Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị đau khớp vai ...

Tài liệu Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị đau khớp vai

.PDF
78
1
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ------------------------------ HỒ ĐẮC PHÚ ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP VAI Chuyên nghành: Vật Lý Kỹ Thuật Mã số: 60520401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Minh Thái Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Tôn Chi Nhân Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Trần Trung Nghĩa Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 08 năm 2021 (trực tuyến). Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm: 1. Chủ tịch: TS. Lý Anh Tú 2. Thư kí: TS. Nguyễn Trung Hậu 3. Phản biện 1: TS. Tôn Chi Nhân 3. Phản biện 2: TS. Trần Trung Nghĩa 5. Ủy viên: TS. Nguyễn Thế Thường 2. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. Lý Anh Tú TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên: Hồ Đắc Phú MSHV: 1770518 Ngày, tháng, năm sinh: 05 – 12 – 1989 Nơi sinh: Tây Ninh Chuyên ngành: Vật Lý Kỹ Thuật MS: 60520401 I. TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP VAI II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: 1. Bối cảnh hình thành đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ, tổng quan đến các vấn đề liên quan đến đề tài. 2. Tổng quan các vấn đề chính liên quan đến đề tài bao gồm: Cấu trúc, chức năng khớp vai và những vấn đề về bệnh thoái hoá khớp vai Các nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh thoái hoá khớp vai Các phương pháp chẩn đoán thoái hoá khớp vai Các phương pháp điều trị bệnh thoái hoá khớp vai Ứng dụng laser công suất thấp trong điều trị bệnh thoái hoá khớp vai 3. Xây dựng phương pháp điều trị bệnh thoái hoá khớp vai bằng laser bán dẫn công suất thấp Nội dung của phương pháp điều trị Xây dựng mô hình thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu sử dụng phương pháp điều trị đau khớp vai Quy trình điều trị Liệu trình điều trị 4. Kết quả nghiên cứu điều trị lâm sàng Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng Bệnh nhân trong diện nghiên cứu điều trị lâm sàng Đánh giá kết quả điều trị 5. Kết luận chung của đề tài luận văn III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: 22 / 02 /2021 IV. NGÀY HOÀN THÀNH: 13 / 06 /2021 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRẦN MINH THÁI Tp. HCM, ngày CÁN BỘ HƯỚNG DẪN tháng năm 2021 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO PGS. TS. TRẦN MINH THÁI TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ Quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Minh Thái. Thầy là người tập cho em các bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu đề tài khoa học. Những lời nhận xét thấm đẫm nhiệt huyết của Thầy đã giúp em vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình làm luận văn này. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Ngô Thị Thiên Hoa và các quý anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Phòng điều trị phục hồi chức năng Tân Châu An Giang. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Khoa học Ứng dụng, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức nền tảng trong suốt hai năm học tập tại trường. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và những đồng nghiệp luôn bên cạnh hỗ trợ để em có thể hoàn thành tốt khóa luận văn này. Trên mỗi chặng đường đã đi qua, em cảm thấy may mắn vì luôn có gia đình, bạn bè, thầy cô luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ. Em xin trân trọng cảm ơn! Tp. HCM, ngày tháng Học viên Hồ Đắc Phú i năm 2021 TÓM TẮT Thoái hoá khớp là tổn thương thoái hóa tiến triển chậm, tăng dần của sụn khớp, là nguyên nhân chính gây nên tàn tật. Mục đích của việc điều trị là giảm đau, duy trì, cải thiện tầm vận động, giảm tối thiểu khuyết tật cho khớp vai. Nghiên cứu “Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị đau khớp vai” được tiến hành tại Phòng điều trị phục hồi chức năng Tân Châu An Giang với 34 bệnh nhân được lựa chọn điều trị rách sụn viền. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, không đối chứng, chỉ so sánh kết quả thang điểm WOMAC trước và sau khi qua 02 liệu trình bằng laser bán dẫn công suất thấp cho những bệnh nhân nghèo không có điều kiện thăm khám cận lâm sàng. Với 34 bệnh nhân được đánh giá thang điểm WOMAC trước điều trị: Điểm WOMAC ở thang 02 điểm – đau vừa có 09 bệnh nhân, chiếm 26,47%; Điểm WOMAC ở thang 03 điểm – đau nặng có 14 bệnh nhân, chiếm 41,18%; Điểm WOMAC ở thang 04 điểm – đau rất nặng có 11 bệnh nhân, chiếm 32,35%. Vậy, điểm trung bình đạt 3,09 điểm tương ứng đau nặng. Sau 02 liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp có sự thay đổi lớn về mức độ sau khi vận động cánh tay, mức độ đau khớp vai cụ thể như sau: 30 bệnh nhân đạt điểm WOMAC ở thang 0 điểm – tương ứng với mức độ không đau, chiếm 88,24%; 04 bệnh nhân đạt điểm WOMAC ở thang 01 điểm – tương ứng với mức độ đau nhẹ, chiếm 11,76%. Kết quả điểm trung bình đạt 0,12 điểm tương ứng với hết đau. Giá trị này so với điểm trung bình trước khi điều trị (3,09 điểm) lớn hơn 25,75 lần. Sự khác biệt này là lớn. Điều này chứng tỏ hiệu quả chữa trị của phương pháp điều trị mới này khá cao. ii ABSTRACT Osteoarthritis is a slow, progressive degenerative joint damage of articular cartilage, which is the main cause of disability. The goal of treatment is to relieve pain, maintain, improve range of motion, and minimize disability for the shoulder joint. The study "Application of low-power semiconductor laser in the treatment of shoulder pain" was conducted at Tan Chau An Giang Rehabilitation Treatment Room with 34 selected patients all with torn meniscus. The thesis uses experimental research method, no control, only compares the results of WOMAC scale before and after undergoing 02 low-power semiconductor laser treatments for poor patients who cannot afford near-sightedness examination clinical. With 34 patients evaluated WOMAC score before treatment: WOMAC score on a scale of 02 points – moderate pain had 09 patients, accounting for 26.47%; WOMAC score on a 3-point scale – severe pain had 14 patients, accounting for 41.18%; WOMAC score on a 4-point scale - very severe pain has 11 patients, accounting for 32.35%. So, the average score is 3.09 points corresponding to severe pain. After 02 courses of low-power semiconductor laser treatment, there was a great change in severity after arm movement, the specific level of shoulder pain was as follows: 30 patients scored WOMAC on a scale of 0 points – equivalent corresponding to the level of no pain, accounting for 88.24%; 04 patients scored WOMAC on a scale of 01 point - corresponding to mild pain, accounting for 11.76%. The average score was 0.12 points, corresponding to no pain. This value is 25.75 times larger than the mean score before treatment (3.09 points). This difference is big. This proves that the effectiveness of this new treatment is quite high. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Minh Thái. Các số liệu nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định Học viên Hồ Đắc Phú iv MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN, TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 1.1. Bối cảnh hình thành đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và định hướng của đề tài …….................................................................. 2 1.3. Nhiệm vụ chính của đề tài ....................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1. Cấu trúc và chức năng của khớp vai ……............................................................... 4 2.1.1. Cấu trúc của khớp vai ........................................................................................... 4 2.1.2. Chức năng của khớp vai ..................................................................................... 13 2.2. Những vấn đề cơ bản về thoái hóa khớp …........................................................... 13 2.2.1. Khái niệm thoái hóa khớp ….............................................................................. 13 2.2.2. Phân loại bệnh thoái hóa khớp vai …................................................................. 14 2.2.3. Những biến đổi tại khớp ở bệnh thoái hóa khớp …............................................ 14 2.3. Các nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh thoái hóa khớp vai …............................. 15 2.3.1. Các nguyên nhân thoái hóa khớp vai …........................................................... 15 2.3.2. Cơ chế sinh bệnh thoái hóa khớp vai …............................................................. 15 2.4. Cơ chế gây đau khớp trong bệnh thoái hóa khớp vai …...................................... 18 2.5. Các triệu chứng thoái hóa khớp vai …................................................................. 18 2.6. Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp vai ……........................................... 19 2.7. Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp vai hiện nay ….......................................... 22 2.7.1. Các biện pháp không dùng thuốc …................................................................... 22 v 2.7.2. Các biện pháp dùng thuốc ….............................................................................. 22 2.7.3. Điều trị ngoại khoa thoái hoá khớp ……............................................................ 23 2.7.4. Các biện pháp điều trị bảo tồn đang được nghiên cứu áp dụng ……................. 23 2.7.5. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng laser trị liệu công suất thấp ............................ 24 PHẦN THỨ 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP VAI BẰNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP 3.1. Lời dẫn ………..…………………........................................................................ 31 3.2. Nội dung của phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai bằng laser bán dẫn công suất thấp ....................................................................................................................... 32 3.2.1. Laser bán dẫn nội tĩnh mạch làm việc bước sóng 650nm ................................. 32 3.2.2. Hiệu ứng hai bước sóng đồng thời làm việc ở hai bước sóng 780nm và 940nm .......................................................................................................................... 33 3.2.3. Dùng phương pháp thể châm trong y học cổ truyền ở bước sóng 940nm tác động trực tiếp lên vùng tổn thương ....................................................................................... 34 3.2.4. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thực phẩm chức năng .................................. 36 3.3. Thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp vừa nêu trong điều trị lâm sàng ................................................................................................................... 36 3.3.1. Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch ........................................ 36 3.3.2. Thiết bị quang châm - quang trị liệu bằng Laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh .................................................................................................................. 38 3.4. Quy trình điều trị …............................................................................................... 40 3.5. Liệu trình điều trị .................................................................................................. 41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG 4.1. Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng ................................................................... 42 4.2. Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng ........................................................... 42 4.3. Bệnh nhân trong diện nghiên cứu điều trị lâm sàng .............................................. 42 4.4. Kết quả điều trị lâm sàng ....................................................................................... 43 vi 4.4.1. Đánh giá mức độ đau vai theo thang điểm VAS trước khi điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ........................................................................................................ 44 4.4.2. Mức độ đau khớp vai sau khi kết thúc 01 liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ............................................................................................................... 45 4.4.3. Mức độ đau khớp vai sau khi kết thúc 02 liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ............................................................................................................... 45 4.4.4. Đánh giá phục hồi chức năng vận động khớp vai theo mức độ đau .................. 46 4.4.4.1. Đánh giá mức độ đau khớp vai sau khi vận động, trước khi điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ................................................................................................. 47 4.4.4.2. Đánh giá mức độ đau khớp vai sau khi vận động, sau khi kết thúc 01 liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ................................................................... 48 4.4.4.3. Đánh giá mức độ đau khớp vai sau khi vận động, sau khi kết thúc 02 liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp ................................................................... 49 4.4.5. Tai biến và phản ứng phụ trong quá trình điều trị …......................................... 50 4.4.6. Đánh giá chung .................................................................................................. 50 4.4.7. Đánh giá độ tin cậy kết quả điều trị ................................................................... 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 5.1. Kết quả đạt được ................................................................................................... 54 5.2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................... 55 Kiến nghị ……………………………………………………………………………. 56 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 57 Phụ lục .......................................................................................................................... 62 Lý lịch trích ngang ………………………………………………………………...… 65 vii DANH SÁCH CÁC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 2.1 Cấu trúc xương vai 4 2 Hình 2.2 Cấu trúc khớp vai 5 3 Hình 2.3 Sụn khớp vai 6 4 Hình 2.4 Các thành phần và cấu trúc của sụn 7 5 Hình 2.5 Sơ đồ mặt cắt ngang sụn khớp 8 6 Hình 2.6 Bao sơ bao phủ sụn viền 10 7 Hình 2.7 Cấu trúc dây chằng khớp vai 10 8 Hình 2.8 Cấu trúc của khối cơ khớp vai 11 9 Hình 2.9 Các dây thần kinh đi qua khớp vai 12 10 Hình 2.10 Động mạch khớp vai 12 11 Hình 2.11 Bao hoạt dịch khớp vai 13 12 Hình 2.12 Các giai đoạn thoái hóa khớp vai 17 13 Hình 2.13 Hình ảnh thoái hóa khớp vai trên phim x- quang 19 14 Hình 2.14 Mọc gai xương ở khớp vai 20 15 Hình 2.15 Viêm khớp, ô chảo kém đàn hồi 21 16 Hình 2.16 Tổn thương của sụn 21 17 Hình 2.17 Phân tích mẫu sụn bằng phổ Raman 27 18 Hình 3.1 Rách sụn viền ở khớp vai 32 19 Hình 3.2 Hình ảnh vị trí huyệt Kiên ngung 34 20 Hình 3.3 Hình ảnh vị trí huyệt Vân môn và Trung phủ 35 21 Hình 3.4 Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch 37 22 Hình 3.5 Thiết bị quang châm - quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh 38 viii Trang DANH SÁCH CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Bảng phân loại công suất laser 24 2 Bảng 4.1 Thang điểm VAS đánh giá mức độ đau. 43 3 Bảng 4.2 4 Bảng 4.3 5 Bảng 4.4 6 Bảng 4.5 7 Bảng 4.6 8 Thang điểm VAS đánh giá mức độ đau trước khi điều trị Thang điểm VAS đánh giá mức độ đau sau 01 liệu trình điều trị Thang điểm VAS đánh giá mức độ đau sau 02 liệu trình điều trị Thang điểm WOMAC đánh giá mức độ đau sau khi vận động Thang điểm WOMAC đánh giá mức độ đau sau khi vận động trước khi điềutrị 44 Bảng 4.7 Thang điểm WOMAC đánh giá mức độ đau sau khi vận động, sau khi kết thúc 01 liệu trình điều trị. 48 9 Bảng 4.8 Thang điểm WOMAC đánh giá mức độ đau sau khi vận động, sau khi kết thúc 02 liệu trình điều trị. 49 10 Bảng 4.9 51 11 Bảng4.10 Lượng hóa bằng điểm mức đau khớp vai theo thang điểm WOMAC Kết quả lượng hóa bằng điểm mức độ đau vai trước và sau khi kết thúc điều trị 12 Bảng4.11 Độ lệch chuẩn thu gọn 8 (theo Fisher và Yates) ix 45 46 47 47 52 53 PHẦN THỨ NHẤT BỐI CẢNH HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN, TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA LUẬN VĂN 1.1. Bối cảnh hình thành đề tài Khớp vai là khớp có tầm vận động rộng và linh hoạt nhất so với các khớp khác của cơ thể. Để đảm bảo chức năng đó, khớp vai có cấu trúc đặc biệt được hình thành trong quá trình tiến hóa từ loài vượn đến tư thế đứng thẳng của con người, ở tư thế đứng thẳng, hai tay con người được tự do và hoạt động chức năng của tay hết sức linh hoạt và tinh tế. Sự hoạt động linh hoạt của khớp vai cũng làm cho khớp vai phải chịu nhiều áp lực và rất dễ bị tổn thương do các vi chấn thương, chấn thương, sự căng giãn quá mức. Cũng vì thế mà có một bệnh lý nội khoa của khớp vai rất thường gặp là viêm quanh khớp vai. Có từ 3-5% những người có độ tuổi từ 40-60 phải gánh chịu bệnh lý này. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hàng năm bệnh viện phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân vào điều trị vì viêm quanh khớp vai, nhiều người bệnh đến muộn khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng làm cho kết quả điều trị bị hạn chế. Trong khi đó, quan niệm về bệnh sinh, phân loại và lựa chọn phương pháp điều trị đối với viêm quanh khớp vai của các thầy thuốc còn khá nhiều vấn đề chưa được thống nhất. Những năm gần đây nhờ có sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện chẩn đoán hiện đại, nhất là các phương tiện chấn đoán hình ảnh, đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ chế bệnh sinh mà tôi trình bày trong báo cáo này, bên cạnh đó những vấn đề điều 1 trị có nhiều phương pháp phổ biến hiện nay như: Hạn chế sinh hoạt vận động ở khớp vai; dùng thuốc giảm đau, chống viêm, tiêm corticoid; kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng và phương pháp châm cứu cổ truyền; điều trị can thiệp (phẫu thuật nội soi); điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP); ... Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM. Tôi đã tiếp cận và tìm hiểu phương pháp điều trị phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân bị đau khớp vai do thoái hóa bằng Laser bán dẫn công suất thấp. Tôi nhận thấy phương pháp này khá hoàn chỉnh về mặt lý thuyết và thực nghiệm, chính vì vậy tôi rất muốn đưa phương pháp mới này ứng dụng tại phòng điều trị phục hồi chức năng Tân Châu An Giang. Đó chính là bối cảnh hình thành đề tài luận văn thạc sỹ của tôi. 1.2. Mục tiêu của đề tài Sử dụng trị liệu laser bán dẫn công suất thấp, chiếu trực tiếp vào vùng đau ở khớp vai và kích thích các huyệt quanh khớp vai bằng phương pháp quang châm, quang trị liệu và laser nội tĩnh mạch. Dưới sự kích thích của các tác nhân tại chỗ, tế bào sẽ phát huy các tác dụng khác nhau bao gồm: biệt hóa tế bào gốc thành tế bào sụn; tăng sinh tế bào; chống viêm; tăng trưởng tế bào; cải thiện chất dinh dưỡng; giúp cải thiện dòng máu chất lượng hơn… đồng nghĩa với việc cung cấp cho khớp vai đầy đủ oxy và dưỡng chất thúc đẩy quá trình sửa chữa mô tái tạo sụn khớp. Phương pháp này có các ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác ở chỗ, giải quyết được tận gốc tổn thương của sụn khớp vốn là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Kỹ thuật này tiết kiệm chi phí, an toàn, góp phần cải thiện chất lượng sống và tăng tuổi thọ cho người bệnh. 1.3. Nhiệm vụ chính của đề tài Để hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài, cần phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: 2 - Tổng quan các vấn đề chính liên quan trực tiếp đến đề tài: + Những vấn đề cơ bản về bệnh thoái hóa khớp + Các nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh thoái hóa khớp vai. + Các phương pháp điều trị + Ứng dụng laser công suất thấp trong điều trị thoái hóa khớp vai - Xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp điều trị đau khớp vai do thoái hóa bằng laser bán dẫn công suất thấp - Kết quả nghiên cứu điều trị lâm sàng - Kết luận 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1. Cấu trúc và chức năng của khớp vai 2.1.1. Cấu trúc của khớp vai [1] - Các cấu trúc quan trọng của vai gồm có các thành phần sau: + Xương, khớp và sụn (bones, joints and cartilage) + Dây chằng và gân (ligaments and tendons) + Cơ bắp (muscles) + Dây thần kinh (nerves) + Mạch máu (blood vessels) + Túi hoạt dịch (bursae) a. Xương, khớp và sụn - Về Xương: Hình 2.1. Cấu trúc xương vai + Xương đòn (Clavicle) + Xương bả vai (Scapula) + Xương Mỏm cùng vai (Acromion) + Xương mỏm quạ (Coracoid process) 4 + Ổ chảo (Glenoid) + Gai xương bả vai (Spine of scapula) + Xương cánh tay (Humerus) + Đầu xương cánh tay (Head of the humerus) - Về Khớp: Thực tế có bốn khớp sau đây để tạo nên khớp vai: Hình 2.2. Cấu trúc khớp vai + Khớp ổ chảo cánh tay (Glenohumeral joint) là khớp vai chính được tạo bởi ổ chảo của xương bả vai với lồi cầu của đầu trên xương cánh tay. Khớp ổ chảo-cánh tay là điển hình của một khớp tiếp giáp không hoàn toàn, có nghĩa là diện ổ chảo nông và nhỏ nên không tiếp giáp hoàn toàn với diện lồi cầu lớn, mà diện ổ chảo chỉ tiếp giáp với một phần của diện lồi cầu + Khớp mỏm cùng vai - đòn (Acromioclavicular joint) + Khớp ức – đòn (Sternoclavicular joint) + Khớp vai ngực (Scapulothoracic joint) - Về Sụn khớp: 5 Sụn khớp là vật liệu bao bọc đầu cuối của xương. Hình 2.3. Sụn khớp vai Khớp sụn dày khoảng 1/4 inch (2 đến 4 mm) ở hầu hết các khớp lớn, chịu đựng được trọng lượng. Sụn khớp có màu trắng, bóng, có độ dẻo cao, không có mạch máu và dây thần kinh. Được cấu tạo từ chất nền ngoại bào extracellular matrix (ECM chủ yếu bao gồm nước, collagen và proteoglycan, với các protein và glycoprotein) với sự phân bố thưa thớt của tế bào chuyên biệt gọi là tế bào chondrocytes. Chức năng của sụn khớp là làm giảm chấn động và tránh sự cọ sát giữa 2 đầu xương khi khớp cử động. [2] Các thành phần của sụn khớp:  Collagen type II Các sợi collagen kiểm soát khả năng chịu đựng sức co giãn của sụn. Đặc trưng của sụn là collagen type II chiếm 90% trong sụn khớp. Collagen có cấu trúc phức tạp, gồm 3 dải polypeptid quấn vào nhau chằng chịt tạo bộ ba chân vịt. Chỉ có collagenase mới có khả năng phá hủy collagen tự nhiên trong môi trường có pH sinh học. Hoạt động của collagenase thường có trong sụn của khớp thoái hóa, không có ở sụn thường.  Proteoglycan 6 Proteoglycan (PG) tạo nên thành phần cơ bản thứ hai của sụn, chịu trách nhiệm về mức độ chịu đựng sức ép và giữ lại một lượng lớn dung môi. PG được tạo thành từ một protein với các giải bên glycosaminoglycan rất giàu tế bào sụn và keratane sulfate. Cấu trúc này tạo nên những đám lớn kết nối với nhau bằng một dải axit hyaluronic được cố định qua một protein liên quan. Số lượng các PG tăng lên từ trên bề mặt xuống đến đáy sụn. - Tế bào sụn Tế bào sụn (chondrocytes): là tế bào trung mô chuyên biệt cao, cùng với collagen, PG, chất nền protein và lipit tạo nên sụn khớp. Tế bào sụn nằm rải rác khắp mô sụn. Trong quá trình phát triển của sụn, tế bào sụn không thay đổi về thể tích, có hình gần tròn. Tuy nhiên tế bào sụn có thể thay đổi hình thái tùy theo tuổi, tình trạng bệnh lý, vị trí chịu lực. Tế bào sụn thích hợp trong môi trường kỵ khí, được nuôi dưỡng bởi dịch khớp tiết ra từ bao hoạt dịch bằng hình thức khuếch tán. Tế bào sụn tổng hợp nên chất căn bản, dưới sự kích thích bởi các yếu tố hóa học (các cytokine và các yếu tố tăng trưởng) và yếu tố vật lý (lực tải, áp lực thủy tĩnh). Hình 2.4. Các thành phần và cấu trúc của sụn [3] - Các thành phần khác: 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan