Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng v...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng vào việc giảng dạy lý luận chính trị ở việt nam hiện nay

.PDF
176
32
79

Mô tả:

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ CNXH Chủ nghĩa xã hội CB, ĐV Cán bộ, đảng viên CNTB Chủ nghĩa tư bản CNCS Chủ nghĩa cộng sản GDLLCT Giảng dạy lý luận chính trị LLCT Lý luận chính trị Nxb Nhà xuất bản TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................................8 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ....................................................................................8 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan về thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở Việt Nam ..........................................................................................................15 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.......................................................................................................20 1.4. Đánh giá về các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu ...............................................................................................................24 Chương 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................................................ 27 2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ........................................................................................................................... 27 2.1.1. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 27 2.1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 34 2.1.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh ........................................................................... 39 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ...47 2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận ........................................................................ 47 2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực tiễn ..................................................................... 49 2.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn ....................... 52 2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị .................................................................................................61 2.3.1. Khái niệm lý luận chính trị, giảng dạy lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh ............................................................................................................................... 61 2.3.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị .............................................................................................. 68 Chương 3. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 89 3.1. Những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn giảng dạy lý luận chính trị tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................................89 3.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 89 3.1.2. Những nhân tố tác động đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 92 3.1.3. Những yêu cầu cần đạt được trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ........................ 105 3.2. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay..........................................................................................................................112 3.2.1. Những thành tựu đạt được trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị và nguyên nhân của nó ........................................................................................................................... 112 3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GDLLCT tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................................ 117 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................130 4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức .........................................................................130 4.1.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp uỷ, tổ chức đảng .............................. 130 4.1.2. Tăng cường sự quan tâm, vai trò lãnh đạo của nhà trường, khoa, bộ môn ........ 133 4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện`............................................................135 4.2.1. Giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ......................... 135 4.2.2. Giải pháp đổi mới nội dung, chương trình ......................................................... 140 4.2.3. Giải pháp về đổi mới phương pháp giảng dạy ................................................... 145 4.3. Nhóm giải pháp về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá ...............................153 4.3.1. Giải pháp đổi mới công tác quản lý học viên ..................................................... 153 4.3.2. Giải pháp đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập ................................. 155 KẾT LUẬN ...............................................................................................................159 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................162 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Lý luận hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn, là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn. Khi lý luận hình thành, nó lại hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn, vạch ra phương hướng, phương pháp giúp hoạt động thực tiễn đi tới thành công. V.I. Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng” [60, tr.30]. Vì vậy, trong mọi hoạt động của con người cần thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Một mặt, phải vận dụng sáng tạo lý luận để chỉ đạo thực tiễn, mặt khác, phải biết phân tích, tổng kết thực tiễn để khái quát thành lý luận. Không vận dụng đúng đắn mối quan hệ này thì hoạt động của con người không thể có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã nhận định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [81, tr.95]. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là hình mẫu chuẩn mực về sự thống nhất giữa nói và làm, giữa lý thuyết và thực hành, giữa nhận thức và hành động, giữa lý luận và thực tiễn. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cũng chính từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người đã đúc kết thành một hệ thống lý luận, soi đường cho con đường phát triển của dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, làm phong phú và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận khoa học và toàn diện, gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam, thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Dù trên bất kỳ lĩnh vực nào, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn thể hiện sâu 1 sắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng hệ thống tư tưởng của Người là yêu cầu tất yếu của Đảng và mỗi CB, ĐV. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác GDLLCT, nhằm xác lập thế giới quan khoa học trên cơ sở, lập trường của giai cấp công nhân, cốt lõi là chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [72, tr.289]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về GDLLCT thể hiện sâu sắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Về mục tiêu giáo dục, ngay từ năm 1949, Hồ Chí Minh đã viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích, thì phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” [76, tr.208]. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với triết lý của UNESCO. Năm 1996, dựa trên Báo cáo của Hội đồng Delos, UNESCO đã khuyến nghị giáo dục toàn thế giới trong thế kỷ XXI với các mục tiêu: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để làm người” (Learning to know, learning to work, learning to live together and learning to be). Theo Hồ Chí Minh, mục đích của việc GDLLCT nhằm giúp CB, ĐV nâng cao nhận thức về LLCT, sửa chữa tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cách mạng, và cuối cùng “chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế” [81, tr.95], nâng cao năng lực, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, không phải để “lòe người ta” [77, tr.120] hay đem ra “mặc cả với Đảng” [71, tr.95]. Hồ Chí Minh yêu cầu nội dung GDLLCT phải toàn diện về tri thức LLCT và những kinh nghiệm thực tiễn hoạt động chính trị. Về phương pháp GDLLCT, Hồ Chí Minh phê phán phương pháp dạy “nhồi sọ”, thực hiện phương châm lý luận gắn với thực tế: “Chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Nhưng đối với việc thực tế, tuyên truyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thôi. Thế là lý luận suông, vô ích” [75, tr.311]. 2 Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả GDLLCT. Do đó, giảng viên GDLLCT phải được tuyển chọn cẩn thận, phải là người thực sự mẫu mực về mọi mặt, bản lĩnh chính trị vững vàng, sâu sắc lý luận, kiến thức thực tiễn phong phú. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xem công tác GDLLCT là nhiệm vụ cơ bản trong công tác tư tưởng. Tuy nhiên, thực tiễn thường xuyên biến đổi, lý luận lại có khuynh hướng tương đối ổn định, thường phát triển không theo kịp thực tiễn. Hiện nay, bối cảnh thế giới và trong nước có những thay đổi nhanh chóng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Công tác GDLLCT ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là công tác GDLLCT: mang tính hình thức, bệnh thành tích, giáo điều, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, chưa gắn lý luận với tổng kết thực tiễn…Trong Nghị quyết số 32-NQ/TW (ngày 26 tháng 5 năm 2014) của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đảng ta nhận định rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT còn những hạn chế nhất định: “Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý. Phương pháp giảng dạy, học tập chậm được đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên...” [136]. Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục xuyên tạc lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta, đặc biệt là chúng tăng cường “diễn biến hoà bình”, làm cho một bộ phận CB, ĐV “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, biểu hiện ở cả trong nhận thức, niềm tin và hành động. Đó là sự suy giảm về tư tưởng chính trị, ngày càng xa rời mục tiêu CNXH, lý tưởng cách mạng. Nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ đưa đến hậu quả khó lường. Vì vậy, công tác GDLLCT có hiệu quả sẽ trang bị cho CB, ĐV cơ sở lý luận khoa học, củng cố và tăng cường lòng tin vào sự nghiệp cách 3 mạng, khắc phục thái độ vô cảm, tình trạng mơ hồ, thiếu sâu sắc, thiếu chính kiến, giúp họ có đủ trình độ đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động, thù địch. Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng vào việc giảng dạy lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay” góp phần nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị, năng lực công tác của CB, ĐV, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng trên trong GDLLCT, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng GDLLCT tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án xác định và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, thu thập, hệ thống hoá các công trình khoa học liên quan đến đề tài; phân tích, đánh giá những công trình này theo những nội dung cụ thể của đề tài, kế thừa những quan điểm hợp lý, phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. Thứ hai, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong GDLLCT. Thứ ba, phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GDLLCT tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDLLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng tư tưởng này trong việc GDLLCT tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhất là trong GDLLCT. Sự vận dụng tư tưởng này trong việc GDLLCT tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác GDLLCT ở Việt Nam. Đồng thời luận án còn kế thừa một số thành tựu của các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: - Phương pháp logic – lịch sử: Đây là phương pháp chủ yếu trong luận án. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn gắn với bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và thế giới vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ thực tiễn của những phong trào cách mạng ở nước ta, từ sự khảo nghiệm các phong trào cách mạng tư sản, Hồ Chí Minh đã đó nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, định hướng cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế vận động của dân tộc và thời đại. Khi phân 5 tích, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đó là kết quả của quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn gắn nhất là trong GDLLCT, luôn gắn với nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ, để giúp CB, ĐV giải quyết tốt những nhiệm vụ của cách mạng đặt ra. Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhất là trong GDLLCT, luận án tiếp tục làm rõ sự vận dụng tư tưởng này vào việc GDLLCT tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDLLCT. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng vào quá trình tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến lý luận về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, khi đánh giá về thực trạng GDLLCT tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp này còn được sử dụng khi vận dụng, kế thừa các ý kiến và những nhận xét, đánh giá của các nhà khoa học nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, các giảng viên làm công tác nghiên cứu và GDLLCT. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng khi phân tích và chứng minh sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của triết học Mác – Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận, thực tiễn và mối quan hệ của chúng, về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GDLLCT. Các phương pháp trên được chúng tôi sử dụng lồng ghép với nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ luận án đã đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án phân tích, khái quát và hệ thống hoá nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhất là trong GDLLCT. - Luận án làm rõ thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GDLLCT tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay. 6 - Luận án xây dựng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng GDLLCT theo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn tại các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt khoa học, luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhất là trong GDLLCT. Đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng này trong GDLLCT tại các trường chính trị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDLLCT tại các trường chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. - Về mặt thực tiễn, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu khoa học, có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy, học tập LLCT. Đồng thời, luận án có thể sử dụng như nguồn tư liệu trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng GDLLCT ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 7 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng ta đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh được các nhà khoa học nghiên cứu một cách công phu, có hệ thống trên nhiều lĩnh vực như: triết học, chính trị, văn hoá, đạo đức, giáo dục, ngoại giao... Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có các công trình tiêu biểu như sau: Giáo sư Trần Văn Giàu đã dày công nghiên cứu sự phát triển của tư tưởng Việt Nam (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1996), với ba tập gồm: tập 1, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử; tập 2, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử; tập 3, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám: Thành công của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là công trình nghiên cứu công phu về sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám. Từ việc phân tích bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, tác giả đã chứng minh rằng, hệ tư tưởng phong kiến thất bại trước nhiệm vụ lịch sử là tất yếu. Tư tưởng phong kiến đã rất lạc hậu so với thời đại. Hệ tư tưởng tư sản cũng trở nên bất lực trước yêu cầu mới của lịch sử, đã không thể dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi đến mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho cách mạng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của công trình này đã chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời là để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng 8 Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quí để chúng tôi tham khảo, kế thừa. Điều đó cho thấy, cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là từ bối cảnh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, từ những trải nghiệm trong quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tác giả Trương Văn Chung và Doãn Chính (chủ biên): Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005). Đây là công trình tập trung phân tích bối cảnh lịch sử, các điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ đó, các tác giả đã đi đến lý giải một cách rõ ràng nhất những chuyển biến tư tưởng có ý nghĩa canh tân, thúc đẩy lịch sử và cả những hạn chế của lịch sử các phong trào yêu nước như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, vận động Duy Tân, Việt Nam Quang phục Hội… Đặc biệt, các tác giả đã chứng minh: Trên cơ sở nắm vững xu thế thời đại, vượt qua tầm nhìn hạn chế và từ những bài học thất bại của các bậc tiền bối yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường đúng đắn, phù hợp cho dân tộc Việt Nam, đưa cách mạng nước ta giành thắng lợi. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh hoa văn hoá nhân loại, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện Việt Nam là cơ sở quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tài liệu có giá trị, chúng tôi sẽ kế thừa trong quá trình phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tác giả Phạm Ngọc Anh (chủ biên): Triết lý phát triển Hồ Chí Minh – giá trị lý luận và thực tiễn (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009). Các tác giả đã phân tích nguồn gốc hình thành triết lý phát triển Hồ Chí Minh, một trong những nguồn gốc quan trọng là giá trị hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Về nội dung của triết lý phát triển Hồ Chí Minh, cuốn sách tập trung phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và con đường phát triển của xã hội Việt Nam; về mô thức phát triển đất nước trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh; về động lực và các nguồn lực phát triển dân tộc theo triết lý phát triển 9 Hồ Chí Minh… Kết quả nghiên cứu của công trình cho chúng ta thấy rằng: cơ sở quan trọng hình thành triết lý Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nói riêng từ chính quá trình trải nghiệm thực tiễn, từ nhân tố chủ quan của bản thân Hồ Chí Minh: với phong cách tư duy khoa học và cách mạng; độc lập, tự chủ, sáng tạo, đặc biệt là năng lực tổng kết thực tiễn... Tác giả Mạch Quang Thắng (chủ biên): Nhân cách Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010). Các tác giả đã chứng minh, Hồ Chí Minh có một nhân cách cao đẹp, vĩ đại, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển của nhân loại thế kỷ XX, góp phần làm phong phú thêm những giá trị chung của loài người. Qua đó, các tác giả đã làm rõ các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến sự hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách Hồ Chí Minh như: nhân tố gia đình, quê hương, nhân tố truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, nhân tố thời đại, phẩm chất cá nhân con người Hồ Chí Minh... Cùng tác giả Mạch Quang Thắng với bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh – Dòng chảy tiếp nối chủ nghĩa Mác – Lênin (Tạp chí Lý luận chính trị, số 07/2020), đã chỉ ra rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sự tiếp nối lý luận của học thuyết Mác – Lênin ở nhiều điểm. Trong đó, năm điểm chính là: Về mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc Việt Nam; đối với cách mạng giải phóng dân tộc; đối với vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền; vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền; về xây dựng CNXH. Những tư liệu này cung cấp thêm những luận cứ để chúng tôi phân tích, làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Mặc dù không có công trình nào đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhưng khi nghiên cứu tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh, các tác giả đã dành một phần để nghiên cứu vấn đề này. Tác giả Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên): Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh (Nxb Lao động, Hà Nội, 2000); Tác giả Nguyễn Đức Đạt: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); Tác giả Trần Văn Phòng và Hoàng Anh: Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh - một số vấn đề cơ bản (Nxb 10 Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2015); Tác giả Trần Nhâm: Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng thiên tài (Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2015). Các công trình trên đã tập trung nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về khái niệm lý luận, thực tiễn; mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Các tác giả cũng thống nhất quan điểm: tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là kết quả của sự nghiên cứu, tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng điểm nổi bật là những lý luận ấy được Hồ Chí Minh diễn đạt dưới hình thức đơn giản, dễ hiểu, thực tế, nhưng lại hết sức sâu sắc, tinh tế, tạo nên một hệ thống lý luận vừa khoa học, vừa thiết thực. Khi luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh về lý luận, các tác giả đều đi đến nhận định rằng, khi bàn về khái niệm lý luận, Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ quan điểm biện chứng, đặt trong mối quan hệ với thực tiễn. Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà thành, nhưng lý luận chân chính là lý luận phải được chứng minh trong thực tế. Chúng tôi tán thành với những nhận định này. Điều này thể hiện rõ nhất trong quan điểm của Hồ Chí Minh về lý luận, thể hiện trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính” [75, tr.273] và thể hiện trong Bài nói chuyện tại Trường Nguyễn Ái Quốc vào năm 1957: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [81, tr.96]. Về khái niệm thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các tác giả đã chỉ ra rằng, Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm thực tế thay cho thực tiễn. Mặc dù hai khái niệm này có nội hàm khác nhau. Thực tế rộng hơn thực tiễn. Hồ Chí Minh tiếp cận khái niệm thực tiễn đúng như quan điểm của triết học Mác – Lênin – là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Với khái niệm thực tế, được Hồ Chí Minh lý giải: “Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là 11 những vấn đề mà cách mạng đề ra cho chúng ta giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới” [81, tr.96]. Chúng tôi đồng tình với cách giải thích trong cuốn sách: Tác giả Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên): Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh (Nxb Lao động, Hà Nội, 2000): Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm thực tế hơn khái niệm thực tiễn, bởi vì phần lớn CB, ĐV ta đều xuất thân từ nông dân, trình độ học vấn nói chung còn hạn chế, lại không quen với những lý thuyết, sách vở cao xa cùng những khái niệm chuyên môn phức tạp khó hiểu. Việc dùng khái niệm thực tế chắc chắn là dễ giải thích, dễ tuyên truyền, dễ hiểu hơn là khái niệm thực tiễn – với tư cách là phạm trù triết học. Khi phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, các công trình đều đi đến nhận định: Thực tiễn là cơ sở, nền tảng để khái quát thành lý luận, kiểm nghiệm tính đúng, sai của lý luận. Khi lý luận hình thành có vai trò to lớn trong sự tác động trở lại thực tiễn. Nó soi đường, chỉ đạo thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn trở nên tự giác và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí như: Lương Gia Ban: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận (Tạp chí Triết học, số 01, 2004); Hoàng Chí Bảo: Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Tạp chí Khoa học xã hội, số 01, 2003); Bùi Đình Phong: Lý luận gắn với thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 12, năm 2003); Nguyễn Văn Thạo: Tìm hiểu về những sáng tạo lý luận của Chủ tịch Hồ Chí minh (Trang Thông tin điện tử - Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày phát hành 28/5/2020)... Nhìn chung, các công trình đã công bố nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đã làm rõ được khái niệm lý luận, thực tiễn, mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, phê phán bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều. Tuy nhiên, các công trình này chưa phân tích cơ sở 12 hình thành tư tưởng trên, chưa phân tích một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, nhất là vai trò của thực tiễn đối với lý luận. Là người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục LLCT, chủ yếu là công tác GDLLCT cho CB, ĐV. Ngay từ năm 1925, khi thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Người đã xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn tài liệu, trực tiếp lên lớp truyền đạt những vấn đề cơ bản về lý luận cho cán bộ. Chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GDLLCT. Dựa trên các công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT, chúng tôi sẽ kế thừa để phân tích, làm sáng tỏ tư tưởng trên. Tác giả Nguyễn Văn Thắng: Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quân sự, 2001). Luận án đã góp phần làm sáng tỏ thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT cho cán bộ như: tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT, về nội dung, phương châm, phương pháp huấn luyện lý luận cho cán bộ… Kết quả nghiên cứu này sẽ được chúng tôi kế thừa có chọn lọc trong quá trình phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GDLLCT. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo và ra sách kỷ yếu: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Thông qua hội thảo này, xuất phát từ quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng, lý luận đồng thời tổng kết công tác tư tưởng, lý luận trong những năm qua, các nhà nghiên cứu rất trăn trở và tâm huyết đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta. Mặc dù, các bài viết chưa đi sâu nghiêu cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong 13 GDLLCT, nhưng đây là tài liệu có ý nghĩa để chúng tôi suy ngẫm về nội dung, phương pháp GDLLCT theo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, còn có nhiều bài báo khoa học bàn về công tác GDLLCT như: Mạch Quang Thắng: Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh (Tạp chí Tuyên giáo, số 11, 2008); Nguyễn Thị Nga: Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị (Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị, số 04, 2006); Lê Trọng Ân: Tăng cường giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Tạp chí Khoa học xã hội, số 03, 2004); Lê Văn Yên: Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên (Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị, số 08, 2008); Vũ Thị Hoa: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 11, 2006); Hồ Trọng Hoài – Nguyễn Thị Hoa: Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2020); Bùi Trường Giang: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng và việc vận dụng trong tình hình hiện nay (Tạp chí Cộng sản, số 6/2020); Bùi Đình Phong: Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt, soi sáng sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc (Tạp chí Cộng sản, số 5/2020); Trần Văn Phòng: Giải phóng con người – hạt nhân triết lý nhân văn phát triển Hồ Chí Minh (Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2020); Trần Thị Minh Tuyết: Thực hành dân chủ trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh – phương hướng quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay (Tạp chí Cộng sản, số 4/2020)... Các công trình trên cho thấy, Hồ Chí Minh xem công tác giáo dục LLCT là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, Người xem việc huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Việc huấn luyện phải toàn diện cả về LLCT, kinh tế, quân sự, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ…Trong đó, Hồ Chí Minh xem việc GDLLCT là nhiệm vụ hàng đầu. Như vậy, qua các công trình đã công bố, các tác giả đã 14 trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp GDLLCT, những nguyên tắc cơ bản để xây dựng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác – Lênin phải phù hợp với đối tượng; phải gắn với thực tế; phải chú ý học tập để kế thừa những kinh nghiệm tốt trên thế giới, đồng thời phải thường xuyên tổng kết những kinh nghiệm hoạt động của Đảng ta để bổ sung vào kho tàng lý luận Mác – Lênin. Những nội dung trên chỉ được trình bày ngắn gọn, chưa làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GDLLCT. Đây là những nội dung quan trọng để chúng tôi kế thừa đồng thời phân tích sâu hơn, hệ thống hơn trong luận án của mình. 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan về thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở Việt Nam Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc, đúng đắn hơn về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào việc hoạch định các chủ trương, đường lối phát triển đất nước, từng bước khắc phục được tư duy giáo điều, máy móc. Đổi mới công tác GDLLCT trong tình hình mới là một vấn đề mang tính chiến lược, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt, vừa định hướng cho sự phát triển lâu dài của đất nước, được quan tâm trên nhiều phương diện. Tác giả Đào Duy Tùng: Một số vấn đề về công tác tư tưởng (Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1985) và Tác giả Trần Trọng Tân: Góp phần đổi mới công tác lý luận – tư tưởng (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) Giáo dục LLCT là một hoạt động cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng. Hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách, mang tính thách thức gay gắt đang đặt ra đối với công tác tư tưởng, lý luận. Hai cuốn sách của hai tác giả có nhiều năm làm công tác tuyên giáo. Hai ông Đào Duy Tùng và Trần Trọng Tân nguyên là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Hai cuốn sách tập hợp những 15 bài nghiên cứu của tác giả về công tác tư tưởng, lý luận của Đảng; những nguyên tắc cơ bản của đổi mới công tác tư tưởng, trong đó, có nhiều nội dung về giáo dục LLCT của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến của tác giả Trần Trọng Tân cho rằng: “Muốn làm tốt công tác tư tưởng, người làm công tác tư tưởng phải bám sát thực tế, bám sát cuộc sống, kịp thời phát hiện những vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống, những tâm trạng chính trị, những sự khác nhau, đối lập nhau trong quan điểm để nghiên cứu giải quyết”[102, tr.285]. Các bài viết này được tác giả viết cách đây khá lâu nhưng về nội dung tư tưởng cơ bản, về phương pháp luận vẫn có giá trị trong công tác nghiên cứu lý luận và GDLLCT hiện nay. Tác giả Đào Duy Quát (chủ biên): Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Các tác giả đã tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế về công tác tư tưởng của Đảng qua các thời kỳ, từ khi Đảng ra đời đến năm 2001. Đặc biệt, các tác giả đã đúc kết một số bài học kinh nghiệm về công tác tư tưởng. Những bài học đó thể hiện sâu sắc tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Công tác tư tưởng trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn để vận dụng sáng tạo, phục vụ cho việc xây dựng đường lối chính trị, đưa đường lối vào cuộc sống, thực hiện nhiệm vụ chính trị mỗi thời kỳ cách mạng. Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức, với phong trào cách mạng của quần chúng, nói đi đôi với làm. Do đó, để làm tốt công tác tư tưởng cần bám sát cơ sở, bám sát thực tiễn, chống quan liêu hóa, hành chánh hóa; phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ trong giảng dạy và học tập lý luận, có biện pháp nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm công tác thực tiễn... Những bài học này là kim chỉ nam để các giảng viên vận dụng nhằm nâng cao chất lượng GDLLCT. Hội đồng lý luận Trung ương giới thiệu cuốn sách: Luận cứ phê phán các quan điểm sai trái, thù địch (Nxb Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2014). Cuốn sách tập hợp 28 bài viết, tập trung làm rõ các dạng quan điểm sai trái, thù địch nhằm xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan