gian 4 năm vừa rồi không dài mà cũng không ngắn nhưng nó khiến tôi thấy mình trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động. Từ kiến thức chuyên môn đến đạo đức làm người tôi đều được các Thầy cô/anh chị cũng như các bạn cùng lớp dạy bảo và góp ý tận tình. Dù có những khó khăn thử thách hay đôi lúc cảm thấy chán nản thì tôi vẫn có Thầy cô, bạn bè bên cạnh. Tôi rất tâm đắc câu nói “ Một chữ cũng là Thầy, nữa chữ cũng là Thầy”, người Thầy không những truyền đạt kiến thức chuyện môn mà còn là người khơi niềm đam mê, yêu thích ngành GIS trong tôi. Vì thế để đạt được kiến thức như ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn : Thầy PGS.TS Nguyễn Kim Lợi. Trưởng bộ môn GIS và Tài Nguyên và cô Th.S Nguyễn Thị Huyền cô vấn học tập của lớp DH12GI đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt 4 năm qua. Có thể nói cả Thầy và cô đều mang đến những phương pháp giảng dạy khác nhau, điều đó làm tôi có nhiều hướng tiếp cận với ngành khác nhau. Tôi vẫn nhớ như in câu nói của Cô hồi năm 1 dành cho tôi “ Thời buổi kinh tế khó khăn này thì chẳng biết ngành nào sẽ xin được việc nhưng chỉ cần em có lòng đam mê và chuyên môn tốt thì sẽ không sợ thất nghiệp” câu nói ấy như khiến tôi có thêm động lực để học tập. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời đến tập thể các anh chị trong Trung tâm Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu – Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã giúp đỡ cho tôi trong suốt 4 năm học. Đặc biệt là anh KS.Lê Hoàng Tú, mặc dù khoảng cách địa lý xa xôi nhưng anh vẫn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong giai đoạn học và làm đồ án tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn Phòng Quy Hoạch Đông Nam Bộ và Phụ cận và Viện Quy Hoạch Thủy Lợi Miền Nam đã giúp đỡ tôi hết lòng trong quá trình thực tập. Với những kiến thức thực tế mà tôi có được, đặc biệt là có sự chỉ dẫn của anh Th.S Nguyễn Vũ Huy và KS. Nguyễn Duy Hùng đã giúp tôi hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn và đạt ii được nhiều kết quả mong muốn. Quãng thời gian 3 tháng thực tập tại Viện tôi đã đúc kết được nhiều bài học quý giá từ kinh nghiệm thực tế của tập thể các anh chị truyền đạt lại. Với kiến thức ấy tôi càng có thêm tự tin khi bước vào công việc sau này. Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến tập thể DH12GI, đã có lúc khó khăn, bất đồng quan điểm nhưng những gì mà chúng ta đã làm và thể hiện trong suốt thời gian qua cũng đã chứng minh được câu nói “ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công” . Hy vọng tập thể lớp mình sẽ có những kỷ niệm đẹp thời sinh viên và tinh thần đoàn kết sẽ theo chúng ta mãi mãi. Cuối cùng, lời cảm ơn mà tôi muốn dành tặng đó chính là Đấng Sinh Thành của mình. Con xin cảm ơn cha mẹ, chính cha và mẹ đã tạo nên một chàng Sinh Viên trường thành như ngày hôm nay. Con biết cha mẹ đã phải vất vả, không quản khó khăn, nặng nhọc để con có thể học tập và vui chơi như bạn bè. Đã có những lúc nước mắt của cha mẹ rơi hay những lúc không ngủ được vì một ngày làm việc mệt mỏi. Con rất thương cha mẹ và chỉ biết nói rằng “ Con cảm ơn rất nhiều, cảm ơn vì những sự hy sinh của cha mẹ dành cho con, cuộc sống không biết trước được điều gì nhưng con nguyện sẽ cố gắng hết sức mình để một ngày nào đó cha mẹ có thể nở nụ cười tự hào về con”. Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Hải An Bộ môn Tài nguyên và GIS Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ x CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. ................................................................................................ 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................... 3 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................................ 3 1.4.1 Ý nghĩa khoa học. ............................................................................................. 3 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................... 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................... 4 2.1 Giới thiệu về lưu lượng dòng chảy .......................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm lưu lượng dòng chảy ........................................................................ 4 2.1.2 Tổng lượng dòng chảy. ..................................................................................... 4 2.1.3 Độ sâu dòng chảy.............................................................................................. 4 2.1.4 Mô đun dòng chảy. ........................................................................................... 5 2.1.5 Hệ số dòng chảy................................................................................................ 5 2.2 Hệ thống thông tin địa lý (GIS ) .............................................................................. 5 2.2.1 Sơ lược về hệ thống thông tin địa lý (GIS) ....................................................... 5 iv 2.2.2 Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý (GIS ) ...................................................... 7 2.2.3 Thành phần GIS ................................................................................................ 7 2.2.4 Chức năng GIS ................................................................................................. 9 2.3 Mô hình đánh giá đất và nước (SWAT) ................................................................. 10 2.3.1 Tổng quan mô hình SWAT. ............................................................................ 10 2.3.2 Nguyên lý mô phỏng mô hình SWAT. ........................................................... 11 2.3.3 Nguyên lý mô phỏng dòng chảy. .................................................................... 15 2.4 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. .............................................. 15 2.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ................................................................. 15 2.4.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................. 17 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................... 19 3.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ............................................................................ 19 3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................................. 20 3.2.1 Địa hình. ......................................................................................................... 20 3.2.2 Sông ngòi. ....................................................................................................... 21 3.2.3 Khí hậu ........................................................................................................... 23 3.2.4 Thủy văn ......................................................................................................... 26 3.3 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................... 27 3.3.1 Tình hình phát triển xã hội. ............................................................................. 27 3.3.2 Tình hình phát triển kinh tế. ............................................................................ 27 3.4 Tình hình quy hoạch thủy lợi trên lưu vực . ........................................................... 29 CHƢƠNG 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 30 4.1 Tiến trình thực hiện ............................................................................................... 30 4.2 Thu thập, xử lý dữ liệu. ...................................................................................... 31 v 4.2.1 Cấu trúc tổng quát của tập tin dữ liệu đầu vào và đầu ra của SWAT .............. 31 4.2.2 Cấu trúc dữ liệu đầu vào ................................................................................. 33 4.2.3 Thu thập dữ liệu lưu lượng dòng chảy thực đo. .............................................. 41 4.2.4 Xử lý dữ liệu đầu vào theo định dạng của SWAT ........................................... 43 4.3 Tiến trình chạy mô hình SWAT ......................................................................... 49 4.3.1 Phân chia lưu vực ........................................................................................... 49 4.3.2 Phân tích đơn vị thủy văn ............................................................................... 51 4.3.3 Nhập dữ liệu thời tiết ...................................................................................... 54 4.3.4 Chạy mô hình SWAT ..................................................................................... 55 4.3.4 Đánh giá mô hình............................................................................................ 56 CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT ................................................................... 57 5.1 Đánh giá độ chính xác của kết quả mô phỏng LLDC ( 1980-1994) ....................... 57 5.2 Đánh giá diễn biến lưu lượng dòng chảy. .............................................................. 59 CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 61 6.1 Kết luận ................................................................................................................. 61 6.2 Đề xuất .................................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 62 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.2 Lịch sử phát triển ngành GIS .......................................................................... 6 Bảng 3.1 Độ ẩm trung bình tháng tại một số địa điểm ................................................. 24 Bảng 3.2 Lượng bốc hơi trung bình tháng tại một số địa điểm (mm) .......................... 25 Bảng 3.3 Tốc độ gió trung bình tháng tại một số địa điểm (m/s) ................................. 25 Bảng 3.4 Dân số phân theo đơn vị hành chính trên lưu vực sông Bé (năm 2009) ....... 27 Bảng 4.1 Cấu trúc tổng quát của tập tin dữ liệu đầu vào của SWAT ........................... 31 Bảng 4.2 Cấu trúc tổng quát của tập tin dữ liệu đầu ra của SWAT .............................. 33 Bảng 4.3 Ý nghĩa các thông số trong bảng CropRng ................................................... 34 Bảng 4.4 Ý nghĩa các thông số trong bảng UrbanRng ................................................. 36 Bảng 4.5 Thông số đầu vào của dữ liệu thổ nhưỡng trong SWAT .............................. 37 Bảng 4.6 Các thông số đầu vào của dữ liệu thời tiết tổng quát .................................... 40 Bảng 4.7 Các trạm quan trắc thủy văn trên lưu vực sông Bé ....................................... 41 Bảng 4.8 Các loại hình sử dụng đất năm 2000 trên lưu vực sông Bé ........................... 45 Bảng 4.9 Các loại đất năm 2000 trên lưu vực sông Bé ................................................ 47 Bảng 4.10 Đặc điểm địa lý và yếu tố đo đạc của các trạm quan trắc khí tượng. .......... 48 Bảng 5.1 Tổng hợp so sánh lưu lượng dòng chảy tháng 2 trạm Phước Long, Phước Hòa .............................................................................................................................. 57 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.2 Các thành phần của GIS .................................................................................. 9 Hình 2.3 Sơ đồ chu trình thủy văn trong pha đất (phỏng theo Susan L. neitsch .......... 11 et al., 2009) .................................................................................................................. 11 Hình 2.4 Các quá trình trong dòng chảy được mô phỏng bởi SWAT (phỏng theo Susan L. neitsch et al., 2009) ................................................................................................. 13 Hình 2.6 Mô phỏng dòng chảy mặt ............................................................................. 15 Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lưu vực Sông Bé ......................................................................... 19 Hình 3.3 Bản đồ địa hình lưu vực Sông Bé ................................................................. 21 Hình 3.4 Bản đồ mạng lưới sông ngòi lưu vực Sông Bé .............................................. 23 Hình 4.1 Sơ đồ tiến trình thực hiện nghiên cứu ........................................................... 30 Hình 4.2 Bản đồ vị trí các trạm quan trắc LLDC tại lưu vực sông Bé ......................... 42 Hình 4.3 Bản đồ địa hình lưu vực sông Bé .................................................................. 43 Hình 4.4 Bản đồ các loại hình sử dụng đất năm 2000 lưu vực sông Bé ....................... 44 Hình 4.5 Bản đồ các loại đất năm 2000 lưu vực sông Bé ............................................ 46 Hình 4.6 Bản đồ vị trí các trạm quan trắc khí tượng .................................................... 49 Hình 4.7 Bản đồ phân chia lưu vực sông Bé ................................................................ 50 Hình 4.8 Bản đồ kết quả phân chia các loại hình sử dụng đất trong SWAT ................ 51 Hình 4.9 Bản đồ kết quả phân chia mã loại đất trong SWAT ...................................... 52 Hình 4.10 Bản đồ kết quả phân chia độ dốc trong SWAT ........................................... 53 Hình 4.11 Bản đồ kết quả gán trạm quan trắc khí tượng lưu vực sông Bé ................... 55 Hình 5.2 Phân bố lưu lượng dòng chảy mô phỏng và thực đo tại Phước Long ............ 58 Hình 5.3 Phân bố lưu lượng dòng chảy mô phỏng và thực đo tại Phước Hòa ............. 58 viii Hình 5.4 Đồ thị so sánh giá trị LLDC mô phỏng và thực đo tại Phước Hòa ................ 59 Hình 5.5 Đồ thị so sánh giá trị LLDC mô phỏng và thực đo tại Phước Long .............. 59 ix TÓM TẮT Tiểu luận tốt nghiệp “ Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá diễn biến lưu lượng dòng chảy tại lưu vực Sông Bé ” được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10/3/2016 đến 10/5/2016. Phương pháp tiếp cận đề tài là sử dụng mô hình SWAT của trung tâm phục vụ nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ được tích hợp với công nghệ GIS để đánh giá lưu lượng dòng chảy mặt tại lưu vực sông Bé. Theo đó : Công nghệ GIS sử dụng phần mềm Arcmap 10.2.2 để xử lý, biên tập dữ liệu, thành lập bản đồ làm cơ sở tiền đề cho các bước chạy mô hình SWAT. Dữ liệu cần thiết để phục vụ nghiên cứu trong mô hình SWAT được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Dữ liệu DEM được lấy từ dữ liệu ASTER GDEM của METI/NASA, với độ phân giải không gian 30 m, sử dụng để phân chia lưu vực. Bản đồ sử dụng đất và bản đồ thổ nhưỡng năm 2000 được cung cấp bởi Phòng Quy Hoạch Vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận thuộc Viện Quy Hoạch Thủy Lợi Miền Nam sau khi biên tập được sử dụng để phân tích đơn vị thủy văn. Dữ liệu thời tiết tại 2 trạm (Đồng Phú, Phước Long) bao gồm dữ liệu lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, tốc độ gió, bức xạ Mặt Trời được cung cấp bởi Phòng Quy Hoạch Vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận và Dự án Quan trắc Lượng Mưa Toàn cầu thuộc Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Toàn cầu. Dữ liệu thủy văn bao gồm 8 trạm ( Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Nho, Chơn Thành, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Hòa, Phước Long ) do Phòng Quy Hoạch Vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận cung cấp. Trước khi chạy mô hình SWAT, tất cả các số liệu được biên tập đúng với định dạng của SWAT. Nghiên cứu đã mô phỏng diễn biến lưu lượng dòng chảy trên lưu vực thời kì 1980 – 1994 trong SWAT với kết quả thu được khá tốt khi đối chiếu với số liệu thực đo trong cùng giai đoạn tại 2 vị trí quan trắc là Phước Long và Phước Hòa trên lưu vực sông Bé, thể hiện qua hệ số xác định (R2), chỉ số hiệu quả Nash – Sutcliffe Efficiency (NSI). x Trong đó tại vị trí trạm quan trắc Phước Long cho kết quả rất tốt với chỉ số R2 là 0.786 còn với trạm Phước Hòa thì kết quả 0.847. Các chỉ số NSI cũng phản ánh được quá trình mô phỏng khá tốt 0.771 tại Phước Long và 0.738 tại Phước Hòa. Đề tài đã một lần nữa khẳng định tính ưu việt trong việc sử dụng mô hình SWAT để đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Bé, là phương pháp tiếp cận có độ chính xác khá tốt đem lại hiệu quả cao. Việc đánh giá lưu lượng dòng chảy sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về tình hình tài nguyên nước trên lưu vực. Qua đó đưa ra những giải pháp hạn chế và quy hoạch sử dụng nguồn nước hiệu quả, đem lại phúc lợi cho xã hội , phát triển kinh tế cho vùng và đất nước. xi CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Năm 2016, Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc biến đổi khí hậu. Trong thông điệp phát đi nhân ngày khí tượng thế giới (21/3) của Tổng thư ký tổ chức khí tượng thế giới Petteri Taalas nhấn mạnh rằng “ Biến đối khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người, phát thải khí nhà kính ngày một tăng lên, nhiệt độ bề mặt trái đất và đại dương cũng tăng dần trên phạm vi toàn cầu ” . Việc khí hậu bị biến đổi đã dẫn đến tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam bị tổn thất nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam cho thấy : thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Trong giai đoạn 2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước thấp nhất là 0,14% GDP (năm 2004) và cao nhất là 2% GDP (năm 2006). Tính bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đã gây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng năm. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2012), đến cuối thế kỷ 21, sự gia tăng 1 m của mực nước biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của tổ chức DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, biến đổi có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết, nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 20072050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi biến đổi khí hậu (cụ thể là bão) có thể ở mức 1 5,32% đến 5,39%. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang tác động đến một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta như : hằng trăm hecta rừng bị cháy do nhiệt độ tăng lên, xâm ngập mặn đã lấn sâu vào trong đất liền gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nguồn nước đang bị thiếu hụt trầm trọng dẫn đến sự cân bằng nước trên lưu vực bị thay đổi, khả năng cung cấp, điều phối sử dụng nguồn nước bị ảnh hưởng. Lưu vực sông Bé là một phụ lưu của lưu vực sông Đồng Nai chảy qua địa phận các tỉnh Đắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và 1 phần Campuchia. Vai trò cung cấp nguồn nước của lưu vực Sông Bé cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân rất quan trọng. Nhưng hiện nay do tác động của biến đổi khí hậu, xả thải của các xí nghiệp nhà máy, ý thức sinh hoạt của người dân còn kém nên đã ảnh hưởng nguồn nước trên lưu vực. Do đó đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực là một vấn đề cấp thiết, sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định, cấp chính quyền trong việc bảo vệ và duy trì tài nguyên nước trên lưu vực. Trên thế giới có rất nhiều phương pháp dùng để đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực trong đó ứng dụng khoa học công nghệ bằng cách sử dụng mô hình để đánh giá lưu lượng dòng chảy đang được ưu tiên hàng đầu. Mô hình SWAT ( Soil and Water Assessment Tool ) là một mô hình thủy văn đang được ứng dụng rất rộng rãi. Nhiệm vụ chính của mô hình là mô hình mô phỏng tài nguyên nước lưu vực sông. Một trong những mô đun chính yếu của mô hình này là mô phỏng dòng chảy từ mưa và các đặc trưng vật lý trên lưu vực. Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài “ Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá diễn biến lưu lượng dòng chảy tại lưu vực sông Bé ” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là “ Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá lưu lượng dòng chảy tại lưu vực sông Bé ” với công cụ và phương thức thực hiện là sử dụng mô hình SWAT qua đó hỗ trợ cho các nhà quản lý, hoạch định sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. - Thiết lập và chạy mô hình SWAT - Mô phỏng và đánh giá độ chính xác của kết quả mô phỏng lưu lượng dòng chảy trên lưu vực - Đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả, sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu. Trong đề tài này, đối tượng chính mà đề tài tập trung nghiên cứu là tài nguyên nước thông qua việc đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Bé. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu được xác định trong lưu vực sông Bé nằm chảy qua địa phận các tỉnh Đắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và một phần thuộc Campuchia. 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.4.1 Ý nghĩa khoa học. Đề tài đã một lần nữa khẳng định tính ưu việt trong việc sử dụng mô hình SWAT để đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Bé, là phương pháp tiếp cận có độ chính xác khá tốt đem lại hiệu quả cao. 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn. Việc đánh giá lưu lượng dòng chảy sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về tình hình tài nguyên nước trên lưu vực. Qua đó đưa ra những giải pháp hạn chế và quy hoạch sử dụng nguồn nước hiệu quả, đem lại phúc lợi cho xã hội , phát triển kinh tế cho vùng và đất nước. 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu về lƣu lƣợng dòng chảy 2.1.1 Khái niệm lƣu lƣợng dòng chảy Lưu lượng dòng chảy là lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong một đơn vị thời gian (m3/s). Lưu lượng trên sông thay đổi theo thời gian. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi đó gọi là đường quá trình lưu lượng Q(t). Lưu lượng bình quân trong khoảng thời gian T là giá trị trung bình của lưu lượng nước trong khoảng thời gian đó, được xác định theo công thức sau đây. Trong đó : ̅ giá trị bình quân của lưu lượng, n là số thời đoạn tính toán, là lưu lượng bình quân tại mỗi thời đoạn thứ i bất kì. 2.1.2 Tổng lƣợng dòng chảy. Tổng lượng dòng chảy là lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong một khoảng thời gian T (tháng, mùa, năm) nào đó từ thời điểm t1 đến t2 (T = t2 - t1). Trong đó ̅ tổng lượng dòng chảy (m3 hoặc km3) Q là lưu lượng bình quân trong khoảng thời gian T. 2.1.3 Độ sâu dòng chảy. Độ sâu dòng chảy là tỉ số giữa tổng lượng dòng chảy với diện tích lưu vực. 4 Trong đó : Y là độ sâu dòng chảy (mm), W là tổng lượng nước (m3), F là diện tích lưu vực (km2). 2.1.4 Mô đun dòng chảy. Mô đun dòng chảy là trị số lưu lượng dòng chảy trên một đơn vị diện tích của lưu vực. Trong đó : M là mô đun dòng chảy (l/s.km2), Q là giá trị bình quân của lưu lượng (m3/s), F là diện tích lưu vực (km2). 2.1.5 Hệ số dòng chảy. Hệ số dòng chảy α là tỉ số giữa độ sâu dòng chảy và lượng mưa tương ứng sinh ra trong thời gian T Trong đó : α là hệ số không thứ nguyên, vì 0 ≤ Y ≤ X nên 0 ≤ α ≤ 1. Hệ số α càng lớn, tổn thất dòng chảy càng bé và ngược lại. Bởi vậy, α phản ánh tình hình sản sinh dòng chảy trên lưu vực. Trong khi đó, mô đun dòng chảy và độ sâu dòng chảy phản ánh khả năng phong phú nguồn nước của một lưu vực. 2.2 Hệ thống thông tin địa lý (GIS ) 2.2.1 Sơ lƣợc về hệ thống thông tin địa lý (GIS) Hệ thống thông tin địa lý được hình thành từ những năm 60, Canada là quốc gia tiên phong và được coi như là nơi bắt đầu của công nghệ GIS. Từ sơ khai GIS bắt nguồn từ địa lý, trải qua bao giai đoạn phát triển với sự tích hợp cùng máy tính đã biến GIS thành một công cụ trực quan hóa mạnh mẽ. Ngày nay, GIS đóng góp một phần quan trọng trong các hoạch định, đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan tới môi 5 trường, dân cư, xã hội. Hệ thống dữ liệu đầu vào của GIS rất đa dạng với sự tích hợp giữa các công nghệ GPS (hệ thống định vị toàn cầu ), công nghệ viễn thám, trắc địa ảnh, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, Postgress,… đã đưa công nghệ GIS trở thành ngành công nghệ mang tính liên ngành. Bảng 2.2 Lịch sử phát triển ngành GIS Năm Sự kiện Phòng đồ họa vi tính của trường Đại học tổng hợp Harvard (R. Fisher, J. 1963 Dangermond, D. Sinton, N. Chrisman, G. Dutton, S. Morehouse, T. Peuker). 1963 1964 Thành lập Hiệp hội các hệ thống thông tin đô thị và khu vực (URISA). Symap ra đời (Hệ thống phần mềm vẽ bản đồ cơ sở do Đại học tổng hợp Harvard xây dựng). 1967 GIS Canađa ra đời (R. Tomlinson là tác giả của thuật ngữ GIS). 1967 Thành lập Cơ quan đo vẽ bản đồ thực nghiệm ở Anh (Boyle, Rhind) 1969 Thành lập Intergraph và ESRI (Dangermond và Morehouse). Các hội nghị về Hệ thống thông tin đô thị (URPIS) được tổ chức tại 1973 Ôxtrâylia dẫn đến sự thành lập của Tổ chức các hệ thống thông tin đô thị Ôxtrâylia (AURISA) năm 1975. 1973 ODYSSEY (tiền thân của phần mềm GIS do Tổng hợp Harvard xây dựng) ra đời. 1978 Hệ thống hiển thị thông tin nội địa Nhà Trắng (Mỹ) ra đời. 1980 Phần mềm ArcINFO ra đời. 1987 Phần mềm MapINFO ra đời. 1987 Tạp chí GIS quốc tế ra đời. 6 2.2.2 Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý (GIS ) Như đã nói trên GIS là ngành công nghệ mang tính liên ngành, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý đất đai đô thị, quản lý kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên – môi trường, công nghệ thông tin. Vì thế có rất nhiều định nghĩa nói về GIS( Geography Information System). Một trong số định nghĩa được nói đến như : Theo Ducker (1979) định nghĩa, GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin, ở đó có cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không như đường, điểm, vùng. Burrough (1986) cho rằng GIS là “một tập hợp các công cụ thu thập, lưu trữ, trích xuất, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực để phục vụ cho một mục đích nào đó”. Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009) định nghĩa GIS như là “Một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho các mục đích con người đặt ra, chẳng hạn như: hỗ trợ việc ra quyết định cho quy hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, dễ dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ dữ liệu hành chính”. 2.2.3 Thành phần GIS Theo Shahab Fazal (2008), GIS có 6 thành phần cơ bản - Phần cứng: bao gồm hệ thống máy tính mà các phần mềm GIS chạy trên đó. Việc lựa chọn hệ thống máy tính có thể là máy tính cá nhân hay siêu máy tính. Các máy tính cần thiết phải có bộ vi xử lý đủ mạnh để chạy phần mềm và dung lượng bộ nhớ đủ để lưu trữ thông tin (dữ liệu). 7 - Phần mềm: phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. Nhìn chung, tất cả các phần mềm GIS có thể đáp ứng được những yêu cầu này, nhưng giao diện của chúng có thể khác nhau. - Dữ liệu: dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan là nền tảng của GIS. Dữ liệu này có thể được thu thập nội bộ hoặc mua từ một nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Bản đồ số là hình thức dữ liệu đầu vào cơ bản cho GIS. Dữ liệu thuộc tính đi kèm đối tượng bản đồ cũng có thể đƣợc đính kèm với dữ liệu số. Một hệ thống GIS sẽ tích hợp dữ liệu không gian và các dữ liệu khác bằng cách sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu. - Phương pháp: một hệ thống GIS vận hành theo một kế hoạch, đó là những mô hình và cách thức hoạt động đối với mỗi nhiệm vụ. Về cơ bản, nó bao gồm các phương pháp phân tích không gian cho một ứng dụng cụ thể. Ví dụ, trong thành lập bản đồ, có nhiều kĩ thuật khác nhau như tự động chuyển đổi từ raster sang vector hoặc vector hóa thủ công trên nền ảnh quét. - Con người: người sử dụng GIS có thể là các chuyên gia kĩ thuật, đó là người thiết kế và thực hiện hệ thống GIS, hay có thể là ngƣời sử dụng GIS để hỗ trợ cho các công việc thường ngày. GIS giải quyết các vấn đề không gian theo thời gian thực. Con người lên kế hoạch, thực hiện và vận hành GIS để đưa ra những kết luận, hỗ trợ cho việc ra quyết định. - Mạng lưới: với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngày nay thành phần có lẽ cơ bản nhất trong GIS chính là mạng lưới. Nếu thiếu nó, không thể có bất cứ giao tiếp hay chia sẻ thông tin số. GIS ngày nay phụ thuộc chặt chẽ vào mạng internet, thu thập và chia sẻ một khối lượng lớn dữ liệu địa lý. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan