Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch hà tĩnh...

Tài liệu ứng dụng marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch hà tĩnh

.DOC
86
639
53

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HẢI ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng. Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018 Người thực hiện Trần Thị Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG....................................................................................................9 1.1. Khái niệm, loại hình và đặc điểm Marketing điện tử.....................................9 1.2. Xu hướng ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động du lịch và quản lý phát triển du lịch.................................................................................................15 1.3. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương......................................................................................20 1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch.........................................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH.............................32 2.1. Tổng quan tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tĩnh..................................................32 2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Tĩnh trong thời gian qua..............................................................................................35 2.3. Chính sách ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh..................................................................................................................... 48 2.4. Thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh..................................................................................................................... 50 2.5. Đánh giá chung............................................................................................58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH.................................................................................................................. 68 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến du lịch Hà Tĩnh....................68 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh...........................................................................................72 KẾT LUẬN........................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á, Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNTT Công nghệ thông tin DL Du lịch DNDL Doanh nghiệp du lịch GDP Tổng sản phẩm nội địa HĐND Hội đồng nhân dân NQ Nghị quyết SEO Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm TMĐT Thương mại điện tử TV Ti vi UBND Ủy ban nhân dân VH - TT - DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch VITA Hiệp hội du lịch Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2013 - 2017..................................37 Bảng 2.2: Các khách sạn nổi bật ở Hà Tĩnh........................................................40 Bảng 2.3: Trang chủ của một số doanh nghiệp du lịch tiêu biểu........................42 Bảng 2.4: Khách quốc tế đến Hà Tĩnh trong những năm 2013 - 2017................44 Bảng 2.5: Doanh thu du lịch dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017...............................48 Sơ đồ 2.1: Mô hình website của các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh...................53 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các hình thức doanh nghiệp, tiếp thị trong tất cả các ngành nghề ở nước ta ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cùng với đó, từ khi ra đời mạng Internet cũng thể hiện những ưu điểm của nó như nhanh, gọn, dễ dàng phục vụ 24/24. Sự bùng nổ mạnh mẽ của internet và các ứng dụng công nghệ thông tin mới đã và đang đem lại những thay đổi chưa từng có trong lĩnh vực công nghiệp du lịch. Thông tin trực tuyến hiện là một trong những yếu tố có ảnh hưởng hàng đầu đối với các quyết định của du khách. Sự xuất hiện của Thương mại điện tử được coi là hệ quả lớn nhất khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin tác động vào nền kinh tế toàn cầu, đó là sự kết hợp của hai trong số những phát minh lớn nhất thế kỷ XX - máy tính và Internet. Tuy mới chỉ hình thành vào thập niên cuối thế kỷ hai mươi, chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, nhưng thương mại điện tử đã thâm nhập sâu vào hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của con người, và hơn nữa đây không phải là một hiện tượng kinh tế nhất thời, mà là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Hoạt động Marketing cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Những hình thức Marketing thông qua Internet dần xuất hiện và trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà kinh doanh tìm hiểu thị trường. Hoạt động Marketing điện tử được ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh từ kinh doanh những sản phẩm hàng hoá hữu hình đến những sản phẩm hàng hoá vô hình - dịch vụ. Các đại lý lữ hành, các công ty du lịch cũng không thể bỏ qua một cách thức Marketing hiệu quả đến vậy. Sự kết hợp giữa những phương pháp Marketing, tiếp thị truyền thống với việc sử dụng Internet làm công cụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sử dụng 1 Marketing điện tử là công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm của mình tới các cư dân trong và ngoài biên giới không còn là điều xa lạ, thậm chí đó còn là hình thức quảng cáo mang lại doanh thu lớn với chi phí thấp và hiệu quả cao, đặc biệt đối với một ngành cần thiết sự quảng bá những ngành du lịch Hà Tĩnh. Chính vì vậy, việc tìm ra những hướng đi, những ứng dụng, những giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng Marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh. Trên thực tế cho thấy, Hà Tĩnh rất có tiềm năng triển vọng phát triển ngành dịch vụ này, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái và một số loại hình du lịch: Vui chơi giải trí, kỳ nghỉ, thể thao. Hơn nữa là một người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, tôi cảm thấy rất tự hào. Từ những điều kiện thuận lợi, tỉnh Hà Tĩnh đã xác định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên khai thác thị trường nội địa; phát triển du lịch bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đồng thời phải kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh, chú trọng khai thác các giá trị di sản văn hóa, du lịch sinh thái, tâm linh; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch; tăng cường liên kết các hoạt động du lịch, các điểm du lịch trong tỉnh và với các tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển du lịch ở Hà Tĩnh hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế nên đến nay vẫn chưa thật sự đạt được mục tiêu mong muốn. Thực trạng tình hình du lịch nói chung và du lịch tại Hà Tĩnh nói riêng vẫn đang còn nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục và chưa khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có. Chính vì thế để du lịch Hà Tĩnh có thể phát triển một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu sâu và kỹ hơn, ứng dụng thêm các học thuyết Marketing điện tử, marketing dịch vụ vào các quá trình triển khai và thực hiện. Luận văn thực hiện xây dựng chiến lược, đưa ra các giải pháp dựa trên góc độ Marketing điện tử bao gồm việc phân tích 2 những thế mạnh, những hạn chế, đồng thời nhận diện được giá trị cốt lõi, từ đó xây dựng được phương hướng phù hợp cho phát triển du lịch của tỉnh. Với lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Trong đó, một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn như sau: 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Vận dụng nguyên lý marketing để phát triển địa phương có các tác giả tiêu biểu như Philip Kotler (1993), Marketing Places; Matlovicova, K. (2008), Place marketing process - theoretical aspects of realization; Rainisto, Seppo K. (2003), Success factors of place marketing: a study of place marketing practices in Northern Europe and the United States. Các nghiên cứu đã chỉ ra những thành phần của Marketing điện tử gồm chủ thể thực hiện marketing, các yếu tố của Marketing để tạo sản phẩm có giá trị cung ứng, khách hàng mục tiêu; qui trình thực hiện Marketing; các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của Marketing. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá,. Mặc dù các nghiên cứu trên đã đề cập tới việc thu hút các thị trường nhà kinh doanh, nhà đầu tư, khách DL và dân cư mới để phát triển địa phương, nhưng nội dung MKTĐT chưa được đề cập một cách rõ nét. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch có các nghiên cứu tiêu biểu như Xavier Font and Benjamin Carey (2005), Marketing sustainable tourism products; Victor T.C Middleton (1998), Sustainable tourism - a Marketing perspective; Youcheng Wang, Abraham Pizam (2011), Destination Marketing and Management: Theories and Applications; Gregory Ashworth, Brian Goodall (2012), Marketing Tourism Places; Alan Pomering (2009), Sustainable tourism marketing: what should be in the mix, Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Sirubari – Nepal, Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Huay Hee - Thái Lan. Các tác 3 giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá, trừu tượng hoá để vận dụng marketing cho một điểm đến, các bước marketing cho SP DL; phân tích các công cụ marketing hỗn hợp cho DL. Mặc dù vậy, các tác giả chưa làm rõ vai trò quan trọng của chính quyền địa phương trong việc sử dụng các công cụ marketing điện tử, chưa chỉ ra vai trò nhiệm vụ cụ thể của cộng đồng DN và dân cư địa phương trong qui trình ứng dụng MKTĐT trong quản lý phát triển du lịch. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về marketing điện tử có các tác giả tiêu biểu như Hồ Đức Hùng (2005), ứng dụng Marketing điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Hải Hà (2011), Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào Cai. Vũ Trí Dũng (2015), Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Đà Nẵng; Nguyễn Hoàng Việt (2014), Ứng dụng Marketing điện tử với thu hút đầu tư vào các khu du lịch sinh thái Việt Nam. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, điều tra khảo sát qua bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, thống kê mô tả... Các nghiên cứu đã đưa ra những cơ sở lý luận, chỉ ra nguyên lý cơ bản, qui trình, chiến lược, công cụ Marketing điện tử trên phương diện tổng thể. Đa phần các tác giả tập trung nghiên cứu ứng dụng MKTĐT vào lĩnh vực quản lý phát triển du lịch vào các địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cập sâu và rõ nét việc ứng dụng MKTĐT trong lĩnh vực quản lý phát triển du lịch. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về: Marketing điện tử, các yếu tố của Marketing điện tử; các ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. 4 Phân tích thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, bên trong việc ứng dụng Marketing điên tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh; Qua đó phân tích các việc làm đã làm được và chưa làm được, các nguyên nhân tồn tại. Đưa ra các giải pháp cụ thể ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, Hệ thống hóa cơ sở khoa học về ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương. Hai là, Đánh giá thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch tại Hà Tĩnh, chỉ ra những điểm tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Ba là, Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, công cụ, phương pháp thực hiện marketing điện tử; tiêu chí đánh giá hiệu suất marketing điện tử; các yếu tố ảnh hưởng đến marketing điện tử với quản lý phát triển du lịch tại tỉnh Hà Tĩnh. Về không gian: Marketing điện tử với quản lý phát triển du lịch tại tỉnh Hà Tĩnh, trong đó tập trung nghiên cứu về quản lý của bộ, ban ngành, sở Văn hóa thể theo và du lịch về ứng dụng Marketing điện tử. Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân tích của luận án tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2010 đến 2017; các giải pháp đề xuất có phạm vi áp dụng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, các phương pháp tổng hợp dưới đây sẽ được áp dụng: 5.1. Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê tài liệu Căn cứ vào những dữ liệu đã có về DL Hà Tĩnh để phân tích các hiện tượng, sự việc, đánh giá thực trạng hoạt động marketing điện tử với phát triển DL trong những năm qua và định hướng tương lai. Các loại dữ liệu thứ cấp thu thập gồm: thống kê về lượt khách, doanh thu từ DL, chi tiêu bình quân, nguồn nhân lực DL, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DL, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực DL, quy hoạch DL, quan điểm và mục tiêu phát triển DL Hà Tĩnh. Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo hàng năm về hoạt động DL của Ban chỉ đạo phát triển DL Hà Tĩnh, Sở VH, TT&DL, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến DL tỉnh Hà Tĩnh, niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh; các ấn phẩm, công trình nghiên cứu đã công bố, sách, tạp chí, các trang web, các bài viết về DL Hà Tĩnh; các văn bản, chính sách liên quan đến phát triển DL Hà Tĩnh, các báo cáo về tình hình kinh tế, VH-XH của tỉnh Hà Tĩnh. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thu thập được phân loại, sắp xếp thành những tập tài liệu, đánh máy có chọn lọc những nội dung liên quan đến luận văn; các tệp file mềm thu thập được lưu trữ vào những thư mục trong máy tính. Các dữ liệu được xử lý bằng các phần mềm như word, excel, được tập hợp thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ để làm cơ sở thống kê mô tả, so sánh, phân tích và đánh giá những hoạt động marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. 5.2. Phương pháp so sánh So sánh các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như các giáo trình, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, bài báo khoa học được thu thập tại thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh Hà Tĩnh, thư viện trường Đại học Thương mại, thư viện trường Đại học Hà Tĩnh để hình thành cơ sở lý luận của luận văn. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn * Về lý luận: - Thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận văn đã chỉ ra 04 khoảng trống trong nghiên cứu, xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. - Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về Marketing điện tử; làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa qui trình, các công cụ Marketing điện tử (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, chính quyền, cộng đồng DN và dân cư). - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu suất ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh gồm: Quảng bá hình ảnh các điểm du lịch và con người Hà Tĩnh, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, phát triển thị trường du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch; chỉ ra nhóm yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. * Về thực tiễn: - Qua việc lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương ở nước ngoài và trong nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đã rút ra 04 bài học kinh nghiệm cho ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch Hà Tĩnh nói riêng và tại các địa phương ở Việt Nam nói chung. - Bằng phương pháp nghiên cứu cụ thể, phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu suất ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh, tác giả luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, phát hiện ra những hạn chế và nguyên nhân, xác định vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch Hà Tĩnh. - Dựa vào những định hướng, quan điểm phát triển du lịch Hà Tĩnh, tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp ở cấp độ từ cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để hoàn thiện ứng dụng Marketing điện tử phù hợp trong thời gian tới của môi trường kinh doanh Việt Nam và phù hợp với điều kiện, trình độ và kỳ vọng phát triển của tỉnh Hà Tĩnh. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương Chương 2. Thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái niệm, loại hình và đặc điểm Marketing điện tử 1.1.1. Khái niệm Marketing điện tử Để diễn đạt nội dung của các hoạt động Marketing trong môi trường điện tử quốc tế, các tài liệu khác nhau sử dụng một số thuật ngữ khác nhau như CyberMarketing, E-Marketing, WebMarketing... Nhưng dù sử dụng thuật ngữ nào thì Marketing điện tử cũng bao hàm hai ý tưởng chính: về mặt thực tiễn, đó là sự khai thác các phương tiện và công cụ tin học - viễn thông nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra; còn về mặt ngữ nghĩa, đó là tổng hợp các phương pháp và kỹ thuật Marketing áp dụng lên các hệ thống mạng, nhất là mạng Internet. Như vậy, Marketing điện tử mang tính kế thừa từ Marketing truyền thống và là sự ứng dụng của Marketing trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử. Một mặt, Marketing điện tử thừa hưởng những nguyên lý cơ bản nhất của Marketing cũng như một số kỹ năng Marketing khác đã được phát triển mạng như các công cụ Marketing trực tuyến (Online Marketing), Marketing trực tiếp (Direct Marketing), Marketing tương tác (Interactive Marketing), Marketing thích ứng (Adaptive Marketing) đang được sử dụng phổ biến. Mặt khác, từ các kinh nghiệm thực tiễn, các doanh nghiệp cùng các nhà nghiên cứu cũng vẫn đang còn tiếp tục tìm hiểu thêm các nguyên lý mới, các phương pháp và mô hình mới nhằm tận dụng ở mức tốt nhất những cơ hội mà môi trường kinh doanh hoàn toàn mới này đem lại. Trong mọi trường hợp Marketing trong TMĐT không nhằm, và cũng không thể thay thế được Marketing truyền thống. Mục đích của Marketing trong TMĐT chính là nhằm bổ sung thêm những nguyên tắc mới với những phương tiện hiện nay đã sẵn có và trong tương lai không xa sẽ trở nên phổ cập. 9 Chính bởi vậy những khái niệm về Marketing điện tử cũng không hề xa rời định nghĩa về Marketing truyền thống mà nó được xây dựng dựa trên những khái niệm về Marketing truyền thống. Xin được đưa ra một số khái niệm thường gặp. Theo Philip Kotler: Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân- dựa trên các phương tiện điện tử và internet. Nếu P.Kotler đứng trên quan điểm một nhà nghiên cứu về Marketing để đưa ra định nghĩa trên thì Joel Reedy lại có một khái niệm khác, đơn giản hơn và dựa trên quan điểm một một người hoạt động trong lĩnh vực này: Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử. (Nguồn: Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000) Một định nghĩa khác có vẻ đầy đủ hơn được đăng trên trang web http://www.davechaffey.com/Internet-Marketing có đại ý như sau: Marketing điện tử là hoạt động ứng dụng mạng internet và các phương tiện điện tử (web, email, cơ sở dữ liệu, multimedia,...) Để tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành...), các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ghosh Shikhar và Toby Bloomburg (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ AMA) cũng đưa ra một định nghĩa khác: Marketing điện tử là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin Internet. Mặc dù đã có những khái niệm khác nhau dưới những cách nhìn khác nhau nhưng hầu hết các khái niệm đó đều đều có những điểm chung khi nói về Marketing điện tử. Đó là: - Hoạt động Marketing diễn ra trong một môi trường mới-môi trường internet. 10 - Sử dụng phương tiện là internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào internet. - Vẫn giữ nguyên bản chất của Marketing truyền thống là thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với người tiêu dùng truyền thống, họ có thói quen tiếp cận thông tin khác, đánh giá dựa trên những nguồn thông tin mới, hoạt động mua hàng cũng khác. 1.1.2. Các loại hình Marketing điện tử hiện nay Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng với nhiều các công nghệ hiện đại ra đời. Con người ngày càng ưu thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại. Có rất nhiều hình thức thương mại điện tử khác nhau, dưới đây là một số loại hình thương mại điện tử điển hình đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. 1.1.2.1. Hình thức B2B (Business To Business) Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo. 1.1.2.2. Hình thức B2C (Business to Customers) Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu: Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình 11 tạo ra hoặc do mình phân phối. Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com. Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do nhưng lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình. 1.1.2.3. Hình thức thương mại điện tử C2C Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng. Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới. Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng: Đấu giá trên một trang web xác định Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype, Window Messenger, AO... Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt) Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trongđó khách hàng là người điều khiển giao dịch. Tại các trang web của nước ngoài có thể nhận ra ngay Ebay là website đứng đầu danh sách các website C2C trên thế giới đây la một tượng đài về kinh doanh theo hình thức đấu giá mà các doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muốn "trở thành". Tại Việt Nam thì chưa tất các các hình thức này ở mọi loại dạng, đi đến đâu cũng thấy quảng cáo rao vặt, rao bán, rao mua, trao đổi... 1.1.2.4. Hình thức thương mại điện tử B2G Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác 12 liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc. Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển. Còn một số loại hình thương mại điện tử khác nhưng sự xuất hiện ở Việt Nam chưa cao như: Thương mại điện tử M-Commerece (Buôn bán qua các thiết bị di động cầm tay) Thương mại điện tử sử dụng tiền ảo (VTC với Vcoin) Nguồn: Các loại hình thương mại điện tử điển hình Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC 1.1.3. Đặc điểm của Marketing điện tử Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin và truyền thông như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối 13 với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào. Phạm vi hoạt động: trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội. Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử. Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch. Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, 14 mạng extranet… để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng. 1.2. Xu hướng ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động du lịch và quản lý phát triển du lịch 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về du lịch Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mang tính đồng bộ, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Du lịch, góp phần đưa Du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về Du lịch tại trung ương và một số địa phương còn gặp những bất cập trong công tác quản lý điểm đến, duy trì chất lượng dịch vụ chưa thường xuyên, công tác xúc tiến quảng bá còn thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch khác với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, đặt các đơn vị kinh doanh vào các mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng nhiều công cụ khác nhau (chủ yếu là công cụ pháp luật). Nằm trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch hoạt động theo nguyên tắc của bộ máy nhà nước. Các nguyên tắc đó xuất phát từ việc Nhà nước nắm quyền lực chính trị, thông qua quyền lực chính trị Nhà nước sẽ nắm và bảo toàn quyền lực kinh tế, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý quản trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Nằm trong hệ thống quyền lực Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được trao những thẩm quyền nhất định, chủ yếu là những thẩm quyền chuyên môn, hoạt động theo các nguyên tắc nêu trên. Nằm trung gian giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hệ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan