Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng fuzzy ahp đánh giá rủi ro cho dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp...

Tài liệu ứng dụng fuzzy ahp đánh giá rủi ro cho dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp

.PDF
132
7
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------- NGUYỄN THÀNH LONG ỨNG DỤNG FUZZY AHP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý xây dựng MS: 60580302 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh, 09/2020 NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. NGUYỄN THANH PHONG Chữ ký:……… Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. NGUYỄN ANH THƯ Chữ ký:……… Cán bộ chấm nhận xét 1 TS. ĐỖ TIẾN SỸ Chữ ký:……… Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. ĐINH CÔNG TỊNH Chữ ký:……… Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày . . 10. . . tháng . .09 . . năm . .2020 . . . Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. TS. LÊ HÒAI LONG Chủ tịch hội đồng 2. TS. ĐINH CÔNG TỊNH Cán bộ phản biện 2 3. TS. ĐỖ TIẾN SỸ Cán bộ phản biện 1 4. TS. ĐẶNG NGỌC CHÂU Ủy viên hội đồng 5. TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN Thư ký hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. LÊ HOÀI LONG TRƯỞNG KHOA PGS.TS LÊ ANH TUẤN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : NGUYỄN THÀNH LONG MSHV : 1670617 Năm sinh : 20/02/1990 Nơi sinh : Tiền Giang Chuyên ngành : Quản lý Xây dựng Mã số : 60580302 I. TÊN ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG FUZZY AHP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG : ➢ Nhận dạng những nhân tố rủi ro cho các dự án KCN tại Việt Nam. ➢ Phân tích, đánh giá ảnh hưởng các nhân tố rủi ro cho dự án KCN. ➢ Xây dựng mô hình để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đến sự thành công cho các dự án KCN ở Việt Nam bởi phương pháp FAHP. ➢ Đề xuất chỉ số đánh giá rủi ro có thể giúp các Chủ đầu tư, đơn vị QLDA có thể định lượng trong đánh giá rủi ro đối với dự án KCN II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10-02-2020 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 31-07-2020 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN THANH PHONG, TS. NGUYỄN ANH THƯ TP, HCM, Ngày 31 tháng 07 năm 2020 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 TS. NGUYỄN THANH PHONG TS. NGUYỄN ANH THƯ CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TS. ĐỖ TIẾN SỸ TRƯỞNG KHOA PGS. TS. LÊ ANH TUẤN LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thanh Phong, TS. Nguyễn Anh Thư với những kiến thức và kinh nghiệm đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tất cả kiến thức, kinh nghiệm mà các thầy cô đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt quá trình học cũng như những hỗ trợ quý báu của thầy cô về luận văn này sẽ là hành trang quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy thuộc chuyên ngành Quản lý xây dựng trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh Xin cảm ơn tất cả bạn bè cùng lớp, đã cùng tôi trải qua những ngày học tập bổ ích trong giảng đường Bách Khoa. Xin cảm ơn những người đồng nghiệp, đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài và chính những kinh nghiệm thực tế từ những đồng nghiệp đã đóng góp rất nhiều ý kiến, dữ liệu cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2020. Nguyễn Thành Long TÓM TẮT Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp là dự án mang lại nhiều giá trị to lớn về mặt kinh tế, xã hội nhưng thực tế và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quá trình thực hiện cũng tiềm ẩn các rủi ro. Việc đánh giá các nhân tố rủi ro và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự thành công trong việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp là một việc quan trọng và cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Chính từ yêu cầu thực tế đó, nội dung của luận văn này với mong muốn nhận dạng các nhân tố rủi ro và xây dựng một mô hình đánh giá rủi ro cho các dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp tại Việt Nam dựa trên phương pháp định lượng từ đó có cơ sở xây dựng một mô hình quản lý rủi ro phù hợp. Thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được từ các bảng khảo sát, Luận văn đã nhận dạng được 28 nhân tố rủi ro ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp với 7 nhóm chính là: xã hội, kỹ thuật, môi trường, kinh tế-thị trường, chính sách-pháp luật, tài chính, tổ chức-vận hành. Phương pháp Fuzzy AHP được áp dụng để xây dựng mô hình. Trong đó phương pháp AHP sẽ xây dựng một cấu trúc thứ bậc và véc tơ trọng số của từng nhân tố và nhóm nhân tố. Lý thuyết tập mờ được áp dụng trong việc đánh giá dự án dựa trên vector trọng số xây dựng từ phương pháp AHP. Luận văn đã xây dựng được cấu trúc thứ bậc cùng bộ trọng số có xét đến tính mờ của các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp. Từ đây một số đánh giá rủi ro IIR được đề xuất có thể giúp các đơn vị Chủ đầu tư, QLDA có một cái nhìn tổng quan trong việc đánh giá rủi ro cho dự án Khu công nghiệp. ABSTRACT Industrial Park is a project of great economic and social value, but reality and studies have shown that there are potential risks in the implementation process. It is important and necessary to assess the risk factors and measure their influence on the success of the Industrial Park investment, especially in the present context. From the actual requirements, the contents of this thesis with the desire to identify risk factors and build a risk assessment model for industrial park investment projects in Vietnam is based on the quantitative method, then has a basis for building an appropriate risk management model. By analyzing the data collected from the survey tables, the thesis has identified 28 risk factors that most strongly affect the efficiency of investment projects on construction of industrial parks with 7 main groups: communes association, technology, environment, market-economy, policy-law, finance, organization-operation. Fuzzy AHP method is applied to model building. In which AHP method will build a hierarchical structure and weight vector of each factor and factors group. Fuzzy set theory is applied in project evaluation based on weight vectors constructed from AHP method. The thesis has built a hierarchical structure with a set of weights that take into account the opacity of the risk factors affecting the success of the industrial park construction investment projects. From this, a proposed risk assessment indicator called IIR can help the Clients and PMU units have an overview in risk assessment for the Industrial Park project. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ Quản Lý Xây Dựng với đề tài “Ứng dụng Fuzzy AHP đánh giá rủi ro cho dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng đều được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2020 Nguyễn Thành Long Luận văn thạc sĩ GVHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong GVHD2: TS. Nguyễn Anh Thư MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................................1 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................4 1.4 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4 1.5 Đóng góp của nghiên cứu .....................................................................................5 1.5.1 Về mặt thực tiễn: ................................................................................................5 1.5.2 Về mặt học thuật: ...............................................................................................5 1.6 Sơ đồ tổng quát của Luận văn: ..............................................................................6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................7 2.1 Các khái niệm được dùng trong Luận văn ............................................................7 2.1.1 Khái niệm rủi ro .................................................................................................7 2.1.2 Thái độ đối với rủi ro .........................................................................................8 2.1.3 Phân loại rủi ro ...................................................................................................8 2.1.4 Các quá trình quản lý rủi ro: ............................................................................10 2.1.5 Dự án Khu công nghiệp: ..................................................................................12 2.2 Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................12 2.2.1 Các nghiên cứu về rủi ro dự án Khu công nghiệp............................................12 2.2.2 Phương pháp Fuzzy Analytical Hierarchy Process (Fuzzy AHP): ..................13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................15 3.1 Giới thiệu chương ...............................................................................................15 3.2 Các lý thuyết được sử dụng: ...............................................................................15 3.2.1 Kiểm định độ tin cậy cho thang đo Cronbach’s Alpha ....................................15 3.2.2 Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) ....................................16 3.2.3 Phân tích nhân tố chính Principal Component Analysis (PCA) ......................17 3.2.4 Phương pháp Analytical Hierarchy Process (AHP): ........................................19 3.2.5 Lý thuyết tập mờ (Fuzzy Set Theory) ..............................................................20 3.2.6 Lý thuyết về phương pháp Fuzzy AHP ............................................................22 3.3 Bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu:........................................................................29 HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ GVHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong GVHD2: TS. Nguyễn Anh Thư 3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................................29 3.3.2 Khảo sát các nhân tố rủi ro:..............................................................................39 3.4 Thu thập dữ liệu giai đoạn 2: Quá trình thực hiện so sánh cặp...........................41 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi so sánh cặp....................................................................41 3.4.2 Lựa chọn chuyên gia ........................................................................................41 3.4.3 Cách thức thu thập dữ liệu ...............................................................................42 CHUƠNG 4: NHÂN TỐ RỦI RO CỦA CÁC DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ...............................................................................................................43 4.1 Phân tích dữ liệu..................................................................................................43 4.1.1 Xếp hạng và rút gọn các nhân tố rủi ro ............................................................43 4.1.2 Phân tích độ tin cậy thang đo: ..........................................................................45 4.1.3 Bảng xếp hạng các nhân tố...............................................................................46 4.1.4 Phân tích nhân tố chính ....................................................................................47 4.1.5 Kiểm định khác biệt phương sai One-way ANOVA: ......................................54 4.2 Xây dựng cấu trúc thứ bậc ..................................................................................56 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ ................................................58 5.1 Giới thiệu chương ...............................................................................................58 5.2 Áp dụng phương pháp FAHP..............................................................................58 5.2.1 Thiết lập ma trận đánh giá mờ và tính toán chỉ số nhất quán ..........................58 5.2.2 Tổng hợp ý kiến các chuyên gia ......................................................................61 5.2.3 Phá mờ ..............................................................................................................61 5.2.4 Kiểm tra chỉ số nhất quán tổng hợp và tính toán trọng số ...............................61 5.2.5 Phân tích độ nhạy .............................................................................................64 5.3 Đề xuất chỉ số đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro IIR .............................66 5.3.1 Đề xuất thang đo ảnh hưởng rủi ro ..................................................................66 5.4 Ứng dụng minh họa .............................................................................................66 5.4.1 Giới thiệu dự án................................................................................................66 5.4.2 Chỉ số IIR dự án minh họa ...............................................................................67 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................69 6.1 Kết quả ................................................................................................................69 HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ GVHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong GVHD2: TS. Nguyễn Anh Thư 6.2 Thảo luận kết quả ................................................................................................71 6.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74 PHỤ LỤC ..................................................................................................................77 LÝ LỊCH TRÍCH TRANG .....................................................................................117 HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ GVHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong GVHD2: TS. Nguyễn Anh Thư DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Chỉ số sản suất công nghiệp Việt Nam qua các năm [2] .............................1 Hình 1.2 Tỉ lệ doanh nghiệp phân theo mức độ ảnh hưởng đến doanh thu nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài 6 tháng. .................................................................................2 Hình 1.3 Chỉ số sản suất công nghiệp Việt Nam qua các năm [2] .............................1 Hình 2.1 Phân loại rủi ro theo các tiêu chí khác nhau [6]. ..........................................9 Hình 2.2 Quá trình quản lý rủi ro (theo PMBOK 2012) ...........................................10 Hình 3.1 Sơ đồ Chương 3 .........................................................................................15 Hình 3.2 Sơ đồ phân tích One way – ANOVA [32] .................................................17 Hình 3.3 Số fuzzy tam giác .......................................................................................20 Hình 3.4 Số fuzzy hình thang ....................................................................................21 Hình 3.5 Sơ đồ phương pháp Fuzzy AHP dựa theo Tesfamariam & Sadiq (2006) .22 Hình 3.6 Cấu trúc thứ bậc minh họa .........................................................................23 Hình 3.7 Giá trị α-cut và số fuzzy tam giác ..............................................................27 Hình 3.8 Quy trình thiết kế BCH ..............................................................................29 Hình 3.9 Thang đo Likert 5 mức độ ..........................................................................36 Hình 3.10 Các phương pháp chọn mẫu .....................................................................40 Hình 4.1 Tỉ lệ trả lời theo số năm kinh nghiệm ........................................................43 Hình 4.2 Tỉ lệ trả lời theo vị trí công việc .................................................................44 Hình 4.3 Tỉ lệ người trả lời theo đơn vị ....................................................................44 Hình 4.4 Tỉ lệ người trả lời theo quy mô dự án lớn nhất đã từng tham gia ..............45 Hình 4.5 Cấu trúc thứ bậc được rút ra từ kết quả phân tích nhân tố .........................57 Hình 5.1 Sơ đồ cấu trúc Chương 5 ............................................................................58 Hình 5.3 Biểu đồ thể hiện trọng số của các yếu tố con .............................................63 Hình 5.4 Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố..................................................63 Hình 5.5 Phân tích độ nhạy trọng số nhân tố ứng với thái độ người ra quyết định và chỉ số lạc quan ...........................................................................................................65 Hình 5.6 Thang đo mức độ tác động rủi ro đề xuất ..................................................66 Hình 6.1 Kết quả chính của luận văn ........................................................................69 HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ GVHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong GVHD2: TS. Nguyễn Anh Thư DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các phương pháp Fuzzy AHP ...................................................................13 Bảng 3.1 Các thang đo so sánh cặp theo Saaty (1980) .............................................19 Bảng 3.2 Các phép tính cơ bản của số fuzzy ............................................................21 Bảng 3.3 Thang đo fuzzy được sử dụng trong so sánh cặp ......................................24 Bảng 3.4 Bảng giá trị hệ số RI ..................................................................................26 Bảng 3.5 Các nhân tố rủi ro trong đề tài “Rủi ro trong những dự án quy mô lớn: trường hợp nghiên cứu cho dự án KCN” của Arbina Sotoni, Arjan Qefalia và Ezmolda Barolli (2016).[9] ......................................................................................................29 Bảng 3.6 Các nhân tố rủi ro ở trong đề tài “Phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư xây dựng KCN” của Đinh Ngọc Toàn (2011) [10]..........................................................31 Bảng 3.7 Các nhân tố rủi ro khu công nghiệp trong quyển International guidelines for industrial parks của tổ chức UNIDO, United Nations Industrial Development Organization (2019) [5].............................................................................................32 Bảng 3.8 Tổng hợp các nhân tố rủi ro .......................................................................34 Bảng 3.9 Bảng kết quả Pilot Test ..............................................................................36 Bảng 3.10 Thông tin vị trí công tác của các người được khảo sát Pilot Test ...........39 Bảng 3.11 Ưu và nhược điểm các kỹ thuật lấy mẫu .................................................40 Bảng 3.12 Thang đo so sánh cặp giữa 2 nhân tố Mi và Mj .......................................41 Bảng 4.1 Bảng thống kê người trả lời theo năm kinh nghiệm ..................................43 Bảng 4.2 Bảng thống kê người trả lời theo chức vụ .................................................44 Bảng 4.3 Bảng thống kê người trả lời theo đơn vị ....................................................44 Bảng 4.4 Bảng thống kê người trả lời theo quy mô dự án lớn nhất đã từng tham gia: ...................................................................................................................................45 Bảng 4.5 Hệ số Cronbach Alpha kiểm tra sự phù hợp của thang đo ........................45 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp 8 nhân tố có số điểm cao nhất ...........................................46 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ...............................................47 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định giá trị Communalities ..................................................48 Bảng 4.9 Bảng tổng phương sai trích ........................................................................48 HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ GVHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong GVHD2: TS. Nguyễn Anh Thư Bảng 4.10 Bảng trị số tải nhân tố ..............................................................................49 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 2) .................................50 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định giá trị Communalities (lần 2) ....................................50 Bảng 4.13 Bảng tổng phương sai trích (lần 2) ..........................................................51 Bảng 4.14 Bảng trị số tải nhân tố (lần 2) ..................................................................52 Bảng 4.15 Bảng kết quả phân tích PCA....................................................................53 Bảng 4.16 Bảng kết quả kiểm định khác biệt trung bình các nhóm theo vị trí công tác ...................................................................................................................................54 Bảng 4.17 Bảng kết quả kiểm định khác biệt trung bình các nhóm theo đơn vị công tác ..............................................................................................................................54 Bảng 4.18 Bảng kết quả kiểm định khác biệt trung bình các nhóm theo số năm kinh nghiệm .......................................................................................................................55 Bảng 4.19 Bảng kết quả kiểm định khác biệt trung bình các nhóm ứng với quy mô dự án lớn nhất tham gia ..................................................................................................55 Bảng 5.1 Ma trận đánh giá mờ tổng thể M. ..............................................................59 Bảng 5.2 Ma trận đánh giá mờ M1 ...........................................................................59 Bảng 5.3 Ma trận đánh giá mờ M2 ...........................................................................59 Bảng 5.4 Ma trận đánh giá mờ M3 ...........................................................................59 Bảng 5.5 Ma trận đánh giá mờ M4 ...........................................................................59 Bảng 5.6 Ma trận đánh giá mờ M5 ...........................................................................60 Bảng 5.7 Ma trận đánh giá mờ M6 ...........................................................................60 Bảng 5.8 Ma trận đánh giá mờ M7 ...........................................................................60 Bảng 5.9 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chỉ số nhất quán......................................60 Bảng 5.10 Kết quả tính toán chỉ số nhất quán tổng hợp ...........................................62 Bảng 5.11 Kết quả tính toán trọng số của các nhân tố và yếu tố con .......................62 Bảng 5.12 Bản khảo sát đánh giá chỉ số IIR của dự án Khu công nghiệp. ...............67 HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ GVHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong GVHD2: TS. Nguyễn Anh Thư DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: bảng câu hỏi Pilot Test .............................................................................77 Phụ lục 2: phiếu khảo sát lần 2..................................................................................81 Phụ lục 3: phiếu khảo sát lần 3..................................................................................83 Phụ lục 4: bảng Fuzzy đánh giá bởi các chuyên gia .................................................89 Phụ lục 5: ma trận tổng hợp đánh giá của 12 chuyên gia .......................................110 Phụ lục 6: kết quả phá mờ của các ma trận .............................................................113 Phụ lục 7: phiếu đánh giá mức độ tác động rủi ro đến hiệu quả dự án KCN .........116 HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ 1 1 CBHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong CBHD2: TS. Nguyễn Anh Thư CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu chung Tính đến hết quý một năm 2020, ở Việt Nam tổng cộng có 335 khu công nghiệp (KCN), trong đó có 260 KCN với tổng diện tích đất 68.700 ha đã đi vào hoạt động và có 75 KCN đang được xây dựng ước đạt diện tích 29.200 ha. Tỷ lệ cho thuê thống kê đạt 75% - tăng 0,7% so với cuối năm trước. [1] Hình 1.1 Chỉ số sản suất công nghiệp Việt Nam qua các năm [2] Đến cuối năm 2019 kinh tế Việt Nam có những tín hiệu lạc quan cho dù chỉ 1.2 Tỉ doanh nghiệp phân ảnh xuống hưởngcòn đến7.02% doanh năm thu nếu số HHình GDP giảm nhẹlệso với năm trước, từ theo 7.1%mức nămđộ 2018 2019. dịch bệnh Covid-19 kéo dài 6 tháng. [4].ình 1.3 Chỉ số sản suất công nghiệp Trong đó ngành KCN đang có xu Nam hướng phát Việt qua cáctriển nămnhanh [2] trước những biến động của thế giới đầu năm 2020. Khu công nghiệp được kỳ vọng là ngành có điểm sáng trong năm 2020 với lợi thế của Việt Nam từ chi phí nhân công giá rẻ, giá thuê mặt bằng-nhà xưởng thấp so với khu vực, chính sách ngày càng hoàn thiện, hạ tầng phát triển, cùng với đó là việc Việt Nam được tham gia nhiều trong các Hiệp định thương mại. Dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ những tháng đầu năm 2020, căng thẳng thương mại Trung – Mỹ trên thế giới tạo ra sự chuyển dịch các công ty từ Trung Quốc sang khu vực khác trong đó HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ 2 CBHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong CBHD2: TS. Nguyễn Anh Thư có Việt Nam, tạo ra các chiều hướng tích cực trong việc phát triển KCN trong tương lai. Hình 1.2 Thông tin các công ty di dời nhà máy đến Việt Nam từ Trung Quốc [Nguồn: Vina Capital, 2019] 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu Thực tế nhiều dự án KCN tuy đã được đánh giá về tính hiệu quả và thiết lập các kế hoạch từ trước nhưng các dự án vẫn có tồn tại những rủi ro. Điều này là do HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ 3 CBHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong CBHD2: TS. Nguyễn Anh Thư những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới sự hiệu quả cho dự án mà đội ngũ kỹ sư dự án đã không nhận biết được trong giai đoạn lập dự án thực hiện đầu tư. Đặc điểm của dự án KCN là có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến kinh tế-xã hội, chịu tác động của các điều kiện như môi trường, kỹ thuật, chính sách pháp luật, tài chính,…. Cho nên dự án KCN luôn tiềm ẩn các rủi ro. Nếu như các rủi ro không được nhận dạng, dự báo một cách kịp thời và có phản ứng thích hợp sẽ gây ảnh hưởng đến mục tiêu của dự án. Đánh giá rủi ro giúp có cái nhìn về dự án cặn kẽ hơn, bổ sung thông tin và giúp cho việc lập kế hoạch dự án phù hợp thực tế hơn. Nhận dạng và đánh giá cùng với phân tích rủi ro theo một cách khách quan có thể ước lượng được ảnh hưởng của nó để từ đó đưa ra các phương pháp giảm thiểu ảnh hưởng rủi ro đến dự án hoặc các bên tham gia, có thể phân tách rủi ro cho bên nào có khả năng phản ứng tốt nhất. Hình 1.3 Tỉ lệ doanh nghiệp phân theo mức độ ảnh hưởng đến doanh thu nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài 6 tháng. [4]. Như vậy, đầu tư xây dựng KCN luôn tiềm ẩn trong đó nhiều rủi ro và những việc phân tích, đánh giá cho các rủi ro là hết sức cần thiết. Trong quyển Hướng dẫn toàn cầu khu công nghiệp, 11/2019 của tổ chức UNIDO, Tổ chức phát triển KCN, cũng đã chỉ ra hàng loạt rủi ro gặp phải khi thực hiện triển khai KCN. Hay như trong một nghiên cứu của Arbina Sotoni, Arjan HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ 4 CBHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong CBHD2: TS. Nguyễn Anh Thư Qefalia, Ezmolda Barolli năm 2016 có tựa đề “Rủi ro trong những dự án quy mô lớn: tình huống nghiên cứu cho các KCN tại Albania” cũng đã nhận dạng được những nhân tố rủi ro. Tại Việt Nam, tác giả Đinh Ngọc Toàn cũng đã tổng hợp được các nhân tố rủi ro về mặt tài chính KCN và phân tích chúng trong nghiên cứu “Phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư xây dựng KCN”, năm 2011. Từ những nội dung trên thấy rằng KCN là một ngành đặc thù có khả năng tiềm ẩn yếu tố rủi ro lớn thì chỉ mới được tìm hiểu trong những thời gian gần đây, số lượng nghiên cứu chưa nhiều. Do đó, hầu như chưa có những nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống để đưa ra những phương pháp đánh giá rủi ro để có thể áp dụng cho một dự án KCN cụ thể. Từ thực trạng của những dự án KCN kết hợp với những cơ sở thuyết phục từ những nghiên cứu trước, đã chỉ ra rằng nghiên cứu rủi ro cho dự án KCN là một hướng đi rất quan trọng và có ích về mặt thực tiễn. Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở và ý tưởng đó. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Từ các lý luận và cơ sở ở trên, mục tiêu của Luận văn thể hiện ở các nội dung như sau: ➢ Nhận dạng những nhân tố rủi ro cho các dự án KCN tại Việt Nam. ➢ Phân tích, đánh giá ảnh hưởng các nhân tố rủi ro cho dự án KCN. ➢ Xây dựng mô hình để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đến sự thành công cho các dự án KCN ở Việt Nam bởi phương pháp FAHP. ➢ Đề xuất một chỉ số có thể giúp các Chủ đầu tư, đơn vị QLDA có thể định lượng cho việc đánh giá rủi ro đối với dự án KCN. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Vì những điều kiện khác nhau, luận văn được thực hiện trong phạm vi như sau: ➢ Thời gian: từ tháng 02/2020 đến tháng 7/2020. HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ 5 CBHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong CBHD2: TS. Nguyễn Anh Thư ➢ Địa điểm thực hiện: Luận văn tiến hành khảo sát tại các KCN, đơn vị Sở Ban Ngành trong cả nước. ➢ Đối tượng khảo sát: Những nhân sự tại các Ban quản lý KCN, Sở, Ban, Ngành,… và đã từng tham gia triển khai dự án KCN. 1.5 Đóng góp của nghiên cứu 1.5.1 Về mặt thực tiễn: – Giúp nhận dạng được những nhân tố rủi ro cho các dự án KCN ở Việt Nam. – Cung cấp cho Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn QLDA, hay các đơn vị cơ quan chức năng một cái nhìn mới về quản trị rủi ro dự án KCN thông qua việc đề xuất khái niệm chỉ số ảnh hưởng rủi ro IIR (Impact Indicator of Risks). Đây là chỉ số có giá trị từ 0 đến 10 được đề xuất nhằm giúp các Chủ đầu tư, bộ phận QLDA có thể dễ dàng hình dung mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đến sự thành công/hiệu quả dự án KCN. 1.5.2 Về mặt học thuật: – Luận văn đã xác định được nhóm nhân tố rủi ro của các dự án KCN ở Việt Nam. – Luận văn đã xây dựng được phương pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đến sự thành công cho dự án đầu tư xây dựng KCN thông qua mô hình Fuzzy AHP. – Ở Việt Nam, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng KCN, khái niệm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Sau Luận văn này, hy vọng các tác giả sau tiếp tục phát triển, tìm hiểu và đề xuất quy trình ứng phó rủi ro cho dự án KCN, nhằm tăng tính hiệu quả thực hiện đầu tư xây dựng KCN. HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617 Luận văn thạc sĩ 6 CBHD1: TS. Nguyễn Thanh Phong CBHD2: TS. Nguyễn Anh Thư 1.6 Sơ đồ tổng quát của Luận văn: Hình 1.4 Sơ đồ tổng quát của Luận Văn HV: Nguyễn Thành Long MSHV: 1670617
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất