Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh trên ...

Tài liệu Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía bắc hiện nay​

.PDF
104
115
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN MAI VIỆT NHẬT TUYÊN TRUYỀN “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - Năm 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN MAI VIỆT NHẬT TUYÊN TRUYỀN “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC HIỆN NAY Ngành: Báo chí học Chuyên ngành: Báo chí ứng dụng Mã số : 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐINH THỊ XUÂN HÒA Hà Nội - Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học ứng dụng về: Tuyên truyền “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Thị Xuân Hòa. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, những kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn MAI VIỆT NHẬT LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy bảo quý báu của quý thầy, cô giáo Viện Đào tạo Bác chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cùng sự giúp đỡ của bạn bè lớp cao học K21 được học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Đinh Thị Xuân Hòa người đã theo sát, giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm, hướng dẫn và chỉ bảo đầy tâm huyết để tôi hoàn thành Luận văn này. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để Luận văn được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn MAI VIỆT NHẬT MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 3 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. 3 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TUYÊN TRUYỀN VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TRUYỀN HÌNH .................................................... 17 1.1. Khái niệm ................................................................................................. 17 1.2. Vai trò của việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình ..................................................... 22 1.3. Nội dung tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình ................................................................ 26 1.4. Yêu cầu về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình ................................................................ 32 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY ....................................................................... 39 2.1. Đặc điểm tình hình các địa phương miền núi phía Bắc và khái quát các đài PTTH cùng các chương trình khảo sát ...................................................... 39 2.2. Khảo sát thực trạng tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình ở các đài PTTH địa phương miền núi phía Bắc hiện nay ............................................................................. 45 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 62 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TUYÊN TRUYỀN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TRUYỀN HÌNH THỜI GIAN TỚI ..........73 3.1. Một số yêu cầu đặt ra từ thực tiễn ............................................................ 73 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình ........................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT 1. BTV Biên tập viên 2. CTV Cộng tác viên 3. SXCT Sản xuất chương trình 4. PTTH Phát thanh - Truyền hình 5. NXB Nhà xuất bản 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tần suất tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình của 03 đài PTTH năm 2018. .................. 45 Bảng 2.2. Số lượng tuyên truyền nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trên các đài PTTH diện khảo sát (năm 2108) ..................................................................... 47 Bảng 2.3. Số lượng tuyên truyền nội dung đạo đức Hồ Chí Minh trên các đài PTTH thuộc diện khảo sát (năm 2108) ........................................................... 48 Bảng 2.4. Số lượng tuyên truyền về nội dung phong cách Hồ Chí Minh trên các đài PTTH năm 2108 .................................................................................. 50 Bảng 2.5: Thể loại tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình các đài năm 2018................ 59 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2. 1. Chiến sĩ công an trong chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Đài PTTH Cao Bằng phát sóng ngày 10/2/2018. ........................................................................................................ 56 Hình 2. 2. Nữ cán bộ tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Đài PTTH Hà Giang, ngày 12/9/2018 ................. 57 Hình 2.3. Chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về những thầy cô nơi vùng cao Hà Giang của Đài PTTH Hà Giang phát sóng ngày 25/11/20218................................................................. 58 Hình 2.4 Hình ảnh “Bác Hồ ra trận” của Đài PTTH Hà Giang phát sóng ngày 20/12/2018....................................................................................................... 60 Hình 2.5: Hình ảnh “Bác Hồ với nhân dân Tây Bắc” của Đài PTTH Bắc Kạn phát sóng ngày 19/5/2018. ............................................................... 61 Biểu đồ 2.1: Đánh giá chất lượng nội dung tuyên truyền về học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên đài PTTH hiện nay........... 68 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đánh giá về hình thức tuyên truyền thực hiện học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Nguồn tác giả). .............. 69 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tế cho thấy, với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc; hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho thế hệ mai sau một di sản văn hóa vô cùng quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách và thời đại Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm, là giản dị, gần gũi với quần chúng… Trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, nhất là khi có sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó, Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Chỉ thị số 06, ngày 07/11/2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành chỉ thị số 03, ngày 14/5/2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm tư tưởng của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển vững chắc trong thời kỳ mới. Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 4 05-CT/TW về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đây là chủ trương lớn của Đảng, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam. Hiện nay, trong xu thế phát triển của xã hội, truyền hình đã trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng truyền tải thông tin và có sức ảnh hưởng rất lớn tới đông đảo công chúng. Chính vì vậy, các chương trình truyền hình được xem là phương tiện giúp công chúng tiếp cận với thông tin mà họ cần nhanh chóng, trung thực và khách quan nhất. Sức lan tỏa của các chương trình truyền hình là đồng thời và rộng khắp, vì thế, việc đẩy mạnh các chương trình truyền hình tuyên truyền Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nhận được sự cộng hưởng từ cộng đồng mạnh mẽ, rộng rãi hơn là điều cần thiết. Mặt khác, quá trình tìm hiểu về đề tài, tác giả nhận thấy có một số vấn đề được đặt ra như: chủ trương của Đảng và Nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh tới đông đảo quần chúng nhưng thực tế số lượng các chương trình truyền hình chuyên biệt về nội dung này còn ít, chưa thực sự hấp dẫn, sáng tạo và chưa nhận được quan tâm đầu tư đúng mực của các cơ quan chức năng. Điều này dẫn tới việc các chương trình chưa thu hút được sự quan tâm của công chúng trước sự cạnh tranh của hàng loạt các chương trình truyền hình nói chung và các chương trình truyền hình giải trí nói riêng. Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài Tuyên truyền “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay, để kiến giải một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình tuyên truyền về lĩnh vực này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu nghiên cứu về đề tài, hầu như chưa thấy có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng, cụ thể về vấn đề tuyên truyền 5 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình. Tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu khoa học như sách, luận văn, giáo trình, bài giảng liên quan gần với đề tài, có thể tham khảo như: * Nhóm thứ nhất: sách, giáo trình: - Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của PGS.TS Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 và Giáo trình “Báo chí truyền hình”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. Nội dung tập trung đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, báo chí truyền hình làm cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí - truyền thông; hệ thống kiến thức về cơ sở lý luận báo chí truyền thông được bổ sung và nâng cao tại chuyên đề cụ thể về báo chí. - Sách “Truyền hình hiện đại - Những lát cắt 2015-2016”, Bùi Chí Trung, Đinh Thị Xuân Hòa (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. Nội dung tập trung thể hiện góc nhìn đa chiều về truyền hình nói chung và truyền hình hiện đại nói riêng; đặc biệt chú tâm vào nội dung truyền hình hiện đại trong tương lai. Mỗi góc nhìn được lý giải bởi những lát cắt khác nhau. Đây chính là những gợi mở, cách đặt vấn đề để mở ra niềm đam mê khám phá nghiên cứu tiếp theo của những nhà khoa học, những phóng viên và những người quan tâm đến lĩnh vực truyền hình. - Sách “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại”, Phan Văn Đến, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016. Nội dung cuốn sách đề cập đến một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện nay, với mong muốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt và đa diện về những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và truyền thông. 6 - Sách“Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí: Thực tiễn và xu hướng phát triển”, Nguyễn Quang Hòa, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016. Sách cung cấp một bức tranh toàn cảnh về báo chí hiện nay, giúp người đọc hiểu rõ bản chất của hoạt động báo chí và mỗi trang báo, số báo, chương trình phát thanh, truyền hình, thậm chí là một tác phẩm riêng lẻ cũng thấm đẫm mồ hôi, công sức, trí tuệ của nhiều người. Bên cạnh đó, cuốn sách còn trình bày một cách toàn diện và đầy đủ nhất về bộ máy tòa soạn của các cơ quan báo chí, bao gồm tất cả các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình, hãng tin tức, báo mạng điện tử và cả xu hướng phát triển của báo chí. - Sách “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016. Tài liệu này được ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn phục vụ triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tài liệu đã nêu khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh và phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đầy đủ phẩm chất năng lực, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng… - Tài liệu “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017. Tài liệu được biên soạn ngắn gọn, trình bày những nội dung cơ bản quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. * Nhóm thứ hai: các luận văn, luận án: 7 - Luận án tiến sĩ “Vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Nguyễn Văn Quang, Học Viện Chính trị, 2013. Luận văn đã chỉ rõ khu vực miền núi mặc dù chiếm đến 3/4 diện tích tự nhiên cả nước, nhưng lại là vùng có các chỉ số phát triển thấp. Mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ chỉ thực sự thành công khi giảm được khoảng cách phát triển giữa khu vực này với khu vực đồng bằng và thành thị. Như vậy, luận án trên giúp tác giả có thêm những kiến thức, nội dung về những đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc, tác động đến việc tuyên truyền tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay ở 03 địa phương Hà Giang, Bắc Kạn và Cao Bằng. - Khóa luận “Báo chí với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (Khảo sát báo Tuyên Quang, Đài PTTH Tuyên Quang từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2010), Nguyễn Thị Mai Lan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2010. Khóa luận đã chỉ ra các hoạt động của Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang và báo Tuyên Quang trong cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở giai đoạn từ tháng 3/2007 - 3/2010. Qua những hoạt động này, khóa luận đã đánh giá những điểm được và chưa được trong công tác tuyên truyền về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại tỉnh Tuyên Quang. - Luận văn “Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài PTTH Bắc Kạn”, Hà Thị Ngần, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2015. Luận văn đã khái quát được quá trình sản xuất các chương trình truyền hình khoa giáo ở một đài địa phương phía Bắc là tỉnh Bắc Kạn. Luận nêu ra được thực trạng, đánh giá hiệu quả các chương trình khoa giáo, nêu ra những đề xuất hợp lý để gia tăng hiệu quả truyền thông với các chương trình khoa giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn. Luận văn giúp tác giả hiểu hơn về các chương trình dành cho đồng bào dân tộc 8 thiểu số, từ đó làm cơ sở sản xuất các chương trình tuyên truyền về học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. - Luận văn “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo”, Lê Thị Thanh Nhàn, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, 2017. Với đề tài này, tác giả đã khai thác quá trình sản xuất những chương trình truyền hình chuyên đề biên giới, hải đảo trên truyền hình khác nhau như: truyền hình thông tấn, truyền hình quốc phòng và rất nhiều các đài truyền hình địa phương. Từ dữ liệu nghiên cứu thu được, tác giả luận văn đã phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của quá trình xây dựng các chương trình truyền hình chuyên đề này, đồng thời, tác giả luận văn đề xuất những giải pháp để tiến hành tổ chức triển khai sản xuất chương trình trên. - Luận văn “Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng/Cao Bằng”, Mạc Văn Hoàng, Đại học sư phạm Thái Nguyên, 2018. Luận văn khai thác và chỉ ra thực tiễn của hoạt động tuyên truyền, giáo dục và học tập theo phong cách đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng/Cao Bằng. Từ đó, luận văn nêu ra khá nhiều những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đến gần hơn nữa với cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng nhân dân. - Khóa luận “Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Phạm Thị Quỳnh Nga, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2014. Trong thời bình, một bộ phận cán bộ chiến sĩ trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam có tư tưởng nghỉ ngơi, ngại rèn luyện, phấn đấu xây dựng, ngại khổ, ngại khó, thiếu cảnh giác, ảnh hưởng mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến tham ô, lãng phí, khoa trương… Do đó, luận văn đã chỉ ra thực trạng về sự tha 9 hóa phẩm chất đạo đức, lối sống, đồng thời nêu ra thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, nhất là đề cập một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục này. Ngoài hai nhóm trên, còn có một số công trình nghiên cứu, như công văn, chỉ thị, hội thảo, bài viết, tạp chí có liên quan đến đề tài luận văn, như: - Hội thảo khoa học “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - Giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay”, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 25/01/2019. Hội thảo góp phần nghiên cứu, học tập và nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, giá trị quan trọng của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Nội dung hội thảo trên giúp tác giả có thêm nhiều nội dung lý luận liên quan đến đạo đức Hồ Chí Minh. Làm cơ sở tác giả đề ra các giải pháp đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên khai thác nội dung này để tuyền truyền. - Tạp chí Cộng sản, số 173 có bài viết “Giá trị thực tiễn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”, 2017. Nội dung bài viết đề cập nội dung về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong thực tiễn quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Nội dung trên giúp tác giả có thêm những kiến thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó vận dụng đề ra các giải pháp để tuyên truyền. - Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, 2016, về việc tiếp tục thực hiện đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 10 - Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của truyền thông, đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng công tác truyền thông phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc” (chủ nhiệm đề tài TS.Bùi Chí Trung), Chương trình Tây Bắc, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016. Đề tài đã nêu ra được cơ sở lý luận, thực tiễn, vai trò, nhiệm vụ, phương thức đóng góp của truyền thông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng Tây Bắc và truyền hình. Chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông và truyền hình. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng hoạt động truyền thông hiện nay, tác động của truyền thông trên cả nước trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực với vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động truyền thông vì mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Qua tìm hiểu đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể thấy, các nghiên cứu về tuyên truyền Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cũng đã được quan tâm nghiên cứu nhưng hầu như chưa có công trình nghiên cứu riêng nào đề cập một cách bài bản, đặc biệt là tuyên truyền vấn đề này ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, yêu cầu đổi mới với công tác tuyên truyền vấn đề này trên truyền hình hiện nay là cấp thiết nhằm góp phần thu hút sự quan tâm, hấp dẫn khán giả xem truyền hình. Đó chính là khoảng trống, vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài Tuyên truyền “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay, với mong muốn nghiên cứu sâu và kỹ thực trạng chất lượng công tác tuyên truyền về vấn đề này trên truyền hình hiện nay, từ đó tổng kết những kỹ năng cần có để thực hiện nội dung này tốt hơn. Trong luận văn, tác giả xin phép được kế thừa những kết quả nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình. 11 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn dựng lên một bức tranh khái quát về thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế trong việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay; từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền vấn đề này trên truyền hình đại phương các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để làm rõ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất: Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới đề tài. Trong đó, tìm hiểu để làm rõ các khái niệm liên quan như “tuyên truyền”, “tư tưởng”, “đạo đức”, “phong cách” Hồ Chí Minh, “truyền hình”; vai trò của truyền hình trong tuyên truyền chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các tiêu chí đánh giá chất lượng việc tuyên truyền chủ đề này trên truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay. Thứ hai: Khảo sát chất lượng các chương trình truyền hình về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên một số Đài truyền hình địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam. Khảo sát công chúng về mức độ hài lòng đối với các chương trình này. Thứ ba: Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 12 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc. 4.2. Đối tượng khảo sát - Khảo sát chương trình của Đài PTTH Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang. Đây là những Đài truyền hình điển hình trong xây dựng, sản xuất được chương trình truyền hình chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại địa phương ở Việt Nam hiện nay. Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang là các tỉnh miền núi, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; là cái nôi của cách mạng Việt Nam, gắn liền với cuộc sống, quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Do đó, việc khảo sát tại các tỉnh trên sẽ được tiến hành thuận lợi và thu được kết quả khả quan, chính xác hơn. - Một số nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là các phóng viên biên tập những người trực tiếp làm chương trình về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Khán giả truyền hình: những người đón nhận chương trình tuyên truyền về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát ở Đài PTTH Cao Bằng, Đài PTTH Bắc Kạn, Đài PTTH Hà Giang từ tháng 01/2018 đến 12/2018. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí cách mạng Việt Nam; về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những vấn đề cơ sở lý luận về báo chí, về báo truyền hình. 13 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này tiến hành phân tích thông tin từ các nguồn tài liệu như sách chuyên ngành, bài báo, bài tham luận, bài phân tích…, thông tin trên các website chính thức của các dự án, bộ ban ngành liên quan… Phương pháp được sử dụng nhằm thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tài liệu đã được công bố nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài này. Trên cơ sở đó, sử dụng để so sánh, minh họa cho các kết quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới của luận văn thực hiện. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này dùng để thống kê tài liệu, con số, dữ liệu... có được trong quá trình khảo sát. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích dữ liệu có được từ các nguồn tài liệu và chương trình; lấy dữ liệu làm luận điểm, luận cứ để rút ra những nhận định, nhận xét và đánh giá cá nhân mang tính khoa học… Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế, góp phần đổi mới cách thể hiện qua hoạt động tuyên truyền trên truyền hình, góp phần tăng sức hấp dẫn và chất lượng của tuyên truyền của 03 đài khảo sát nói riêng và các đài truyền hình nói chung. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin, nghiên cứu trực tiếp đối tượng thụ hưởng chương trình, xây dựng bảng anket, khảo sát 300 mẫu là công chúng xem truyền hình. Trong đó 100 mẫu được gửi đến công chúng ở khu vực Tp. Cao Bằng, 100 mẫu ở khu vực Tp. Bắc Kạn, 100 mẫu ở Tp. Hà Giang. Bảng anket sẽ được gửi tới công chúng bằng cách hình thức trực tiếp. Từ những kết quả điều tra xã hội học có được, tác giả thu nhận các ý kiến, nhận xét, đánh giá của công chúng, qua đó thu nhận những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn với đại diện phóng viên, BTV, chủ nhiệm chương trình truyền hình về học tập và làm theo tư 14 tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và một số khán giả theo dõi chương trình để có thêm thông tin, cứ liệu đánh giá phân tích cho đề tài… Qua đó nhằm thu thập ý kiến đánh giá một cách chính xác và khách quan về vấn đề nghiên cứu, để làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp. 6. Đóng góp khoa học của đề tài Hệ thống vấn đề lý luận về hoạt động tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng đài truyền hình. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng các chương trình tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng Đài truyền hình các tỉnh phía Bắc, chỉ ra những kết quả, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng Đài truyền hình các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy được thực trạng hoạt động tuyên truyền về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, các giải pháp được đề xuất sẽ góp phần nâng cao việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình các tỉnh phía Bắc thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này làm rõ một số lý luận về vai trò của truyền hình đối với việc tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xã hội hiện đại. Đồng thời, luận văn còn xác định đặc điểm và phương thức sản xuất các chương trình truyền hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm một phần lý luận vào khung lý thuyết tuyên truyền một chuyên đề cụ thể trên truyền hình. 15 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Quá trình khảo sát, phân tích thực trạng, chỉ ra thành công, hạn chế của các chương trình truyền hình hiện nay về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung, 3 đài truyền hình địa phương thuộc diện khảo sát nói riêng. Luận văn cố gắng đưa ra những kết luận xác thực, góp phần xây dựng và hoàn thiện những chương trình này tốt hơn, góp phần thu hút khán giả và tạo hiệu ứng xã hội tốt hơn nữa cho các chương trình tương tự. Mặc dù đây là một đề tài được nghiên cứu ở một góc độ hẹp nhưng thực tế cho thấy lại có ý nghĩa thiết thực, thực tiễn cao. Nếu luận văn nghiên cứu thành công, hy vọng kết quả sẽ là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn với những giải pháp liên quan đến tuyên truyền chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền cho các Đài truyền hình địa phương nói riêng và các đài truyền hình ở Việt Nam nói chung hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về truyền hình trong giảng dạy về việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình chuyên đề. 8. Kết cấu của luận văn Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình. Chương 2: Thực trạng tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình hiện nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tuyên truyền Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan