Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng gis thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý chất thải rắn s...

Tài liệu ứng dụng gis thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho địa bàn quận 12 thành phố hồ chí minh.

.PDF
41
136
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ CHUNG Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý Niên khóa: 2013 – 2017 Tháng 6/2017 ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tác giả NGUYỄN THỊ CHUNG Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Duy Liêm Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến thầy KS Nguyễn Duy Liêm, giảng viên bộ môn GIS và Tài nguyên - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp giảng dạy, góp ý và hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin cảm ơn thầy PGS. TS Nguyễn Kim Lợi cùng toàn thể các quý thầy cô trong bộ môn GIS và Tài nguyên cũng như những thầy cô khác trong trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy bảo, giúp đỡ em trong suốt những năm tháng học tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em thu thập thông tin và dữ liệu trong quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn các anh chị khóa trước trong bộ môn GIS và Tài nguyên, các bạn trong tập thể lớp DH13GI đã giúp đỡ, động viên em cùng vượt qua những khó khăn trong suốt 4 năm học. Nguyễn Thị Chung Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0972612647 Email: [email protected] i TÓM TẮT Tiểu luận tốt nghiệp “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho địa bàn quận 12 thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017. Mục tiêu đề tài là: Thành lập bản đồ khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày, bản đồ bãi rác trung chuyển và mạng lưới điểm hẹn thu gom CTRSH; Thành lập biểu đồ nguồn phát sinh CTRSH và nhân công, phương tiện thu gom theo phường tại quận 12; Thành lập bản đồ quản lý CTRSH tại địa bàn quận 12. Phương pháp thực hiện như sau: Thu thập dữ liệu bản đồ hành chính, giao thông, sông ngòi và dữ liệu CTRSH tại quận 12; Xây dựng bản đồ nền bằng cách chồng lớp ba dữ liệu: hành chính, giao thông, bản đồ sông ngòi; Xây dựng các bản đồ chuyên đề bao gồm: bản đồ khối lượng CTRSH bình quân theo ngày cho từng phường của quận 12, bản đồ bãi rác trung chuyển, bản đồ mạng lưới điểm hẹn thu gom CTRSH; Thành lập các biểu đồ đánh giá CTRSH gồm: biểu đồ thành phần các loại rác, biểu đồ số nhân công, phương tiện và khối lượng thu gom CTRSH; Từ bản đồ chuyên đề và biểu đồ, tiến hành biên tập bản đồ thu được kết quả là bản đồ quản lý CTRSH tại địa bàn quận 12. Kết quả thành lập các bản đồ thể hiện đầy đủ các đặc trưng, yếu tố trong quản lý CTRSH giúp nhà quản lý có cái nhìn trực quan hơn. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i TÓM TẮT.............................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 2 2.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 2.1.1. Khái niệm CTRSH ................................................................................................. 2 2.1.2. Nguồn phát sinh CTRSH ....................................................................................... 3 2.1.3. Công tác thu gom vận chuyển ................................................................................ 4 2.1.4. Điểm hẹn tiếp rác ................................................................................................... 5 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 5 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 5 2.2.2. Địa chất - Địa hình ................................................................................................. 6 2.2.3. Khí hậu ................................................................................................................... 7 2.2.4. Thổ nhưỡng ............................................................................................................ 7 2.2.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 7 2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ....................................... 8 2.2.7. Thực trạng xử lý và vận chuyển chất thải rắn tại quận 12 ..................................... 9 2.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý CTRSH ............................................................. 9 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 11 iii 3.1. Dữ liệu ......................................................................................................................... 11 3.2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................... 14 4.1. Bản đồ nền ................................................................................................................... 14 4.1.1. Lớp hành chính..................................................................................................... 14 4.1.2. Lớp giao thông ..................................................................................................... 15 4.1.3. Lớp sông ngòi....................................................................................................... 15 4.1.4. Bản đồ nền............................................................................................................ 16 4.2. Bản đồ chuyên đề ........................................................................................................ 17 4.2.1. Bản đồ khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày ................................................. 17 4.2.2. Bản đồ bãi rác trung chuyển................................................................................. 19 4.2.3. Bản đồ mạng lưới điểm hẹn thu gom CTRSH ..................................................... 21 4.3. Biểu đồ đánh giá CTRSH ............................................................................................ 25 4.3.1. Biểu đồ nguồn phát sinh CTRSH ......................................................................... 25 4.3.2. Biểu đồ số nhân công, phương tiện thu gom CTRSH theo phường .................... 27 4.4. Bản đồ quản lý CTRSH ............................................................................................... 29 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................... 31 5.1. Kết luận........................................................................................................................ 31 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 32 iv DANH MỤC VIẾT TẮT CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt TNMT Tài nguyên và môi trường v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số công trình nghiên cứu về quản lý CTRSH............................................... 9 Bảng 3.1. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu...................................................................... 11 Bảng 4.1. Khối lượng CTRSH theo tháng và bình quân mỗi ngày tại quận 12 ................. 18 Bảng 4.2. Đặc điểm bãi rác trung chuyển của quận 12 ...................................................... 20 Bảng 4.3. Vị trí điểm hẹn thu gom CTRSH ....................................................................... 21 Bảng 4.4. Khối lượng CTRSH được thu gom tập trung tại các điểm hẹn ......................... 22 Bảng 4.5. Các nguồn phát sinh CTRSH tại quận 12 (tính theo % khối lượng thu gom) ... 25 Bảng 4.6. Tỷ lệ nguồn phát sinh CTRSH quận 12 ............................................................. 26 Bảng 4.7. Số phương tiện, nhân công thu gom CTRSH theo phường ............................... 27 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ xử lý CTRSH tại TP. Hồ Chí Minh (Văn Hữu Tập, 2015) ........................ 3 Hình 2.2. Vị trí địa lý quận 12 TP. Hồ Chí Minh ................................................................. 6 Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12 Hình 4.1. Lớp hành chính quận 12 ..................................................................................... 14 Hình 4.2. Lớp giao thông quận 12 ...................................................................................... 15 Hình 4.3. Lớp sông ngòi quận 12. ...................................................................................... 16 Hình 4.4. Bản đồ nền .......................................................................................................... 17 Hình 4.5. Bản đồ khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày ............................................... 19 Hình 4.6. Bản đồ bãi rác trung chuyển ............................................................................... 20 Hình 4.7. Bản đồ mạng lưới điểm hẹn thu gom CTRSH ................................................... 24 Hình 4.8. Biểu đồ thành phần các loại rác .......................................................................... 27 Hình 4.9. Biểu đồ số phương tiện, nhân công thu gom theo phường................................. 28 Hình 4.10. Bản đồ quản lý CTRSH .................................................................................... 30 vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với dân số năm 2015 của quận 12 là 395.790, lượng rác thải sinh hoạt bình quân mỗi ngày của quận 12 là 207,16 tấn (UBND quận 12, 2017). Với 2 bãi rác trung chuyển là Hiệp Thành và Tân Thới Hiệp có tổng diện tích là 1649,2 m², lượng rác thải bình quân mỗi ngày mà 2 bãi rác trung chuyển này là gần 400 tấn (Phòng TNMT quận 12, 2015). Đây là lượng rác thải rất lớn và có thể tăng theo thời gian. Do đó, việc quản lý và xử lý lượng chất thải ngày cũng gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực quản lý CTRSH, có rất nhiều các nghiên cứu ứng dụng GIS trong quá trình quản lý – xử lý – vận chuyển CTRSH tiêu biểu như đề tài của Lê Thị Thúy Hằng (2007) tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đề tài của Nguyễn Thị Lành và cộng sự (2011) tại TP. Cần Thơ, đề tài của Nguyễn Thanh Hải (2014) tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Chính vì vậy, đề tài “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ chuyên đề thu gom - vận chuyển CTRSH tại địa bàn quận 12 TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thành lập bản đồ khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày, bản đồ bãi rác trung chuyển và mạng lưới điểm hẹn thu gom CTRSH. - Thành lập biểu đồ nguồn phát sinh CTRSH và số nhân công phương tiện thu gom theo phường tại quận 12. - Thành lập bản đồ quản lý CTRSH tại địa bàn quận 12. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH Phạm vi nghiên cứu: Quận 12- TP. Hồ Chí Minh. 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm CTRSH CTRSH được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động sinh hoạt của con người và tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dũng nữa (Văn Hữu Tập, 2015). Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người hay mỹ quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển xử lý, tái chế chất thải,… Quản lý chất thải rắn cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Vận chuyển CTRSH là quá trình chở CTRSH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế chất thải. Hệ thống thu gom CTRSH bao gồm các hoạt động sau đây:  Các khu dân cư khi đưa vào hoạt động sẽ thực hiện quy trình sử lý CTRSH theo hình thức thu gom theo khối xe cơ giới thu gom chạy theo lịch đã được đặt ra trước, có thể hàng ngày hoặc vài ba ngày một lần, tùy theo khối lượng CTRSH phát sinh.  Các xe thu gom cơ giới dừng lại tại những điểm tập trung rác và thu gom lượng rác tải có trong các thùng rác vận chuyển đến các các điểm tập trung. Từ các điểm tập trung này rác thải từ những xe cơ giới sẽ được vận chuyển tiếp đến các bãi chôn lấp hoặc nhà máy xử lý bằng xe chuyên dụng có thể đưa khối lượng rác lớn hơn. 2 Hình 2.1. Sơ đồ xử lý CTRSH tại TP. Hồ Chí Minh (Văn Hữu Tập, 2015) 2.1.2. Nguồn phát sinh CTRSH Nguồn gốc rác CTRSH chủ yếu là từ các hộ gia đình, các chợ, vỉa hè và đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, các công sở, các cơ sở sản xuất kinh doanh… cụ thể như sau (Sở TNMT TP. Hồ Chí Minh, 2017):  Rác hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình, biệt thự, căn hộ trung cư. Thành phần rác này bao gồm: thực phẩm, giấy, carton, plastic, thủy tinh, kim loại các loại, tro, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe,… Ngoài ra, rác từ các hộ gia đình cũng có chứa một phần chất thải nguy hại  Rác quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân dọc hai bên đường xả bừa bãi. Thành phần này bao gồm: cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nylon, xác động vật chết,…  Rác khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hang bách hóa, nhà hàng khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hang sửa chữa,… Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy, carton, plastic, gỗ, thực vật, thủy tinh, kim loại, đồ điện gia dụng… Ngoài ra, từ đây cũng có một phần chất thải nguy hại.  Rác cơ quan công sở: phát sinh từ các cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà tù, văn phòng làm việc. Thành phần rác thải ở đây giống như khu thương mại.  Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng. 3  Rác xà bần từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm: gỗ, thép, betong, gạch, bụi,…  Rác bệnh viện: bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Rác y tế có thành phần phức tạp bao gồm nhiều bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc… có khả năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng.  Rác công nghiệp: phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp…) Thành phần của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại. 2.1.3. Công tác thu gom vận chuyển Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt của được thực hiện bởi Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị theo cơ chế thuê bao. Còn đối với chất thải rắn từ các cơ quan, công sở, trường học, nhà máy, xí nghiệp… được thu gom bằng cơ chế dịch vụ. Cụ thể tóm tắt như sau:  Đối với rác sinh hoạt của hộ dân cư: có thể thu gom bằng xe ba gácđẩy tay và xe tải nhẹ đối với các phường nội thành hoặc xe tải nhẹ 500kg đối với các phường ngoại thành. Rác sinh hoạt có thể được bà con cho vào bao nylon hoặc vào thùng rác của gia đình. Tần suất thu gom đã được thông báo trước cho người dân (7 lần / 1 tuần ). Người dân có thể để thùng rác hoặc bao rác của gia đình trước cửa nhà hay đặt rác sinh hoạt của khi có kẻng báo của công nhân thu gom. Bằng cách này rác sinh hoạt của hộ gia đình sẽ được thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp.  Đối với rác của cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, rác thải được chứa vào thùng rác công cộng. Sau khi thùng đầy sẽ được chở về bãi chôn lấp.  Đối với rác chợ hoặc rác đường phố: phần chất thải rắn này được công nhân vệ sinh quét dọn và thu gom tại nơi phát sinh và được vận chuyển bằng các xe đẩy tay với tần suất 7 lần/tuần. Từ đây, các xe đẩy tay này tập trung tại các điểm hẹn để chuyển rác qua các xe chuyên dụng đưa về bãi chôn lấp. 4  Rác xây dựng: rác xây dựng phát sinh trên đường, vỉa hè do các công trình thi công xây dựng, sửa chữa thải ra không đúng nơi quy định, công ty DVMTĐT phải tiến hành thu gom, vận chuyển về bãi chôn lấp.  Rác bệnh viện: công ty chỉ thu gom rác sinh hoạt, phần rác này được lưu chứa trong các thùng 660l, sau đó chuyển sang các xe cơ giới đưa về bãi chôn lấp.  Rác công nghiệp không nguy hại: công ty chỉ thu gom phần rác công nghiệp không nguy hại, rác được cho vào các thùng chứa vận chuyển ra bãi chôn lấp bằng xe cơ giới. Phương tiện sử dụng cho công tác thu gom gồm 3 loại phương tiện sau:  Xe đẩy tay: được sử dụng thu gom CTRSH từ các hộ gia đình trong hẻm lớn, nhỏ, chợ mà tại đó xe chuyên dụng không vào đước hoặc không có trên lộ trình vạch tuyến. Các xe đẩy tay này sau khi thu gom đầy chất thải thì đến điểm hẹn để chuyển rác sang xe chuyên dụng.  Xe tải nhẹ 500kg: loại xe này hầu như được sử dụng ở các phường ngoại quận 12. Do đặc điểm các hộ gia đình cách xa nhau và cách xa bãi chôn lấp, vì vậy CTRSH tại đây được thu gom bằng xe tải nhẹ. Như vậy, đỡ vất vả cho công nhân vệ sinh vừa tiết kiệm thời gian, giảm thời gian lưu rác.  Xe ép rác chuyên dụng: chỉ chạy theo tuyến đã vạch sắn để tiến hành thu gom từ các hộ ven đường và chuyên ép rác từ các xe đẩy tay tại điểm hẹn và đưa rác đến bãi chôn lấp. 2.1.4. Điểm hẹn tiếp rác Các xe đẩy tay sau khi thu gom trong các hẻm hoặc từ các chợ sẽ tập trung lại các điểm hẹn. Từ đây rác được chuyển sang các xe ép rác chuyên dụng và rác được chở đến bãi chôn lấp. Các điểm hẹn trong khu vực quận 12 bao gồm: Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, Trung Mỹ Tây. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý Quận 12 nằm ở phía Tây Bắc thành phố có diện tích tự nhiên 5.274,9045 ha. Ranh giới hành chính được giới hạn bởi: Phía Đông giáp huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và 5 quận Thủ Đức (phần giáp sông Sài Gòn), phía Tây giáp Huyện Hóc Môn và quận Bình Tân, phía Nam giáp quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân, phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Vị trí địa lý quận 12 được thể hiện như Hình 2.1 (UBND quận 12, 2017). Hình 2.2. Vị trí địa lý quận 12 TP. Hồ Chí Minh 2.2.2. Địa chất - Địa hình Toàn Quận được chia làm 2 vùng địa hình - địa chất chính, do có những đặc trưng cơ bản khác biệt nhau (UBND quận 12, 2017):  Vùng đất phía Tây Rạch Bến Cát gồm các phường Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp và một phần của phường Thới An): Địa hình dạng gò triều, gãy khúc, hướng đổ dốc phức tạp. Nền đất chịu lực rất tốt và có nhiều thuận lợi cho việc san nền. 6  Vùng đất phía Đông Rạch Bến Cát và dọc theo Kênh Tham Lương gồm các Phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông và một phần phường Thới An): Địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt. 2.2.3. Khí hậu Quận 12 nằm trong khu vực khí hậu TP. Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam (UBND quận 12, 2017). 2.2.4. Thổ nhưỡng Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì Quận 12 có 6 loại đất chính trong đó đất xám chiếm tỷ trọng cao nhất (UBND quận 12, 2017). 2.2.5. Điều kiện kinh tế - xã hội Quận 12 sau 10 năm hình thành với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đang phấn đấu vươn lên bắt nhịp cùng sự phát triển chung của TP.. Cơ cấu kinh tế từ “Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ” chuyển dịch sang “Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp” và đang định hình phát triển theo hướng “Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” (UBND quận 12, 2017). Cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận 12 đang chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng quy hoạch. Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giữ tỷ trọng ổn định; ngành thương mại dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm (UBND quận 12, 2017).  Tăng trưởng kinh tế Bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã tác động sâu sắc đến tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn quận, đã tạo ra những thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của quận nhà. Cơ chế chính sách đã có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc giao quyền sử dụng đất lâu dài, hợp thức hóa nhà xưởng, ưu đãi đầu tư, đã tạo ra động lực mới, phát huy nội lực mở rộng quy mô sản xuất cho các thành phần kinh tế.  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7 Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành theo hướng tích cực, như sự gia tăng đáng kể về tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng năm, là giá trị sản lượng ngành công nghiệp, giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp giảm dần tỷ trọng so với cơ cấu chung, nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo được giá trị sản lượng theo kế hoạch. Cơ cấu kinh tế của quận trong tương lai được xác định theo hướng Thương mại Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp - Kinh tế vườn - Văn hóa - Du lịch, với chiều hướng chuyển dịch này, quận 12 sẽ thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực thương mại và sản xuất công nghiệp kéo theo nguồn dân nhập cư đổ về làm lao động phục vụ cho các ngành này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng làm cho khối lượng chất thải rắn quận 12 tăng lên đáng kể. 2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Thuận lợi:  Địa bàn quận 12 có nhiều thế mạnh và tiềm năng cho việc phát triển đô thị, thu hút dân cư.  Kinh tế và công nghiệp hiện trên đà phát triển ngày càng nhanh, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đã đi vào hoạt động và những dự án công nghiệp lớn và nhỏ đang triển khai xây dựng. Đặc biệt khu công nghiệp tập trung Tân Thới Hiệp là một trong số những khu công nghiệp tập trung của thành phố, đã có quy hoạch được duyệt, là nơi có khả năng thu hút nhiều lao động.  Quận có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, có di tích cách mạng nổi tiếng như chiến khu An Phú Đông - Thạnh Lộc – Thạnh Xuân, có thể kết hợp với cảnh quan thiên nhiên phong phú trên sông Sài Gòn và vùng đất trù phú ven sông để khai thác du lịch, nghỉ dưỡng v.v.... Hạn chế:  Đội ngũ lao động đông đảo là vốn quý, là nhân tố tích cực để phát triển sản xuất. Song trong giai đoạn trước mắt nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn quận dôi thừa (do việc thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp) đã gây ra những rào cản nhất định cho quá trình phát triển của quận. Chính vì thế việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động này là hết sức bức thiết. 8  Hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, chưa đảm bảo khả năng phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị của quận. 2.2.7. Thực trạng xử lý và vận chuyển chất thải rắn tại quận 12 Trong năm 2015, khối lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn quận 12 chiếm khoảng 70% tổng khối lượng. Hoạt động thu gom do các tổ rác dân lập của mỗi phường đảm nhiệm dưới sự quản lý của Công ty Dịch vụ và phát triển đô thị quận 12, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng phường mà có sự trang bị phương tiện thu gom phù hợp. Quận 12 được chia thành 2 khu vực: khu vực 1 có tốc độ đô thị hoá nhanh (các phường: Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp và Hiệp Thành) và khu vực 2 là khu vực nông nghiệp (các phường: An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và Thới An). Tỷ lệ thu gom ở khu vực 1 cao hơn rất nhiều so với khu vực 2 (khoảng 30%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dân cư ở khu vực 2 phân bố thưa thớt, vị trí xa xôi và mức thu nhập còn thấp. Do đó, họ thường vứt rác gần nhà hoặc tại các bãi đất trống xung quanh khu vực sống. 2.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý CTRSH Một số nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý CTRSH tiêu biểu được thể hiện ở Bảng 2.1. Bảng 2.1. Một số công trình nghiên cứu về quản lý CTRSH STT Tên tác giả 1 Nguyễn Thanh Hải (2014) Tên bài viết Phương pháp Mô tả Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Chồng xếp, số hóa bản đồ trên phần mềm Arcview Mục tiêu: - Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH của TP. Thái Nguyên. - Thể hiện trực quan trên bản đồ các thông tin về hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH của TP. Thái Nguyên. - Ứng dụng các mô hình toán để dự báo gia tăng dân số, dự báo lượng rác thải phát sinh, tính toán số lượng xe và thùng đẩy cần thiết cho công tác thu gom, vận chuyển rác của TP. Thái Nguyên. Kết quả: - Xây dựng lộ trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn TP. Thái Nguyên. - Dự báo gia tăng dân số, dự báo lượng rác thải phát sinh, tính toán số lượng xe và 9 2 Lê Thị Thúy Hằng (2007) Ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại TP. Pleiku, Gia Lai 3 Nguyễn Thị Lành và cộng sự (2011) Ứng dụng GIS Chồng và GPS hỗ trợ xếp lớp công tác quan bản đồ. trắc và quản lý hệ thống thu gom – trung chuyển chất thải rắn đô thị tại TP. Cần Thơ WebGIS thùng đẩy cần thiết cho công tác thu gom, vận chuyển rác của TP. Thái Nguyên Mục tiêu: - Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường lien quan tới công tác quản lý chất thải rắn tại địa bàn nghiên cứu. - Ứng dụng công nghệ WEBGIS giúp công tác báo cáo, thống kê lien quan tới CRT tại TP. Pleiku, Gia Lai. Kết quả: Các nội dung về vấn đề CRT tại TP. Pleiku như thông tin về vị trí các điểm tập trung, bãi chôn lấp rác thải, cơ quan chịu trách nhiệm và các thông tin về TP. được thể hiện trực quan trên các trang web mọi người có thể sử dụng. Mục tiêu: - Đánh giá hiện trạng thu gom và trung chuyển chất thải rắn. - Tính toán thời gian , khoảng cách và vận tốc thu gom của 3 loại xe thu gom Kết quả: Từ phân tích thấy được để thu gom 1 m³ CTR thì xe loại 1 (660L) sử dụng thời gian ít nhất kế đến là xe loại 2 (1.000L) và thời gian lâu nhất thuộc về xe loại 3 (1.000L- có gắn động cơ). Khoảng cách thu gom 1 m³ CTR của xe loại 1 ngắn nhất, tiếp đến là xe loại 2 và xe loại 3 thì dài nhất. Trung bình ba loại xe mỗi chuyến thực hiện trung chuyển mất 1,1±0,9 phút nhưng thời gian đợi ở mỗi điểm hẹn khá lâu là 46,6±37,3 phút (lâu nhất lên đến 187,8 phút), trong khi đó thời gian trung bình cho một chuyến thu gom chỉ là 42,8±20,3 phút. Trong thời gian khảo sát tổng thời gian một chuyến có khi lại kéo dài đến 320,9 phút tức hơn 5 giờ tuy thời gian thực sự dành cho thu gom không nhiều. 10 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ Sở TNMT TP. Hồ Chí Minh và phòng quản lý chất thải rắn quận 12, mô tả chi tiết ở Bảng 3.1. Bảng 3.1. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu STT Dữ liệu Mô tả Nguồn 1 Dữ liệu về khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày, vị trí các điểm hẹn tiếp rác, bãi rác trung chuyển. Năm 2015 Định dạng: lưu dưới dạng word hoặc excel Thuộc tính mô tả: số liệu CTRSH Phòng TNMT quận 12 2 Bản đồ địa chính quận 12 Tỷ lệ: 1/10.000 Năm 2010 Định dạng *.dgn Thuộc tính mô tả: ranh giới hành chính của quận Phòng TNMT quận 12 3 Dữ liệu hiện trạng môi trường chất thải rắn quận 12 Năm 2015 Định dạng: lưu dưới dạng word hoặc excel Thuộc tính mô tả: số liệu CRT Phòng TNMT quận 12 3.2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài được thực hiện như Hình 3.1. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan