Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng mô hình quản trị rủi ro erm tại pvi holdings...

Tài liệu ứng dụng mô hình quản trị rủi ro erm tại pvi holdings

.PDF
102
11
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LÂM THỊ LAN PHƯƠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO ERM TẠI PVI HOLDINGS LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- LÂM THỊ LAN PHƯƠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO ERM TẠI PVI HOLDINGS Chuyên ngành: Quản trị các Tổ chức tài chính Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thị Thanh Tú Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Tác giả luận văn Lâm Thị Lan Phương LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị em và các bạn đồng nghiệp, những người đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này. Vì hạn chế về thời gian, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin trân trọng tiếp thu các ý kiến phê bình, đóng góp của các nhà khoa học và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO ERM.....................................................3 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro và mô hình quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính ........................................................................................................3 1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................6 1.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .......................6 1.2.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .........................7 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........................... 10 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...... 10 1.3.2. Khái niệm và mô hình khung của quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) ......... 10 1.3.3. Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..... 12 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..................................................................................................................... 13 1.3.5. Một số phương pháp quản trị rủi ro ..................................................................... 14 1.4. Quản trị rủi ro (ERM) trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm ................................... 16 1.4.1. Đặc điểm của hoạt động quản trị rủi ro (ERM) trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm............................................................................................................................ 16 1.4.2. Các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm ................................................................................................................. 17 1.4.3. Quy trình quản trị rủi ro ERM trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm .................. 18 1.4.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại tổ chức tài chính............................. 25 Kết luận chương 1 .......................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................... 28 2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 28 2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 28 2.2.1. Chọn đề tài luận văn .............................................................................................. 28 2.2.2. Thu thập tài liệu ..................................................................................................... 28 2.2.3. Đọc tài liệu.............................................................................................................. 28 2.2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................................................... 31 2.2.5. Đề xuất giải pháp, kiến nghị và kết luận............................................................. 29 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI PVI HOLDINGS .................................................................................................... 32 3.1. Tổng quan về Công ty PVI Holdings ..................................................................... 32 3.1.1. Giới thiệu chung..................................................................................................... 32 3.1.2. Sơ đồ tổ chức của hệ thống ERM tại PVI Holdings .......................................... 32 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần PVI - PVI Holdings .... 35 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Cổ phần PVI – PVI Holdings............................................................................................................................. 37 3.2. Thực trạng ứng dụng quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings .............................. 40 3.2.1. Thiết lập bối cảnh tại PVI Holdings .................................................................... 40 3.2.2. Nhận diện rủi ro tại PVI Holdings ....................................................................... 44 3.2.3. Phân tích và đánh giá rủi ro tại PVI Holdings ................................................... 46 3.2.4. Xử lý rủi ro bảo hiểm ............................................................................................ 50 3.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro ERM của PVI Holdings ............................... 53 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 53 3.3.2. Hạn chế trong quản trị rủi ro tại PVI Holdings .................................................. 54 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................................... 55 Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 64 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PVI ........................................... 65 4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển của PVI Holdings đến năm 2025 .................... 65 4.1.1. Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của PVI Holdings đến năm 2025 .................. 65 4.1.2. Chiến lược phát triển của PVI Holdings đến năm 2025 ................................... 66 4.1.3. Quan điểm của PVI Holdings về việc hoàn thiện quản trị rủi ro ..................... 69 4.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh của PVI Holdings đến năm 2025 ........................................................................................................................... 70 4.2.1. Các giải pháp về nhận diện rủi ro ........................................................................ 70 4.2.2. Các giải pháp về đo lường rủi ro ......................................................................... 70 4.2.3. Các giải pháp về đánh giá rủi ro .......................................................................... 72 4.2.4. Các giải pháp về xử lý rủi ro ................................................................................ 73 4.2.5. Các giải pháp khác ................................................................................................. 74 4.2.3. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp............................................................. 80 4.3. Kiến nghị .................................................................................................................... 83 4.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ............................................................... 83 4.3.2. Đối với Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm và Hiệp hội Bảo hiểm: ............... 84 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 89 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ 1 CFO Chief Finance Officer - Giám đốc tài chính 2 CRO Chief Risk Officer - Giám đốc quản trị rủi ro The Committee of Sponsoring Organizations of 3 COSO the Treadway Co mmission - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính Enterprise Risk Management - Quản trị rủi ro 4 ERM 5 ISO 6 ISO 9001: 2015 7 ISO 31000 8 ISO 31000:2009 Tiêu chuẩn Quản lý rủi ro phiên bản năm 2009 9 KPI 10 PVI Holdings Công ty Cổ phần PVI 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam doanh nghiệp International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng phiên bản 2015 Tiêu chuẩn Quản lý rủi ro Key performance indicator - Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Holdings từ năm 2016 đến 2018 Chi bồi thường của Công ty Cổ phần PVI - PVI Holdings từ năm 2016 đến 2018 Tỷ lệ bồi thường theo từng nghiệp vụ của Công ty Cổ phần PVI - PVI Holdings từ năm 2016 đến 2018 ii Trang 35 37 39 DANH MỤC HÌNH Nội dung STT Hình 1 Hình 1.1 Mô hình khung quản trị rủi ro doanh nghiệp 12 2 Hình 1.2 Quá trình quản lý rủi ro 19 3 Hình 1.3 Quy trình quản lý rủi ro theo ISO 31000 20 4 Hình 1.4 Quy trình quản trị rủi ro COSO ERM 2017 24 5 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của hệ thống ERM tại PVI Holdings 33 iii Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh ở thị trường sân nhà mà còn phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, đồng thời phải đối mặt với các khó khăn chung từ nền kinh tế như: lạm phát, suy thoái... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đã nhận thấy tầm quan trọng của quản trị rủi ro cũng như mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kiểm soát tốt các tác động, khả năng xảy ra các rủi ro, ít bị ảnh hưởng bởi các tác động không lường trước và có khả năng triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Các công ty cổ phần, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng đã và đang tích cực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước chưa xây dựng hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân, có thể từ phía Nhà nước chưa có những quy định hay hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro doanh nghiệp, trừ lĩnh vực tín dụng và ngân hàng và cũng chỉ mới dừng lại ở những yêu cầu về quản lý, giám sát một số rủi ro thuộc nhóm rủi ro tài chính (bảo toàn vốn, thanh khoản, đầu tư…) và nhóm rủi ro tuân thủ. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam có độ ỳ khá cao, ngại thay đổi, đơn giản hóa sự bất thường trong môi trường kinh doanh; thiếu hụt nhân sự có kiến thức và kỹ năng cần thiết về quản trị rủi ro; văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp chưa cao… Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings) với tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam thành lập năm 1996, đến năm 2006, PVI là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trở thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007 với mã chứng khoán PVI. Trải qua 23 năm phát triển, PVI Holdings luôn khẳng định thế mạnh của đơn vị dẫn đầu thị trường bảo hiểm và Công ty luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp trong tổ chức liên quan đến quản trị rủi ro. 1 Với mong muốn có thể giúp doanh nghiệp có cách tiếp cận từ góc độ khác về kiểm soát và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi các rủi ro xảy ra thông qua việc kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó đã được chuẩn bị trước đó trong hiện trạng Việt Nam đang thiếu các quy định, hướng dẫn và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro, vì vậy tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: ‘‘Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn ứng dụng mô hình quản trị rủi ro của PVI Hodings để đưa ra các giải pháp với doanh nghiệp. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm: - Mô hình quản trị rủi ro ERM là gì? - PVI Holdings đã ứng dụng mô hình quản trị rủi ro như thế nào? - Làm thế nào để tăng cường công tác quản trị rủi ro tại PVI Holdings? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings). Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Về không gian: trong Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings). + Về thời gian: Đề tài này được thực hiện với dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018. 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 04 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về mô hình quản trị rủi ro ERM - Chương 2: Quy trình và Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng ứng dụng mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp tại PVI Holdings - Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tại PVI Holdings theo mô hình ERM 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO ERM 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro và mô hình quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nói chung, và quản trị rủi ro trong tài chính, ngân hàng và bảo hiểm nói riêng, điển hình phải kể đến như sau: Các nghiên cứu trong nước: Đối với đề tài quản trị rủi ro, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có thể kể đến một số công trình đã công bố như sau: Tác giả Đỗ Mạnh Cường (2017) - trong đề tài “ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hệ thống sân bóng đá của Công ty Cổ phần Đầu tư F-League tại Hà Nội”, trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, thực trạng công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp, tác giả chỉ ra nguyên nhân, hạn chế và đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh sân bóng đá. Nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Đức (2009) - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” lại đưa ra các mối nguy cơ rủi ro mà doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đối mặt, từ đó giúp các doanh nghiệp này hiểu được lợi ích của việc quản trị rủi ro và có những lựa chọn quản trị thích hợp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả thu được từ việc phỏng vấn trực tiếp 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động để đánh giá mức độ quan tâm của các doanh nghiệp cũng như chứng minh cho thực trạng về quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các đề xuất, biện pháp quản trị thích hợp. Tác giả Lê Thị Hồng Phượng (2012) với đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Hoàng Vũ” đã hệ thống hóa một số lý luận về rủi ro như rủi ro trong kinh doanh, các đặc trưng của rủi ro, quá trình của quản trị rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại doanh nghiệp trong lĩnh vực thép không rỉ. 3 Các nghiên cứu về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp: nghiên cứu nước ngoài điển hình gần đây phải kể đến: Kowalska I. J. (2019) với nghiên cứu “Efficiency of Enterprise Risk Management (ERM) systems. Comparative analysis in the fuel sector and energy sector on the basis of Central-European companies listed on the Warsaw Stock Exchange”. Tác giả đã đánh giá hiệu quả triển khai hệ thống ERM được thực hiện trong bối cảnh tiếp xúc với kết quả tài chính và giá trị doanh nghiệp trước rủi ro. Đánh giá được thực hiện trong bối cảnh kết quả tài chính, một hệ thống đánh giá hiệu quả gồm bốn giai đoạn được sử dụng bao gồm: ghi lại kết quả tài chính là lãi hoặc lỗ, phần trăm thay đổi trong kết quả tài chính ròng theo từng năm, lợi nhuận của tổng tài sản và khả năng sinh lời của vốn tự có. Nghiên cứu này kết luận việc triển khai các hệ thống ERM ở bất kỳ doanh nghiệp nào được nghiên cứu luôn chuyển thành sự ổn định rõ ràng về kết quả tài chính và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của Ojeka S. O và cộng sự (2019) trong bài viết “Chief financial officer roles and enterprise risk management: An empirical based study” đã nêu lên ảnh hưởng của CFO đối với việc thực hiện các sáng kiến ERM trong một mẫu của các tổ chức tài chính Nigeria (giữa 2013-2017). Các tác giả đã phát triển ba yếu tố riêng biệt đại diện cho vai trò CFO là sức mạnh CFO, kinh nghiệm CFO và kiến thức CFO bằng cách sử dụng bao thanh toán thành phần chính. Giống như công việc trước đây, chúng tôi đo lường các thành phần ERM đồng thời để nắm bắt phạm vi của hệ thống ERM tinh vi. Phát hiện của các tác giả cho thấy rằng sự tham gia của CFO trong việc triển khai ERM vẫn ở mức tối thiểu trong khi CRO chỉ chịu trách nhiệm thực hiện ERM, điều này có thể làm giảm hiệu quả lợi ích chi phí. Các tác giả đã kết luận việc triển khai ERM vẫn không hiệu quả để giảm thiểu rủi ro, trong đó sự tham gia của CFO vào sáng kiến ERM bị hạn chế. Sau đó, tác giả cũng kết luận rằng các CFO nên được phép đóng góp mạnh mẽ vào một số khía cạnh cụ thể của các sáng kiến ERM, cụ thể là xác định và phân tích các chỉ số rủi ro chính, ý nghĩa tài chính của rủi ro và tích hợp ERM vào các hoạt động tài chính truyền thống. 4 Các nghiên cứu về quản trị rủi ro trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: Các nghiên cứu tại nước ngoài có liên quan nhất đến đề tài này là công bố của Chartis Research năm 2017: “The Case for Enterprise Risk Management in Insurance - Manage risk, change your business, create value, achieve your objectives”. Chartis Research là nhà cung cấp nghiên cứu và phân tích hàng đầu trên thị trường toàn cầu về quản trị rủi ro. Mục tiêu của họ là hỗ trợ các doanh nghiệp khi họ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua quản lý rủi ro, quản trị và tuân thủ doanh nghiệp được cải thiện và giúp khách hàng đưa ra quyết định kinh doanh và công nghệ thông tin bằng cách cung cấp phân tích chuyên sâu và tư vấn hành động về hầu hết tất cả các khía cạnh của công nghệ quản trị rủi ro. Các lĩnh vực chuyên môn bao gồm: • Rủi ro tín dụng • Rủi ro hoạt động và quản trị, rủi ro và tuân thủ (GRC) • Rủi ro thị trường • Quản lý tài sản và trách nhiệm pháp lý (ALM) và rủi ro thanh khoản • Rủi ro kinh doanh hàng hóa và năng lượng • Tội phạm tài chính bao gồm: giám sát thương nhân, chống gian lận và chống rửa tiền • Quản lý rủi ro mạng • Rủi ro bảo hiểm • Các yêu cầu pháp lý bao gồm Basel 2 và 3, Dodd-Frank, MiFID II và Khả năng thanh toán II (Solvency II) Nguyễn Quang Thu (2008) với cuốn sách “Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp” đã tổng hợp và phân tích về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, cũng như vấn đề bảo hiểm trong doanh nghiệp. Một tập hợp những nghiên cứu về quản trị rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng được trình bày trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về “Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: cơ hội - thách thức và lộ 5 trình thực hiện”, đây là những nghiên cứu có tính thời sự, đặc biệt tập trung vào Basel II trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, là tài liệu hữu ích tuy nhiên chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng chứ chưa đề cập đến lĩnh vực bảo hiểm. Các nghiên cứu kể trên đều chỉ ra ERM cũng có thể được mô tả như là một phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro để quản trị doanh nghiệp, tích hợp các khái niệm về kiểm soát nội bộ, hoạch định chiến lược. ERM được phát triển để đáp ứng nhu cầu những người muốn hiểu được các rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt để đảm bảo quản trị rủi ro một cách thích hợp nhất. Các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung phân tích đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Đối với tầm vi mô, thì chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về việc đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings), để có cái nhìn tổng quát nhất trong công tác quản trị rủi ro tại công ty. Chính vì vậy, đề tài này là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực ứng dụng ERM tại PVI Holdings. 1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là vấn đề không được chờ đợi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Rủi ro có thể được hiểu đó là khả năng xảy ra c ác biến cố không lường trước và khi các biến cố xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác với kết quả được kỳ vọng theo kế hoạch đã có trước đó. Rủi ro luôn xuất hiện một cách bất ngờ và đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp, tuy nhiên muốn có lợi nhuận thì nhiều khi phải biết chấp nhận nó và không được né tránh nó. Nên doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh, có vị trí và có thể dẫn dắt thị trường thì doanh nghiệp phải tìm cách đương đầu với rủi ro có thể xảy ra, tìm cách tiên liệu các rủi ro có thể xảy ra để tìm biện pháp phòng ngừa, hạn chế nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, là mất mát, là nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm và khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo quan điểm hiện đại: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight), với tác giả Allan Willett thì “Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến 6 những biến cố không mong đợi” hay “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người và không thể dự đoán được chính xác kết quả khi có rủi ro xẩy ra. Sự hiện diện của rủi ro sẽ gây nên sự không ổn định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước” (C.Arthur William, Jr. Micheal, L.Smith). Theo ISO 31000 thì rủi ro là sự tác động của sự kiện không chắc chắn lên mục tiêu mà doanh nghiệp ở mọi loại hình, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với các tác động cả bên trong và bên ngoài làm cho doanh nghiệp không chắc chắn liệu có đạt được mục tiêu hay không và khi nào sẽ đạt được mục tiêu. Vậy nên, tác động của sự không chắc chắn này lên các mục tiêu của doanh nghiệp được gọi là rủi ro. Rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, rủi ro vừa mang tính tích cực lại vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, hoặc là những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa hay hạn chế những rủi ro tiêu cực và đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. 1.2.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2.1. Theo tính chất khách quan của rủi ro Theo tính chất khách quan của rủi ro thì rủi ro được chia thành rủi ro thuần túy và rủi ro suy tính (Pure Risk and Speculative Risk): Rủi ro thuần túy là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời và đó là loại rủi ro liên quan tới tài sản bị phá hủy. Khi rủi ro thuần túy xảy ra thì hoặc là có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất mát tổn thất ít và khi rủi ro thuần túy không xảy ra thì không có nguy cơ mất mát. Thuộc loại rủi ro này như động đất, bão gió, núi lửa, hạn hán. Rủi ro suy tính là loại rủi ro tồn tại nguy cơ tổn thất song song với cơ hội kiếm lời. Ví dụ việc doanh nghiệp tung một sản phẩm mới ra thị trường thì bên cạnh cơ hội kiếm lời thì cũng có thể là thua lỗ. 7 Việc phân chia rủi ro thành rủi ro thuần túy và rủi ro suy tính có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn kỹ thuật để đối phó và phòng tránh rủi ro. Đối với rủi ro suy tính, người ta có thể đối phó bằng kỹ thuật Hedging (rào cản), còn rủi ro thuần túy được đối phó bằng cách mua bảo hiểm hay phân tán sự rủi ro. Tuy nhiên hầu hết trong các rủi ro đều chứa cả hai yếu tố: rủi ro thuần túy và rủi ro suy tính, trong nhiều trường hợp thì ranh giới của hai loại rủi ro này rất khó phân biệt. 1.2.2.2. Theo hậu quả để lại cho con người Bao gồm rủi ro số đông (rủi ro toàn cục) và rủi ro bộ phận (rủi ro riêng biệt). Rủi ro số đông là các rủi ro gây ra do các biến cố khách quan từ một nhóm người hoặc một nhóm các nguyên nhân mà hậu quả của nó ảnh hưởng đến số đông nguời trong xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro như chiến tranh, động đất, lũ lụt… Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả. Tác động của loại rủi ro này ảnh hưởng tới một số ít người, một bộ phận người mà không ảnh hưởng đến toàn xã hội như tai nạn giao thông, mất trộm, hỏa hoạn…. Việc phân chia hai loại rủi ro này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức quản trị rủi ro. Tuy nhiên việc phân chia theo cách này cũng chỉ mang tính tương đối vì rủi ro có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác tùy vào sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và khung cảnh xã hội. 1.2.2.3. Theo nguồn gốc rủi ro Rủi ro trong môi trường vật chất: xuất hiện tương đối nhiều chẳng hạn như hỏa hoạn do bất cẩn, do cháy nổ… Rủi ro do các môi trường phi vật chất: Phần lớn các rủi ro trong cuộc sống là phát sinh từ môi trường này như: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường xã hội, môi trường luật pháp hoặc môi trường hoạt động của các tổ chức. Trong quá trình hoạt động của các tổ chức có thể sẽ phát sinh đa dạng các loại rủi ro. Như khi các chính sách về tỷ giá hối đoái, về tỷ lệ lãi suất hay chính sách về tín dụng thay đổi hay quan hệ cung cầu trên thị trường biến động có thể mang lại 8 những rủi ro cho các tổ chức kinh doanh. Có rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp được xuất phát từ môi trường phi vật chất này và đôi khi rủi ro này sẽ là nguồn gốc phát sinh các rủi ro khác, rủi ro có thể bắt nguồn từ môi trường chính trị dẫn đến các rủi ro về kinh tế hay rủi ro về xã hội. Việc phân loại các rủi ro theo nguồn phát sinh sẽ giúp cho các nhà quản lý rủi ro tránh việc bỏ sót các thông tin khi phân tích đồng thời giúp cho các nhà quản lý rủi ro có thể tìm được các biện pháp phòng chống rủi ro tốt nhất sau này. 1.2.2.4. Theo khả năng khống chế của con người Việc phân loại theo cách này thì rủi ro được chia thành: Rủi ro không thể khống chế và rủi ro có thể khống chế. Đối với một số loại rủi ro khi nó xảy ra con người không thể chống đỡ nổi như thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, … và đi kèm với nó là những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên đa số các rủi ro mà con người có thể chống đỡ hoặc nhằm hạn chế được thiệt hại nếu có những nghiên cứu, dự đoán được mức độ và khả năng xảy ra như . 1.2.2.5. Theo phạm vi xuất hiện rủi ro Theo cách phân loại này có thể chia rủi ro thành rủi ro chung và rủi ro cụ thể. Rủi ro chung là rủi ro gắn chặt với môi trường chính trị, pháp luật và kinh tế. Rủi ro gắn với môi trường chính trị gồm có rủi ro về hệ thống chính trị, rủi ro về chính sách thuế hay rủi ro cấp vĩ mô, hoặc rủi ro về chế độ độc quyền, rủi ro về chính sách hạn chế xuất nhập khẩu, rủi ro do không đạt được hoặc không gia hạn được hợp đồng. Rủi ro liên quan đến thương mại quốc gia bao gồm các loại rủi ro như rủi ro về lạm phát, rủi ro về tỷ lệ lãi xuất thay đổi, rủi ro về sản phẩm hàng hóa mất giá, rủi ro về chính sách ngoại hối và đặc biệt ở Việt Nam còn có thể có loại rủi ro không chuyển đổi được ngoại tệ. Rủi ro gắn với môi trường pháp luật quốc gia gồm có các loại rủi ro do thay đổi chính sách pháp luật và quy định, do thi hành pháp luật, hay rủi ro do trì hoãn trong việc bồi thường. Ngoài ra còn có các loại rủi ro cụ thể theo từng lĩnh vực kinh doanh như rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong kinh doanh bất động 9 sản, rủi ro trong kinh doanh vận tải, rủi ro trong kinh doanh du lịch, … Việc phân loại rủi ro cụ thể như này nhằm tìm ra bản chất của các loại rủi ro, để tìm ra các biện pháp xử lý tương ứng phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng có thể xảy ra các nguy cơ đó để tìm cách quản lý và hạn chế các hậu quả mà rủi ro đó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp ở mức thấp nhất. Trong quá trình xem xét và đánh giá doanh nghiệp cần rà soát một cách toàn diện các mặt hoạt động của mình. Trong đó, doanh nghiệp nên tập trung vào việc xác định các rủi ro tiềm ẩn và có phương pháp ứng phó rõ ràng. Mọi hoạt động diễn ra tại doanh nghiệp đều có thể ẩn giấu những nguy cơ tiềm ẩn nên doanh nghiệp cần phải phòng ngừa những nguy cơ đó thông qua việc quản trị rủi ro bằng cách xác định, phân tích và đánh giá liệu có cần thực hiện biện pháp xử lý rủi ro để loại trừ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất các ảnh hưởng đối với doanh nghiệp hay không. Quản trị rủi ro có thể được áp dụng cho toàn bộ tổ chức, ở nhiều lĩnh vực, cấp độ và tại mọi thời điểm cũng như cho các chức năng hay dự án hoặc hợp đồng và hoạt động cụ thể. 1.3.2. Khái niệm và mô hình khung của quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) Trong những năm 1990, mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM) lần đầu tiên xuất hiện như là một phương pháp tiếp cận mới, nhận biết nhằm quản lý rủi ro. Để hướng dẫn thực hiện ERM, một số khung lý thuyết đã được phát triển và được biết đến nhiều nhất là khung lý thuyết về ERM do Ủy ban Các tổ chức bảo trợ Treadway (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - COSO) soạn thảo. Khung lý thuyết này cung cấp một công cụ chuẩn để giúp các tổ chức vạch ra lộ trình nhằm hướng đến việc thực hiện hệ thống ERM một cách toàn diện. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan