Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp đổi mới

.PDF
161
172
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TRƢỜNG CẢNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TRƢỜNG CẢNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Chuyên ngành : Hồ Chí Minh học Mã số : 62 31 27 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Thế Thắng 2. PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường, các Phòng và Khoa Chính trị học, nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia. Tôi xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo sau đai học, Khoa Chính trị học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học: PGS. TS Nguyễn Thế Thắng, PGS. TS Nguyễn Linh Khiếu, GS. TS Phùng Hữu Phú, PGS Lê Mậu Hãn, PGS. TS Lại Quốc Khánh, PGS. TS Phạm Ngọc Anh, TS Lưu Minh Văn, GS. TS Mạch Quang Thắng, PGS. TS Nguyễn Văn Cư, GS. TS Nguyễn Văn Huyên, GS. TS Nguyễn Hữu Khiển, PGS. TS Phạm Văn Đức, PGS. TS Bùi Đình Phong, PGS. TS Trần Ngọc Liêu, PGS. TS Trần Minh Trưởng và một số nhà khoa học khác đã trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến chuyên môn để tôi tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện luận án tiến sĩ. Tôi cũng vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản luận án tiến sĩ. Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận án là trung thực, đúng quy định. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TÁC GIẢ Nguyễn Trƣờng Cảnh MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8 1.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................. 8 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu lý luận chung về chủ nghĩa xã hội ........... 8 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ........................ 11 1.1.3. Một số công trình nghiên cứu về đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam .................................................................................................... 15 1.2. HẠN CHẾ CỦA TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ ĐÓ SẼ ĐƢỢC LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU ................................................................................... 20 Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM......................... 22 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................. 22 2.1.1. Những giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc ..................... 22 2.1.2. Những giá trị tư tưởng, văn hóa phương Đông ...................................... 24 2.1.3. Những giá trị tư tưởng, văn hóa phương Tây ......................................... 29 2.1.4. Những giá trị của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ...................................................................................... 31 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................... 43 2.2.1. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa .......................................................................................................... 43 2.2.2. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc .................................. 47 Chƣơng 3: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ............................................................................ 51 3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .......................................................................................... 51 3.1.1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội .................................................................... 51 3.1.2. Khái niệm bản chất chủ nghĩa xã hội ..................................................... 55 3.1.3. Khái niệm đặc trưng chủ nghĩa xã hội ................................................... 56 1 3.2. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH .................................................................................................. 58 3.2.1. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là chế độ xã hội dân chủ, do nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ .............................................................................. 58 3.2.2. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ ..................................................................................................................... 64 3.2.3. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xã hội dân giàu nước mạnh, nền kinh tế phát triển cao với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ........................ 69 3.2.4. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức .................................................................................................. 76 3.2.5. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội công bằng ......................... 82 3.2.6. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là do nhân dân xây dựng nên và dưới sự lãnh đạo của Đảng ....................................................................................... 85 3.2.7. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hướng tới bình đẳng, đoàn kết các dân tộc .............................................................................................................. 89 3.2.8. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới .................................................................... 92 Chƣơng 4: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI DƢỚI ÁNH SÁNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ..................................... 98 4.1. NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRƢỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI .............................................. 98 4.1.1. Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ............................................................................................. 98 4.1.2. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể), với chế độ quản lý kế hoạch hóa, tập trung hóa của Nhà nước ...................................................................... 99 4.1.3. Phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng .................................................... 101 4.1.4. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng và văn hóa, nhằm xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa ........................... 102 4.1.5. Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản ................................................................................ 104 2 4.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM XÁC LẬP, HOÀN THIỆN LÝ LUẬN VỀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ...... 106 4.2.1. Những nhân tố tác động đến quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ............................................................. 106 4.2.2. Những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới .................................................................................................................. 113 4.2.3. Khái quát một số thành tựu và hạn chế nhận thức lý luận của Đảng về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới .......................... 141 KẾT LUẬN ............................................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ........................................................150 CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Về chính trị là chế độ do nhân dân làm chủ, một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nền kinh tế Việt Nam đang xây dựng là nền kinh tế phát triển cao gắn với sự phát triển của sức sản xuất, của khoa học kỹ thuật, với các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế phù hợp. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam là giữ gìn cốt cách dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo môi trường sống bình đẳng, dân chủ, cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. Thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho thấy việc nhận thức, vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gặp không ít khó khăn và thách thức. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội ra sức tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hòng làm cho Việt Nam phải xa rời con đường xã hội chủ nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp” [25, tr.180]. Để thực hiện quyết tâm đó của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội, về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là đòi hỏi khách quan của lịch sử, nhằm giải quyết tốt các vấn đề đang đặt ra cho Đảng và dân tộc ta trong thời 4 kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; vừa là vũ khí tấn công quan trọng trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - lý luận, để góp phần khẳng định tính đúng đắn và khoa học của con đường xã hội chủ nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nên trong những năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được công bố. Trong đó, những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội chiếm một số lượng đáng kể. Xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã từng bước làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này có nhiều cấp độ, chiều sâu lý luận mà để khám phá cần tiếp tục có sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau cùng nghiên cứu. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, nhằm góp phần làm sáng rõ tính đúng đắn của con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn, đồng thời góp một phần nhỏ bé vào việc đi sâu, mở rộng nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền để đưa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng trở thành hiện thực cuộc sống trên đất nước ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó làm sáng tỏ quá trình phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xác lập và hoàn thiện đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội. 5 - Luận chứng những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Làm rõ quá trình phát triển lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội sau gần 30 năm đổi mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người trong việc xác lập, hoàn thiện lý luận về đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ của luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ thống, lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; so sánh; quy nạp và diễn dịch, v.v.. 5. Đóng góp mới của luận án - Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội. - Làm rõ khái niệm chủ nghĩa xã hội và khái niệm đặc trưng chủ nghĩa xã hội. Từ đó phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 6 - Khái quát một số đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới và phân tích quá trình phát triển lý luận của Đảng về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới dưới sánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. - Khái quát một số thành tựu và hạn chế nhận thức lý luận của Đảng về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần luận chứng những quan điểm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội có giá trị thật sự to lớn trong hệ thống quan điểm của Người khi vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. - Góp phần hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Góp phần làm rõ sự vận dụng sáng tạo và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc xác lập và hoàn thiện đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cho các cấp, các ngành, các nhà quản lý và những người hoạt động thực tiễn căn cứ lý luận để giải quyết một số vấn đề lý luận đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu lý luận chung về chủ nghĩa xã hội - Các tác giả nước ngoài viết về chủ nghĩa xã hội như: Trương Lôi Khắc, Tự Lập Bình, Lịch sử, hiện trạng và tương lai của chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Chu Thượng Văn, Chu Cẩm Úy, Trần Tích Hỷ, Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào? (Bản chất của chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Những tranh luận mới của các học giả Nga về chủ nghĩa xã hội (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; v.v.. Các tác giả trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Trịnh Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Quang, Chủ nghĩa xã hội là gì? Tìm hiểu quan điểm của các nhà kinh điển, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991; Hoàng Chí Bảo, Chủ nghĩa xã hội hiện thực: Khủng hoảng, đổi mới và xu hướng phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993; Trần Xuân Trường: Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận cấp bách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Nhị Lê, Một số suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội - Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002; Lê Hữu Tầng, Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn - Những bài học kinh nghiệm chủ yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Nguyễn An Ninh, Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Nguyễn An Ninh, Về mô hình “chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ latinh hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012; Hoàng Chí Bảo, Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012; Hoàng Chí Bảo, Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012; Trần Thành, Chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay, những quan điểm lý luận cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; v.v.. 8 Các công trình trên đã đề cập đến những quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đánh giá chủ nghĩa xã hội hiện thực trong những thập niên vừa qua, thành tựu, khủng hoảng, sụp đổ, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở nghiên cứu tính tất yếu và sứ mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội, kiến giải những vấn đề cơ bản về bình diện lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam, từ đó góp phần đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai lệch nhằm phủ nhận chủ nghĩa xã hội; đồng thời qua đấu tranh về lý luận và tư tưởng, các tác giả đã chỉ ra những thách thức và đưa ra những cái nhìn mang tính dự báo về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch sử phát triển tất yếu của thời đại ngày nay. Các tác giả cũng đưa ra một số bài học, kinh nghiệm và cũng gợi mở nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tổng kết nhằm làm sáng tỏ những nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Cuốn sách: Những quan điểm cơ bản của C. Mác - Ph. Ăngghen - V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, của GS. PTS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Phạm Văn Đức, PTS Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; và cuốn sách: Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của GS. TS Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Các tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội qua phác thảo của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin như: Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí - lực lượng sản xuất tiên tiến nhất vào thế kỷ XVIII - XIX; Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; Chủ nghĩa xã hội điều tiết một cách có kế hoạch nền sản xuất xã hội và nền sản xuất hàng hóa về cơ bản sẽ trở nên thừa; Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới; Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; Chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, chủ nghĩa cộng sản đã được thực hiện thì xã hội sẽ không còn giai cấp; Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện; Chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội; Chủ nghĩa xã hội thực sự là sự nghiệp của bản thân quần chúng, là kết quả của 9 quá trình sáng tạo của quần chúng; Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước kiểu mới, thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động làm chủ xã hội. Đồng thời qua đó các tác giả cho rằng, do những điều kiện lịch sử quy định cho nên bản thân C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa ra một số nhận định về chủ nghĩa tư bản, hoặc một số dự đoán về chủ nghĩa xã hội. Vào thời điểm lịch sử mà các ông đưa ra dự đoán về những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội thì những đặc trưng ấy đúng là những cái cao hơn và tốt đẹp hơn so với chủ nghĩa tư bản. Nhưng đến thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới. Do đó, khi xác định chủ nghĩa xã hội là gì, một mặt chúng ta phải dựa vào các đặc điểm cụ thể, tuy là khó có thể liệt kê được đầy đủ các đặc điểm ấy; mặt khác, cần xác định chủ nghĩa xã hội là xã hội phát triển cao hơn và tốt đẹp hơn hẳn so với chủ nghĩa tư bản. Rõ ràng, việc xác định như vậy có nghĩa chủ nghĩa xã hội là mục tiêu không chỉ của các nước đang phát triển mà còn của tất cả các nước trên thế giới. Điều đó cho phép ta mạnh dạn tiếp thu tất cả những gì tiến bộ của các nước khác, đồng thời chấp nhận những cái chưa là chủ nghĩa xã hội như những “khâu trung gian” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Ngoài ra các giáo trình môn chủ nghĩa xã hội khoa học dùng giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng đã đề cập đến các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa như: Nền sản xuất công nghiệp hiện đại; Xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu; Cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới; Phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất; Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; Giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản con người phát triển toàn diện. Như vậy, các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chủ nghĩa xã hội đã đề cập được nhiều khía cạnh và góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa 10 xã hội. Các công trình đó đã cung cấp nhiều gợi ý quan trọng, là những tài liệu quý, là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp tục đi sâu nghiên cứu: Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Xét về các công trình nghiên cứu, thành tựu nổi bật nhất trong những năm cuối thập kỷ XX là chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước mã số KX-02 về “Tư tưởng Hồ Chí Minh” do Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, làm chủ nhiệm chương trình. Đây là một công trình bề thế, nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, gồm 13 đề tài cấp nhà nước, mỗi đề tài nghiên cứu một khía cạnh trong hệ thống tư tưởng của Người. Chương trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cho chúng ta một bức tranh tổng thể về quan điểm, lý luận chính trị toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Kết quả nghiên cứu của chương trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được khái quát lại ở những nét lớn như: Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đồng thời nêu lên ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay và đối với thời đại; Nêu bật sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin của Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, bao gồm các vấn đề bản chất, mục tiêu, động lực và cách làm trong thời kỳ quá độ, về Đảng cầm quyền, về đạo đức cách mạng, về xây dựng con người mới, về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. - Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài nhánh “Hồ Chí Minh - Nhà mác xít sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam”, nằm trong chương trình khoa học cấp bộ trọng điểm 2005-2007 “Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam” do GS,TS Mạch Quang Thắng chủ nhiệm đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài được khái quát ở những nét chính như: Khẳng định vị trí thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; Khẳng định vai trò của Hồ Chí 11 Minh trong việc truyền bá, phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, định hướng tư tưởng lý luận cho sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc; Nêu bật những cống hiến lý luận của Hồ Chí Minh vào kho tàng kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, làm căn cứ để khẳng định Hồ Chí Minh thật sự là một nhà mácxít sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam; Rút ra một số bài học từ việc Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin để Đảng tự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, nhằm làm sáng tỏ và giải quyết các vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra. - Thành tựu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh của các tác giả Việt Nam từ sau Đại hội VII (1991) đến nay đã gặt hái được nhiều kết quả rực rỡ. Trong đó, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội như: Đặng Xuân Kỳ: Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990; Phan Ngọc Liên, Nghiêm Văn Thái: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Nxb Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Nguyễn Đình Lộc: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Lê Mậu Hãn, Bùi Đình Phong, Mạch Quang Thắng: Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, Nxb Nghệ An, 2000; Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000; Vũ Viết Mỹ, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bùi Đình Phong: Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Song Thành: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; Lại Quốc Khánh, Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; Mạch Quang Thắng, Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 2010; v.v.. Bằng cách tiếp cận khác nhau và sử dụng những phương pháp nghiên cứu không giống nhau, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ và phong phú thêm giá trị và 12 ý nghĩa to lớn về các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở một số luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Một là, con đường giải phóng dân tộc phải là con đường cách mạng vô sản và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội là những vòng khâu phát triển biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phản ánh những giai đoạn tất yếu trên con đường cách mạng đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Hai là, tư tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện dân tộc bị thực dân cấu kết với thế lực phong kiến thống trị, thì độc lập dân tộc phải là mục tiêu trực tiếp, trước hết là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Và thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa là bước tiếp theo tất yếu của con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội khi đã giành được độc lập dân tộc, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới tạo ra được các yếu tố làm cơ sở củng cố, giữ vững độc lập dân tộc. Ba là, mọi tư tưởng, mọi sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đều xuất phát từ nhân dân và vì nhân dân; Chế độ xã hội chủ nghĩa là do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; là sự nghiệp vĩ đại của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và cuối cùng nó lại quay trở lại phục vụ cho chính nhân dân. Bốn là, Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin. Một trong những luận điểm đó là gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Năm là, di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt nhất là từ những vấn đề toàn cầu do người nêu ra, đặc biệt là vấn đề giải phóng con người. Và chính Hồ Chí Minh truyền tín hiệu, thông điệp đó cho mọi thời đại. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh phấn đấu thực hiện chưa được, nhưng Hồ Chí Minh tin sẽ có những thế hệ tiếp nối làm cho kỳ được. 13 - Ngoài ra các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh dùng giảng dạy trong các học viện, trường đại học và cao đẳng, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn, của Bộ giáo dục và đào tạo, của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến các luận điểm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như: Chủ nghĩa xã hội đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ; là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật; là chế độ không còn người bóc lột người; là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức; là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy; là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. - Một số luận án tiến sĩ như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Vũ Viết Mỹ; Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Lại Quốc Khánh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Trần Thị Phúc An, v.v.. Những luận án này đã làm rõ được một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội; về giải phóng dân tộc, tiến tới giải phóng xã hội, giải phóng con người; về đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng thế giới; về con đường cách mạng không ngừng - cách mạng hai giai đoạn, biểu hiện sự kết hợp hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; về con đường Hồ Chí Minh - con đường phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Các tác giả cũng đã chứng minh tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội không phải là những quan niệm rời rạc, lẻ tẻ, mà là hệ thống nhất quán, được phản ánh ở 3 điểm sau: Thứ nhất, trên cơ sở tiếp thu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng: chủ nghĩa xã hội trước hết là ước mơ, lý tưởng, là cái hiện tại và tương lai; là chế độ phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa. 14 Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm cụ thể về chủ nghĩa xã hội, không hoàn toàn trùng với các quan niệm cụ thể của các nhà kinh điển về chủ nghĩa xã hội, nhưng đầy sức thuyết phục. Thứ ba, từ những quan niệm và quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó đặc biệt là những nhân tố đóng vai trò động lực của chủ nghĩa xã hội, chúng ta tìm được nhiều luận điểm của Người nói về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên phản ánh được nhiều khía cạnh và góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các công trình đó đã cung cấp nhiều gợi ý quan trọng, là những tài liệu quý, là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp tục đi sâu nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 1.1.3. Một số công trình nghiên cứu về đƣờng lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam - Xét về các công trình nghiên cứu, thành tựu nổi bật nhất trong những năm cuối thập kỷ XX là chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước mã số KX01. Cuốn sách: Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự chắt lọc từ kết quả nghiên cứu của Chương trình KX01, do GS.TS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm, đã luận giải cơ sở khoa học về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; qua đó xác định mô hình lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng như con đường thực hiện mô hình ấy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu chương trình được khái quát ở những nét lớn như: Khẳng định lý luận của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng cho lý luận đúng đắn về sự đổi mới và chỉ tiếp tục phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới có thể xác định được một mô hình phù hợp với đặc điểm Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Công việc đó đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế Việt 15 Nam, phải hiểu biết những đặc điểm của thời đại và kinh nghiệm của các nước; Kiến nghị giải quyết hợp lý các mối quan hệ cơ bản, có tác động lớn đến toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục đích nhằm nhận thức đúng đắn và trên cơ sở đó đề ra bước đi, giải pháp thích đáng nhằm khai thác và phát huy mọi nhân tố tích cực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 12/5/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm “Tổng kết quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay”. Tập thể các nhà khoa học trong và ngoài Học viện đã tham gia nghiên cứu đề tài quan trọng này. Mục tiêu là trên cơ sở những tổng kết lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, làm rõ sự hình thành và những phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng ta, đặc biệt là những nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, các tác giả đã làm rõ được các vấn đề như: Phân tích bối cảnh xã hội, tình hình trong nước và quốc tế tác động tới quyết sách chiến lược “đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của Đảng; Hệ thống hóa, nghiên cứu quá trình đổi mới, hình thành nhận thức mới và hoàn thiện tư duy của Đảng, thể hiện tập trung trong các Văn kiện của Đảng, trong những năm đổi mới vừa qua; Phân tích và đánh giá những thành tựu nổi bật trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ những nhận thức tổng quát về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đến những nhận thức lý luận mới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng; Làm rõ giá trị và ý nghĩa của những thành tựu đó từ góc nhìn tư duy lý luận; Phân tích những hạn chế, những vấn đề đặt ra, nguyên nhân và bài học về đổi mới tư duy lý luận, v.v.. Cùng với việc biên soạn báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu của Chương trình. Ban chủ nhiệm chương trình tổ chức chọn một số chuyên đề, biên tập lại từng chuyên đề và in thành bộ sách tham khảo: Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 19862005, 2 tập do PGS.TS Tô Huy Rứa, GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Trần Khắc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan