Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ xưng hô trong một số tác phẩm của anh đức...

Tài liệu Từ xưng hô trong một số tác phẩm của anh đức

.PDF
84
1
52

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN VÕ THỊ NGỌC SUYÊN MSSV: 6076549 TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA ANH ĐỨC Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. BÙI THỊ TÂM Cần Thơ, tháng 5 năm 2011 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1. Khái niệm về từ tiếng Việt 1.1.1. Các quan niệm khác nhau về từ tiếng việt 1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng việt 1.1.3. Các loại từ tiếng việt 1.1.3.1. Theo Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt- tập một” 1.1.3.2. Theo Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt từ loại” 1.2. Từ xưng hô 1.2.1. khái niệm về từ xưng hô 1.2.2. Các loại từ xưng hô trong tiếng việt 1.2.2.1. Các đại từ nhân xưng 1.2.2.2. Từ xưng hô dùng trong quan hệ gia đình 1.2.2.3. Từ xưng hô dùng trong quan hệ xã hội 1.2.2.4. Từ xưng hô dùng trong tình yêu 1.2.3.Một số đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt Chương 2. KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA ANH ĐỨC 2.1. Vài nét về tác giả và sự nghiệp sáng tác 2.1.1. Tác giả 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác 2.2. Từ xưng hô được sử dụng trong một số tác phẩm của Anh Đức 2.2.1. Từ xưng hô trong mối quan hệ gia đình 2.2.1.1. Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ cha mẹ - con cái 2.2.1.2. Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ vợ - chồng 2.2.1.3. Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ anh, chị - em 2.2.1.4. Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ ông bà – con cháu 2.2.2. Từ xưng hô trong mối quan hệ xã hội 2.2.3. Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ tình yêu Chương 3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA ANH ĐỨC 3.1. Sử dụng từ xưng hô bộc lộ tình cảm của nhân vật trong tác phẩm 3.2. Sử dụng từ xưng hô bộc lộ tính cách của nhân vật trong tác phẩm 3.3. Sử dụng từ xưng hô bộc lộ khí phách của nhân vật trong tác phẩm 3.4. Sử dụng từ xưng hô thể hiện văn hóa của người dân Nam Bộ PHẦN KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Anh Đức là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Cách mạng thời kì chiến tranh vệ quốc đương đại. Trong gần nửa thế kỉ cầm súng và cầm bút, Anh Đức đã đóng góp vào văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị, ông có một vị trí chắc chắn và xứng đáng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Anh Đức lớn lên trên mãnh đất màu mỡ của miền tận cùng Tổ quốc, chứng kiến những bước đi đẫm máu nhưng rất anh hùng của con người Nam Bộ. Chính vì thế, các tác phẩm của ông mang một giọng điệu đằm thắm, nồng nàn tình nghĩa thủy chung, nhân hậu của con người Nam Bộ. Tác phẩm của Anh Đức là một trong những cuốn sử biên sinh động về giai đoạn lịch sử ác liệt nhất, hào hùng nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; về con người Nam Bộ đặc biệt nhân hậu, tình nghĩa thủy chung, bất khuất, kiên cường. Các nhân vật trong tác phẩm của Anh Đức là những người dân bình thường, mỗi người có một hoàn cảnh sống và địa vị khác nhau nhưng ở họ có một điểm chung là căm thù giặc sâu sắc. Vì sự yên bình của quê hương, đất nước mà họ có thể hy sinh tất cả, kể cả mạng sống của mình chứ không chịu khuất phục trước kẻ thù. Các nhân vật như chị Tư Hậu, chị Sứ, chị Lộc, ông Tám Xẻo Đước, ông lão vườn chim,… đã trở thành những hình tượng gây xúc động sâu sắc trong tâm trí người đọc. Chính vì viết về những người nông dân như thế nên ngôn ngữ được Anh Đức sử dụng rất mộc mạc - giản dị, gần gũi với lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân miền Nam. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Anh Đức đều có cách xưng hô khác nhau. Tùy theo từng hoàn cảnh giao tiếp mà cách xưng hô có thể làm nổi bật lên những cung bậc tình cảm, khí tiết của người dân Nam Bộ. Từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ xưng hô không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng trong giao tiếp mà còn là phương tiện để biểu đạt tình cảm. Chính vì sự phong phú và đa dạng đó mà từ xưng hô đã cuốn hút người viết ngay từ những lần tiếp xúc với nó trong quá trình học tập. Là một sinh viên ngành Ngữ Văn, người viết có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn và hiểu được tầm quan trọng của từ xưng hô trong tiếng Việt cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Do vậy, người viết chọn đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức” để làm luận văn tốt nghiệp. Qua việc tác giả thể hiện các lớp từ xưng hô vào tác phẩm văn chương, phần nào đã khẳng định được vị trí của Anh Đức trong việc làm phong phú thêm cho lớp từ xưng hô của tiếng Việt nói chung và ngôn ngữ Nam Bộ nói riêng. Người viết chọn tác phẩm của Anh Đức để nghiên cứu. Bởi vì Anh Đức là nhà văn Nam Bộ, sử dụng từ ngữ mang đậm chất Nam Bộ làm cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Ngoài việc yêu mến và muốn hiểu rộng hơn về việc sử dụng từ xưng hô trong tác phẩm Anh Đức, người viết cũng muốn khẳng định tầm quan trọng của từ xưng hô trong cuộc sống thông qua việc nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu đề tài ‘‘Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức” là một công việc còn khá mới mẻ, hầu như chưa có ai thực hiện một cách toàn diện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Việt và nghiên cứu về tác phẩm của Anh Đức thì đã có rất nhiều tác giả nói đến. Họ nghiên cứu ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Sau đây là một số công trình nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Việt và về tác gia - tác phẩm Anh Đức: Trong hệ thống ngôn ngữ, từ xưng hô được xem là một bộ phận khá phong phú và phức tạp. Ngoài việc là đối tượng chính của Ngữ pháp tiếng Việt, từ xưng hô còn được nghiên cứu từ góc độ của hai phân môn: Ngữ dụng học và Phong cách học tiếng Việt. Từ góc độ Ngữ pháp tiếng Việt: hầu như không có một công trình nào nghiên cứu riêng về từ xưng hô. Các nhà ngữ pháp học chỉ nhìn nhận và xem xét từ xưng hô về mặt từ loại, chủ yếu là từ loại đại từ. Trong Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã nhận xét: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp”[1;tr.111]. Ông đã chia đại từ xưng hô ra thành đại từ xưng hô dùng ở ngôi xác định và đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt. Đỗ Thị Thúy Liên trong Ngữ pháp tiếng Việt, cũng đã nhận định đại từ xưng hô dùng để thay thế và “chỉ trỏ người khi giao tiếp.”[11;tr.58]. Tác giả có điểm khác biệt với Diệp Quang Ban là đã chỉ ra bên cạnh đại từ xưng hô thì các danh từ thân tộc như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác cũng còn được dùng để xưng hô điển hình là những cặp từ: “anh/em, cha/mẹ, ông/bà, cô/bác, chú/thím, ông/cháu, bà/cháu…”[11;tr.58]. Ngoài việc sử dụng từ xưng hô trong phạm vi thân tộc thì từ xưng hô còn được sử dụng ngoài xã hội. Cùng chung quan điểm với hai tác giả trên là Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng tác giả lại đặt các danh từ thân tộc vào nhóm các đại từ xưng hô lâm thời, và theo ông thì: “Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời”[16;tr.151]. Theo cách nói trên thì chúng ta có thể hiểu các đại từ xưng hô lâm thời ở đây là các danh từ thân tộc. “Xưng hô trong giao tiếp là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều nhân tố”[2;tr.123] là những nhận định của tác giả Lê Biên trong quyển Từ loại tiếng Việt hiện đại. Trong quyển này, tác giả đã có những nghiên cứu khá sâu về đại từ xưng hô. Theo tác giả thì đại từ xưng hô có thể chia thành hai lớp: đại từ xưng hô gốc đích thực và các yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô như: những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp, các tên riêng của người… Ngoài ra, ông còn chia từ xưng hô trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau, gồm: những từ xưng hô dùng trong gia tộc và những từ xưng hô dùng ngoài xã hội. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt đều xem xét từ xưng hô dưới góc độ là đại từ xưng hô, với chức năng là thể hiện vai giao tiếp. Từ góc độ Ngữ dụng học: nổi bật là các tài liệu nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Châu. Trong quyển Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu Châu đã có những nghiên cứu khá sâu sắc về từ xưng hô. “Bằng cách lựa chọn từ để tự xưng và để “hô” người giao tiếp, người nói định một khung quan hệ liên cá nhân cho mình và cho người đối thoại với mình”[4;tr.75]. Tác giả đã đề cặp đến vấn đề chiếu vật và chỉ xuất. Ông đã nghiên cứu từ xưng hô trên hai bình diện: hệ thống các từ xưng hô, những nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp. Bằng một lời đánh giá trong Cơ sở ngữ dụng học: “Xưng hô là hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn với người nói, người tiếp thoại. Xưng hô thể hiện vai giao tiếp”[3;tr.268]. Đỗ Hữu Châu đã đi vào phân tích khá tỉ mỉ và sâu sắc hệ thống từ xưng hô, nêu lên được những đặc điểm cũng như phạm vi, cách thức sử dụng của các từ xưng hô trong tiếng Việt. Từ góc độ Phong cách học: các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét riêng của mình trong việc nghiên cứu từ xưng hô. Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt đã nhận xét: “Phong cách học quan tâm chủ yếu đến cái giá trị biểu đạt, biểu cảm - cảm xúc, các giá trị phong cách của các phương tiện ngôn ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp tiêu biểu, với những điều kiện giao tiếp nhất định trong quá trình giao tiếp”[9;tr.10]. Theo quan điểm đó thì từ xưng hô cũng như những phương tiện ngôn ngữ khác đều được phong cách học nhìn nhận và xem xét dưới những phương diện: đặc điểm tu từ (bao gồm màu sắc phong cách, sắc thái biểu cảm) và phong cách chức năng ngôn ngữ. Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt cho rằng ngoài các đại từ nhân xưng và các từ chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc thì còn“lấy cả tiếng đệm giữa họ và tên của nữ giới (thị) để dùng làm từ xưng hô, thậm chí còn dùng cả cách nói trống không (từ xưng hô zero) để xưng hô” [21;tr.166]. Cuối cùng ông đưa ra nhận xét:“Trong tiếng việt, từ xưng hô, cách xưng hô, mô hình xưng hô là phương tiện biểu cảm, là phương tiện phong cách” [21;tr.168]. Bên cạnh đó, còn có các nhà nghiên cứu khác như: Trần Thị Ngọc Lang trong Phương ngữ Nam Bộ đã đưa ra nhận xét về từ xưng hô trong tiếng Việt “Các từ xưng hô tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong cái đa dạng của cách xưng hô hằng ngày, chúng ta vẫn thấy mức độ thống nhất giữa các phương ngữ tiếng Việt khá cao. Những khác biệt nhỏ trong cách xưng hô làm nên sắc thái riêng của các phương ngữ” [10;tr.87]. Trong bài viết của mình thì Trần Thị Ngọc Lang đã đưa ra vấn đề từ xưng hô trong giao tiếp hằng ngày được thể hiện ở các cấp độ và địa vị của mỗi người khi giao tiếp với nhau. Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét chung về cách xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ. Trong Cảm nhận bản sắc Nam bộ, Huỳnh Công Tín cũng khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ Nam Bộ vào kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt với nhiều từ ngữ phong phú và đa dạng với cách xưng hô “Trong gia đình người Nam Bộ có thói quen dùng thứ để xưng gọi: “Hai, ba, bốn, năm, sáu, út,…”, từ xưng hô “họ hàng” như:“cậu mợ; dì dượng; chú thiếm;…” được dùng trong gia đình và cả trong hàng xóm; cách gọi ngôi thứ có tính chất lược âm: “ổng, bả, ảnh, chỉ,…”[20;tr.263] Trịnh Sâm trong Đi tìm bản sắc tiếng Việt, cũng có bài bàn về sự phong phú của tiếng Việt, nó thống nhất trong thế đa dạng và có sự tồn tại của tiếng Việt địa phương thì được xác định theo một chuẩn mực của tiếng Việt. Tác giả có sự phân định về ranh giới của tiếng Việt từ Thuận Hải trở vào và ông đã khái quát “Nhìn chung, tiếng Nam Bộ tương đối đơn giản. Đơn giản như một cá tính, không chỉ đúng với ngôn ngữ mà chi phối cả nhiều loại hình nghệ thuật khác, cả những nét ứng xử thực tế của con người.” [17;tr.100] Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây trên diễn đàn của Ngữ học trẻ và Tạp chí ngôn ngữ cũng đã xuất hiện khá nhiều bài viết nghiên cứu xung quanh về từ xưng hô. Nhìn chung, từ xưng hô là vấn đề không chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ đơn thuần mà nó còn là vấn đề văn hóa ứng xử của con người trong quá trình giao tiếp. Với nhiều chiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà ngôn ngữ học đã tạo nên sự sôi động trên văn đàn nghiên cứu về từ xưng hô, phần nào đã làm rõ sự phong phú và đa dạng của từ xưng hô trong tiếng Việt. Và dù là các công trình nghiên cứu trên nghiên cứu chưa sâu hay còn sơ lược thì nó cũng trở thành nguồn tư liệu quý báo giúp cho người viết có cái nhìn rộng và toàn diện hơn về từ xưng hô. Anh Đức là một nhà văn tài năng đã tồn tại trong lòng người đọc cùng với nhiều tác phẩm có giá trị. Do đó, các nhà nghiên cứu cũng có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về tác gia - tác phẩm Anh Đức. Phùng Quý Nhâm trong Văn học và văn hóa từ một góc nhìn có bài “Những tìm tòi sáng tạo của Anh Đức” [13;tr.175]. Ông nhận định Anh Đức là một nhà văn có tài năng sáng tạo nghệ thuật. Trong các tác phẩm của Anh Đức thì hình ảnh con người Nam Bộ hiện lên với những đức tính bộc trực mà tinh tế, thẳng thắn mà chí tình, chín chắn, sâu sắc nhưng rất cởi mở, khoáng đạt. Họ yêu tha thiết nhưng căm thù giặc cũng cháy bỏng. Để xây dựng được những nhân vật như thế thì nhà văn cần phải có cái nhìn tinh tế về hiện thực cuộc sống và khả năng vận dụng linh hoạt.“Trong sáng tác của Anh Đức bút pháp hiện thực và bút pháp trữ tình xuyên thấm rất nhuần nhuyễn. Hiện thực được lí tưởng chấp cánh vươn cao bay bổng. Xuất phát từ một thực tế đau thương cháy bỏng căm thù, từ cuộc sống của những con người ở mỏm đất tận cùng của Tổ quốc, phải đổi máu và mồ hôi để giành lại từng ngọn cỏ, gốc cây, từng mảnh vườn, thửa ruộng, nhà văn dựng lên giấc mơ rất lãng mạn mà lại rất chân thực của người nông dân Nam Bộ” [13;tr.197]. Chính những tìm tòi sáng tạo đó đã tạo nên một nhà văn mang đậm phong cách Nam Bộ, mang dáng vẻ riêng của Anh Đức. Trong bài viết Hòn Đất với vài nét phong cách của Anh Đức, Phương Lựu cũng có những nhận xét tương tự như Phùng Quý Nhâm về bút pháp của Anh Đức “Bằng bút pháp khá nhuần nhuyễn, tự nhiên và chân thật, nhà văn đã làm sống lại trong lòng người đọc cuộc chiến đấu của Việt Nam cùng những con người Việt Nam trong chiến đấu” [12;tr.879] Khi bàn luận về tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức, Hoài Thanh cũng đề cặp đến ngòi bút của Anh Đức. Tuy ngòi bút của Anh Đức còn vụng về, không được điêu luyện như các tác giả khác cùng thời nhưng lại rất hồn nhiên, bình dị gần gũi với khẩu ngữ người dân Nam Bộ. Chính vì thế làm cho người đọc dễ tiếp nhận, dễ đi vào lòng người.“Anh Đức không có cái tài điêu luyện của Nguyên Ngọc trong Đất nước đứng lên, của Nguyễn Trung Thành trong Rừng Xà Nu. Chẳng những thế, ngòi bút của Anh Đức còn có những lúc vụng về, còn có những chỗ rề rà, còn khá nhiều hạt sạn nhưng ngòi bút của Anh Đức có cái hay lớn là rất hồn nhiên. Nhiều khi người đọc có cảm tưởng như cuộc sống tự nó lên vậy thôi, không có bàn tay nào sửa sang, đẻo gọt” [19;tr.132]. Cũng trong Hòn Đất, hòn ngọc, Hoài Thanh cho rằng dù Hòn đất còn có những tỳ tích này nọ, chưa được hoàn chỉnh nhưng “Hòn Đất vẫn đúng là hòn ngọc, là câu chuyện về những tâm hồn trong sáng như ngọc, giữa sóng to gió lớn vẫn sáng ngời như ngọc” [19;tr.133]. Ở Anh Đức ta còn bắt gặp một khía cạnh khác trong sáng tác, đó là tác phẩm của Anh Đức mang đậm màu sắc trữ tình. Qua từng tác phẩm của anh cho dù đó là truyện ngắn hay bút kí thì chúng ta đều thấy “một cách đầy đủ nỗi lòng của người cầm bút, anh không bỏ qua dịp nào mà không biểu hiện nỗi lòng của mình. Ở Anh Đức màu sắc trữ tình đậm nét đến mức đã trở thành phong cách” [19;tr.200]. Chu Nga trong Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức, cũng cho rằng “ngòi bút Anh Đức trong Hòn Đất, đôi khi ta cảm thấy cái gì hơi lạ, hình như trong ngòi bút ấy có xen lẫn hai yếu tố vừa quá tỉnh táo lại vừa quá say mê. Hay nói một cách khác, ở đây Anh Đức đã tự đặt mình vào vị trí hơi khó xử, vị trí của nhân vật trữ tình” [19;tr.207]. Khi đặt mình vào địa vị của nhân vật thì tác giả mới hiểu và nói lên được những tâm tư tình cảm của nhân vật. Phan Cự Đệ cũng nhận định phong cách của Anh Đức thuộc về phong cách lãng mạn.“Trong tiểu thuyết Hòn Đất, hình tượng chị Sứ ít nhiều được lí tưởng hóa. Đó là đặt trưng của điển hình trong các tác phẩm thuộc dòng phong cách lãng mạn.” [19;tr.223] Khi chúng ta bàn về nghệ thuật nói chung trong tác phẩm của Anh Đức, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nói về thành công nghệ thuật của nhà văn này, các nhà nghiên cứu không chỉ đề cặp đến yếu tố trữ tình và bút pháp lãng mạn mà còn đề cặp đến việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn. Tác giả Phan Văn Sỹ trong bài viết về Anh Đức có nhận định rằng: “Ngôn ngữ của Anh Đức phản ánh tiếng nói và cách điệu của người Nam Bộ” [19;tr.274]. Tác giả Phan Văn Sỹ như cảm nhận được từng câu nói, từng từ ngữ, từng hình ảnh trong tác phẩm của Anh Đức đang “ động cựa” dưới con mắt của người đọc. Nhà văn Anh Đức đã ghi lại được, diễn tả được chính xác cốt cách của người Nam Bộ khi nói năng. “Cách nói của người Nam Bộ hoặc chậm rãi, điềm đạm, hoặc nồng nhiệt dồn dập, khi nhanh khi chậm, lúc trầm lúc cao, lúc nào cũng như gắn chặt với nội dung câu chuyện. Ít thấy sự trau chuốt bóng nhoáng và cũng ít sự tinh vi khúc mắc, vậy mà cái cách cái điệu nói chuyện, viết văn ấy thường dẫn người nghe tới những xúc động bất ngờ, ấy là nội dung câu chuyện mang cái thật của kinh nghiệm sống, mang cái thật của những suy nghỉ về thế thái nhân tình” [19;tr.274]. Chính ngôn ngữ ấy, đã đem lại cho người đọc nhiều cảm xúc bất ngờ khi đọc tác phẩm của Anh Đức. Mặc dù lối viết văn của Anh Đức có phần phóng khoáng, không gò bó nhưng tác giả đã có những tìm tòi, chọn lọc về từ ngữ. Để chứng minh cho điều này, Phan Văn Sỹ đã dẫn ra trường hợp sử dụng từ “bình tỉnh” trong truyện ngắn Con chị Lộc, đây là một từ mà tác giả Xuân Trường trong bài viết Đọc Bức Thư Cà Mau của Anh Đức nhận định là một từ “đẹp” và “có sức nặng lớn”. Về mặt từ ngữ, ta còn thấy Anh Đức có thói quen sử dụng nhiều “Từ ngữ hay mang dáng vẻ riêng của cách nói Nam Bộ” [19;tr.274]. Cùng với sự đánh giá về sự thành công trong cách sử dụng ngôn ngữ của Anh Đức, Diệp Minh Tuyền trong bài viết Anh Đức và những truyện ngắn, bút ký xuất sắc của anh, đã đưa ra nhận định: “Ngôn ngữ của Anh Đức trong sáng, chính xác, chứng tỏ rằng nó đã được trau chuốt cẩn thận” [19;tr.251]. Bên cạnh đó, tác giả cũng quan tâm đến vấn đề dùng từ ngữ của Anh Đức.“Anh Đức đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ địa phương Nam Bộ: những từ ngữ trong ngôn ngữ địa phương Nam Bộ trong tác phẩm của anh được dùng ở mức độ cần thiết và những từ ấy thường là những từ mà không thể có từ nào khác diễn đạt một cách thành công cái điều mà anh muốn nói.” [19;tr.251] Ngoài những ý kiến đánh giá cao về sự thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ của Anh Đức, còn có một vài ý kiến chỉ ra những mặt còn hạn chế trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ của Anh Đức. Cụ thể như tác giả Thiếu Mai trong bài viết Về Một truyện chép ở bệnh viện và Biển xa của Bùi Đức Ái, đã đánh giá “Về ngôn ngữ, còn nhiều chỗ tác giả chưa được thận trọng lắm. Lắm lúc anh để cho nhân vật nói nhiều câu quá sáo, quá văn hoa. Anh chưa chú ý tách bạch lời của tác giả và lời của nhân vật” [19;tr.54]. Mặc khác, việc sử dụng từ địa phương trong tác phẩm của Anh Đức “Đôi khi để tô đậm thêm màu sắc địa phương, anh có lạm dụng thổ ngữ Nam Bộ (rọ rạy, tởn, khứng, cớn rớn) làm cho người miền khác đọc khó hiểu.” [19;tr.54] Hoặc trong bài viết Hòn Đất - Một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, tác giả Phan Nhân đã chỉ ra một số thiếu sót khác của Anh Đức trong việc sử dụng ngôn ngữ, đó là việc “Tác giả dùng hơi nhiều ngôn ngữ địa phương, ngay cả khi tác giả trực tiếp kể chuyện” [19;tr.106]. Tuy còn một vài hạn chế nhất định nhưng Anh Đức về cơ bản đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là phương tiện diễn đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Đặc biệt là tác giả đã tận dụng sắc thái biểu cảm của từ địa phương Nam Bộ để tạo ra màu sắc địa phương cho tác phẩm. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu về tác phẩm của Anh Đức ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Tuy đã có nhiều tác giả nói đến việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm của Anh Đức, nhưng riêng vấn đề về từ xưng hô trong tác phẩm của Anh Đức thì hầu như từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu, khảo sát nào đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện. Như vậy, đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức” là một đề tài khá mới mẻ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý báo cho luận văn, nó sẽ giúp cho người viết tìm được hướng đi đúng đắn trong việc khảo sát đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức”, người viết bước đầu thử vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ vào khai thác, những nét nổi bật về phương diện sử dụng từ xưng hô trong tác phẩm của Anh Đức. Qua việc nghiên cứu đề tài này, giúp cho chúng ta có cái nhìn mới mẻ hơn về con người và vùng đất Nam Bộ, thêm yêu con người nơi đây với những người chân lấm tay bùn nhưng giàu nghĩa tình. Qua đề tài này, một mặt người viết có thêm sự hiểu biết, nâng cao thêm kiến thức về từ xưng hô trong tiếng Việt. Mặc khác, cũng hiểu rõ hơn về cách dùng từ ngữ mang đậm phong vị Nam Bộ của Anh Đức. Đồng thời cũng có thể hiểu được một phần nào những tâm tư, tình cảm mà nhà văn muốn gởi gắm qua các nhân vật của mình. Ngoài mục đích giúp cho người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong bốn năm trên giảng đường Đại học. Thì việc nghiên cứu đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức” còn giúp cho người viết thống kê, phân loại và chỉ ra được giá trị sử dụng của từ xưng hô trong tác phẩm của Anh Đức; làm quen và thích ứng được với phương pháp làm việc khoa học, độc lập và sáng tạo. 4. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức”, trước tiên người viết đã đi vào tìm hiểu phần lý thuyết về từ xưng hô từ các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về Ngữ pháp, Ngữ dụng và Phong cách học tiếng Việt. Trên cơ sở đó, đưa ra một số mô hình xưng hô tiêu biểu và phân tích giá trị sử dụng từ xưng hô thông qua ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm của Anh Đức. Với yêu cầu như thế, tài liệu tham khảo của người viết trước hết là các công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan đến từ và từ xưng hô trong tiếng Việt, kế đến là các tác phẩm của nhà văn. Do số lượng tác phẩm của Anh Đức tương đối nhiều nên người viết không thể nào khảo sát được hết mà chỉ chọn ra một số tác phẩm tiêu biểu. Tài liệu cơ bản mà người viết sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài này là 2 quyển: Tuyển tập Anh Đức – tập 1 và Tuyển tập Anh Đức – tập 2, NXB văn học Hà Nội- 1997. Bởi vì những tác phẩm trong 2 quyển này không chỉ là những tác phẩm tiêu biểu của Anh Đức mà nó còn là những tác phẩm phản ánh được cuộc sống chân thật của người dân Nam Bộ trong thời kì chiến tranh. Qua đó, người viết cũng so sánh những tác phẩm đó với nhau để thấy được những nét nổi bật trong việc sử dụng từ xưng hô trong sáng tác của nhà văn Anh Đức 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt luận văn này, người viết luôn tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cơ bản, thuận tiện nhằm làm nổi bật lên nét đặc sắc trong việc sử dụng từ xưng hô của Anh Đức. Nghiên cứu trước hết là phải có định hướng, tìm sự hấp dẫn của đề tài, tìm hiểu những vấn đề liên quan trong quá trình nghiên cứu. Bằng phương pháp hệ thống, tổng hợp các tài liệu, người viết đã hệ thống hóa một số vấn đề về từ xưng hô trong tiếng Việt để làm nền tảng cho việc khảo sát “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Anh Đức”. Khảo sát bằng cách thống kê, phân loại từ xưng hô theo từng mối quan hệ, ngôi thứ để có được số liệu chính xác và khoa học. Trên cơ sở đó, có thể phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng cũng như hiểu được cái hay của Anh Đức khi vận dụng lớp từ xưng hô vào trong tác phẩm của mình. Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm để thấy được cái hay, cái độc đáo của việc sử dụng lớp từ xưng hô mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm của mình. Do thời gian có hạn và số lượng tác phẩm của Anh Đức khá nhiều nên người viết không thể so sánh đối chiếu hết các tác phẩm mà chỉ so sánh đối chiếu trong các tác phẩm chọn để khảo sát. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1. Khái niệm về từ tiếng việt Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Trong quá trình vận dụng ngôn ngữ, các từ luôn được tái hiện với tư cách là những đơn vị có sẵn và mỗi một từ luôn được gặp trong những trường hợp sử dụng riêng biệt khác nhau, trong mỗi trường hợp tái hiện khác nhau. Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ tiếng Việt. Nhưng chúng ta có thể hiểu “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”. Sau đây ,là một số quan điểm khác nhau về từ tiếng Việt mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra 1.1.1. Các quan điểm khác nhau về từ tiếng Việt Theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa để tạo ra câu nói; nó có hình thức, có một âm tiết, một khối viết liền” [8;tr.168] Đái Xuân Ninh trong Hoạt động của tiếng Việt, cho rằng: “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh.” [14;tr.24] Đỗ Hữu Châu thì cho rằng:“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống….) và cú pháp trong câu, nằm trong một số kiểu cấu tạo nhất định, ứng với ý nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.” [5;tr.29] Quan niệm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng: “Từ là đơn vị cơ bản, là đơn vị cốt lõi để tạo nên các đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu, văn bản. Từ là đơn vị hết sức quan trọng, giống như viên gạch để xây dựng nên tòa lâu đài ngôn ngữ.” [5;tr.17] Dựa vào các quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về từ tiếng Việt, đã khái quát lên được phần nào sự phức tạp và đa dạng của việc nghiên cứu từ trong hệ thống tiếng Việt. Do mỗi tác giả có cách hiểu khác nhau về khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại cương, mỗi tác giả đứng ở một góc độ nghiên cứu khác nhau nên dẫn đến cách lựa chọn các đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các nhà nghiên cứu cũng khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt Qua các quan niệm về từ của các tác giả trên cho thấy đặc điểm chung của từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, mang tính cố định, có sẵn; Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên câu. Từ đó, chúng ta có thể khái quát các đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt: - Từ tiếng Việt có thể đơn âm tiết hoặc đa âm tiết. - Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng không có biến thể hình thái học. - Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, do đó từ tiếng Việt thường có tính trừu tượng và khái quát cao. 1.1.3. Các loại từ tiếng Việt Có các ý kiến khác nhau về sự phân chia từ loại trong tiếng Việt. Tuy có sự phân chia theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung thì các loại từ tiếng Việt đều giống nhau. Ở đây, người viết chỉ đưa ra 2 ý kiến khác nhau cơ bản nhất về sự phân chia các loại từ tiếng Việt: 1.1.3.1. Theo Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt- tập một” Hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm bao gồm các loại từ như sau:  Nhóm 1: Danh từ Ý nghĩa từ vựng khái quát hóa thành đặc trưng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa thực thể. Ý nghĩa thực thể là ý nghĩa chỉ sự vật, chỉ khái niệm về sự vật và những gì được “sự vật hóa”. Danh từ có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định: “này, kia, ấy, nọ,…”. Ngoài ra, danh từ còn khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ. Danh từ có đầy đủ chức năng cú pháp học của thực từ. Danh từ được chia thành hai lớp: danh từ riêng và danh từ chung. Ví dụ: Trường, lớp, văn chương,… Động từ Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Về khả năng kết hợp: động từ thường có các phụ từ đi kèm để biểu thị các ý nghĩa quan hệ có tính chất tình thái. Ngoài ra, động từ còn kết hợp được với thực từ nhằm phản ánh nội dung vận động của quá trình. Động từ có khả năng đảm nhận nhiều chức năng cú pháp khác nhau. Động từ cũng được chia thành hai lớp: động từ độc lập và động từ không độc lập. Ví dụ: Đi, đứng, chạy, nhảy,… Tính từ Tính từ là từ chỉ ý nghĩa đặc trưng. Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ). Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ nhưng không kết hợp được với “hãy”, “đừng”, “chớ”, có thể kết hợp với thực từ đi kèm (bổ nghĩa cho tính từ). Chức năng chính của tính từ là làm vị ngữ trong câu. Tính từ chia thành hai lớp: lớp từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp từ chỉ đặc trưng xác định thang độ. Ví dụ: Đẹp, xấu, hiền lành,… Số từ Số từ là những từ biểu thị ý nghĩa số. Về khả năng kết hợp của số từ phổ biến là được dùng kèm với danh từ được biểu thị số lượng sự vật được nêu ở danh từ. Số từ có khả năng đảm nhận một số chức năng cú pháp: làm chủ ngữ, vị ngữ nhưng lại bị hạn chế trong những điều kiện nhất định của kết cấu câu trong văn bản. Số từ được chia thành hai lớp: số từ xác định và số từ không xác định. Ví dụ: Một, hai, ba,… Đại từ Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Về khả năng kết hợp, đại từ không chỉ thay thế cho một thực từ (danh từ, động từ, tính từ) mà còn có thể thay thế cho kết hợp từ (cụm từ), câu, đoạn văn. Đại từ có thể đảm nhận các chức năng cú pháp của thực từ được thay thế. Đại từ cũng chia ra thành hai lớp: đại từ xưng hô và đại từ chỉ định. Ví dụ: Mày, tao, chúng mày,…. Vị từ Vị từ biểu thị quá trình và biểu thị đặc trưng và có quan hệ thông báo với chủ thể của quá trình hay đặc trưng đó. Vị từ có khả năng kết hợp phổ biến với phụ từ, đại từ chỉ định. Vị từ có quan hệ thông báo với chủ thể trong chức năng vị ngữ, thường đứng trực tiếp sau vị ngữ. Ví dụ: Đang làm, đang đứng,….  Nhóm 2: bao gồm các loại từ Phụ từ: có 2 loại - Định từ Định từ là từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu ở danh từ. Số lượng định từ không nhiều nhưng có tác dụng dạng thức hóa một số ý nghĩa ngữ pháp quan trọng của từ loại danh từ. Định từ được chia thành các nhóm: Nhóm những, cái, một. Nhóm mỗi, từng, mọi Nhóm cái, mấy Ví dụ: Làm ăn mỗi năm một phất lên. - Phó từ Phó từ là hư từ thường dùng kèm với thực từ (động từ, tính từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực từ, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách nhận thức và phản ánh quá trình và đặc trưng trong hiện thực. Phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp trong kết hợp thực từ và rất ít có khả năng làm thành phần chính trong câu. Phó từ cũng được chia thành các nhóm nhỏ sau: Nhóm phó từ chỉ thời gian: đã, từng, mới, sẽ,… Nhóm phó từ so sánh và phó từ chỉ tiếp diễn: cũng, vẫn, đều, chứ,… Nhóm phó từ phủ định, khẳng định: không, chẳng, chưa, có,… Nhóm phó từ trình độ: rất, lắm, quá,… Nhóm phó từ sai khiến: hãy, đừng, chớ,… Nhóm phó từ chỉ kết quả: mất, được,… Nhóm phó từ chỉ tác động: cho, biếu,… Nhóm phó từ chỉ các ý nghĩa tình thái chủ quan hoặc khách quan: chợt, bỗng dưng, đột nhiên,… Ví dụ: chúng em đã rãi bao nhiêu đá mà đường còn ra thế. Kết từ Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ một cách tường minh. Khả năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ được dùng kết nối các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp. Kết từ có 2 lớp: kết từ chính phụ và kết từ đẳng lặp. Tiểu từ Tiểu từ là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể phát ngôn và nội dung phản ánh. Ý nghĩa quan hệ của tiểu từ là ý nghĩa quan hệ có tính tình thái. Tiểu từ không có khả năng kết hợp như thực từ và phần lớn các từ loại hư từ. Chúng chỉ được dùng trong câu với chức năng biểu thị các ý nghĩa quan hệ có tính tình thái ở bậc câu và ở văn bản. Tiểu từ cũng có 2 loại: trợ từ và tình thái từ. 1.1.3.2. Theo Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt từ loại” Hệ thống từ loại tiếng Việt chia ra thành ba loại từ: Thực từ, hư từ và tình thái từ.  Thực từ Các từ loại trong thực từ giống như sự phân chia từ loại theo nhóm 1 của Diệp Quang Ban. Danh từ Danh từ là từ loại quan trọng bậc nhất trong số các từ loại của ngôn ngữ nói chung và của tiếng Việt nói riêng. Ví dụ: Nhận thức, thắng lợi,… Động từ Động từ là một trong hai loại từ cơ bản, động từ gắn với các khái niệm thuộc phạm trù vận động. Ví dụ: Ăn, uống, cày, cuốc,… Tính từ Tính từ là từ loại có ý nghĩa chỉ tính chất rộng lớn, chỉ các đặc trưng nói chung. Ví dụ: tốt, đẹp, xấu,… Đại từ Đại từ là từ loại có quan hệ chặt chẽ với thực từ nhưng không phải là thực từ. Ví dụ: mày, nó, chúng mày,… Số từ Số từ trong tiếng Việt là một tập hợp kỳ thực không thuần túy là thực từ trên nhiều phương diện (cả về số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn phân định). Ví dụ: một trăm, hai,…  Hư từ Hư từ là một tập hợp không lớn về số lượng của các từ, bản chất của ý nghĩa hư từ là tính chất ngữ pháp, là phương tiện biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của bản ngữ. Hư từ có 2 loại là: từ phụ và từ nối. Tình thái từ Tình thái từ là một tập hợp rất nhỏ về mặt số lượng từ, nhưng tập hợp ấy có mặt đặc trưng riêng về bản chất ngữ pháp. Tình thái từ tuy ít về số lượng, nhưng căn cứ vào bản chất ngữ pháp có thể vạch được đối lập giữa một bên là các tiểu từ tình thái và một bên là các trợ từ. 1.2. Từ xưng hô 1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô Tiếng Việt là tiếng có từ xưng hô rất phong phú và đa dạng, có thể dùng nhiều cách khác nhau để xưng gọi. Do đó, cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ xưng hô trong tiếng Việt. Tác giả Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ dụng học, đã đưa ra khái niệm “Xưng hô là hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn với người nói, người tiếp thoại. Xưng hô thể hiện vai giao tiếp” [3;tr.264]. Trong Đại từ điển tiếng Việt thì lại đưa ra một định nghĩa khác về từ xưng hô là “Tự xưng mình và gọi người khác trong giao tiếp hoặc trong thực từ” [22;tr.1880]. Còn ở Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Tự xưng và gọi người khác là ai đó với nhau nhằm làm rõ mối quan hệ giữa hai bên” [18;tr.1872] Từ những định nghĩa trên, cho ta thấy có rất nhiều cách nói khác nhau cũng như khái niệm khác nhau về từ xưng hô. Tùy thuộc vào sự tiếp nhận của mỗi người mà có cách hiểu khác nhau về từ xưng hô. Còn trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Nở định nghĩa từ xưng hô như sau: “Từ xưng hô là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp.” [13;tr.49] Để thực hiện hành động xưng hô thì người nói cần có một phương tiện biểu đạt mà phương tiện đó chính là từ xưng hô. Thế nhưng khác với định nghĩa về xưng hô, định nghĩa về từ xưng hô ít được đề cặp đến. Nhìn chung, từ xưng hô là những từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp. 1.2.2. Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt Từ xưng hô là một bộ phận trong hệ thống từ loại tiếng Việt nên chúng ta có thể phân chia từ xưng hô theo từ loại. Do tính chất đặc thù của từng loại phân môn khác nhau nên các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã có những nghiên cứu về các loại từ xưng hô trong tiếng Việt ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. 1.2.2.1. Các đại từ xưng hô Đại từ xưng hô dùng để thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp. Đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa của đại từ. Vì vậy, đại từ xưng hô có thể dùng ở một ngôi xác định hay ở nhiều ngôi khác nhau đều được. Theo quan điểm Ngữ pháp học truyền thống thì thường đồng nhất từ xưng hô với đại từ xưng hô. Các tác giả nghiên cứu về Ngữ pháp học cho rằng có thể chia từ xưng hô thành lớp: Lớp đại từ xưng hô chuyên dụng và lớp đại từ xưng hô lâm thời.  Lớp 1 Lớp đại từ xưng hô chuyên dụng là các đại từ xưng hô gốc đích thực và nó có số lượng khá ít. Các đại từ như: Tao, ta, mày, nó, hắn chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự (thân mật, suồng sã, thô tục, khinh thường). Lớp đại từ chuyên dụng có các đặc điểm sau: Những từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ là những từ chuyên dùng làm lời “xưng” cho người nói. Những từ mày, bay, cậu,…(tớ - cậu), (tao - mày) là những từ dùng cho người nghe.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất