Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng gis đánh giá thích nghi cây hồ tiêu tại thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông...

Tài liệu ứng dụng gis đánh giá thích nghi cây hồ tiêu tại thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông.

.PDF
47
147
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CÂY HỒ TIÊU TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI Ngành: Hệ thống thông tin địa lý Niên khóa: 2013 – 2017 Tháng 6/2017 ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CÂY HỒ TIÊU TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG Tác giả NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Duy Liêm Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để có được thành quả như ngày hôm nay, đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Cha Mẹ và những người thân trong gia đình, đã nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho em học tập. Để hoàn thành đề tài này và có kiến thức như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Thầy ThS. Nguyễn Duy Liêm, Cán bộ Công tác trong Bộ môn GIS và Tài nguyên, khoa Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Cảm ơn Thầy đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ và động viên em trong suốt thời gian học tập. Nguyễn Thị Tường Vi Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0968816393 Email: [email protected] i TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cây hồ tiêu tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2017. Mục tiêu chung của đề tài là ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cây hồ tiêu trên địa bàn thị xã, cụ thể hơn là xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ thích nghi cho cây hồ tiêu tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận của đề tài là thu thập dữ liệu về yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu, dữ liệu đất đai tại khu vực nghiên cứu (loại đất, tầng dày, cơ giới, độ dốc), sau đó lựa chọn tính chất đất đai và xây dựng bản đồ đơn tính. Từ đó xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ thích nghi cây hồ tiêu trên địa bàn thị xã. Kết quả cho thấy trên diện tích được đánh giá là 28.473 ha, chỉ có 3,6% diện tích có mức thích nghi trung bình. Khu vực ứng với mức thích nghi kém và không thích nghi chiếm tỉ lệ lần lượt là 73,33% và 23,07%. Ở bản đồ thích nghi cây hồ tiêu theo lớp phụ tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, mỗi hạng thích hợp vẫn còn bị giới hạn phần lớn bởi thành phần cơ giới (Co) sau đó là tầng dày (De), yếu tố độ dốc (Sl), và loại đất (So) là yếu tố bị hạn chế ít nhất. Cụ thể là trong 3 mức thích nghi (S2, S3 và N) thì diện tích bị hạn chế bởi thành phần cơ giới là 14.757 ha, tập tung tại xã Đăk Nia và xã Quảng Thành; Diện tích bị hạn chế bởi yếu tố tầng dày và cơ gi lần lượt là 5.279 và 4.590 ha phân bố hầu hất các phường xã trên địa bàn thị xã; cuối cùng là yếu tố loai đất với 630 ha, tập trung tại xã Đăk Nia, phường Nghĩa Phú, phường Nghĩa Tân, phường Nghĩa Trung. Với 3.181 ha là diện tích bị hạn chế bởi 2,3 các yếu tố hạn chế (500 ha bị hạn chế bởi yếu tố độ dố và cơ giới; 1.218 ha bị hạn chế bởi cơ giới và tầng dày; bị giới hạn bởi độ dốc và tầng dày là 634 ha, 829 ha bị hạn chế bởi 3 yếu tố là độ dốc, loại đất và cơ giới). . Dựa vào kết quả này, ta có thể lập bản đồ đề xuất những vùng thích hợp để trồng cây hồ tiêu. Nghiên cứu là thông tin tham khảo hữu ích và có thể áp dụng cho những cây trồng khác và ở những vùng không gian khác. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i TÓM TẮT ...........................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3 2.1. Tổng quan về cây hồ tiêu ............................................................................................ 3 2.1.1. Nguồn gốc .............................................................................................................. 3 2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây hồ tiêu ..................................................................... 3 2.2. Tổng quan thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông ............................................................. 5 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 5 2.2.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 7 2.2.3. Điều kiện Kinh tế – Xã hội ................................................................................. 9 2.2.4. Tình hình phát triển nông nghiệp tại tx Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông ............... 9 2.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu....................................................................... 11 2.3.1. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai ............................................. 11 2.3.2. Hạn chế lớn nhất ................................................................................................ 13 2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ........................................ 13 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 16 3.1. Dữ liệu ......................................................................................................................... 16 3.2. Phương pháp .............................................................................................................. 16 iii 3.2.1. Lựa chọn tính chất đất đai ................................................................................ 17 3.2.2. Phân cấp thích nghi các tính chất đất đai ........................................................ 18 3.2.3. Xây dựng Bản đồ đơn tính ................................................................................ 18 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................ 27 4.1. Bản đồ đơn vị đất đai ................................................................................................ 27 4.2. Bản đồ thích nghi đất đai theo lớp ........................................................................... 30 4.3. Bản đồ thích nghi đất đai theo lớp phụ ................................................................... 32 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................ 35 5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 35 5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 36 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 38 iv DANH MỤC VIẾT TẮT ALES Automated Land Evaluation system (Hệ thống đánh giá đất đai tự động) ĐVDĐ Đơn vị đất đai FAO Food & Agriculture Organization (Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc) GIS Geography Information System (Hệ thống thông tin địa lý) LF Limitation Factor (Yếu tố hạn chế) MCA Multi – Criteria Analysis (Phân tích đa tiêu chuẩn) N Non Suitable (Không thích nghi) S1 High Suitable (Rất thích nghi) S2 Monderately Suitable (Thích nghi trung bình) S3 Marginally Suitable (Ít thích nghi) v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm năm 2016 tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông................................................................................................ 10 Bảng 2.2: Thống kê diện tích, năng suất hồ tiêu từ năm 2010 đến 2015: .................... 10 Bảng 2.3: Kết quả sản xuất cây hồ tiêu năm 2016 trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa ...... 11 Bảng 3.1: Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu ................................................................. 16 Bảng 3.2: Các tính chất đất đai được chọn đánh giá thích nghi cây hồ tiêu............... 17 Bảng 3.3: Phân cấp các tiêu chí trong đánh giá thích nghi cây hồ tiêu ....................... 18 Bảng 3.4: Diện tích các loại đất tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông .......................... 19 Bảng 3.5: Diện tích yếu tố tầng dày thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông ........................ 21 Bảng 3.6: Diện tích yếu tố thành phần cơ giới tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông .. 23 Bảng 3.7: Diện tích yếu tố độ dốc tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông ....................... 25 Bảng 4.1: Tổng hợp các đơn vị đất đai tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông ............. 27 Bảng 4.2: Diện tích thích nghi cây hồ tiêu tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông ......... 30 Bảng 4.3: Diện tích các mức thích nghi cây hồ tiêu theo từng yếu tố hạn chế............ 32 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông .................................... 6 Hình 2.2: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai ........................................... 12 Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp thực hiện ........................................................................ 17 Hình 3.2: Bản đồ loại đất thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông.......................................... 20 Hình 3.3: Bản đồ tầng dày thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông ....................................... 22 Hình 3.4: Bản đồ cơ giới thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông ........................................... 24 Hình 3.5: Bản đồ độ dốc thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông ........................................... 26 Hình 4.1: Bản đồ đơn vị đất đai thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông ............................... 29 Hình 4.2: Bản đồ thích nghi cây hồ tiêu theo lớp tại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông ............................................................................................................................................ 31 Hình 4.3: Bản đồ thích nghi cây hồ tiêu theo lớp phụ tại thị xã Gia Nghĩa, ............... 34 vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên đất là một trong những tài nguyên quan trọng để phục vụ nhu cầu cuộc sống, sản xuất của con người. Vì vậy, sử dụng đất đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao là rất cần thiết. Đánh giá đánh đai cung cấp những thông tin quan trọng cho việc sử dụng đất, định hướng sử dụng đất. Hiện nay việc đánh giá thích nghi đất đai cho một loại hình sử dụng đất cụ thể được lựa chọn nhằm cung cấp thông tin về những thuận lợi, khó khăn cho việc sử dụng đất, làm tiền đề căn cứ hỗ trợ ra quyết định về việc quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có cơ sở khoa học. Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm của tỉnh Đăk Nông, có điều kiện về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng thuân lợi cho việc phát triển các loại cây trồng. Cùng với chủ trương phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh đầu tư để không ngừng tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Trong những năm gần đây, cây hồ tiêu là cây trồng có diện tích và sản lượng tăng mạnh qua các năm, cụ thể là năm 2010 diện tích cây hồ tiêu là 7.127 ha với sản lượng là 11.777 tấn; Đến năm 2015, diện tích và sản lượng của cây hồ tiêu lần lượt là 16.350 ha và đạt 22.207 tấn (Cục thống kê tỉnh Đăk Nông, 2016. Do vậy, đã thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Do đó, việc đánh giá thích nghi cho cây hồ tiêu là yêu cầu cần thiết và đúng đắn. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá thích nghi. Trong đó công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ GIS được ứng dụng rộng rãi với nhiều nghiên cứu như Lê Thị Giang và Nguyễn Thời Khắc (2010) “đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”, Lê Cảnh Định và cộng sự (2011) “tích hợp GIS và phân tích quyết định nhóm đa tiêu chuẩn trong đánh giá thích nghi đất đai”, Lê Tấn Lợi và cộng sự (2011) “Ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá thích nghi đất đai cấp huyện”. Thượng Ngọc Thảo (2014) “đánh giá thích nghi cây điều tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”, 1 Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Ứng dụng trong đánh giá thích nghi cây hồ tiêu tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông “ đã được thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cây hồ tiêu tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Mục tiêu cụ thể bao gồm:  Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tại địa bàn nghiên cứu  Xây dựng bản đồ thích nghi cây hồ tiêu tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cây hồ tiêu Phạm vi nghiên cứu: tại Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về cây hồ tiêu 2.1.1. Nguồn gốc Hồ tiêu có nguồn gốc tại các vùng Tây Nam Ấn Độ thời trung cổ. Hồ tiêu là gia vị quý hiếm do người Veniz độc quyền buôn bán. Năm 1498 người Bồ Đào Nha tìm ra đường thủy tới Ấn Độ và giành độc quyền buôn bán Hồ tiêu cho đến thế kỷ 17. Sau đó, hồ tiêu mới được trồng ở nhiều nước Viễn đông trong đó có Việt Nam (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2015). 2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây hồ tiêu a. Nhiệt độ Hồ tiêu là một cây công nghiệp nhiệt đới nên cây tiêu phát triển từ 20 độ vĩ tuyến Bắc đến 20 độ vĩ tuyến Nam, với nhiệt độ trung bình từ 10OC – 35OC. Nhiệt độ tối ưu cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt là 18OC – 27OC. Nhiệt độ tối thiểu là 10oC, cây tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở 15oC. Nếu sống trong một thời gian quá dài thì cây sẽ héo chết. Nhiệt độ tối đa là 40OC, trên 40OC sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây tiêu. Nhiệt độ từ 6OC – 10OC thì cây sẽ bị nám lá non và bắt đầu rụng lá (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2015). b. Ánh sáng Cây tiêu là một cây ưa bóng, thích hợp với ánh sáng tán xạ nhẹ. Ánh sáng tán xạ sẽ giúp cây sinh trưởng, phát dục và ra hoa, đậu quả của cây tiêu. Cần điều tiết ánh sáng của cây tiêu hợp lí để cây luôn có đủ ánh sáng tán xạ mà vẫn thông thoáng trong vườn cây. Thông thường có thể chọn lựa trụ là các loại cây có tán rộng như keo, muồng, …để giúp cây có đủ ánh sáng; Hoặc trồng những cây có bóng che ở để tạo môi trường sinh thái hợp lí cho cây (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2015). a. Lượng mưa và độ ẩm Lượng mưa cần thiết để cây tiêu có thể sinh trưởng và phát triển tốt cần được phân bố đều theo từng thời kì và nằm vào khoảng 1500 – 2500 mm. 3 Độ ẩm không khí cần thiết của cây tiêu là từ 70 – 90%, độ ẩm càng cao thì khả năng thụ phấn sẽ cao hơn nhờ vào nuốm nhị được trương to do có độ ẩm, từ đó mà những hạt phấn sẽ dễ dàng dính chặt vào nuốm nhị và hình hành hạt lớn. Sau khoảng thời gian thu hoạch và bắt đầu phân hóa mầm hoa, cây tiêu cần sống trong điều kiện khô hạn khoảng 15 – 20 ngày. Như vậy hoa khi tưới hoa sẽ phân hóa đồng loạt và tạo điều kiện thu hoạch đồng đều. Cây tiêu cần được phân bố đều lượng nước trong thời kì vừa mới tạo quả đến khi trái già một cách đầy đủ vì lúc này kích thước của hạt phát triển tối đa. Tuy nhiên, cần điều tiết lượng nước hợp lí vì rễ cây tiêu háo khí, không thể chịu đựng được ngập úng trong nhiều giờ (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2015). c. Gió Cây tiêu không thích hợp với môi trường có nhiều gió, đặc biệt là gió nóng, gió lạnh hay bão đều có thể làm gãy nhánh tiêu và làm cây chậm phát triển. Để đảm bảo môi trường lặng gió, giúp cây tiêu phát triển tối đa, cần thiết lập hệ thống đai rừng chắn gió và kết hợp tạo bóng che để giúp cây tiêu được sống trong môi trường sinh thái hợp lí (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2015). d. Đất đai Cây tiêu thường không kén đất, nó có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám, đất phù sa, đất sét…. tuy nhiên vì bộ rễ yếu, không thể chịu được ngập úng nên đất cần dễ thoát nước, có độ dốc dưới 5O. Đất cần thoát nước nhanh chóng vì chỉ cần trong vòng 12 giờ bị ngập rễ phụ của cây đã bị thối, úng. Tầng canh tác dày trên 70 cm để rễ phụ có thể dễ dàng phát triển, mạch nước ngầm sâu hơn 2 m, tránh bị ngập rễ cái. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đế trung bình, có nhiều mùn, độ pH từ 5 – 6. Đất không quá giàu kiềm (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2015). e. Địa hình Cây tiêu thích hợp với điều kiện địa hình đất có độ dốc thoai thoải từ 5 – 100 vì thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước trong vườn tiêu (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2015). 4 2.2. Tổng quan thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông 2.2.1. Vị trí địa lý Thị xã Gia Nghĩa, trung tâm của tỉnh Đắk Nông, có toạ độ địa lý 11052’08” – 12010’01” vĩ độ Bắc, 107031’45” – 107050’11” kinh độ Đông . Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 284 km2. Thị xã Gia Nghĩa có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường Nghĩa Đức, Nghĩa Thành, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Trung và các xã Đăk R’Moan, Quảng Thành, Đăk Nia (xem Hình 2.1). Vị trí địa lí của thị xã Gia Nghĩa: Phía Đông giáp huyện Đăk Glong; Phía Tây giáp huyện Đăk R’lấp; Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía Bắc giáp huyện Đăk Song (Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đăk Nông, 2015). 5 Hình 2.1: Bản đồ hành chính thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông 6 2.2.2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình Thị xã Gia Nghĩa nằm về phía Tây Nam Tây Nguyên, có độ dốc vừa phải, độ cao thay đổi không lớn, được chia thành 2 dạng chính là cao nguyên bazan có độ cao khoảng 600 – 900 m và địa hình thung lũng được bồi tụ, phân bố ven các suối nhỏ. Địa hình thị xã có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây (Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đăk Nông, 2015). b. Khí hậu Thị xã Gia Nghĩa có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm là 2.503 mm, phân bố chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 90%). Về mùa khô, khí hậu khô hạn, độ ẩm thấp, lượng mưa tháng khô nhất 12,2 mm. Nhiệt độ bình quân năm là 22,4OC; Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 20,1OC; Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 23,9OC. Số giờ nắng bình quân năm từ 1.600 – 2.300 giờ. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.000 mm. Độ ẩm không khí bình quân năm là 82%. Gió có hai hướng chính theo mùa: mùa khô gió Đông Bắc, mùa mưa gió Tây Nam (Cục thống kê tỉnh Đăk Nông, 2016). c. Thủy văn Các con sông, suối trên địa bàn thị xã tương đối nhiều, nhưng lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và kiệt nước trong mùa khô. Hệ thống sông suối chính của thị xã bao gồm suối Đăk Nông, suối Đăk R’tih (là nhánh chính của sông Đồng Nai) và suối Đăk R’Moan  Suối Đăk Nông bắt nguồn từ phía Tây Nam của dãy Nam Nung cao trên 1500 m. Mực nước suối Đăk Nông năm 2015 cao nhất là 58.820 cm và thấp nhất là 58.761 cm, lưu lượng trung bình 12,44m3/s, lưu lượng lớn nhất 87,8 m3/s và nhỏ nhất 0,5 m3/s. Môduyn dòng chảy lớn nhất 338 m3/s/km2, trung bình 47,9 m3/s/km2, nhỏ nhất 1,9 m3/s/km2. Suối Đăk Nông đang được ngành điện khai thác để xây dựng thủy điện và một phần phục vụ nước sinh hoạt cũng như nhu cầu của thị xã.  Suối Đăk Tih: Chảy theo hướng Bắc – Nam 7 Nước ngầm: nguồn nước ngầm trong vùng cao nguyên Đăk Nông nói chung và trên địa bàn thị xã nói riêng có nhiều hạn chế. Nước ngầm được khai thác bằng các giếng khoan, giếng đào, nhưng do nước ở tầng sâu nên chi phí đầu tư lớn (Cục thống kê tỉnh Đăk Nông, 2016). d. Tài nguyên đất Diện tích tự nhiên của thị xã Gia Nghĩa có 28.410,92 ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 21.310 ha; Đất lâm nghiệp là 1.938 ha; Đất chuyên dùng là 2.699 ha; Đất ở là 720 ha. Thị xã Gia Nghĩa có 4 loại đất chính:  Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ là loại đất có diện tích nhỏ nhất (447 ha), chiếm 1,57%, có thành phần cơ giới nặng, thay đổi từ thịt nặng đến sét, cấu trúc kém, dạng tảng cứng khi khô và nhão dẻo khi ướt. Những đất phân bố ở địa hình thung lũng, hình thành trên các sản phẩm dốc tụ từ các khu vực lân cận có địa hình cao hơn đưa xuống, chúng tập trung phân bố ở xã Đăk Nia, phường Nghĩa Tân, phường Nghĩa Trung, phường Nghĩa Thành.  Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính có diện tích lớn nhất (17,984 ha) có thành phần cơ giới nặng, thay đổi từ thịt nặng đến sét, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao; Chúng tập trung ở hầu hết các xã phường tại địa bàn thị xã bao gồm xã Quảng Thành, xã Đăk Nia, xã Đăk R’Moan, phường Nghĩa Trung, phường Nghĩa Tân, phường Nghĩa Đức, phường Nghĩa Thành.  Đất đỏ vàng trên đá sét chiếm 5,31% diện tích tự nhiên, hình thành trên đá trầm tích cổ, tầng đất mỏng có nhiều đá lẫn, kết von; chúng tập trung ở xã Đăk Nia.  Đất nâu vàng trên đá mác ma bazơ và trung tính có thành phần cơ giới nặng, thay đổi từ thịt nặng đến sét, có hàm lượng dinh dưỡng trung bình khá, chúng thường chiếm những vị trí thấp hơn ở dạng địa hình vòm thoải, trong phần chuyển tiếp giữa đất nâu đỏ (Fk) và các đất khác; phân bố ở xã Quảng Thành và xã Đăk Nia. Trên địa bàn thị xã có các loại khoáng sản như bô xít, đá Grannit, sét Cao Lanh và một số khoáng sản quý hiếm như Vomfram, Thiếc, Alumin,…(Cục thống kê tỉnh Đăk Nông, 2016). 8 2.2.3. Điều kiện Kinh tế – Xã hội a. Kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 tăng trên 15,49%; Trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng trên 25,77%, nông lâm nghiệp tăng trên 5,39%, dịch vụ tăng trên 18,03%. Năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp 40,08%, nông nghiệp 33,61%, dịch vụ 26,31%. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 đạt 4,45%. Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản đến hết năm 2015 ước đạt 747,045 tỷ đồng, chiếm 14,71% trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Giá trị sản xuất bình quân đạt 75 triệu đồng/ 01 ha đất canh tác/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp (Ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa, 2016). b. Xã hội Thị xã Gia Nghĩa có dân số trung bình năm 2015 là 56.905 người, mật độ dân số là 200,3 người/km2. Dân số nam chiếm 52.6% (29.964 người), dân số nữ chiếm 47,3% (26.941 người). Khu vực thành thị chiếm 68% (38.697 người), khu vực nông thôn chiếm 32% (18.208 người). Lao động trong ngành nông – lâm – thủy sản đến hết năm 2015 là 25.507 người, chiếm 65,01% lao động toàn thị xã (Cục thống kê tỉnh Đăk Nông, 2016). 2.2.4. Tình hình phát triển nông nghiệp tại tx Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông a. Tiềm năng phát triển nông nghiệp Thị xã Gia Nghĩa nằm trên dãy cao nguyên bazan, có nhóm đất đỏ vàng, độ phì khá, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất xốp, tỷ lệ sét lý cao và tăng dần theo chiều sâu. Ngoài ra, mặt nước chiếm đến 30% diện tích tự nhiên đã tạo cho Gia Nghĩa có nhiệt độ mát mẽ quanh năm, biên độ nhiệt ít thay đổi, bình quân 24OC. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu này không chỉ phù hợp trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và nhiều loại cây rau, củ, quả, mà còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và các động vật hoang dã. Thống kê sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm năm 2016 tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông được thể hiện trong Bảng 2.1 9 Bảng 2.1 : Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm năm 2016 tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông Cây lâu năm Cà phê Cao su Điều Hồ tiêu Tổng diện tích (ha) 8.832 865 815 1.015 Diện tích thu hoạch (ha) 7.425 540 813 570 Sản lượng (tấn) 16.339 666,05 875,31 1.097,2 (Phòng Kinh tế tx Gia Nghĩa, 2016) Giá trị sản xuất nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa là 731.521 (triệu đồng), có tổng số 31 trang trại. Trong đó: Trang trại trồng cây lâu năm là 26 trang trại với diện tích 11.814 ha; Trang trại chăn nuôi là 3 trang trại; Trang trại nuôi trồng thủy sản là 1 trang trại (Cục thống kê tỉnh Đăk Nông, 2016). b. Tình hình phát triển cây hồ tiêu Hồ tiêu là cây trồng tại hàng hóa xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành nông nghiệp đã khuyến khích đầu tư phát triển vườn tiêu ở quy mô hộ gia đình, trang trại, nông – lâm kết hợp. Diễn biến diện tích, sản lượng hồ tiêu toàn tỉnh Đăk Nông tăng mạnh qua các năm, được thể hiện qua Bảng 2.2. Bảng 2.2: Thống kê diện tích, năng suất hồ tiêu từ năm 2010 đến 2015: STT 1 2 Nội dung Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 2010 7.127 2011 8.029 11.777 13.138 Năm 2012 2013 8.924 11.466 14.563 15.238 2014 13.896 2015 16.350 17.682 22.207 (Cục thống kê tỉnh Đăk Nông, 2016) Theo Biên bản số 04/BBH-KT, ngày 14/11/2016 của phòng Kinh tế thị xã Gia Nghĩa, kết quả sản xuất cây hồ tiêu năm 2016 trên địa bàn thị xã được thể hiện qua Bảng 2.3: 10 Bảng 2.3: Kết quả sản xuất cây hồ tiêu năm 2016 trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa Tổng Diện tích (ha) 1.015,0 Nghĩa Đức 27,50 Sản lượng (tấn) 1.097,2 29,73 Nghĩa Thành 110,00 118,91 Xã, phường tại tx Gia Nghĩa Nghĩa Nghĩa Nghĩa Quảng Phú Tân Trung thành 20,50 21,50 61,00 94,0 22,16 23,24 65,94 101,6 Đăk R’Moan 468,0 Đăk Nia 212,5 505,9 229,71 (Phòng Kinh tế tx Gia Nghĩa, 2016) 2.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai Cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp (xem Hình 2.2): (*) Yếu tố hạn chế (Sl: độ dốc; De: độ dày tầng đất mặt; Ir: khả năng tưới 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan