Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng nhân sinh của minh mệnh và ý nghĩa lịch sử của nó ...

Tài liệu Tư tưởng nhân sinh của minh mệnh và ý nghĩa lịch sử của nó

.PDF
150
9
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MỆNH VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MỆNH VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn là công trình do tôi độc lập nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Lương Minh Cừ. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Người cam đoan PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................... 4 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................... 8 4.Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 9 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 9 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................ 10 7.Kết cấu của luận văn ............................................................................... 10 Chương 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MỆNH ........ 11 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX - CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH MINH MỆNH ...................................................................................................... 11 1.1.1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - cơ sở hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh. ........................................................................................................ 11 1.1.2. Điều kiện về kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh. .............. 18 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MỆNH ................................................................................. 34 1.2.1. Tư tưởng văn hóa, chính trị truyền thống Việt Nam với sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh................................................................ 34 1.2.2. Tư tưởng văn hóa, chính trị phương Đông với sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh .......................................................................... 40 1.2.3. Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Minh Mệnh và tác phẩm “ Minh Mệnh chính yếu”........................................................................................ 58 Kết luận chương 1 .................................................................................... 69 Chương 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN SINH MINH MỆNH.................................................................... 71 2.1. NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CƠ BẢN CỦA MINH MỆNH .......................................................................................... 71 2.1.1.Tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc của Minh Mệnh ........................ 71 2.1.2.Tư tưởng về đạo lý làm người và đạo đức xã hội của Minh Mệnh ..... 88 2.1.3.Tư tưởng về văn hóa, giáo dục và tôn giáo của Minh Mệnh ............ 106 2.2. GIÁ TRỊ , HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MỆNH..................................................................... 115 2.2.1.Những giá trị và hạn chế của tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh ... 115 2.2.2.Ý nghĩa lịch sử từ tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh .................... 128 Kết luận chương 2 .................................................................................. 133 KẾT LUẬN ............................................................................................ 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 139 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Mỗi triều đại chỉ xuất hiện khi nó đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử, và ngược lại sẽ mất đi khi không còn giữ được vai trò lịch sử của mình. Do đó việc nhìn nhận đánh giá về lịch sử của con người là không được chủ quan, phiến diện, nếu không sẽ mất đi tính khách quan, khoa học, tính lịch sử- cụ thể. Đây là một luận điểm có ý nghĩa định hướng cho việc tiếp cận, nghiên cứu cũng như đánh giá về tư tưởng của một thời đại nói chung, và lịch sử tư tưởng của một dân tộc, quốc gia nói riêng . Lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển, là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt. Từ thời Hùng Vương lập nước, Hai bà Trưng khởi nghĩa, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng vào năm 938 ( sau Công nguyên) cho đến cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại Mùa xuân 1975, xuyên suốt chiều dài lịch sử là những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là ý chí quật cường của tinh thần yêu nước, là khát vọng hòa bình của cả dân tộc. Có lẽ vì thế, trong dòng lịch sử thành văn của một thiên niên kỷ vừa qua, những nhà nghiên cứu sử học của chúng ta đã quan tâm chủ yếu đến lịch sử đấu tranh giữ nước, mà chưa thật sự quan tâm đúng mức đến lịch sử dựng nước, trong đó có lịch sử trị nước (quản lý đất nước) gắn liền với vai trò và đóng góp của các triều đại phong kiến Việt Nam. Qua lăng kính ấy, chúng ta nhận thấy rằng, thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một trong những thời kỳ lịch sử đã trải qua nhiều cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, đôi khi gần như trái ngược nhau. Thậm chí, triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam có hơn 80 năm giữ chủ quyền và hơn nửa thế kỷ tiếp theo là cái bóng của chế độ thuộc địa (1884-1945). Chế độ phong 2 kiến triều Nguyễn đã trở thành một trong hai đối tượng chủ yếu cần đánh đổ trong cương lĩnh chính trị của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,“phản đế - phản phong”. Như vậy, vương triều Nguyễn đã rơi vào tình trạng suy vong, khủng hoảng của chế độ phong kiến .Và, trong bối cảnh đó, giai cấp phong kiến Việt Nam đã không còn vai trò tích cực, không còn đại diện cho lợi ích của dân tộc. Việc vận dụng lý thuyết hình thái kinh tế xã hội và đấu tranh giai cấp một cách giáo điều, đã dẫn đến những hệ quả là có những quan điểm phân tích và đánh giá lịch sử còn thiếu khách quan, không phù hợp với thực tế lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, và đặc biệt là tư duy của công cuộc đổi mới đã đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn công bằng hơn và khách quan hơn về quá khứ, về triều nhà Nguyễn. Thực ra, đó là yêu cầu của sự nhìn nhận lại, đánh giá lại lịch sử của toàn bộ thế kỷ XIX. Nhà Nguyễn xuất hiện trong lịch sử, phản ánh xu thế tất yếu của lịch sử dân tộc Việt Nam, với những đóng góp nhất định cho đất nước mà chúng ta không thể phủ nhận. Như Giáo sư Trần Quốc Vượng đã đưa ra một nhận định đầy công tâm và rất chính xác: “Có thời Nguyễn, chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay ”. Lịch sử Việt Nam cận đại, với một vài ông vua cuối triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm để đất nước rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp, cuối thế kỷ XIX. Sau Hiệp ước Patenôtre 1884, nhà Nguyễn chỉ còn là chế độ bù nhìn gắn với chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Theo thời gian lịch sử, những định kiến về triều đại nhà Nguyễn đã dần dần được thay đổi theo hướng đánh giá công, tội một cách chính xác, công bằng hơn. Chúng ta nhìn nhận lại triều Nguyễn với những câu hỏi vừa mang tính gợi mở, vừa đánh giá như : Phải chăng triều Nguyễn cũng góp phần quan trọng hoàn thành sự nghiệp thống nhất lãnh thổ và xây dựng một thiết chế quản lý thống nhất của một quốc gia thời cận đại ? Phải chăng 3 triều Nguyễn cho đến khi mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp, chỉ là một chế độ phong kiến bị khủng hoảng và trên đà suy vong như nhiều nhận định? Trên con đường phát triển đất nước, phải chăng chính sách của nhà Nguyễn luôn bế quan tỏa cảng, kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp, bảo thủ chống lại các tư tưởng canh tân? Đối với dân tộc, về trách nhiệm của nhà Nguyễn để mất nước hay bán nước ?...hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Trong bối cảnh cảnh ấy, sự đánh giá về các nhân vật lịch sử của nhà Nguyễn, phải chăng nên được nhìn nhận lại một cách khách quan và toàn diện hơn, mặc dù đây là vấn đề phức tạp và khá nhạy cảm. Thật vậy, trong các vị vua triều Nguyễn, vẫn có những vị vua anh minh, tài trí, đề ra được những cải cách tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nổi bật trong thời kỳ nhà Nguyễn độc lập, phải kể đến vua Minh Mệnh (1791-1841). Minh Mệnh là vị vua đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử triều Nguyễn. Ông rất mực gương mẫu, luôn chăm lo cho dân cho nước, lời nói đi đôi với việc làm, đặc biệt ông có những cải cách tiến bộ, thúc đẩy sự hưng thịnh của nước nhà. Ẩn chứa trong mỗi lời nói, và hành động của Minh Mệnh, chúng ta thấy tỏa sáng một triết lí sống, triết lí nhân sinh sâu sắc. Chính triết lí nhân sinh của Minh Mệnh đã góp phần kế tục và xây dựng nên bản sắc văn hóa của người Việt Nam, một hình thái tư tưởng rất đặc sắc của dân tộc. Hơn nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Cùng với việc lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của xã hội, chúng ta cần phải nghiên cứu và kế thừa những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc trên tất cả các mặt về chính trị, tư tưởng, đạo đức, triết học v.v. phải chú trọng nghiên cứu những tinh hoa trí tuệ của đất nước đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc ( trong đó có triều Nguyễn ) để rút ra những bài học ý nghĩa cho hiện tại. 4 Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh trong dòng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam, sẽ góp phần tìm hiểu, chọn lọc kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, phục vụ yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. Đồng thời, từ góc độ tiếp cận lịch sử tư tưởng, nghiên cứu về tư tưởng nhân sinh Minh Mệnh, sẽ góp phần về một cách nhìn toàn diện, khách quan về triều Nguyễn nói chung, và về vị trí, vai trò của Minh Mệnh - vị vua thứ hai của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc nói riêng. Để từ đó, trong một chừng mực nhất định, có thể rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng và góp phần cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, theo định hướng dân giàu nước mạnh. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh và ý nghĩa lịch sử của nó” làm luận văn Thạc sĩ triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết gián tiếp hay trực tiếp viết về Minh Mệnh thông qua việc đề cập đến những vấn đề kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa xã hội, tôn giáo ... của nhà Nguyễn dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình đó tập trung lại có thể đi theo những hướng nghiên cứu chính như sau: Hướng thứ nhất, đó là những công trình khoa học nghiên cứu về Minh Mệnh qua tiến trình lịch sử, nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng triều Nguyễn giai đoạn độc lập. Trước hết, đó là các bộ sử lớn được biên soạn dưới triều Nguyễn như: Minh Mệnh chính yếu gồm 3 tập (Nxb. Thuận Hóa, Huế); Đại Nam thực lục gồm 10 tập (Nxb. Giáo dục); Chân dung các vua Nguyễn, tập 1 của tác giả Đỗ Bang (Nxb. Thuận Hóa); Mười ba đời vua nhà Nguyễn của Trần Quỳnh Cư – Trần Việt Quỳnh (Nxb. Thuận Hóa); Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1 (Nxb. Giáo dục) do Trương Hữu Quýnh (chủ biên); hay công trình nghiên cứu Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 (Nxb. Giáo dục) do Đinh Xuân Lâm (chủ biên); v.v. Các công trình nghiên cứu trên 5 đã tái hiện lại những biến cố lịch sử cũng như các nhân vật lịch sử có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhà Nguyễn nói chung và Minh Mệnh nói riêng. Trong đó bộ Minh Mệnh chính yếu đã cung cấp một phần rất lớn cho việc tìm hiểu tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh qua lời nói và việc làm của ông được ghi chép lại trong tài liệu. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về những lĩnh vực khác nhau trong xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn, cũng đã góp phần làm phong phú cho việc nghiên cứu về tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh như Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của 2 tác giả Trương Hữu Quýnh – Đỗ Bang (Nxb Thuận Hóa); Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn của Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (Nxb. Thuận Hóa); Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của Nguyễn Thế Anh (Nxb. Lửa Thiêng); Việt Nam thế kỷ XIX (18721884) của Nguyễn Phan Quang (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh); v.v. Các tác phẩm này đã phân tích sâu sắc các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội dưới triều Nguyễn, làm nổi bật cơ sở hiện thực trên đó tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh hình thành và phát triển. Hướng thứ hai, là các công trình khoa học nghiên cứu ở góc độ, chính trị, văn hóa, tôn giáo dưới triều Nguyễn. Có thể kể đến các công trình: Thể chế chính trị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám dưới góc nhìn hiện đại của TS Lưu Văn An (Nxb. Chính trị quốc gia); Phan Đăng Thanh ( chủ biên), Vấn đề quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam, tập 2 (Nxb. Chính trị quốc gia); Phạm Đức Thành Dũng, Vĩnh Cao (2000), Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn (Nxb. Thuận Hóa); Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 của Lê Thị Thanh Hòa ( Nxb. Khoa học xã hội); Đỗ Bang (chủ biên), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802 – 1884), Nxb. Thuận Hóa; Đỗ Bang, Triều Nguyễn: thiết chế 6 tập quyền và các chế tài điều tiết cực quyền, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1,2 năm 2007; … . Các tác giả đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về thể chế chính trị triều Nguyễn nói chung và của Minh Mệnh nói riêng, với cả những mặt tích cực và hạn chế của nó. Bên cạnh đó, chính sách của Minh Mệnh về Kitô giáo cũng dành được sự quan tâm của nhà nhà khoa học như Nguyễn Quang Hưng với công trình Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (18021884), (Nxb. Tôn giáo); Nguyễn Quang Hưng, Những lý do văn hoá – chính trị và tôn giáo trong chính sách cấm đạo của Minh Mệnh, tạp chí Triết học số 7, năm 2004; hay của tác giả Đỗ Bang, Về chính sách tôn giáo của triều Nguyễn – những kinh nghiệm lịch sử, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6, năm 2007.v.v. Các tác giả đã phân tích chính sách của triều Nguyễn, mà đặc biệt là của vua Minh Mệnh, với đạo Kitô và chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chính sách cấm đạo gay gắt của Minh Mệnh và những hệ quả mà các chính sách ấy mang lại. Các vấn đề về văn hóa, xã hội khác cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như Nguyễn Phong Nam (chủ biên), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn (Nxb. Giáo dục); Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, tập 3 (Nxb. Giáo dục); Đàm Thị Uyên, Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam ( thế kỷ XI- đến giữa thế kỷ XIX (Nxb.Văn hóa dân tộc);… Các tác giả đã có những nhận định, đánh giá về cả giá trị và hạn chế trong các chính sách phát triển đất nước của triều Nguyễn, của Minh Mệnh. Hướng thứ 3, các công trình nghiên cứu ở góc độ lịch sử tư tưởng như: Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh của PGS Nguyễn Hoài Văn, (Nxb. Chính trị quốc gia); Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên) , Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội); Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các tác giả đã phân tích những tư tưởng chủ yếu của triều Nguyễn mà nổi bật là của Minh 7 Mệnh, với những nhận định rất khoa học. Bên cạnh đó, tư tưởng canh tân dưới triều Nguyễn cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Lê Thị Lan, Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Nxb. Khoa học xã hội); Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn của Đỗ Bang và nhiều tác giả khác (Nxb. Thuận Hóa); v.v. Các tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản của các nhà cải cách, và chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến thất bại của tư tưởng cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX. Ngoài ra, còn có các tác phẩm đề cập khá toàn diện về tư tưởng của Minh Mệnh, trong dòng tư tưởng triều Nguyễn và rút ra những đánh giá về vị trí, vai trò của hệ tư tưởng thời kỳ này như : Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (Nxb. Khoa học Xã hội); Lê Sỹ Thắng (chủ biên), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2 (Nxb. Chính trị quốc gia). Như vậy, các công trình nêu trên đã mang lại một cái nhìn tổng quát về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX, cũng như những khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của triều Nguyễn, để từ đó có thể tìm hiểu tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh với những mặt tích cực và hạn chế của nó. Đây là nguồn tư liệu quý giá đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Ngoài ra, từ những năm 90 trở lại đây, đã có nhiều cuộc hội thảo ở nhiều cấp khác nhau về triều Nguyễn, đáng chú ý là Hội thảo khoa học cấp quốc gia năm 2008 với chủ để “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”. Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng có những vấn đề quan trọng đã được sự thống nhất cao của các nhà khoa học, trong việc đánh giá chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Thứ nhất, các chúa Nguyễn đã có công mở mang bờ cõi từ bắc Phú Yên vào tận đồng bằng sông Cửu Long; đưa nền kinh tế miền Nam từ hoang sơ phát triển rất nhanh, không chỉ kịp mà còn vượt Đàng Ngoài. Thứ hai, dù Tây Sơn đã chấm dứt việc chia cắt đất nước, nhưng chính Nguyễn Ánh mới là người thống nhất Việt Nam thật sự, trên một lãnh 8 thổ gần như tương đương nước Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo, kể cả Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời quản lý chính quyền rất chặt chẽ. Thứ ba, triều Nguyễn đã để lại một di sản văn hóa lớn, ba di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa thế giới: kinh thành Huế, Hội An, nhã nhạc cung đình Huế; và Mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận. Như vậy, nhìn chung cho đến nay,vẫn chưa có một công trình nào mang tính chuyên biệt và tập trung nghiên cứu làm rõ Tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh và ý nghĩa lịch sử của nó. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu từ những người đi trước, tác giả cố gắng trình bày một cách hệ thống hơn về nội dung tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh thông qua bộ Minh Mệnh chính yếu, góp phần làm phong phú hơn những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc đồng thời rút ra những bài học lịch sử hơn trong việc xây dựng xã hội mới hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Luận văn tập trung phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân sinh Minh Mệnh, trên cơ sở đó đánh giá và rút ra những giá trị và bài học lịch sử đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Thứ nhất, trình bày và phân tích cơ sở kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh; - Thứ hai, phân tích làm rõ những nội dung tư tưởng nhân sinh cơ bản của Minh Mệnh, trên cơ sở đó rút ra những giá trị, ý nghĩa và những bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 9 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh qua tác phẩm Minh Mệnh chính yếu trên một số phương diện chủ yếu, trong thời gian ông trị vì đất nước (1820-1841). Từ tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh rút ra những ý nghĩa lịch sử cho việc xây dựng và phát triển ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận văn, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh. Đồng thời trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả còn kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như : phương pháp hệ thống - cấu trúc; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp so sánh, phương pháp logic - lịch sử; phương pháp diễn dịch và quy nạp và phương pháp tiếp cận của luận văn dưới góc độ triết học lịch sử, triết học chính trị, triết học văn hóa. Về tư liệu lịch sử, tác giả sử dụng bộ Minh Mệnh chính yếu, gồm 3 tập của Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1994 làm tư liệu gốc để thực hiện nghiên cứu luận văn. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nhiều tài liệu khác, Văn kiện và Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng để định hướng, và tham khảo thực hiện luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân sinh Minh Mệnh; trên cơ sở đó rút ra giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn 10 Những ý nghĩa lịch sử rút ra từ nội dung cơ bản của tư tưởng nhân sinh Minh Mệnh là những tài liệu bổ ích cho việc đánh giá khách quan hơn về Minh Mệnh, cũng như triều Nguyễn; để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập môn Lịch sử tư tưởng Việt Nam và các chuyên ngành triết học xã hội khác có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Để thực hiện được mục đích, yêu cầu và các nhiệm vụ của đề tài đã được xác định, kết cấu của luận văn bao gồm, ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung chủ yếu của luận văn được thiết kế thành 2 chương, 4 tiết, 10 tiểu tiết. 11 Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ- XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MỆNH Bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, một nhà tư tưởng nào cũng gắn kết chặt chẽ với điều kiện lịch sử xã hội mà họ được sinh ra, và phát triển tư tưởng của họ. Đó là sự kết tinh của tinh hoa đất nước, của dân tộc, của cả thời đại và dĩ nhiên là, mang dấu ấn của thời đại. Như C.Mác đã nói : “ Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học ” [11,tr.156 ]. Do đó khi nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh, chúng ta cần thiết làm rõ điều kiện lịch sử -xã hội và những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng nhân sinh của ông. 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ- XÃ HỘI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX - CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MỆNH. 1.1.1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - cơ sở hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh. Hoàn cảnh lịch sử xã hội bao giờ cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nên hệ thống tư tưởng của một thời đại, của những nhà tư tưởng khác nhau.Vì vậy, để đánh giá tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh, trước hết, chúng ta cần phải tổng quan về sự hình thành triều đại nhà Nguyễn với những gam màu sáng tối của nền kinh tế, chính trị xã hội cũng như nền văn hóa đầu triều Nguyễn. Như một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Thanh Hóa là nơi phát tích của những dòng họ vua chúa nổi tiếng trong thời kỳ lịch sử trung, cận đại Việt 12 Nam, như vua Lê, chúa Trịnh, vua chúa nhà Nguyễn. Nhưng vì tranh bá đồ vương, các dòng họ này bao phen gây ra sóng gió, dẫn đến sự phân cực quyền lực trên chính trường đầy rối ren giữa các dòng họ Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn. Và chiến lược vạch đường của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “ Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” đã đưa Đoan Quận công Nguyễn Hoàng, vào trấn thủ xứ Thuận Hóa năm 1558, rồi kiêm nhiệm xứ Quảng Nam năm 1570. Đây là những dấu mốc thời gian đáng ghi nhớ, trong quá trình hình thành và phát triển của lãnh thổ Đàng Trong. Bằng chính sách mềm dẻo và chiến lược khôn khéo được lòng dân, chúa Tiên Nguyễn Hoàng và các thế hệ chúa Nguyễn kế vị ông, đã tiếp tục thực hiện cuộc Nam tiến của dân tộc khởi đầu từ thời Lý, trải qua các triều đại nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, và cơ bản hoàn thành sứ mạng lịch sử cao cả này, để mở ra một đất nước Đại Việt tương đối hoàn chỉnh vào giữa thế kỷ XVIII sau này. Tất nhiên lúc bấy giờ sông Gianh vẫn là giới tuyến chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. Từ thế kỷ XVII đến thế kỉ XVIII, Đàng Trong đã được đặt dưới sự cai quản của 9 đời chúa Nguyễn. Tuy nhiên, theo bước thăng trầm của lịch sử, ngai vàng của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đã bị lung lay ngay sau cái chết của chúa Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1765. Từ đó, Quốc phó Trương Phúc Loan, một con người vừa tham quyền vừa tham tiền, đã khuấy động cả triều đình Phú Xuân. Bằng mọi thủ đoạn gian ác, ông đưa hoàng tử thứ 16 của vị chúa thứ 8 là Nguyễn Phúc Thuần mới 11 tuổi, còn trẻ dại, lên nối ngôi để lợi dụng. Sự lộng quyền của Trương Phúc Loan đã làm mất lòng dân, vì vậy đã làm cho bộ máy cai trị của nhà Nguyễn yếu kém dần, lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đó là lý do khiến ba anh em nhà Tây Sơn nổi dậy ở Quy Nhơn vào năm 1771, chống lại chính quyền sở tại và mở rộng ảnh hưởng ra các địa phương lân cận. Với chiêu bài chính trị, “phù Nguyễn diệt Trương”, phong trào khởi 13 nghĩa này nhắm đến mục tiêu trước mắt, là mang lại sự công bằng và no ấm cho người nghèo trong xã hội. Trước biến động chính trị ấy, chúa Trịnh Sâm ở Đàng Ngoài, vận dụng sách lược “đục nước béo cò”, kéo hàng vạn quân vượt sông Gianh vào Phú Xuân, lấy cớ diệt trừ Trương Phúc Loan và xin mượn đường đi thẳng qua bên kia đèo Hải Vân để tiêu diệt “loạn” Tây Sơn cho nhà Nguyễn. Tất nhiên, triều đình Phú Xuân thừa biết âm mưu lợi dụng cơ hội ấy, cho nên bố trí một phòng tuyến để đối phó. Nhưng vì lực lượng quá yếu nên kinh thành Phú Xuân thất thủ, chúa tôi họ Nguyễn đã phải xuống thuyền di tản vào Nam để lánh nạn, chờ dịp khôi phục cơ đồ. Sau khi làm chủ vùng đất Thuận Hóa vào năm 1775, quân Trịnh vượt qua đèo Hải Vân và tạo ra một liên minh bất đắc dĩ với lực lượng Tây Sơn để tìm cách tiêu diệt hẳn triều đình lưu vong của chúa Nguyễn Phúc Thuần ở tận trong Nam. Chiếm cứ Quảng Nam trong một thời gian ngắn, quân Trịnh rút về Thuận Hóa. Dù liên minh vừa nói bị đổ vỡ, nhưng quân Trịnh vẫn làm chủ được vùng Thuận Hóa - Phú Xuân cho đến năm 1786. Đây là thời điểm phong trào Tây Sơn đã lớn mạnh. Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc, cử bào đệ là Nguyễn Huệ kéo quân từ Qui Nhơn ra đánh chiếm Phú Xuân. Quân Trịnh đại bại, chỉ còn lại một ít tàn binh chạy trốn ra Bắc. Thuận Hóa - Phú Xuân lại thêm một lần đổi chủ. Sẵn đà chiến thắng, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến quân ra Bắc với ngọn cờ “diệt Trịnh, phù Lê”. Thành công theo dự kiến, ông đã tiến thêm một bước trong việc xóa bỏ ranh giới sông Gianh từng chia cắt đất nước ra làm hai miền từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Nguyễn Nhạc phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, đóng bản doanh tại Phú Xuân để canh giữ địa bàn từ Thuận Hóa trở ra. Năm 1788, để duy trì ngai vàng của mình, nhà Lê cầu viện Trung Hoa, và Tôn Sĩ Nghị đã kéo 29 vạn quân Thanh sang Thăng Long chuẩn bị loại bỏ 14 nhà Tây Sơn. Đứng trước tình hình “dầu sôi lửa bỏng” ấy, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Trung, mở cuộc Bắc phạt, và với chiến thuật thần tốc, chỉ sau 5 tuần lễ, đã đánh tan quân Thanh ở Thăng Long, vào đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789). Tuy nhiên, vua Quang Trung trị vì không lâu thì lâm trọng bệnh, và qua đời lúc mới 40 tuổi, vào năm 1792. Sự chia rẽ trong gia đình nhà Tây Sơn vốn manh nha từ trước, nay có dịp bộc lộ rõ hơn, sự kế vị của vua Cảnh Thịnh lúc 10 tuổi, và sự mâu thuẫn giữa một số quan tướng đương thời, đã gây ra tình trạng nội bộ lủng củng, ngay cả tại triều đình Phú Xuân. Tình trạng này làm cho nhà Tây Sơn ngày càng suy yếu. Đây là cơ hội để cho lực lượng lưu vong của hậu duệ các chúa Nguyễn từ trong Nam tiến dần ra khôi phục cơ đồ. Trở lại với diễn biến lịch sử vào đầu năm 1775, tại Thuận Hóa khi quân Trịnh vào đánh chiếm xứ này, trong nhóm người thuộc triều đình chúa Nguyễn phải bỏ thành Phú Xuân đi tị nạn vào thời điểm ấy, có một cậu bé mới 13 tuổi tên là Nguyễn Phúc Ánh (sinh năm 1762), là con của cố thế tử Nguyễn Phúc Côn (còn đọc là Luân: 1733-1765) và là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát; tuy còn trẻ tuổi, nhưng trên quá trình sống lưu vong, đã nuôi dưỡng ý chí “khắc phục cựu kinh” của tổ tiên mình một cách bền bỉ. Mười năm sau đó, đoàn người lưu vong theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào tá túc trong một thời gian ngắn ở Quảng Nam, rồi vượt biển vào Gia Định năm 1776. Tại đây, họ đã tập hợp được một lực lượng trung thành với các chúa Nguyễn đi theo phò tá, trong đó có Mạc Thiên Tứ, Đỗ Thanh Nhân ... Bấy giờ, chúa Nguyễn Phúc Thuần giao cho Nguyễn Phúc Ánh giữ chức Chưởng sứ, thường cùng ông bàn tính việc quân. Nhưng, năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân từ Qui Nhơn vào đánh Gia Định, chúa tôi nhà Nguyễn phải chạy xuống Định Tường, Cần Thơ, rồi Long Xuyên. Quân Tây Sơn đuổi theo, bắt được chúa và đoàn tuỳ tùng, họ đều bị giết, chỉ trừ Nguyễn Phúc Ánh là 15 người đã kịp rời đất liền ra trốn tránh ở đảo Thổ Châu. Sau đó, ông trở về Long Xuyên tụ tập được một số người thân tín và tái khởi binh đánh chiếm lại Sài Gòn. Năm 1778, ông được các tướng tá dưới trướng tôn lên làm Đại nguyên soái quyền coi việc nước. Hai năm sau, ông được tôn lên ngôi vương. Trong thời gian đó, khi thắng, khi bại, khi chơi vơi trên mặt biển, khi lưu lạc đất người, ông không bao giờ nản chí, luôn luôn theo đuổi nghĩa lớn, và nhờ đó, cuối cùng gây dựng được cơ đồ cũ, thống nhất được giang sơn. Suốt 24 năm trời, nghĩa là từ 1778 đến 1802, Nguyễn Ánh đã liên tiếp chống lại Tây Sơn. Đến năm 1802, triều đại Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn. Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long, cai trị trên một lãnh thổ rộng lớn hơn bao giờ hết so với trước đây, và lãnh thổ này, chính ông đã đặt tên Việt Nam. Gia Long là người đã đặt nền tảng cơ bản xây dựng triều đại phong kiến nhà Nguyễn và sau khi qua đời, ông nhường ngôi cho người con thứ tư của mình là Minh Mệnh – vị vua thứ hai của triều Nguyễn để kế tục sự nghiệp xây dựng cơ đồ. Vương triều Nguyễn trong thời gian tồn tại độc lập, từ khi thành lập cho đến khi bị thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có nhiều cống hiến tích cực trên nhiều phương diện. Nước Việt Nam với quốc hiệu đặt năm 1804, và Đại Nam năm 1838, là một quốc gia thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện nay gắn với sự phát triển của các đời vua Gia Long (1802-1820), Minh Mệnh (1820-1841) và Thiệu Trị (1841-1847), tức khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, thời thịnh đạt nhất là dưới triều vua Minh Mệnh. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đang trong cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt. Triều Nguyễn được thiết lập nhằm giải quyết những vấn đề mà lịch sử đặt ra. Để xây dựng thiết chế tập quyền trong hoàn cảnh đất nước thống nhất trên một lãnh thổ rộng lớn, triều Nguyễn mà đặc biệt là Minh Mệnh, kế thừa một nền quân chủ từ thời Lý Trần, nhưng trực tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan