Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng công nghệ e learning để hỗ trợ công tác đào tạo thường xuyên trong công...

Tài liệu ứng dụng công nghệ e learning để hỗ trợ công tác đào tạo thường xuyên trong công ty điện lực tp. hồ chí minh

.PDF
116
18
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------- Phan Hoàng San ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING ĐỂ HỖ TRỢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM Chuyên ngành : Hệ Thống Thông Tin Quản Lý LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh – Tháng 9 năm 2009 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS,TS Trần Thành Trai .................................. Cán bộ chấm nhận xét 1 :................................................................................... Cán bộ chấm nhận xét 2 :................................................................................... Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1………………………………............... 2. .............................................................. 3. .............................................................. 4. .............................................................. 5. .............................................................. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Bộ môn quản lý chuyên ngành TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 19 tháng 9 năm 2009. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phan Hoàng San ............................................. Phái: Nam ....................... Ngày, tháng, năm sinh: 17/05/1980 ........................................... Nơi sinh: Quãng Nam..... Chuyên ngành: Hệ Thống Thông Tin Quản Lý ........................ MSHV:03207097 ........... I- TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING ĐỂ HỖ TRỢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Tìm hiểu công nghệ E-Learning, lý thuyết chiến lược kiến trúc hệ thống thông tin. Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và khả năng chấp nhận công nghệ E-Learning để đào tạo thương xuyên trong công ty điện lực Tp.HCM. Xây dựng kiến trúc hệ thống ELearning hỗ trợ đào tạo và đánh giá tính khả thi của hệ thống này.................................... III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 02/02/2009................................................................... IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 19/9/2009 ..................................................... V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Trần Thành Trai .............................................. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký) CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin chân thành cám ơn thầy PGS.TS Trần Thành Trai và Quí Thầy Cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM đã tận tâm hướng dẫn và giảng dạy em trong suốt quá trình thực hiện luận văn và trong thời gian học tập. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn học cùng khóa MIS 2007 đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng con xin cám ơn gia đình ba mẹ và các em , đã giúp đỡ , động viên khích lệ con vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn. Trân trọng, Phan Hoàng San. SUMMARY Human resource Training is one of the most impotant targets in Hochiminh City Power Company’s activities and development. With plentiful human resources, great deal of training budget as well as a large computerized system and sufficient and modern optical network, it is very convenient to apply a new advantaged training method, such as E-Learning in order to support the training program in Hochiminh City Power Company. This subject mainly concentrates on study of E-Learning technology, strategic theory of information system structure, training policy in Hochiminh City Power Company combining with surveyed result from Hochiminh City Power Company’s pesonnel about accepting the application of E-Learning technology to support the training services. Since then, it is to design a conceptive E-Learning system to support training services and to analyse feasibility of this investment project. Consequently,the following result has been obtained in this thesis: 1. Hochiminh City Power Company has a great deal of annual training demand and training budget. A large number of Hochiminh City Power Company’s pesonnel accepts to apply E-Learning technology for training services. 2. The conceptive E-Learning system structure can be implemented to support the training in Hochiminh City Power Company. 3. The feasibility of this project can be evaluated, comprising economic feasibility, technical feasibility and human resourse feasibility. Summarizing the matter and suggest a solution for implementation. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc hoạt động và phát triển của công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn nhân lực dồi dào, kinh phí đào tạo hàng năm rất lớn cộng thêm hạ tầng cơ sở máy tính và mạng cáp quang rất đầy đủ và hiện đại . Rất thuận tiện cho việc áp dụng một phương thức đào tạo mới, hiện đại như E-Learning vào để hỗ trợ đào tạo trong công ty. Đề tài tập trung tìm hiểu công nghệ E-Learning, lý thuyết chiến lược kiến trúc hệ thống thông tin, chính sách đào tạo trong công ty kết hợp với kết quả khảo sát khả năng CB-CNV trong công ty chấp nhận áp dụng công nghệ E-Learning đễ hỗ trợ đào tạo. Từ đó thiết kế một hệ thống E-Learning ở mức ý niệm để hỗ trợ đào tạo và phân tích tính khả thi của dự án đầu tư này. Cuối cùng luận văn đã tìm được kết quả như sau: Công ty có nguồn khi phí đào tạo và nhu cầu đào tạo thường xuyên hàng năm lớn . Có nhiều CB-CNV trong công ty đồng ý áp dụng công nghệ E-Learning để đào tạo. Xây dựng được kiến trúc hệ thống E-Learning ở mức ý niệm để hỗ trợ đào tạo trong công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá tính khả thi của dự án bao gồm khả thi kinh tế, khả thi kỹ thuật và khả thi nguồn nhân lực. Kết luận vấn đề và đề xuất giải pháp triển khai. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài ................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.1. Thông tin cần thu thập ........................................................................... 3 1.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin............................................... 3 1.5. Trình tự thực hiện đề tài................................................................................ 3 1.5.1. Nghiên cứu Cơ sở lý thuyết ................................................................... 3 1.5.2. Thiết kế kiến trúc hệ thống E-Learning. ................................................ 4 1.5.3. Đánh giá tính khả thi của dự án. ............................................................ 4 1.5.4. Kết luận và đề xuất. ............................................................................... 4 1.6. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.7. Phạm vi giới hạn đề tài ................................................................................. 5 1.8. Ý nghĩa thực tiễn đề tài ................................................................................. 5 1.9. Kết cấu đề tài................................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................6 2.1. Tổng quan về E-Learning ............................................................................. 6 2.1.1. Định Nghĩa............................................................................................. 6 2.1.2. Kiến Trúc Hệ Thống E-Learning........................................................... 6 2.1.3. Đối tượng của E-Learning: .................................................................... 7 2.1.4. Lợi ích của E-Learning . ........................................................................ 8 2.1.5. Các chuẩn e-Learning ............................................................................ 9 2.2. Lý thuyết chiến lược và kiến trúc HTTT .................................................... 14 2.2.1. Định nghĩa : Kiến trúc hệ thống thông tin ........................................... 14 2.2.2. Các mức khác nhau của kiến trúc: ...................................................... 16 2.2.3. Kiến trúc chức năng: ............................................................................ 18 2.2.4. Kiến trúc tổ chức:................................................................................. 18 2.2.5. Kiến trúc tác nghiệp: ............................................................................ 19 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỆ THỐNG E-LEARNING.......................................25 3.1. Hệ thống E-Learning sử dụng mã nguồn mở Moodle ................................ 25 3.1.1. Định nghĩa:........................................................................................... 25 3.1.2. Công nghệ ............................................................................................ 26 3.1.3. Tính năng của Moodle ......................................................................... 26 3.1.4. Kiến trúc hệ thống................................................................................ 27 3.1.5. Đối tượng phục vụ của Moodle ........................................................... 28 3.1.6. Ưu điểm và hướng phát triển ............................................................... 28 3.1.7. Mặt hạn chế trong Moodle ................................................................... 28 3.2. Hệ thống E-Learning Blackboard ............................................................... 29 3.2.1. Định nghĩa:........................................................................................... 29 3.2.2. Công nghệ ............................................................................................ 29 3.2.3. Tính năng ............................................................................................. 29 3.2.4. Mô hình hệ thống ................................................................................. 30 3.2.5. Đối tượng phục vụ ............................................................................... 30 3.2.6. Ưu điểm & hướng phát triển................................................................ 31 3.2.7. Hạn chế ................................................................................................ 31 3.3. Con người trong vận hành hệ thống E-Leaning.......................................... 31 CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO................................................................35 4.1. Chính sách, hình thức đào tạo..................................................................... 35 4.1.1. Cơ chế quản lý công tác đào tạo .......................................................... 35 4.1.2. Đối tượng đào tạo................................................................................. 35 4.1.3. Các hình thức đào tạo........................................................................... 35 4.1.4. Tổ chức tuyển chọn, quản lý cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ................. 35 4.1.5. Kinh phí đào tạo................................................................................... 36 4.1.6. Quyền lợi và trách nhiệm của CBCNV được cử đi đào tạo................. 37 4.1.7. Đánh giá tình hình thực hiện:............................................................... 38 4.2. Khảo sát....................................................................................................... 40 CHƯƠNG 5: KIẾN TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING .....................................54 5.1.1. Kiến trúc chức năng: ............................................................................ 54 5.1.2. Nhóm chức năng quản lý người sử dụng:............................................ 54 5.1.3. Nhóm chức năng quản lý nội dung: ..................................................... 55 5.1.4. Nhóm chức năng quản lý học tập: ....................................................... 56 5.1.5. Quản lý NSD với LMS và LCMS........................................................ 58 5.1.6. LMS và LCMS..................................................................................... 59 5.1.7. Kiến trúc áp dụng................................................................................. 59 5.1.8. Tầng cơ sở hạ tầng: .............................................................................. 59 5.1.9. Tầng tin học ......................................................................................... 60 5.1.10. Tầng áp dụng : .................................................................................. 61 CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ KHẢ THI ......................................................................65 6.1. Khả thi kinh tế............................................................................................. 65 6.1.1. Phương án 1 ......................................................................................... 69 6.1.2. Phương án 2 ......................................................................................... 74 6.2. Khả thi kỹ thuật:......................................................................................... 79 6.3. Khả thi nguồn nhân lực:.............................................................................. 84 6.3.1. Học viên ............................................................................................... 85 6.3.2. Nguồn nhân lực khác: .......................................................................... 87 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................88 7.1. Kết luận ....................................................................................................... 88 7.2. Đề xuất ........................................................................................................ 88 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................90 PHỤ LỤC...................................................................................................................92 –¯— DANH MỤC HÌNH Hình 1-1:Mô hình nghiên cứu của luận văn ................................................................ 4 Hình 2-1: Kiến trúc hệ thống E-Learning .................................................................... 7 Hình 2-2: Cấu trúc file imsmanifest.xml ................................................................... 12 Hình 3-1: Kíến trúc hệ thống Moodle........................................................................ 27 Hình 3-2: Mô hình hệ thống của Blackboard............................................................. 30 Hình 3-3: Các đối tượng tham gia vào vận hành hệ thống E-learning ...................... 31 Hình 4-1: Kết quả thống kê về công tác đào tạo....................................................... 42 Hình 4-2: Kết quả thống kê về hiểu biết E-Learning................................................. 43 Hình 4-3: Kết quả thống kê về cảm nhận về đào tạo trực tuyến................................ 44 Hình 4-4: Kết quả thống kê quan điểm về đào tạo trực tuyến (E-Learning) ............ 45 Hình 4-5: Kết quả thống kê về nhu cầu đào tạo......................................................... 47 Hình 5-1: Nhóm chức năng quản lý người dùng ....................................................... 54 Hình 5-2: Nhóm chức năng quản lý nội dung............................................................ 55 Hình 5-3: Nhóm chức năng quản lý học tập .............................................................. 56 Hình 5-4: Kiến trúc tổ chức ....................................................................................... 58 Hình 5-5:Kiến trúc áp dụng tầng cơ sở hạ tầng ........................................................ 59 Hình 5-6: Kiến trúc áp dụng tầng tin học ................................................................. 60 Hình 5-7: Tầng áp dụng quản lý NSD ....................................................................... 61 Hình 5-8: Tầng áp dụng chức năng LCMS................................................................ 62 Hình 5-9: Tầng áp dụng LMS chức năng quản lý thảo luận...................................... 62 Hình 5-10: Tầng áp dụng LMS chức năng đăng ký học và quản lý bài giảng .......... 63 Hình 5-11: Tầng áp LMS chức năng quản lý kiểm tra .............................................. 63 Hình 5-12: Tầng áp dụng LMS chức năng quản lý kết quả....................................... 63 Hình 6-1: Đồ thị hoà vốn phương án 1 ...................................................................... 71 Hình 6-2: Đồ thị hoà vốn của dự án theo phương án 2.............................................. 76 Hình 6-3: Sơ đồ mạng cáp quang nội bộ trong công ty ............................................ 81 Hình 6-4: Ứng dụng CNTT trong công ty ................................................................. 82 Hình 6-5: Ứng dụng CNTT trong công ty ................................................................. 83 Hình 6-6: Ứng dụng CNTT trong công ty ................................................................. 83 DANH MỤC BẢNG Bảng 1:Tình hình đào tạo tại Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh ............................ 36 Bảng 2: Cam kết phục vụ sau đào tạo........................................................................ 37 Bảng 3:Về công tác đào tạo hiện tại trong công ty.................................................... 41 Bảng 4: Hiểu biết về đào tạo trực tuyến (E-Learning)............................................... 43 Bảng 5:Cảm nhận về đào tạo trực tuyến (E-Learning) .............................................. 44 Bảng 6: Quan điểm về đào tạo trực tuyến (E-Learning)........................................... 45 Bảng 7: Nhu cầu đào tạo ............................................................................................ 46 Bảng 8:Khảo sát việc di chuyển khó khăn và mong muốn thay đổi phương pháp đào tạo................................................................................................................................47 Bảng 9:Khảo sát giữa Độ tuổi, Từng nghe, biết E-Learning và Học vấn................ 48 Bảng 10: Cảm nhận có thể tiếp thu rất tốt kiến thức học bằng E-Learning và Từng nghe, biết E-Learning................................................................................................. 49 Bảng 11: Cảm nhận có thể tiếp thu rất tốt kiến thức học bằng E-Learning , Việc học của tôi sẽ được thuận tiện hơn rất nhiều nếu tôi được học bằng phương pháp ELearning và nên có sự thay đổi trong phương pháp đào tạo...................................... 50 Bảng 12: Nếu được đề nghị đào tạo bằng E-Learning, tôi sẽ sẵng sàng chấp nhận và nên có sự thay đổi trong phương pháp đào tạo .......................................................... 52 Bảng 14: Chi phí đầu tư dự án trong trường hợp mua hệ thống Blackboard. .......... 65 Bảng 15: Chi phí đầu tư dự án trong trường hợp sử dụng mã nguồn mở Moodle. ... 65 Bảng 17: Danh sách các môn đào tạo Tin học và Anh văn ....................................... 67 Bảng 17: Kết quả NPV,IRR của dự án theo phương án 1 ......................................... 70 Bảng 18: Điểm hoà vốn của dự án phương án 1........................................................ 70 Bảng 21: NPV,IRR của dự án theo phương án 2....................................................... 75 Bảng 22: Điểm hoà vốn của dự án theo phương án 2................................................ 75 Bảng 23: Số lượng thiết bị CNTT trong công ty ....................................................... 80 Bảng 24: Thời gian làm quen với máy tính ............................................................... 85 Bảng 25: Mức độ tiếp xúc với máy tính trong công việc hằng ngày......................... 85 Bảng 26 : Khả năng sử dụng máy tính....................................................................... 86 Bảng 27: Mức độ tiếp xúc Internet ............................................................................ 86 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CNTT: Công Nghệ Thông Tin. - NSD: - ĐTTT: Đào tạo trực tuyến. - CB-CNV: Cán bộ công nhân viên. - LMS : Quản lý học tập. - LCMS : Quản lý nội dung học tập. - URF: Đơn vị trách nhiệm chức năng. - FC : Điều khiển dòng dữ liệu. - CD: Lược đồ điều khiển; - FD: Lược đồ dữ liệu. - API : Giao diện lập trình ứng dụng. - XML : Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng - HTML : Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh - TCCB-ĐT : Tổ chức cán bộ và đào tạo Người sử dụng. –¯— 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập phát triển kinh tế rất nhanh. Quá trình đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện đã từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc này đòi hỏi các thành phần kinh tế trong nước cần có những cải tiến tích cực trong mọi hoạt động sản xuất và đây thật sự là thách thức to lớn đối với các tổ chức thành phần kinh tế trong nước hiện nay. Sau nhiều năm thực hiện đổi mới, về cơ bản đã có nhiều thay đổi diễn ra trong thực tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính khốc liệt của cạnh tranh và yêu cầu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nền kinh tế thị trường đã và đang tạo sức ép lớn, đòi hỏi các công ty phải có chiến lược đào tạo hợp lý để cập nhật, duy trì và nâng cao năng lực cho nhân viên để có thể duy trì và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngành điện là ngành công nghiệp mũi nhọn then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong thời gian qua nhu cầu dùng điện bình quân hàng năm tăng khoảng 15,4%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng về GDP của cả nước. Là một ngành kinh tế độc quyền nhà nước, song hiện nay ngành điện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ sự thay đổi về chính sách quản lý vĩ mô, sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, của công nghệ điện lực, các định chế tài chính và đón nhận hàng loạt các tiến trình hội nhập kinh tế như việc Việt Nam gia nhập AFTA, WTO… Do vậy, các công ty điện lực nói chung và Công ty điện lực Tp.HCM nói riêng cần phải có những nổ lực lớn lao trong việc thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, đặc biệt quan trọng là vấn đề đào tạo thường xuyên phải được quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộc đời không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúp nâng cao kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người. Chúng ta cần học những kỹ năng mới, đồng thời bồi dưỡng nâng cao những kỹ năng sẵn có và tìm ra những cách thức mới và nhanh hơn để học những kỹ năng này. 2 Có thể nói việc Internet và Word Wide Web đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, sự ra đời của dạy học trực tuyến (E-learning) sẽ đóng vai trò là một hình thức chuyển tải hiện đại trong giáo dục và đào tạo. Với những ưu điểm của mình, công nghệ E-Learning đáp ứng được nhu cầu được học tập mọi lúc, mọi nơi của nhiều thành phần. Điều đó rất thuận tiện cho việc đào tạo thường xuyên vừa học vừa làm để cập nhật và nâng cao kiến thức cho các CB-CNV của công ty. E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí. Với nhu cầu đào tạo và nguồn ngân sách đào tạo hàng năm rất lớn, cộng thêm cơ sở hạ tầng rất tốt và hiện đại, việc áp dụng thành công công nghệ E-Learning để đào tạo thường xuyên trong công ty sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu chính sách, hiệu quả và nhu cầu đào tạo thường xuyên trong công ty điện lực Tp.HCM. - Xây dựng Kiến trúc hệ thống E-learning để hỗ trợ công tác đào tạo thường xuyên trong công ty điện lực Tp.HCM. - Đánh giá tính khả thi của dự án. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả các cán bộ công nhân viên đã và đang công tác tại Công Ty Điện Lực Tp.HCM bao gồm Trung Tâm Viễn thông & CNTT và 15 điện lực. Phạm vi nghiên cứu được xác định là lĩnh vực đào tạo thường xuyên tại Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh . Đề tài tập trung nghiên cứu về hệ thống thông tin hỗ 3 trợ đào tạo sử dụng công nghệ E-Learning, với mong muốn xây dựng được kiến trúc hệ thống E- Learning để hỗ trợ đào tạo thường xuyên cho các CB-CNV trong công ty điện lực Tp.HCM tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất . 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Thông tin cần thu thập - Chính sách, hình thức đào tạo hiện đang áp dụng tại công ty Điện Lực Tp.HCM. - Kỹ năng sử dụng máy tính và khả năng chấp nhận E-Learning để đào tạo của các CB-CNV trong công ty. - Nhu cầu đào tạo thường xuyên trong công ty. 1.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phòng ban cần thu thập thông tin. - Phương pháp bảng câu hỏi: phát phiếu câu hỏi cho các CB-CNV trả lời. Từ những thông tin được thu thập ở trên, tiến hành thống kê, phân tích và nhận xét đánh giá để đi tới việc lựa chọn giải pháp tối ưu phát triển một hệ thống ELearning hỗ trợ đào tạo thường xuyên . 1.5. Trình tự thực hiện đề tài 1.5.1. Nghiên cứu Cơ sở lý thuyết o Tìm hiểu lý thuyết về E-Learning, một số lý thuyết đào tạo và lý thuyết về kiến trúc hệ thống thông tin . o Nghiên cứu các giải pháp E-Learning phổ biến trên thị trường như Moodle, Blackboard và yếu tố con người trong vận hành hệ thống ELearning. o Nghiên cứu chính sách đào tạo thường xuyên trong công ty Điện lực Tp.HCM. 4 o Khảo sát đánh giá kỹ năng sử dụng máy tính, khả năng chấp nhận ELearning để đào tạo và nhu cầu đào tạo trong công ty. 1.5.2. Thiết kế kiến trúc hệ thống E-Learning. o Kiến trúc chức năng. o Kiến trúc tổ chức. o Kiến trúc tác nghiệp. 1.5.3. Đánh giá tính khả thi của dự án. o Khả thi về kinh tế (Hiệu quả kinh tế). o Khả thi về kỹ thuật. o Khả thi về nhân lực. 1.5.4. Kết luận và đề xuất. 1.6. Mô hình nghiên cứu Hình 1-1:Mô hình nghiên cứu của luận văn 5 1.7. Giới hạn đề tài Do mục tiêu của đề tài là xây dựng kiến trúc hệ thống E-Learning để hỗ trợ đào tạo thường xuyên, khảo sát đánh giá khả năng chấp nhận công nghệ này trong công ty điện lực Tp.HCM nên giới hạn của đề tài là lĩnh vực đào tạo đặc thù của công ty bao gồm việc tổ chức các lớp học, khoá học, giảng dạy của giáo viên và việc tổ chức học tập của học viên trong công ty điện lực Tp.HCM. 1.8. Ý nghĩa thực tiễn đề tài Việc áp dụng thành công công nghệ E-Learning để đào tạo thường xuyên cho các CB-CNV trong công ty sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho công ty. · Tạo được môi trường học tập thường xuyên, phổ biến được kiến thức và công nghệ mới, linh động trong thời gian học tập của CB-CNV công ty. · Cập nhật kịp thời kiến thức và công nghệ, nâng cao năng suất công việc. · Tiết kiệm được chi phí đào tạo và nâng cao hiệu quả đào tạo lên mức cao nhất. 1.9. Kết cấu đề tài - Chương 1: Tổng quan - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Giải pháp hệ thống E-Learning - Chương 4: Chính sách đào tạo và khảo sát - Chương 5 : Kiến trúc hệ thống E-Learning - Chương 6: Đánh giá khả thi - Chương 7: Kết luận và đề xuất . –¯— 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về E-Learning 2.1.1. Định Nghĩa Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e-Learning đặc trưng nhất. · E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (WilliamHorton). · E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc). · E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center). · Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( SunMicrosystems,Inc). · Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, · DVD, TV, các thiết bị cá nhân... ( e-learningsite). "Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp). 2.1.2. Kiến Trúc Hệ Thống E-Learning 7 Hình 2-1: Kiến trúc hệ thống E-Learning Nguồn http://el.edu.net.vn/docs/ Nền tảng của hệ thống đào tạo trực tuyến chính là phân phối nội dung khoá học từ giảng viên đến học viên và phản hồi những ghi nhận về quá trình tham gia của học viên về hệ thống. Kiến trúc hệ thống E-learning có thể được chia làm 2 phần : ü Quản lý các quá trình học (LMS –Learning Managerment System): có chức năng quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung, giữa học viên và học viên, học viên và giảng viên. ü Quản lý nội dung khoá học (LCMS –Learning Content Managerment System): có chức năng tạo, lưu trữ, tổng hợp và phân phối nội dung E-Learning dưới dạng các đối tượng học tập. 2.1.3. Đối tượng của E-Learning: Ai sử dụng E-Learning? Doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức giáo dục và trung tâm đào tạo là những nơi sử dụng E-Learning nhiều nhất. 8 · Doanh nghiệp: dùng E-learing để đào tạo những kỹ năng mới, nâng cao sản xuất và nâng cao tính chuyên môn cho nhân viên · Cơ quan nhà nước: sử dụng E-learning để giữ năng suất làm việc cao và chi phí đào tạo thấp. · Tổ chức giáo dục: E-learning giúp cho sinh viên của các trường đại học, cao đẳng đạt đươc mục đích học tập, đồng thời nâng cao năng lực cho các nhân viên từ mức độ phổ thông lên bậc đại học. · Trung tâm đào tạo: dùng E-learning để nâng cao và mở rộng chương trình đào tạo cho các lớp học hiện đại. 2.1.4. Lợi ích của E-Learning . Những lợi ích then chốt của E-Learning: · Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu. Học viên có thể truy cập các khóa học từ bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà ,tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Đào tạo bất cứ lúc nào và bất cứ ai cũng có thể trở thành học viên. · Tính linh động: Học viên có thể lựa chọn cách học và khoá học sao cho phù hợp với mình. Có thể học khoá học có sự hướng dẫn của giáo viên trực tuyến hoặc học các khoá học tự tương tác (Interactive self –pace course) và có sự trợ giúp của thư viện trực tuyến. · Tiết kiệm chi phí: Học viên không cần tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc đi lại. Bất cứ lúc nào muốn học đều có thể học được mà không mất thời gian phải lên lớp cả ngày mà chi cần ngồi ở nhà hay trên xe Bus cũng được. Học viên chỉ tốn chi phí cho việc đăng ký khoá học và cho Internet. · Tối ưu: Bạn có thể tự đánh giá khả năng của mình hoặc một nhóm để lập ra mô hình đào tạo sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình. · Đánh giá: E-Learning cho phép các học viên tham gia các khoá học có thể theo dõi quá trình và kết quả học tập của mình. Ngoài ra qua những bài kiểm tra giáo viên quản lý cũng dễ dàng đánh giá mức độ tiến triển trong quá trình học của các học viên trong khoá học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan