Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin ứng dụng công nghệ mới vào việc phân tích và lưu trữ dữ liệu...

Tài liệu ứng dụng công nghệ mới vào việc phân tích và lưu trữ dữ liệu

.PDF
50
140
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN VĂN THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI VÀO VIỆC XỬ LÝ VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN VĂN THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI VÀO VIỆC XỬ LÝ VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Mã số: 8480104.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hải Châu Hà Nội - 2019 Mục lục Trang 1 Đặt vấn đề về bài toán tính cước đang dùng tại Viettel 4 1.1 Mô hình, hiện trạng và nghiệp vụ của hệ thống Viettel Billing. 4 1.1.1 Giới thiệu mô hình hệ thống Viettel Billing. . . . . . 4 1.1.2 Các nghiệp vụ tính cước . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.2 Những tồn tại của hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 2 Phân tích, lựa chọn và thiết kế giải pháp 2.1 Mô hình giải pháp cũ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.1.1 Mô hình vật lý hệ thống Billing hiện tại. . . . . . . 2.1.2 Mô hình logic hệ thống Billing hiện tại. . . . . . . 2.2 Mô hình giải pháp hệ thống Billing mới và hoàn toàn miễn phí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.3 Mô hình giải pháp miễn phí kết hợp có phí. . . . . . . . . 2.4 So sánh giải pháp miễn phí hoàn toàn và giải pháp kết hợp có phí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 . 13 . 13 . 15 . 16 . 20 . 24 3 Đánh giá thực nghiệm so sánh giải pháp cũ và giải pháp mới 3.1 Mô hình logic hệ thống thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . 3.2 Phương pháp lấy số liệu thực nghiệm . . . . . . . . . . . . 3.3 Phân tích, so sánh số liệu thực nghiệm giữa hai hệ thống . . i 26 26 27 37 Danh sách hình vẽ 1.1 Mô hình hệ thống Viettel Billing. . . . . . . . . . . . . . . . 2.1 2.2 2.3 2.4 Mô Mô Mô Mô 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Mô hình thực nghiệm với công nghệ cũ. . . . . . . . . . . . Mô hình thực nghiệm với công nghệ mới. . . . . . . . . . . Công thức và kết quả tính cỡ mẫu thực nghiệm. . . . . . . Import số liệu vào hệ thống. . . . . . . . . . . . . . . . . . Mối liên hệ giữa thời gian thực nghiệm và dung lượng dữ liệu. So sánh thời gian import giữa hai hệ thống. . . . . . . . . . Biểu diễn phân bố dữ liệu thực nghiệm của hai hệ thống. . hình hình hình hình vật lý hệ thống Billing. . . . . . logic hệ thống Billing. . . . . . . giải pháp hoàn toàn miễn phí. . giải pháp kếp hợp có phí và miễn ii . . . . . . . . . phí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 14 15 16 20 27 27 37 38 39 40 41 Thuật ngữ và từ viết tắt Từ viết tắt KPI Từ gốc Giải nghĩa - Tạm dịch Key Performance Là chỉ số đánh giá công việc, công Indicator cụ đo lường nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của một đối tượng CNTT Công nghệ thông tin CSKH Chăm sóc khách hàng CSDL Cơ sở dữ liệu CDR Call Detail Record Bản ghi chi tiết cuộc gọi SQL Structured Query Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc Language Switch Bộ chuyển mạch Load Balacing Bộ cân bằng tải Firewall Tường lửa iii Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn hải Châu tại bộ môn Hệ thống Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Thức iv Lời cảm ơn Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo, PGS. TS. Nguyễn Hải Châu – người đã hướng dẫn, khuyến khích, truyền cảm hứng, chỉ bảo và tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất từ khi bắt đầu nghiên cứu đến khi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các Thầy Cô trong Bộ môn Hệ thống Thông tin đã tận tình đào tạo, cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp HHT24 đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và bố trí thời gian tốt nhất dành cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình cùng toàn thể bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi những lúc gặp phải khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. v Giới thiệu Đặt vấn đề Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Công nghệ thông tin và viễn thông là một trong những động lực chính tạo nên bộ mặt thế kỷ 21. Ngoài ra, công nghệ thông tin và viễn thông còn là một trong những điều kiện chính quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nó tác động sâu sắc đến cách chúng ta đang sống, học tập và làm việc; đến cách thức nhà nước giao tiếp với dân. Nó cũng tạo ra những thách thức kinh tế, xã hội trước các cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng ở mọi nơi trên trái đất nhằm đạt hiệu quả và tính sáng tạo cao hơn. Tất cả chúng ta đang đứng trước và cần nắm bắt cơ hội này. Theo nghiên cứu của IDC Group - một trong năm công ty hàng đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam, ngành công nghệ thông tin sẽ đóng góp khoảng 1,16 nghìn tỷ USD vào GDP của châu Á - Thái Bình Dương với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm 0,8%. Năm 2017, chiếm khoảng 6% GDP của châu Á - Thái Bình Dương đến từ các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, thông qua việc sử dụng các công nghệ số. IDC dự báo con số này sẽ tăng lên 60% GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2021. Cũng theo số liệu IDC, khoảng 84% các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực đã và đang trong hành trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, chỉ có 7% là các doanh nghiệp tiên phong và đây là những đơn vị có chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Trong cuộc đua phát triển và đổi mới công nghệ, ai nhanh hơn người đó sẽ chiếm thế thượng phong và đạt được nhiều thành tựu. Chính vì vậy, một điều rất quan trọng đó là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, cập nhật các công nghệ mới để áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với các công ty công nghệ, ngoài việc cập nhật công nghệ mới nhất còn phải đầu tư để nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ. Một công ty phát triển bền vững cần phải có các nghiên cứu cơ bản hoặc có các sản phẩm cốt lõi làm nền tảng cho công ty mình. Đo lường cũng là một trong những thành phần rất quan trọng trong việc phát triển và đổi mới công nghệ. Các công ty và doanh nghiệp cần phải sử dụng các chỉ số đo lường (Key Performance Indicator-KPI) để đo 1 các chỉ số như hiệu quả của quy trình, vốn dữ liệu, sự ủng hộ của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng, tài nguyên hệ thống... Bất kỳ sự phát triển hoặc thay đổi nào đều phải đo đạc được trước và sau khi áp dụng công nghệ mới, từ đó mới có đánh giá chính xác được sự thay đổi này có thực sự hiệu quả hay không. Tuy nhiên việc thực hiện áp dụng và nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp còn chậm. Nhiều công ty vẫn còn sử dụng các công nghệ trước thời điểm hiện tại cả chục năm, mặc dù công nghệ thay đổi hàng ngày và đặc biệt là đối với ngành công nghệ thông tin. Đối với các công ty chuyên sâu về công nghệ vẫn chưa có những nghiên cứu cơ bản hoặc có các sản phẩm cốt lõi có tiếng vang trên thị trường. Đây là một điểm yếu làm cho ngành công nghệ thông tin của nước ta chưa phát triển đạt được như kỳ vọng. Xuất phát từ thực trạng này, tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng vẫn chưa được khắc phục tại một số các doanh nghiệp lớn về viễn thông. Viễn thông và công nghệ thông tin phải đi liền với nhau và viễn thông cần áp dụng rất nhiều các công nghệ mới của ngành công nghệ thông tin. Đề tài "Áp dụng công nghệ mới vào việc lưu trữ và xử lý dữ liệu" sẽ chỉ ra những hạn chế của hệ thống Billing hiện tại và đưa ra phương án khắc phục. Mục tiêu nghiên cứu Áp dụng những công nghệ mới vào việc lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn. Trong ngành viễn thông thì dữ liệu là cực kỳ lớn, nhất là đối với dữ liệu liên quan đến cuộc gọi, tin nhắn và hành vi sử dụng dữ liệu. Đối với nhà mạng Viettel thì những dữ liệu này phát sinh khoảng 2,5TB đến 3T trong một tháng, đối với nhà mạng VinaPhone thì dữ liệu này khoảng 1,5T đến 2TB một tháng. Độ lớn của dữ liệu phụ thuộc vào số lượng thuê bao của mỗi nhà mạng và các thông tin liên quan mà tổng đài sẽ ghi nhận lại. Đề tài này sẽ chỉ ra nếu nhà mạng áp dụng các công nghệ mới thì tốc độ import dữ liệu có thể tăng lên đến 1,5 đến 2 lần so với công nghệ cũ. Các số liệu trong đề tài là được chạy trên hệ thống LAB có cấu hình cao, dung lượng mỗi mẫu từ 1 ngày đến 3 ngày so với dữ liệu thật. Kết quả so sánh là thực nghiệm của việc sử dụng bởi ngôn ngữ R giữa hai mẫu dữ liệu sử dụng công nghệ mới và công nghệ cũ. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào phần tối ưu import dữ liệu CDR vào Database, chưa tối ưu phần xử lý và hiển thị dữ liệu cho khách hàng. 2 Bố cục của luận văn Luận văn được tình bày chia làm 3 chương: Chương 1: Đặt vấn đề về bài toán tính cước đang dùng tại Viettel. Chương 2: Phân tích, lựa chọn và thiết kế giải pháp. Chương 3: Đánh giá thực nghiệm so sánh giải pháp cũ và giải pháp mới. 3 Chương 1 Đặt vấn đề về bài toán tính cước đang dùng tại Viettel 1.1 1.1.1 Mô hình, hiện trạng và nghiệp vụ của hệ thống Viettel Billing. Giới thiệu mô hình hệ thống Viettel Billing. Hình 1.1: Mô hình hệ thống Viettel Billing. Mô hình hệ thống Viettel Billing được xây dựng từ những năm 2006 và được phát triển cho tới ngày nay. Nhưng cơ bản không có sự khác biệt lớn về mặt công nghệ, chủ yếu là được bổ sung thêm tài nguyên để hệ thống có thể xử lý được khối lượng dữ liệu lớn hơn. Tuy vậy, việc bổ sung thêm tài nguyên không thể bù đắp được cho sự phát triển nhanh chóng về mặt dữ liệu. Ngoài ra, việc bổ sung thêm nhiều tài nguyên sẽ làm cồng kềnh bộ máy vận hành khai thác do số lượng node mạng tăng lên nhanh, kết nối giữa các hệ thống cũng phức tạp hơn. Hệ thống được chia làm ba nhóm chính: - Nhóm hệ thống tổng đài thuộc nhóm các thiết bị viễn thông, các hệ thống tổng đài sau khi kết nối để thực hiện cuộc gọi cho khách hàng sẽ 4 đẩy ra CDR để tính cước cho khách hàng. Năm 2006 có khoảng 5 tổng đài, nhưng đến năm 2019 thì số lượng tổng đài đã lên tới con số 30; - Nhóm hệ thống Billing Gateway, dùng để chung chuyển dữ liệu CDR về hệ thống Billing. Toàn bộ dữ liệu tổng đài sẽ được đẩy về hệ thống Billing Gateway. Hiện tại có khoảng 15 máy chủ để phục vụ cho hệ thống Billing gateway, tổng dữ liệu chung chuyển lên tới 100G/ngày; - Nhóm hệ thống Billing dùng để import dữ liệu vào trong Database, tính cước cuộc gọi và hiển thị dữ liệu cho khách hàng tra cứu. Cụ thể mô tả chức năng của từng nhóm như sau: a. Hệ thống tổng đài. + Hệ thống có khoảng 30 tổng đài thuộc nhiều đối tác khác nhau. + Toàn bộ các thông tin về cuộc goi, tin nhắn và lịch sử truy nhập dữ liệu đều được các tổng đài ghi nhận lại. + Dữ liệu này định kỳ sẽ được đẩy về hệ thống Billing Gateway. b. Hệ thống Billing Gateway. + Đây là nơi lưu trữ trung gian toàn bộ dữ liệu chuyển từ tổng đài về hệ thống Billing. + Dữ liệu được lưu dưới dạng text hoặc dạng binary. + Dữ liệu trên hệ thống này sẽ được lưu ngắn hạn và sẽ được backup trước khi xóa. + Mục đính của hệ thống này để: lưu dữ liệu tập trung cho hệ thống Billing, có đủ dung lượng để lưu khi hệ thống Billing cần tính lại cước (Tổng đài không đủ dung lượng để lưu), backup dữ liệu tập chung. c. Hệ thống Billing. + Đây là hệ thống lưu trữ toàn bộ dữ liệu tổng đài dưới dạng bảng. + Hệ thống chạy trên nền tảng máy chủ Linux và cơ sở dữ liệu Oracle. + Dữ liệu import 1 tháng khoảng gần 2 TB. + Sau khi dữ liệu được import vào thì các nghiệp vụ tính cước đều chạy trên dữ liệu này. 1.1.2 Các nghiệp vụ tính cước Các nghiệm vụ tính cước đều rất phức tạp, mỗi lần chạy đều chiếm một lượng lớn tài nguyên máy chủ, xử lý với một khối lượng lớn dữ liệu. Kết quả cuối cùng là tính ra được tiền sử dụng của từng thuê bao đã phát sinh cước. Để có thể hiểu được độ phức tạp của quá trình xử lý, dưới đây là các mô tả của quá trình xử lý hệ thống tính cước[11]: 5 a. Nghiệp vụ Lấy dữ liệu từ hệ thống Billing Gateway. + Bước 1: Quét thư mục chứa dữ liệu tổng đài. + Bước 2: Kiểm tra mẫu định dạng của file CDR. - Nếu không đúng mẫu định dạng thì không xử lý file đó. - Nếu đúng mẫu định dạng file: • Nếu tiến trình được chia thành nhiều tiến trình nhỏ: thực hiện lọc file theo MOD(sequence, 10), chuyển sang Bước 3. • Nếu chỉ 1 tiến trình không thực hiện lọc file theo MOD(sequence, 10), chuyển sang Bước 3. + Bước 3: Kiểm tra dung lượng ổ cứng trên máy Local. - Nếu dung lượng ổ cứng đủ thì chuyển sang Bước 4. - Nếu dung lượng ổ cứng không đủ thì nhắn tin cảnh báo và quay lại Bước 1. + Bước 4: Download về thư mục trên máy Local và chuyển sang Bước 5. + Bước 5: Xử lý với những file đã được download với 1 trong 4 tùy chọn: - Xóa file. - Thay đổi tên file. - Chuyển file sang một thư mục khác trên FTP Server. b. Nghiệp vụ Import dữ liệu vào Database. + Bước 1: Quét thư mục chứa file đã download về. Format: Tên dịch vụ + ngày + tháng +năm + Bước 2: Kiểm tra mẫu định dạng file. - Nếu không đúng mẫu định dạng thì không xử lý. - Nếu đúng mẫu định dạng file thì chuyển sang Bước 3. + Bước 3: Đọc nội dung trong file. + Bước 4: Kiểm tra cấu trúc nội dung file. - Nếu không đúng cấu trúc thì lưu file đến thư mục Unrate và ghi log. - Nếu đúng cấu trúc thì chuyển sang Bước 5. + Bước 5: Insert theo batch vào Database. - Nếu insert không thành công thì ghi thông tin ra log và lưu file đến thư mục Unrate và chuyển sang Bước 6. - Nếu insert thành công thì lưu file đến thư mục Rate và chuyển sang Bước 6. + Bước 6: Backup file. - Tất cả các file chứa trong thư mục tạm trên máy Local được lưu lại vào thư mục Backup. 6 c. Nghiệp vụ Tổng hợp cước định kỳ. + Bước 1: Khi được kích hoạt hệ thống sẽ tự load các bill item. + Bước 2: Hệ thống Billing đọc dữ liệu chi tiết cước trong chu kỳ chốt sổ. + Bước 3: Hệ thống tổng hợp theo các tiêu chí. + Bước 4: Cập nhật dữ liệu tổng hợp vào bảng tổng hợp. d. Nghiệp vụ Tổng hợp cước nóng. + Bước 1: Tìm kiếm thông tin về thuê bao, hợp đồng cần chốt cước nóng. - Khi có yêu cầu từ khách hàng muốn thực hiện chốt cước nóng cho các thuê bao, hợp đồng, người dùng sẽ thực hiện tìm kiếm thông tin cần chốt vào hệ thống. + Bước 2: Thực hiện chốt cước nóng. - Sau khi tìm kiếm thông tin cần chốt, người dùng kích hoạt sự kiện chốt cước nóng cho thuê bao, hợp đồng. + Bước 3: Tính toán số liệu phát sinh trong kỳ cho thuê bao, hợp đồng. - Hệ thống sẽ tính toán số liệu phát sinh từ đầu chu kỳ cho đến thời điểm chốt cước nóng của thuê bao, hợp đồng cần chốt. + Bước 4: Tính toán số liệu điều chỉnh trong kỳ cho thuê bao, hợp đồng. - Đối với các điều chỉnh cho thuê bao, hợp đồng cần chốt cước nóng từ đầu kỳ, hệ thống cũng tổng hợp số liệu các điều chỉnh này. + Bước 5: Tính toán công nợ cho các thuê bao, hợp đồng của khách hàng. - Công nợ của các thuê bao, hợp đồng cần chốt cước nóng được tính theo công thức như sau: Cước nóng = Tổng số đầu kỳ - tổng số tiền đã thanh toán + tổng số phát sinh trong kỳ + tổng số điều chỉnh trong kỳ. + Bước 6: Nhân viên tính cước chuẩn bị câu lệnh SQL để kiểm tra việc thực hiện khóa sổ. e. Nghiệp vụ Phân tích giao dịch treo. Giao dịch treo là các giao dịch phát sinh trong thời điểm đang khóa sổ, hoặc sau thời điểm khóa sổ, nhưng giao dịch trước đấy của hợp đồng đang là giao dịch treo. + Bước 1: Lấy danh sách tất cả các giao dịch treo, thông tin cần lấy bao gồm(bao gồm cả 2 trường hợp khách hàng chỉ ra thuê bao và không chỉ ra thuê bao cần thanh toán). + Bước 2: Phân tích giao dịch treo theo nguyên tắc gạch nợ, phần 7 này tham khảo nguyên tắc gạch nợ bên payment (cập nhật thông tin thanh toán chi tiết từng tháng theo thuê bao và theo hợp đồng), sau đó đánh dấu là giao dịch đã được phân tích. - Đối với số tiền đã fill vào thuê bao thì sẽ phân tích xuống theo thuê bao theo nguyên tắc từ tháng xa đến tháng gần. - Đối với số tiền chưa fill vào thuê bao nào thì phân tích theo nguyên tắc như một thanh toán mới từ đầu, tức là sẽ phải chọn thuê bao theo nguyên tắc trên hệ thống, sau mới fill số tiền theo nguyên tắc phân tích nợ. + Bước 3: Kiểm tra lại xem còn giao dịch nào được đẩy vào thêm không. + Bước 4: Nếu không còn giao dịch thì kết thúc. Nếu còn giao dịch thì quay lại Bước 1. f. Nghiệp vụ Khóa sổ. + Bước 1: Tìm kiếm danh sách cần điều chỉnh. - Đối với quy trình điều chỉnh thì phải xác định được danh sách các thuê bao (hoặc hợp đồng) để điều chỉnh. Các thông tin cơ bản để tìm kiếm bao gồm: • Số CMT/Hộ chiếu, mã số thuế. • Số hợp đồng có thuê bao cần điều chỉnh. • Số thuê bao cần điều chỉnh. + Bước 2: Nhập số liệu điều chỉnh. - Sau khi xác định được danh sách thuê bao (hoặc hợp đồng) cần điều chỉnh, phải thực hiện nhập số tiền cần điều chỉnh cho các thuê bao (hợp đồng) đó. + Bước 3: Kiểm tra xem có phải điều chỉnh cho hợp đồng hay không? Nếu là điều chỉnh cho hợp đồng thì thực hiện Bước 3, nếu là điều chỉnh cho thuê bao thì thực hiện Bước 4. + Bước 4: Tính toán số liệu điều chỉnh cho thuê bao trong hợp đồng theo quy tắc cấu hình. - Hệ thống có các tham số cấu hình để áp dụng các quy tắc phân bổ điều chỉnh cho các thuê bao trong hợp đồng, các quy tắc phân bổ này có thể là: • Phân bổ đều cho các thuê bao trong hợp đồng. • Phân bổ theo tỷ lệ phần trăm của cước phát sinh. • Phân bổ theo tỷ lệ phần trăm của số tiền phải thanh toán. - Sau khi áp dụng quy tắc phân bổ cho từng hợp đồng sẽ tính toán được số liệu điều chỉnh cho từng thuê bao trong hợp đồng đó. + Bước 5: Thực hiện điều chỉnh cho thuê bao. - Đối với điều chỉnh thuê bao thì bắt đầu thực hiện điều chỉnh, đối 8 với điều chỉnh hợp đồng thì sau khi tính toán ra số liệu điều chỉnh cho từng thuê bao trong hợp đồng, sẽ bắt đầu thực hiện điều chỉnh. + Bước 6: Xác định xem loại điều chỉnh công nợ có phải là điều chỉnh âm không? Nếu là giao dịch điều chỉnh âm thì thực hiện Bước 8, nếu là giao dịch điều chỉnh dương thì thực hiện Bước 7. + Bước 7: Nếu giao dịch điều chỉnh là giao dịch điều chỉnh dương thì lưu lại giá trị điều chỉnh để thực hiện chốt sổ cuối kỳ. + Bước 8: Phân tích lại công nợ của thuê bao. - Nếu loại điều chỉnh là giao dịch điều chỉnh âm thì lập danh sách công nợ chi tiết của thuê bao với thứ tự từ kỳ nợ cước xa đến kỳ nợ cước gần, sau đó đối với mỗi bản ghi công nợ chi tiết thực hiện. - Xác định số tiền điều chỉnh đối với thuê bao đó (ĐC0). - Nếu số tiền điều chỉnh lớn hơn số tiền còn nợ của kỳ nợ xa (N0) nhất thì: • Ghi số tiền điều chỉnh cho kỳ nợ xa nhất bằng số tiền nợ (N0). • Số tiền điều chỉnh cho kỳ nợ gần hơn (N1) = ĐC0 – N0. • Thực hiện liên lục cho đến khi số tiền điều chỉnh mới (ĐCn) nhỏ hơn số tiền nợ (Nn). - Nếu số tiền điều chỉnh nhỏ hơn số tiền còn nợ của kỳ nợ xa nhất thì: • Trừ bớt nợ cuối kỳ trước của thuê bao đó số tiền bằng với số tiền điều chỉnh. + Bước 9: Cập nhật công nợ của thuê bao, hợp đồng. g. Nghiệp vụ Khuyến mại. + Bước 1: Liệt kê các chương trình khuyến mại còn hiệu lực. - Khi thực hiện tính toán số liệu khuyến mại cần lên danh sách các chương trình khuyến mại đang có hiệu lực. Các chương trình khuyến mại đang có hiệu lực lấy trong danh mục khuyến mại. + Bước 2: Tìm kiếm danh sách thuê bao, hợp đồng thõa mãn chương trình khuyến mại. - Mỗi chương trình khuyến mại sẽ tham chiếu đến một danh sách các thuê bao thõa mãn các điều kiện của chương trình khuyến mại đó, bước này thiết lập để tìm ra được danh sách thuê bao, hợp đồng. + Bước 3: Sắp xếp các chương trình khuyến mại theo thứ tự ưu tiên. - Các chương trình khuyến mại sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phục vụ cho việc chạy chương trình khuyến mại nào trước trong hệ thống. - Các thông tin cơ bản: • Mã chương trình khuyến mại. • Thứ tự ưu tiên của các chương trình khuyến mại. 9 + Bước 4: Khuyến mại là dành cho các hợp đồng hay là cho thuê bao? Nếu là khuyến mại dành cho hợp đồng thì chuyển sang Bước 5, nếu không thì chuyển sang Bước 6. + Bước 5: Tìm kiếm danh sách của các thuê bao trong hợp đồng. - Đối với khuyến mại cho hợp đồng, phải tìm được danh sách các thuê bao trong hợp đồng để phân bổ các khuyến mại cho các thuê bao đó, sau đó sẽ tổng hợp khuyến mại lên mức hợp đồng. + Bước 6: Áp dụng và tính số khuyến mại cho thuê bao. - Khi đã tìm được danh sách các thuê bao được khuyến mại, hệ thống sẽ thực hiện tính toán các chương trình khuyến mại cho từng thuê bao. Cách tính khuyến mại được lưu trữ trong các script của từng chương trình khuyến mại. + Bước 7: Cập nhật số liệu khuyến mại cho hợp đồng. - Số liệu khuyến mại sau khi được tính toán cho thuê bao sẽ được cập nhật lên mức hợp đồng. h. Nghiệp vụ Kiểm tra. + Bước 1: Nhân viên tính cước chuẩn bị câu lệnh SQL để kiểm tra việc thực hiện khóa sổ. + Bước 2: Thực hiện câu lệnh kiểm tra dữ liệu đã tổng hợp với dữ liệu vừa thực hiện tổng hợp, Nếu dữ liệu đúng thì kết thúc. Nếu dữ liệu bị sai lệch thì sẽ thực hiện tiếp Bước 3. + Bước 3: Thực hiện kiểm tra dữ liệu theo các hướng (Bill Item), nếu có hướng sai thì sẽ kiểm tra tại Bước 4. Ở bước này ta sẽ có danh sách các hướng bị lệch, ta thực hiện tiếp kiểm tra từng hướng bị lệch. + Bước 4: Thực hiện kiểm tra dữ liệu theo ngày của hướng bị lệch. Ở bước này ta sẽ có danh sách các ngày bị lệch của hướng đấy, và thực hiện kiểm tra tiếp đến mức nhỏ hơn. + Bước 5: Kiểm tra dữ liệu tổng hợp của thuê bao, và đưa ra danh sách các thuê bao bị lệch cước. i. Nghiệp vụ In thử. + Bước 1: Lấy danh sách tất cả khách hàng có thông báo cước trên hệ thống. + Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên với các tiêu chí NSD chọn. + Bước 3: Gán cho KH một số thứ tự như đã sắp xếp ở Bước 2 và lưu vào CSDL. Kèm theo việc gán là tạo ra một mã barcode (như mô tả ở tài liệu THNV). Và tạo ra một mã jobin cho khách hàng, mỗi khách hàng sẽ thuộc một nhóm có chung một mã jobin, trong một jobin sẽ có khoảng 3000-4000 item no liên tiếp nhau, tuân theo nguyên tắc một jobin không được thuộc 2 nhóm in, một jobin không 10 được thuộc 2 tổ thu (Nhóm in là một bảng danh mục, danh mục này sẽ chỉ ra một hình thức quản lý sẽ thuộc một nhóm in nào đấy, ví dụ nhóm 1 gồm KNT và N1K, nhóm 2 gồm nợ đọng, nhóm 3 KXĐ. . . ). j. Nghiệp vụ Phát hành thông báo cước. + Bước 1: Thực hiện Import các dữ liệu đã tính cước vào CSDL. + Bước 2: Kiểm tra lại số lượng các bản ghi trong CSDL được Import của Công ty cước và dữ liệu trên cơ sở dữ liệu Billing có chính xác không. Nếu không chính xác phải Import lại. + Bước 3: Tìm khách hàng có đầy đủ các hướng gọi( ví dụ: điều kiện là đầy đủ dịch vụ, đầy đủ các gói sản phẩm, đầy đủ các khuyến mại hiệu lực, đầy đủ các dịch vụ VAS...). + Bước 4: Tiến hành in thử khách hàng vừa tìm được thỏa mãn các điều kiện trên. + Bước 5: Kiểm tra thông tin trên thông báo cước, chi tiết cước in thử, nếu chính các thì nhân viên phòng Billing ký xác nhận. 1.2 Những tồn tại của hệ thống Với độ phức tạp của quá trình xử lý như trên, dữ liệu của hệ thống ngày càng lớn, vì vậy việc thay đổi công nghệ để hệ thống có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế là việc bắt buộc phải làm. a. Các nhược điểm của hệ thống: - Theo quy định KPI về hệ thống, dữ liệu về cuộc gọi của khách hàng chậm nhất là 45 phút phải hiển thị lên để CSKH thực hiện tra cứu và giải đáp cho khách hàng nếu có khiếu nại [9]. - Khi hệ thống gặp sự cố, dữ liệu không import được vào Database (lỗi trên hệ thống Billing Gateway, lỗi hệ thống mạng hoặc lỗi do tiến trình import cước, lỗi Database lưu dữ liệu cước) thì dữ liệu hiện thị lên cho CSKH tra cứu sẽ bị chậm. Thực tế, nếu sự cố xảy ra khoảng 1 giờ mới có thể khắc phục thì hệ thống cần đến 2 giờ để import hết số lượng dữ liệu tồn trong khoảng thời gian sự cố. - Dữ liệu trung bình tháng trong năm 2018 là khoảng 1.5TB, nhưng sang đến năm 2019 thì dữ liệu trung bình tháng khoảng 2TB tương ứng với khoảng 50 triệu thuê bao. Dữ liệu chi tiết này tăng cao do số lượng thuê bao tăng hàng năm, ngoài ra nhu cầu sử dụng của khách hàng cũng tăng. - Qua các thông số trên ta thấy hệ thống có nguy cơ quá tải rất cao, nhu cầu cấp thiết là phải nâng cấp hệ thống. Việc nâng cấp hệ thống 11 có 2 giải pháp là: nâng cấp tài nguyên phần cứng và nâng cáp giải pháp phần mềm. b. Những yêu cầu cải tiến: - Nếu xảy ra sự cố thì hệ thống phải hoàn thành import cước chậm nhất để không bị tồn là 45 phút. Đây là KPI của Tập đoàn cũng như là KPI của Bộ Thông tin và truyền thông. - Nâng khả năng import của hệ thống lên khoảng 1.5 đến 2 lần so với hiện tại để phục vụ được nhu cầu thực tế. Với chính sách chuyển mạng dữ số thì việc các thuê bao của mạng khác có thể chuyển sang dùng mạng của Viettel là hoàn toàn có khả năng xảy ra, vì vậy cần nâng cấp hệ thống sẵn sàng để có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. 12 Chương 2 Phân tích, lựa chọn và thiết kế giải pháp 2.1 2.1.1 Mô hình giải pháp cũ. Mô hình vật lý hệ thống Billing hiện tại. Đây là mô hình vật lý truyền thống của một hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm các thiết bị mạng, thiết vị máy chủ và thiết bị lưu trữ. Các thành phần vật lý đều có dự phòng đảm bảo rằng một node mạng vật lý bị down sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống. Với mô hình này, việc mở rộng các thành phần vật lý rất đơn giản, trong khoảng từ năm 2006 đến năm 2018 [10] thì số lượng node mạng đã tăng lên khoảng 10 lần, tương ứng với khoảng 3.000 node mạng (bao gồm các thiết bị như: firewall, switch, load blancer, server, storage, tape). Số lượng node mạng lớn sẽ làm cho công tác vận hành khai thác khó hơn, tốn nhiều nhân sự để thực hiện công tác vận hành khai thác. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan