Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ INTERNET OF THINGS (IoT) TRONG THƯ VIỆN - Y TẾ...

Tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ INTERNET OF THINGS (IoT) TRONG THƯ VIỆN - Y TẾ

.PDF
85
130
113

Mô tả:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ INTERNET OF THINGS (IoT) TRONG THƯ VIỆN - Y TẾ
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN HCMUTE 55 THƯ VIỆN - Y TẾ Kỷ yếu hội thảo ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ INTERNET OF THINGS (IoT) TRONG THƯ VIỆN - Y TẾ Phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------THƯ VIỆN HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ INTERNET OF THINGS (IOT) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ INTERNET OF THINGS (IOT) TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN – Y TẾ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHỞI NGHIỆP (Triển khai kế hoạch Số 14/KH-CĐ/2017 của Ban chấp hành công đoàn trường) TP. HỒ CHÍ MINH – 30/03/2017 GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ THƯ VIỆN HCMUTE Đồng hành cùng độc giả trên con đường chinh phục tri thức Nơi cung cấp nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật và giáo dục phục vụ cho nhu cầu đào tạo của Nhà trường. Cung cấp thông tin Hình thức phục vụ  Nội dung phong phú  Đọc tại chỗ  Đa dạng loại hình  Mượn về nhà  Cập nhật thường xuyên  Khai thác tài nguyên số 24/24  Các dịch vụ học tập trực tuyến Các loại hình dịch vụ Phục vụ trực tiếp tại thư viện: được hướng dẫn tận tình với hệ thống phòng đọc & Giáo trình mở, có thể tìm đọc tài liệu dạng giấy, CDROM, CSDL trực tuyến,… 2. Hỗ trợ công tác biên soạn xuất bản giáo trình và tài liệu học tập, kỷ yếu hội thảo (phục vụ hoạt động NCKH, chương trình đào tạo 150 tín chỉ, bổ sung hồ sơ xét các chức danh khoa học,...). 3. Thiế t kế website phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, hội thảo: Xây dựng template chung, Thiết lập các trang con (sub pages), Cấp quyền và chuyển giao quyền quản trị trang con. 4. Xuất bản kỷ yế u hội thảo: Tư vấ n, thiế t kế , dàn trang, Thiế t kế các hình ảnh, nhan hiê ̣u liên quan đế n hô ̣i nghi ̣ (logo hô ̣i nghi,̣ banner, ̃ poster…), Đăng ký và xin giấy phép xuất bản kỷ yếu, Giám sát các tài liê ̣u liên quan đế n chương trình như thư, thông tin hô ̣i nghi,̣ tài liê ̣u tham khảo,… 5. Xây dựng các sản phẩm phục vụ hội thảo và các hoạt động học tập: CD-ROM chương trình và kỷ yếu, Ứng dụng tự chạy giới thiệu tài liệu, ghi đĩa CD- ROM, DVD, USB,… 6. Cung cấp thông tin theo yêu cầu (danh mục tài liệu, tài liệu chuyên ngành, kết quả nghiên cứu khoa học, tiêu chuẩn, phát minh sáng chế…). 7. Mô tả, tạo và chọn danh mục “Tài liệu tham khảo” cho luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế. 8. Chuyển dạng tài liệu (từ tài liệu dạng giấy sang file PDF, từ file PDF sang file Word). 9. Cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu,... 10. Hỗ trợ, tư vấn và phối hợp với Thư viện các trường trong việc phát triển các sản phẩm đặc thù của từng đơn vị. 1. 3 Với nhiều hình thức phục vụ phong phú, thuận tiện cho người học    NGUỒN LỰC THÔNG TIN CSDL Giáo trình và Tài liệu  CSDL Sách tham khảo Việt học tập văn CSDL Luận văn, Luận án  CSDL Sách tham khảo Ngoại văn CSDL các bài báo khoa học (các bài báo nghiên cứu của học viên theo chương trình đào tạo sau đại học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành) Địa chỉ liên hệ: Phòng Học Liệu Điện Tử, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Số 1 – Võ Văn Ngân, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (+84 8) 3896 9920, 3721223 (nội bộ 4 8226) Email: [email protected] http://thuvien.hcmute.edu.vn http://thuvienso.hcmute.edu.vn GIỚI THIỆU CÁC WEBSITE PHÁT HÀNH “Tủ sách EBOOK HCMUTE 55 Năm” là những tác phẩ m chỉ có thể dùng các công cu ̣ điện tử như máy vi tinh, máy trơ ̣ giúp kỹ thuâ ̣t số cá nhân ́ (thiết bị đọc, máy tính bảng và điện thoại thông minh như iPhone, iPad, Samsung Galaxy, HTC Tablet,...) để xem, đo ̣c, và truyển tải. “Tủ sách EBOOK HCMUTE 55 Năm” là hệ thống phân phối sách điện tử, cung cấp đến người dùng các nội dung sách,giáo trình, truyện, tạp chí, tài liệu, chuyên đề và các thể loại văn bản đọc, audio khác trên di động, thông qua các kênh website, wapsite và client giúp khách hàng có thể cập nhật thông tin kiến thức mọi lúc mọi nơi. Stt 1 2 3 4 Tên đơn vị phát hành Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Trực Tuyến VINAPO Website Truy cập nhanh kho giáo trình https://sachweb.com https://goo.gl/vhHqA n http://sachbaovn.vn https://goo.gl/sEVaY g https://read.alezaa.c om https://goo.gl/4MM7 RM 4 5 6 Công Ty TNHH Sách Điện Tử Trẻ http://ybook.vn/ (YBOOK) Công Ty Cổ Phần http://reader.vinaboo Thương Mại Dịch k.com Vụ Mê Kông COM Thư viện Trường http://thuvien.hcmut Đại học Sư phạm Kỹ e.edu.vn/ thuật TP. HCM https://goo.gl/gN4Bc C https://goo.gl/i6Qpb 1 http://thuvien.hcmut e.edu.vn/ 5 6 LỜI NÓI ĐẦU Có thể thấy trong những năm vừa qua, khái niệm “Công nghệ thông tin”, “Internet of Things” không còn xa lạ và mới mẻ với chúng ta. Một thế giới mà mọi thứ trong cuộc sống được kết nối với Internet để truyền tải, trao đổi dữ liệu, từ đó người dùng có thể tương tác, điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống thông qua những thiết bị thông minh như điện thoại hoặc máy tính bảng. Đánh giá về tình hình phát triển của Internet trong nước thời gian qua, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam nhận định, Việt Nam đang phát triển nhanh về số lượng người sử dụng Internet và các thiết bị số, nhất là mạng xã hội và thiết bị di động. Internet Việt Nam có hạ tầng mạng phát triển khá bền vững với ADSL, TV cable, đặc biệt là hạ tầng cáp quang ở các thành phố lớn. Công nghệ thông tin mà đặc biệt là internet đang phát triển rất mạnh và làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đổi mới giáo dục và đào tạo đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong nền giáo dục thế giới cũng như ở Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, công nghệ hóa. Chỉ thị số 58CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) khẳng định: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển”. Vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, đổi mới quản lý trong tổ chức và hoạt động bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở trường học một cách đúng mức phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu sử dụng của từng đơn vị, trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục là hết sức cần thiết. Tại các trường đại học việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở việc thay đổi phương pháp dạy và học mà còn trong các lĩnh vực của tất cả các phòng ban của trường. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh là nơi đào tạo những cán bộ có trình độ cao phục vụ trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, quản lý,... có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được mục tiêu này, việc cung cấp nguồn tin để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. 7 Với mục tiêu nghiên cứu về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và internet of thing trong các hoạt động giáo dục, đào tạo, từ đó đưa ra các giải để khai thác các ứng dụng CNTT được hiệu quả hơn, Công đoàn Thư viện – Y tế Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin và internet of thing (IOT) trong hoạt động thư viện – y tế phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp” Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, Internet of Things. Và bên cạnh những ứng dụng to lớn và thiết thực đó, Internet of Things cũng mang đến cho con người không ít cơ hội và thách thức bởi lượng dữ liệu khổng lồ mà nó tạo ra. Hội thảo tập trung nghiên cứu các giải pháp mang tính toàn diện và bền vững để khai thác hiệu quả những ứng dụng của CNTT và internet phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường. Ban tổ chức hội thảo xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt của Ban giám hiệu Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí minh, Công Đoàn Trường trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức thành công hội thảo. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp! Thư viện ĐH SPKT TP.HCM 08.38969920 [email protected] thuvien.hcmute.edu.vn facebook.com/hcmute.lib 8 MỤC LỤC Lời nói đầu................................................................................................ 7 Mục lục ..................................................................................................... 9 Giới thiệu các website phát hành ......................................................... 10 1. THƯ VIỆN- CẦU NỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.. ....................................................................... 11 2. THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN HCMUTE ............................................................................... 17 3. ĐA DẠNG HÓA CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC ............................................................................... 23 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TÀI NGUYÊN THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC .................................................... 29 5. ĐỌC SÁCH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ ..................................... 33 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ THƯ VIỆN CHẤT LƯỢNG CAO ................................................... 37 7. TỦ SÁCH EBOOK HCMUTE 55 NĂM GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN TUYỂN SINH VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU HCMUTE ...................................................................... 57 8. ĐỀ XUẤT ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THỜI ĐẠI SỐ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THƯ VIỆN HCMUTE ..................................................... 61 9. SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN ................................................................................ 67 10. GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG TỒNG THỂ ..................................... 73 11. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG WISOGROUP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHỞI NGHIỆP ............................ 75 12. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG WISOBOOK PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT VÀ QUẢN LÝ THƯ VIỆN, XUẤT BẢN TÀI LIỆU SỐ VÀ TRUYỀN TẢI TRI THỨC ĐẾN CỘNG ĐỒNG .................................................................. 81 9 GIỚI THIỆU CÁC WEBSITE PHÁT HÀNH “Tủ sách EBOOK HCMUTE 55 Năm” là những tác phẩ m chỉ có thể dùng các công cu ̣ điện tử như máy vi tính, máy trơ ̣ giúp kỹ thuâ ̣t số cá nhân (thiết bị đọc, máy tính bảng và điện thoại thông minh như iPhone, iPad, Samsung Galaxy, HTC Tablet,...) để xem, đo ̣c, và truyển tải. “Tủ sách EBOOK HCMUTE 55 Năm” là hệ thống phân phối sách điện tử, cung cấp đến người dùng các nội dung sách,giáo trình, truyện, tạp chí, tài liệu, chuyên đề và các thể loại văn bản đọc, audio khác trên di động, thông qua các kênh website, wapsite và client giúp khách hàng có thể cập nhật thông tin kiến thức mọi lúc mọi nơi. Stt 1 2 3 4 5 6 10 Tên đơn vị phát Truy cập nhanh Website hành kho giáo trình Nhà Xuất Bản Tổng https://goo.gl/vhHqA Hợp Thành Phố Hồ https://sachweb.com n Chí Minh Công Ty Cổ Phần https://goo.gl/sEVaY http://sachbaovn.vn Tin Học Lạc Việt g Công Ty Cổ Phần https://read.alezaa.c https://goo.gl/4MM7 Dịch Vụ Trực Tuyến om RM VINAPO Công Ty TNHH https://goo.gl/gN4Bc Sách Điện Tử Trẻ http://ybook.vn/ C (YBOOK) Công Ty Cổ Phần http://reader.vinaboo https://goo.gl/i6Qpb Thương Mại Dịch k.com 1 Vụ Mê Kông COM Thư viện Trường http://thuvien.hcmut http://thuvien.hcmut Đại học Sư phạm Kỹ e.edu.vn/ e.edu.vn/ thuật TP. HCM THƯ VIỆN - CẦU NỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Huỳnh Mẫn Đạt 0918120105 [email protected] Trường Đại học Văn Hóa TP.HCM Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng số, đặc biệt là việc sử dụng phổ biến internet. Nội dung của cuộc cách mạng là sự phát triển hệ thống liên kết thế giới thực và ảo trên cơ sở vạn vật kết nối internet (Internet of things -IoT) và các hệ thống kết nối internet (Internet of systems - IoS). Xã hội đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp: CMCN 4.0 mà nền tảng là internet kết nối mọi vật (Internet of things, viết tắt là IOT) dựa trên sự phát triển bậc cao của Công nghệ thông tin truyền thông (ICT). Đây là sự kết hợp giữa công nghệ thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật cho phép thông tin, kiến thức, tri thức của nhân loại thường xuyên đưa lên “mây” cho bất cứ mọi người tra cứu. 11 IoT cho phép mỗi đồ vật, mỗi con người được cung cấp một định danh của riêng mình và tất cả đều có khả năng truyền tải trao đổi thông tin dữ liệu qua mạng mà không cần có sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính. Lúc đó người học không cần đến lớp mà chỉ cần có điện thoại kết nối internet là có thể theo dõi được bài giảng. Đặc biệt nếu sử dụng iPod thông minh người học có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời nhanh hơn bất cứ giáo sư nào và lúc này tri thức cơ bản không phải là những sự kiện cần phải ghi nhớ. Để tận dụng thế mạnh IoT như trên, Đại học truyền thống phải thay đổi về chất. Trường Đại học theo mô hình mới phải là sự kết hợp 2 phương thức đào tạo trực tuyến và truyền thống. Trước đây người ta học ở trường, về nhà làm bài tập. Giờ thì ngược lại, kiến thức mà thầy giáo giảng được sinh viên học ở nhà qua trực tuyến, và đến lớp chỉ để tương tác với thầy giáo, để hỏi những gì họ chưa rõ. Khi tất cả các trường đại học trên thế giới được kết nối với nhau, thì sinh viên nước này chỉ cần bật thiết bị là biết các thầy ở nước khác đang dạy gì. Do đó việc đào tạo lúc này không chỉ cho sinh viên Việt Nam mà là cho sinh viên toàn cầu. Đứng trước những vấn đề nêu trên thư viện cần làm gì để cùng hòa nhập và phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Cần phải thay đổi quan niệm việc làm trong thế giới kết nối IOT. Người tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam không nhất thiết phải xin việc ở Việt Nam mà có thể làm việc ở các nước khác. Người có việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học không phải là người hàng ngày đến công sở cố định điểm danh làm mà có thể làm việc qua internet. Ở Việt Nam nhưng vẫn có thể làm việc cho một DN ở Mỹ trong xã hội kết nối. Sự phát triển của nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng Internet của CMCN 4.0 đang làm cho những kiến thức mà Đại học truyền thống đang dạy có thể vô ích trong tương lai. Do đó sinh viên tốt nghiệp đại học truyền thống không thích ứng với sự phát triển công nghệ 4.0, không đáp ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp (DN) khiến nhiều DN phải tự tổ chức đào tạo lại, thậm chí đào tạo mới. "Có doanh nghiệp nước ngoài mất 2 năm để xoá bớt những gì sinh viên đã học. Sau đó, mất thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà mình cần". CMCN 4.0 đang làm giãn rộng khoảng cách giữa việc đào tạo của các trường Đại học và những gì xã hội thực sự cần. Việt Nam tồn tại 12 nghịch lý : hàng vạn cử nhân thất nghiệp" nhưng các doanh nghiệp lại không đủ người làm việc cho họ". Tiến bộ công nghệ 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của thị trường lao động: lao động giản đơn đã có robot đảm nhiệm, thị trường chủ yếu chỉ cần những việc đòi hỏi lao động sáng tạo ở trình độ cao. Các trường Đại học truyền thống không thể dự đoán được các kỹ năng mà thị trường lao động sẽ cần trong tương lai gần nên tấm bằng Đại học truyền thống không đủ để tồn tại trong cuộc CMCN 4.0. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông không tham dự kỳ thi vào các Trường Đại học công lập truyền thống, “tạo điều kiện” cho các mô hình Đại học khác “vét” cạn nguồn tuyển sinh. CMCN 4.0 cùng các thiết bị thông minh đã hình thành mô hình trường học trực tuyến với những ưu điểm nổi bật : chương trình luôn thay đổi và được cập nhật thường xuyên hoàn toàn tương thích với sự phát triển của CMCN 4.0. Ví dụ Đại học trực tuyến FUNiX của FPT là trường Đại học không có giảng đường, không có giảng viên đích thực mà sử dụng 500 mentor – là các chuyên gia công nghệ hàng đầu luôn hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. Quá trình học đều được thực hiện trực tuyến, nơi thầy trò giao tiếp mà không cần tới lớp. FUNiX có thể xây dựng chương trình đào tạo cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức này cho học viên. Mô hình Đại học trực tuyến ngày càng lớn mạnh theo thờì gian và phát triển song hành với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thu hút số lượng lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông. Đại học trực tuyến được xem là mối đe dọa lớn nhất đối Đại học truyền thống. Thư viện cần tạo cầu nối với doanh nghiệp, CMCN 4.0 đang chứng kiến sự dịch chuyển chức năng nghiên cứu và đào tạo từ khu vực Đại học sang khu vực DN. Các DN lớn hiện nay có phòng thí nghiệm riêng, có đội ngũ nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu tốn kém. ĐH không còn là nơi duy nhất nghiên cứu nữa, đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng. Nhiều tập đoàn công nghệ ngày nay có tiềm lực công nghệ, con người và tài chính rất lớn, họ lại ở tuyến đầu trong cuộc chạy đua biến tri thức thành sản phẩm phục vụ cuộc sống vì thế họ có nhiều trải nghiệm quý giá mà giới hàn lâm đại học không có. Sự ra đời của các tổ chức này trước tiên là nhằm mục tiêu đào tạo nội bộ cho nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng hiện nay phần lớn đã mở rộng đối tượng đào tạo học viên ngoài, cấp chứng chỉ và cạnh tranh trực tiếp với đại học truyền thống và đang “tham gia” vét cạn nguồn tuyển sinh của các trường Đại học truyền thống công lập. 13 Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc CMCN 4.0, các Trường Đại học phải đào tạo cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi khi công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Người giảng viên không dạy cho người học cái mình đang có, mà phải hướng tới dạy người học sáng tạo ra cái mới. Học tập để cạnh tranh chứ không phải để lấy bằng như xưa. Mục tiêu đào tạo của Đại học không phải là để tạo ra những người lao động làm công việc mà rô bốt sẽ làm mà phải đạt tới trình độ con người làm ra được rô bốt. Nếu giáo dục truyền thống dạy cách đọc, cách viết, thì ngày nay cần dạy các kỹ năng truy cập internet, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, đây cũng là những kỹ năng sống còn của người học khi trưởng thành và vào đời. Giảng viên chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn sinh viên tiếp cận đúng thông tin cần tìm và biết loại bỏ những thông tin xấu, không liên qua trên Internet. Trước những tác động tiềm năng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để làm tốt vai trò của ngành giáo dục và đào tạo là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa càng sâu rộng như hiện nay, khi mà trong một số lĩnh vực nhất định, lao động có thể di chuyển giữa các nước theo những cam kết của AEC, giáo dục đào tạo Việt Nam cần có những chính sách quyết liệt và mạnh mẽ theo các hướng cơ bản sau: - Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo rõ ràng trong đó chỉ rõ sự chuyển dịch của các ngành nghề đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng của nhân lực được đào tạo. Coi chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo như là một chiến lược quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển KHCN và kinh tế. Áp dụng bài học của Mỹ và Nhật Bản khi áp dụng chính sách STEM trong việc đưa ra các chính sách ưu tiên và đầu tư thỏa đáng đối với sinh viên học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán để định hướng lại nghề nghiệp cho sinh viên Việt Nam. Việc nhiều sinh viên giỏi thường lựa chọn các ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng... không nhiều sinh viên giỏi thi vào các trường công nghệ và kỹ thuật đã dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự trong một số ngành công nghệ số, tự động hóa và công nghệ thông tin. - Thứ hai, cần có các chính sách rõ ràng trong việc cải thiện chỉ số giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực thông qua việc nâng cao kỹ năng làm việc cho học sinh sinh viên đặc biệt là kỹ năng làm việc và kỹ năng tiếng 14 Anh để có thể tận dụng được cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Muốn vậy, cần khuyến khích các trường, các bậc học tập trung (1) Tăng các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh ở các trường, các bậc học, qua đó nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh, sinh viên; (2) Đào tạo và nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên, đào tạo đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp có trình độ tiếng Anh tốt; (3) Kết nối chặt chẽ giữa cơ quan thực tế và cơ sở đào tạo. Coi quá trình đào tạo nguồn nhân lực là trách nhiệm chung của các bên chứ không phải của riêng các trường; (4) Tăng dung lượng các học phần giảng dạy do các nhà làm thực tế đảm nhiệm trong các chương trình đào tạo để tăng tính thực tiễn của các chương trình đào tạo; (5) Tăng các bài báo công bố trong các tạp chí có uy tín trong nước và thế giới theo các danh mục chuẩn như ISI và Scopus, tăng tỉ lệ trích dẫn các bài báo, các công trình đối với các trường đào tạo khoa học cơ bản; (6) có những chính sách định hướng nghề nghiệp rõ ràng để tránh tính (tình) trạng học lệch, học chỉ học lý thuyết mà không chịu rèn luyện kỹ năng cũng như thái độ làm việc. - Thứ ba, cần (có) chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới trong đào tạo và quản lý đào tạo qua đó góp phần cải thiện chỉ số đổi mới công nghệ, tăng chỉ số Kinh tế tri thức của Việt Nam. Cụ thể là (1) đầu tư tăng chi tiêu cho khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại cho đào tạo nhất là đào tạo nghề; (2) Đổi mới cách thức quản lý đào tạo, ứng dụng các hệ thống quản lý thông minh; (3) Các trường công nghệ và kỹ thuật, phải đặt trọng tâm vào gắn kết với các doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu triển khai để nâng cao khả năng hấp thụ, và nếu tốt hơn là tạo ra các bằng phát minh sáng chế, và để lôi cuốn sinh viên tham gia các hoạt động đổi mới sáng tạo ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - Thứ tư, đầu tư vào các chương trình, các chính sách để cải thiện chỉ số Công nghệ thông tin và truyền thông thông qua các hình thức như (1) Tăng cường đào tạo về công nghệ thông tin ở các cấp học; (2) Xây dựng chuẩn đầu ra tin học đáp ứng yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, qua đó làm văn (căn) cứ và mục tiêu rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông minh trong quá trình học tập; (3) Xây dựng các nguồn dữ liệu mở để chia sẻ tri thức; (4) Xây dựng xã hội học tập thông qua việc phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mỗi cá nhân. 15 Có thể nghiên cứu các chính sách yêu cầu học sinh, sinh viên phải học một số học phần trực tuyến (có thể tới 10%) để rèn luyện và tăng khả năng thích ứng linh hoạt, tăng kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh cho sinh viên/học sinh. Như vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu mới cho nguồn nhân lực tương lai. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam cần đổi mới để có thể tạo ra những nguồn nhân lực có năng lực vượt trội, có năng lực chuyên môn, có khả năng làm việc với công nghệ thông minh và khả năng ngoại ngữ để có thể “đứng trên vai những người khổng lồ” và tận dụng tốt các cơ hội của cuộc cách mạng này đưa nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. 16 THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN HCMUTE Thư viện HCMUTE http://thuvien.hcmute.edu.vn [email protected] 08.38969920 Tóm tắt: Bài viết trình bày những lợi ích khi ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong việc sử dụng hiệu quả các website và những trang mạng xã hội trong công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện HCMUTE. Công tác bạn đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho bạn đọc là một hoạt động của Thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp tài liệu dưới mọi hình thức. Qua đó, công tác bạn đọc còn là thước đo của sự luân chuyển tài liệu, mang những tài liệu quý giá đến với người đọc một cách hiệu quả nhất. Thấy được tầm quan trọng của công tác phục vụ bạn đọc trong hoạt động Thư viện, Thư viện trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh ngày càng chú trọng, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc giúp cho bạn đọc tiếp cận thông tin, tài liệu một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Trước đây, khi công nghệ thông tin (CNTT) chưa được ứng dụng vào hoạt động thư viện, cán bộ thư viện tìm tài liệu và cho bạn đọc mượn thông qua phích, phiếu được viết bằng tay và thường tổ chức kho đóng trong công tác tổ chức kho. Điều đó làm hạn chế việc tiếp cận tài liệu của bạn đọc và bạn đọc không có cơ hội tiếp cận những tài liệu khác ngoài những tài liệu mình đang tìm kiếm. Bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội, Thư viện HCMUTE đã ứng dụng CNTT trong hoạt động của mình. Đặc biệt là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý người đọc và việc lưu thông tài liệu. Ứng dụng CNTT cho phép chúng ta sử dụng những phần mềm tích hợp hỗ trợ trong công tác mượn trả, phần mềm thư viện đã giải quyết một số vấn đề: Ghi mượn và trả tài liệu thông qua đầu đọc cầm tay, thống kê tài liệu, thống kê lượt đọc, bạn đọc có thể yêu cầu tài liệu (mượn tài liệu online) và gia hạn tài liệu online trên website hoặc biết được tài liệu có hoặc không có tại thư viện hay không mà không cần phải đến thư viện. Ngoài ra các 17 phần mềm thư viện còn giúp cho bạn đọc tra cứu cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn văn, những CSDL trong và ngoài nước có giá trị cao, tìm tài liệu chọn lọc, rút ngắn thời gian tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu và giảm bớt công sức của cán bộ thư viện. Thư viện cũng chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm thông tin phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của bạn đọc như: Dịch vụ tra cứu thư mục trực tuyến (OPAC), dịch vụ cung cấp các sản phẩm thư mục online, dịch vụ hỏi đáp trực tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu, dịch vụ tư vấn thông tin,... Nhằm tăng cường khả năng phục vụ tài liệu, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong trường, đặc biệt là việc cung cấp tài liệu có giá trị và tài liệu ngoại văn cho bạn đọc, Thư viện HCMUTE đã đưa ra giải pháp ứng dụng “M-Libraries” trên nền tảng di động tại thư viện. Thuật ngữ “Thư viện di động”(M- Libraries) bao gồm toàn bộ các hoạt động, quy trình và ứng dụng có thể thực hiện bằng công nghệ di động. Thư viện đã triển khai phục vụ khai thác tài liệu số qua ứng dụng My OPAC, được thực hiện qua dịch vụ mượn và đọc tài liệu trên ứng dụng MyOPAC tương ứng với các thiết bị: như máy tính bảng (tablet), điện thoại thông minh (smart phone) chạy hệ điều hành Android hoặc IOS; máy tính cá nhân (laptop), máy tính để bàn (PC) sử dụng hệ điều hành Windows để tìm liệu, tìm đề tài, theo dõi và gửi yêu cầu mượn trả tài liệu số. Một số tài liệu giáo trình do trường biên soạn cũng được số hóa để phục vụ cho nhu cầu của bạn đọc. Điều này có ý nghĩa to lớn trong công tác bạn đọc đặc biệt bạn đọc là giảng viên, sinh viên có trình độ cao. Việc ứng dụng CNTT thông tin đã giúp cán bộ thư viện thuận lợi hơn trong công tác của mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của những người cán bộ thư viện trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội thông tin đang phát triển rầm rộ; thông tin có ở khắp mọi nơi và trở thành nguồn lực của mỗi quốc gia. Đã có nhiều quan điểm về vai trò của cán bộ thư viện, có những học giả cho rằng máy móc, thiết bị là thành phần quyết định sự thành công của thư viện, những học giả khác lại cho rằng cán bộ thư viện mới là quan trọng. Nếu như trong các thư viện truyền thống, cán bộ thư viện giữ vai trò chính trong việc tiếp nhận và lấy tài liệu theo yêu cầu; thì đối với những thư viện hiện đại người cán bộ thư viện là người tiếp nhận, trả lời các yêu cầu tin và giao tiếp với người dùng tin qua mạng, qua email, qua điện thoại và là người tư vấn, định hướng cho bạn đọc biết thêm những tài liệu mà họ đang cần tìm. “Tôi vẫn thường cho rằng cán bộ thư viện là những người thực thi 3 nhiệm vụ: cung cấp nội dung, các dịch vụ và không gian. Trong các thư 18 viện truyền thống, chúng tôi cung cấp nội dung trong sách, chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ như cách tra tìm sách, và cung cấp không gian trong các tòa nhà thư viện rộng lớn để làm việc và lưu giữ vốn tài liệu. Ngày nay, chúng tôi vẫn làm 3 nhiệm vụ đó nhưng bản chất của chúng đã thay đổi rất nhiều: nội dung thường ở dạng điện tử thông qua việc đặt mua các sách, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu, mà hiện giờ đang chiếm một tỷ lệ lớn trong kinh phí bổ sung của hầu hết các thư viện…” “Trích lời của Stephen Pinfield, cán bộ thông tin tại Đại học Nottingham Hoa Kỳ”.  Sử dụng hiệu quả các website trong hoạt động thông tin - thư viện - Web Portal - Cổng thông tin thư viện 19 - Thư viện số  Sử dụng hiệu quả các trang mạng xã hội như: Facebook, Google Docs, Google Blogger, YouTube, Skype, Ustream Nhằm tăng cường tương tác và giao tiếp với Bạn đọc qua đó giới thiệu và cung cấp thông tin, các dịch vụ thư viện,… Tập thể cán bộ thư viện đã sử dụng thành thạo các tính năng của những trang mạng xã hội như: Facebook, Google Docs, Google Blogger, YouTube, Skype, Ustream,… để phục vụ cho hoạt động thông tin – thư viện cụ thể như sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan