Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề an nin...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi trường ở việt nam hiện nay

.PDF
91
70
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ____________________________ HOÀNG DIỆU THẢO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ AN NINH MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ____________________________ HOÀNG DIỆU THẢO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ AN NINH MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 60 31 27 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Phùng Hữu Phú Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Hoàng Diệu Thảo MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 3 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4 1. L‎‎ý do chọn đề tài................................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 9 5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 10 6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 10 Chƣơng 1: ................................................................................................................ 11 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 11 VỀ QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN ...................................... 11 1.1. Cơ sở hình thành, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên ................................................................................................... 11 1.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 11 1.1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 23 1.2. Quá trình hình thành, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên ............................................................................................ 28 1.3. Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên ................................................................................................... 30 1.3.1. Sự thống nhất biện chứng giữa con ngƣời và tự nhiên .............................. 30 1.3.2. Yêu thiên nhiên, gắn bó hài hoà với tự nhiên ............................................. 34 1.3.3. Trách nhiệm của con ngƣời, cộng đồng ...................................................... 36 1.3.4. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể. ......................... 46 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1......................................................................................... 50 1 Chƣơng 2: ................................................................................................................ 51 VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ ............................. 51 GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀO VIỆC BẢO ĐẢM ....................... 51 AN NINH MÔI TRƢỜNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ....................................... 51 2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 51 2.1.1. Môi trƣờng .................................................................................................... 51 2.1.2. Môi trƣờng tự nhiên...................................................................................... 52 2.1.3. An ninh môi trƣờng ...................................................................................... 53 2.1.4. Ô nhiễm môi trƣờng, tai biến môi trƣờng, sự cố môi trƣờng làm mất an ninh môi trƣờng....................................................................................................... 53 2.2. Tình hình an ninh môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay ......................................... 55 2.2.1. Biến đổi khí hậu ............................................................................................ 55 2.2.2. Quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên..................................................... 56 2.2.3. Ô nhiễm môi trƣờng ..................................................................................... 61 2.3. Nguyên nhân của thực trạng môi trƣờng sống ô nhiễm ................................ 63 2.4. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc bảo đảm an ninh môi trƣờng hiện nay .......................................................................... 67 2.4.1. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc hoàn thiện quan điểm chỉ đạo .................................................................................................................................. 67 2.4.2. Một số định hƣớng, giải pháp đảm bảo an ninh môi trƣờng ..................... 72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2......................................................................................... 80 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 83 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích rừng bị cháy từ năm 2004 đến 7/2005 ............................ 57 Bảng 2.2: Diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời ở Việt Nam theo các năm ... 58 Bảng 2.3: Lƣợng chất thải rắn từ năm 2003 đến năm 2008 ............................ 61 Bảng 2.4: Hiện trạng và thách thức bảo vệ môi trƣờng quốc gia ................... 62 đến năm 2010 và định hƣớng 2020 ................................................................. 62 Bảng 2.5: Diễn biến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam .................................... 64 3 MỞ ĐẦU 1. L‎‎ý do chọn đề tài Loài ngƣời và các dân tộc trên thế giới chỉ có một ngôi nhà chung duy nhất với nền văn minh rực rỡ: đó là Trái Đất. Trái Đất của chúng ta là một hành tinh duy nhất có sự sống trong chín hành tinh của Hệ Mặt Trời. Trái Đất - ngôi nhà chung của loài ngƣời - đƣợc xây dựng trên bốn cột trụ lớn: đó là dân số, tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và phát triển kinh tế. Nếu trong bốn cột trụ lớn đó gây mất cân bằng thì ngôi nhà chung sẽ bị lệch đi để rồi chẳng bao lâu sẽ có thể bị sụp đổ. Hành tinh của chúng ta đã trải qua năm tỷ năm tiến hóa, trong đó chỉ có con ngƣời là sinh vật duy nhất có lý trí, đã lao động hàng triệu năm và đã sáng tạo ra kì tích huy hoàng ngày nay. Tuy nhiên, loài ngƣời cũng đã gây ra sự tổn hại cho hệ thống đảm bảo cho chính sự tồn tại của mình, đó là môi trƣờng sống. Chính loài ngƣời là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng của trái đất, ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sống của chính mình và của các sinh vật khác trên hành tinh mà đến nay nếu chúng ta không kịp thời khắc phục hậu quả thì những tác hại đó sẽ vƣợt qua sức chịu đựng của Trái Đất. Trái đất là nơi chúng ta sinh sống và cũng là nơi cung cấp các điều kiện sống cho con ngƣời. Con ngƣời và tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con ngƣời cần có tự nhiên và tự nhiên bị chi phối, tác động bởi con ngƣời. Con ngƣời và xã hội đã dựa trên nền tảng tự nhiên mà tồn tại và phát triển. Nhƣng chính trong quá trình tồn tại và phát triển ấy thì nền tảng tự nhiên lại bị phá hủy, nhất là trong thời đại hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và dân số toàn cầu đang bùng nổ thì tự nhiên và môi trƣờng càng bị phá hủy mạnh mẽ hơn. Đứng trƣớc nguy cơ đó, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống đã trở thành vấn đề trọng tâm trong nhiều chƣơng trình nghị sự của các hội nghị quốc tế. Cộng đồng quốc tế đang cùng 4 nhau tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ “hành tinh xanh” - bảo vệ cuộc sống của chính mình. Thực tế lịch sử cho thấy rằng, không phải chờ đến thế kỉ XXI yêu cầu về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống mới đƣợc con ngƣời chú trọng đến mà ngay từ những năm hai mƣơi của thế kỉ XX, trong bài các nói và bài viết của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sống. Trên cở sở phân tích sự tác động biện chứng giữa con ngƣời với tự nhiên và tố cáo chủ nghĩa thực dân đế quốc trong việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng các nƣớc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đƣa ra những yêu cầu về quản lý, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sống. Bên cạnh đó, Ngƣời còn bƣớc đầu nêu lên những giải pháp hữu hiệu mà đơn giản nhằm bảo vệ môi trƣờng sống của chính chúng ta. Trƣớc ý nghĩa thời đại của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề môi trƣờng, hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã có sự quan tâm đúng mức, kịp thời trong đƣờng lối, quan điểm chỉ đạo của “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X” và “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”. Hầu hết các nội dung liên quan đến vấn đề môi trƣờng đều đƣợc nhìn nhận đúng sự thật và nghiêm túc chỉ ra những thiếu sót, hạn chế để có phƣơng thức giải quyết tốt trong tƣơng lai, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Vì những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu di sản tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và di sản của Ngƣời đối với ngành tài nguyên môi trƣờng nói riêng. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và những vận dụng của nó với vấn đề an ninh môi trƣờng hiện nay là một vấn đề đặt ra hết sức quan trọng trong quá trình Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Hiện nay, có một số nhà nghiên cứu với một số công trình, chuyên đề, bài báo khoa học… có giá trị đã đƣợc công bố về vấn đề này. Trong đó xin đƣợc nêu ra một số tác giả với những công trình tiêu biểu đƣợc chia ra làm hai nguồn tƣ liệu nhƣ sau: * Bàn về tự nhiên, môi trường: Mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên đã đƣợc các nhà triết học nghiên cứu trong lịch sử. Trong triết học Mác, vấn đề này cũng đã đƣợc các nhà kinh điển phân tích rất sâu sắc qua nhiều tác phẩm nhƣ: “Bản thảo kinh tế - triết học”(1844), “Tư bản”,“Chống Đuy rinh” và đặc biệt tập trung trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”. Trong tác phẩm này, Ph. Ănghen đã cảnh tỉnh chúng ta về những nguy cơ mà con ngƣời có thể gây ra, đồng thời nêu lên những luận điểm có tính nguyên tắc trong quan hệ ứng xử với môi trƣờng tự nhiên. Về sau, đây chính là những “cái cốt” cơ bản cho việc hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa con ngƣời với tự nhiên. Tập thể tác giả PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh Minh Trí với công trình “Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi trường tại Việt Nam” đã phân tích thực trạng môi trƣờng và các chính sách Pháp luật liên quan đến môi trƣờng làm thay đổi nhận thức đến chính sách, hành động, từ sản xuất đến tiêu dùng, từ tổ chức đến gia đình và cá nhân… góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam. Với nhiều số liệu cụ thể, chi tiết về cuộc sống, đặc biệt là ô nhiễm môi 6 trƣờng, tác giả Vũ Bằng với “Con người và môi trường sống” đã xóa bỏ tƣ tƣởng ỷ vào sự may rủi trong cuộc sống, phải đối mặt với những “vật chất” vừa nhìn thấy vừa không nhìn thấy của môi trƣờng tự nhiên để tìm ra cách thức, biện pháp, lối sống thích hợp nhất đảm bảo sức khỏe, công ăn việc làm, hạnh phúc lâu bền. Tuy khai thác làm nổi rõ những giá trị to lớn của môi trƣờng và tầm quan trọng của an ninh môi trƣờng sống nhƣng theo định hƣớng phân tích phong thủy phƣơng Đông. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trƣớc sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trƣờng và những ảnh hƣởng to lớn của nó tới đời sống cũng nhƣ sức khỏe của con ngƣời, hàng loạt các hội thảo, các công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc về vấn đề này đã đƣợc công bố. UNDP (Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc) trong các Báo cáo phát triển con người hàng năm đã liên tục gióng lên các hồi chuông cảnh báo về bối cảnh tƣơng lai của trái đất cũng nhƣ rất nhiều các bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng biến đổi khí hậu do con ngƣời gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái cùng những tác động không thể đảo ngƣợc đối với sự nghiệp phát triển con ngƣời. Tuy nhiên, tƣơng lai chúng ta không phải là định mệnh. Chúng ta có thể dành thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhƣng thắng lợi đó chỉ đạt đƣợc khi ngƣời dân trên khắp thế giới thúc giục hành động và chính phủ các nƣớc đề ra đƣợc các giải pháp tập thể cho mối đe doạ chung. Vũ Trọng Dung, 2009, Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nhấn mạnh, hơn một thập kỷ qua, khi bàn về vấn đề môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, ngƣời ta chỉ chủ yếu quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, y học, luật pháp…; còn những yếu tố nhân văn, đặc biệt là các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc, đạo đức lối sống hầu nhƣ chƣa đƣợc chú ý đến, mặc dù đó là những yếu tố rất căn bản và 7 quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy khi vấn đề bảo vệ môi trƣờng sống là trách nhiệm của mỗi nƣớc và của cả loài ngƣời thì việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời với tự nhiên phải đƣợc coi là một yêu cầu mới của thời đại đối với phẩm chất con ngƣời. * Bàn về Hồ Chí Minh với vấn đề môi trường: Giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sử dụng, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sống của chính chúng ta đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: Năm 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội cho xuất bản cuốn Về tài nguyên thiên nhiên. Đây là công trình của tập thể tác giả Lê Văn Yên và Vũ Thị Hƣơng đã tập hợp những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sống từ những năm hai mƣơi của thế kỉ XX cho đến khi Ngƣời về cõi vĩnh hằng. Tuy nhiên, đây chỉ là tổng hợp các bài báo, đoạn trích… từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh mà chƣa có sự phân tích để làm nổi bật các giá trị trong tƣ tƣởng của Ngƣời về vấn đề này. Phan Ngọc Liên, Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, 1995, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là tác phẩm GS. Phan Ngọc Liên đã phân tích tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên rất nhiều các lĩnh vực trong đó có mối quan tâm của Ngƣời tới vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống. Bằng việc phân tích: “Tết trồng cây”, “Rừng vàng, biển bạc”… tác giả đã chỉ ra ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội và cả khoa học, thẩm mỹ trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ nêu một số nội dung liên quan chứ không có điều kiện đi sâu vì cuốn sách đề cập tới rất nhiều vấn đề quốc tế khác. Về chủ đề này có các bài viết đăng trên báo, tạp chí nhƣ: Nguyễn Đình Hòa, 2005, Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, 8 Tạp chí Triết học, số 4; Nguyễn Thị Thấn, 2005, Tư tưởng Hồ Chí Minh Về bảo vệ môi trường, Tạp chí Giáo dục số 114; Đỗ Trọng Hƣng, Bùi Văn Dũng (2012), Bảo vệ môi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí cộng sản (Số 65); Vũ Ngọc Lân (2012), Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên, môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trƣờng, Kỳ 2 - tháng 10 năm 2012… Các tác giả trên đã phân tích, làm rõ về sự vƣợt trƣớc thời đại của Hồ Chí Minh khi Ngƣời luôn có những nhận định về tầm quan trọng, ‎ý nghĩa to lớn của tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu phải bảo vệ môi trƣờng sống... Nhƣng cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và những vận dụng cho vấn đề môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã nêu ở trên là những tài liệu tham khảo qu‎ý giá cho việc nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và sự vận dụng của Đảng, Nhà nƣớc ta hiện nay trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo an ninh môi trƣờng 3.2. Phạm vi nghiên cứu Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò, ‎ý nghĩa của tự nhiên đối với đời sống con ngƣời và quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên (từ những năm hai mƣơi của thế kỷ XX đã đƣợc Hồ Chí Minh đề cập tới) và vận dụng những nội dung đó vào việc phân tích vấn đề an ninh môi trƣờng ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận Mác_Lênin, đặc biệt là phƣơng pháp duy vật biện chứng, luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của khoa 9 học xã hội - nhân văn, chú trọng các phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, lô gic - lịch sử, so sánh, đối chiếu ... 5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, và vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời vào việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng ở nƣớc ta trong công cuộc phát triển bền vững đất nƣớc hiện nay. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích và làm rõ những nội dung trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên - Thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên ở Việt Nam; - Những định hƣớng bảo đảm an ninh môi trƣờng của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 2 chƣơng, bảy tiết. Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên Chƣơng 2: Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong việc bảo đảm an ninh môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay 10 Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN 1.1. Cơ sở hình thành, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1.Truyền thống yêu thiên nhiên, gắn bó với tự nhiên của dân tộc Việt Nam Là một dân tộc giàu truyền thống yêu nƣớc, nhân nghĩa, đoàn kết, hiếu học… dân tộc Việt Nam còn có tinh thần yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, có mối giao hoà với tự nhiên, trời đất. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam _“tâm hồn của dân tộc”, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về mối quan hệ chặt chẽ giữa con ngƣời với tự nhiên. Với tinh thần lạc quan, yêu lao động sản xuất, ngƣời nông dân Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với đất, với trời, với mƣa, với nắng, những yếu tố thuộc về tự nhiên và thuận theo quy luật tự nhiên để tăng gia sản xuất: “Ơn trời mƣa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu Công ơn chẳng quản bao lâu Ngày nay nƣớc bạc, ngày sau cơm vàng Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” Và: “Cơm ăn một bát sao no Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng Sâu cấy lúa, cạn gieo bông Chẳng ƣơm đƣợc đỗ thì trồng đƣợc khoai” 11 Gắn bó với ruộng đồng, quý trọng tài nguyên thiên nhiên, coi “tấc đất là tấc vàng” nên con ngƣời luôn quý trọng đất đai, trân trọng mùa màng. Dù trời thuận hoà cho mùa bội thu, hay trời hạn hán khó khăn vẫn luôn “bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời”, miệt mài trên đồng ruộng. Từ việc gắn bó thuận hoà với tự nhiên mà con ngƣời cũng đã rút ra đƣợc rất nhiều kinh nghiệm xem xét thời tiết, giông bão… phục vụ cho chính việc cấy trồng, sản xuất của mình: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mƣa”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mƣa”… hay: “Ai ơi nhớ lấy lời này Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm Nhờ trời hoà cốc phong đăng Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tƣơi Đƣợc mùa dù có tại trời Chớ thấy sóng cả mà rời tay co” Ngay trong chính truyền thống trọng nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam đƣợc thể hiện thông qua câu thành ngữ: “Uống nƣớc nhớ nguồn” ta cũng có thể hiểu “nhớ nguồn” ở đây không chỉ là nhớ ơn thày cô, cha mẹ đã có công ơn sinh thành dƣỡng dục mà còn là “nhớ” tới quê hƣơng bản quán, tới đất trời thiên nhiên đã cho mùa màng, cho khoai, cho lúa… cho con ngƣời có cuộc sống đủ đầy, no ấm. Cũng nhƣ ngày nay, khi mà tự nhiên cho con ngƣời các cơ sở để tồn tại và phát triển đời sống, kinh tế thì con ngƣời cũng phải biết quý trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên và môi trƣờng. Chính lý lẽ tự nhiên đó của truyền thống dân tộc Việt Nam đã thấm nhuần trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh từ rất sớm, là cơ sở ban đầu để hình thành tƣ tƣởng của Ngƣời về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. 1.1.1.2. Triết lý phương Đông về sự hài hoà giữa con người với tự nhiên Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa, nhà triết học không chỉ thấm nhuần những giá trị truyền thống dân tộc mà còn am hiểu những triết lý phƣơng 12 Đông sâu sắc. Triết lý hòa hợp với tự nhiên trong quan niệm truyền thống phƣơng Đông đã có ảnh hƣởng không nhỏ trong việc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Hình thành ở lƣu vực của những con sông lớn, dựa trên nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa nƣớc trong điều kiện khoa học, kỹ thuật chậm phát triển, cuộc sống của các cộng đồng cƣ dân phƣơng Đông phần lớn dựa vào các yếu tố tự nhiên có sẵn nhƣ nguồn nƣớc dồi dào, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hệ động thực vật giàu có… Đây chính là cơ sở của nếp sống cộng đồng gắn bó vô cùng mật thiết với thiên nhiên của ngƣời dân phƣơng Đông. Từ cuộc sống bình dị, phong phú, đa dạng đã hình thành những quan niệm hết sức sâu sắc về vũ trụ, về con ngƣời và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Những quan niệm này ngày càng đƣợc phát triển và phổ biến, trở thành truyền thống, trở thành triết lý sống hòa hợp với tự nhiên của phƣơng Đông. “Tam tài”, mô hình vũ trụ độc đáo của ngƣời Trung Quốc nói riêng, ngƣời phƣơng Đông nói chung, là điểm xuất phát của triết lý hòa hợp với tự nhiên. Tam tài là bộ ba điển hình nhất mô tả cấu trúc không gian vũ trụ bao gồm ba thành tố THIÊN - ĐỊA - NHÂN có quan hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể. Trong tam tài, con ngƣời là một bộ phận không thể tách rời của trời đất. Con ngƣời không chỉ là sản phẩm của tự nhiên một cách trừu tƣợng mà đƣợc cụ thể hóa là kết quả của sự giao cảm giữa trời và đất, giữa âm và dƣơng. Con ngƣời là hiện thân của trời đất, trời đất thu nhỏ trong con ngƣời. Mỗi con ngƣời là một vũ trụ thu nhỏ trong vũ trụ bao la. Mặc dù con ngƣời là một bộ phận của tự nhiên nhƣng con ngƣời không nhỏ bé, không hòa tan hoàn toàn vào tự nhiên. Con ngƣời ở giữa đất trời với bản lĩnh và bản sắc riêng, nhƣng con ngƣời không đối lập với đất trời. Bởi vì giữa ngƣời và trời là “thiên nhân hợp nhất” hay “thiên nhân tƣơng dữ”, “thiên nhân cảm ứng” tức là giữa ngƣời và trời có thể tƣơng cảm, giao cảm lẫn nhau. 13 Khổng Tử cho rằng nếu: “ngƣời bẩm thụ đƣợc cái “tính” của trời thì đạo của trời tức là đạo của ngƣời” [38; 212]. Nhƣ vậy con ngƣời hoàn toàn có thể hiểu đƣợc, “cảm” đƣợc “đạo trời”. Con ngƣời không hoạt động tùy tiện cũng không hoàn toàn thụ động mà có thể biến “đạo của trời” thành “đạo của ngƣời” nếu nhƣ con ngƣời thuận theo “đạo trời” mà hành động. Theo quy luật này con ngƣời không hoàn toàn nhắm mắt theo “thiên mệnh”, cũng không thể đi ngƣợc lại “đạo trời” mà phải theo đó mà hành động. Vì vậy, ngƣời phƣơng Đông cho rằng để đạt tới thành công trong bất kì hoạt động nào cũng cần hội tụ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Mặc dù quan niệm này đƣợc xây dựng trên trực giác của ngƣời phƣơng Đông và không khỏi mang tính cảm tính nhƣng đây là một khuynh hƣớng tích cực, tiến bộ. Nó không xa lạ với nguyên tắc căn bản trong quan điểm mác xít về nhận thức và hành động theo quy luật của giới tự nhiên. Triết học Ấn Độ cổ đại cho rằng mối quan hệ giữa con ngƣời và vũ trụ là mối quan hệ giữa tiểu ngã và đại ngã, giữa bộ phận và toàn thể, vừa thống nhất, vừa khác biệt, nhƣ không khí trong bình và cái đại ngã thì vĩnh hằng, bất biến. Vì vậy, mục đích của con ngƣời là phải làm điều thiện, điều tốt để trở về với đại ngã, cội nguồn mà mình đã sinh ra. Mặc dù đây là quan niệm thể hiện thế giới quan duy tâm, tôn giáo nhƣng đều hƣớng con ngƣời tới sự hòa hợp với tự nhiên, tôn trọng giới tự nhiên từ việc tôn trọng những sinh linh bé nhỏ nhất. Quan niệm về bản chất con ngƣời cũng là cơ sở hình thành triết lý về sự hòa hợp giữ con ngƣời với tự nhiên. Hầu hết các học thuyết phƣơng Đông đều cho rằng con ngƣời là kết quả của sự hòa hợp các yếu tố trong trời đất mà thành. Con ngƣời chỉ là sự hợp tan của ngũ uẩn, năm yếu tố vật chất và tinh thần trong vũ trụ. Sự tồn tại, vận động của con ngƣời cũng nhƣ vạn vật cỏ cây đều phải tuân theo những quy luật phổ biến của vũ trụ, đều nằm trong vòng 14 chuyển biến bất tận của luân hồi. Bởi vậy không thể có sự đối lập giữa con ngƣời và vạn vật. Sách Lễ Ký có viết: con ngƣời là đức của trời đất, là điểm giao nhau của âm dƣơng, là chỗ hội tụ của quỷ thần, là khí tốt lành của ngũ hành. Chính vì vậy bản chất ban sơ của con ngƣời là thiện, là hài hòa, hòa hợp với mình, với ngƣời, với thế giới xung quanh. “Đạo đức kinh” cho rằng: con ngƣời từ đạo sinh ra và bị chi phối bởi đạo. Thuận theo “đạo trời” (đạo của tự nhiên) là phải “vô vi”, sống tự nhiên, thuần phác, đừng làm gì trái với bản tính tự nhiên của đạo. Hãy trở về với tự nhiên, hãy trả cho con ngƣời bản tính tự nhiên vốn có. Tóm lại, truyền thống hòa hợp với tự nhiên chủ yếu xem con ngƣời là bộ phận của tự nhiên, coi trọng mặt thống nhất trong quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, từ đó dẫn đến thái độ tôn trọng tự nhiên và mô phỏng trật tự của tự nhiên. Đây là một truyền thống đáng quý. Thấm nhuần sâu sắc những quan điểm phƣơng Đông, ngay từ thời kì bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã hình thành nếp sống, nếp nghĩ với tình cảm yêu thiên nhiên, gắn bó với tự nhiên, với con ngƣời. Ngay cả trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, khi đã trở thành vị chủ tịch nƣớc tôn kính, Hồ Chí Minh vẫn chọn nơi ở của mình là những nơi có non cao, nƣớc biếc, nơi có thể giao hòa với thiên nhiên để đặt những căn nhà sàn giản dị. Trong bộn bề công việc, tâm hồn Hồ Chí Minh cũng có những giây phút thăng hoa cùng thiên nhiên, giao cảm với thiên nhiên kể cả khi “giữa dòng bàn bạc việc quân”. 1.1.1.3. Quan niệm phương Tây về con người với tự nhiên Trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại đã hình thành hai hệ thống quan điểm lớn về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên. Tuy nhiên, cần có cách tiếp cận hai hệ thống quan điểm đó theo tinh thần biện chứng. Quan điểm chủ đạo trong truyền thống phƣơng Tây là chinh phục tự 15 nhiên. Ngƣợc lại, quan điểm chủ đạo trong truyền thống phƣơng Đông là hòa hợp với tự nhiên, nhƣng không phải ở phƣơng Đông con ngƣời luôn sống hòa hợp với tự nhiên. Hơn nữa không nên cho rằng mọi triết lý chinh phục tự nhiên là sai lầm, hoặc trong một hệ thống quan điểm có tính chất cực đoan lại không có một giá trị nào hết. Xu hƣớng kết hợp quan niệm truyền thống phƣơng Đông và phƣơng Tây ở dạng hiện đại có sự hợp lý của nó. Quan niệm phƣơng Đông nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa con ngƣời với vũ trụ, với tự nhiên, điều đó nằm trong tính tự nhiên vốn có của bản chất con ngƣời, vì con ngƣời đƣợc sinh ra từ những yếu tố của tự nhiên, con ngƣời là sản phẩm của sự phát triển của giới tự nhiên. Song ngƣời phƣơng Đông không thấy đƣợc rằng con ngƣời là một bộ phận của tự nhiên, mặt khác lại là một bộ phận tách rời ra nhƣ một mặt đối lập của tự nhiên, nhờ đó họ có thể tác động cải tạo lại tự nhiên để hoàn thiện bản thân mình cũng nhƣ hoàn thiện chính bản thân tự nhiên. Quan niệm truyền thống phƣơng Tây dƣờng nhƣ đối lập với phƣơng Đông khi họ chủ yếu xem xét con ngƣời với tƣ cách là một bộ phận phát triển cao nhất của giới tự nhiên, là bộ phận tách ra nhƣ mặt đối lập của tự nhiên. Thực chất hai hệ thống quan điểm này không loại trừ nhau mà chúng phản ánh hai mặt của cùng một bản chất trong mối quan hệ của con ngƣời với tự nhiên. Sự kết hợp giữa những yếu tố hợp lý của hai hệ thống quan niệm này cho phép bổ sung những thiếu sót căn bản của chúng, trên cơ sở đó phát triển một hệ thống quan điểm toàn diện và khoa học hơn. Hồ Chí Minh nhận thức rõ con ngƣời và tự nhiên là thống nhất nhƣng không đồng nhất tuyệt đối, sự thống nhất của mâu thuẫn biện chứng. Nếu theo quan niệm phƣơng Đông, Ngƣời cũng khẳng định “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì theo quan điểm phƣơng Tây, Ngƣời có luận điểm: Ngƣời cộng sản hiểu biết tự nhiên để buộc tự nhiên phục vụ hạnh phúc loài ngƣời. Bản thân 16 Hồ Chí Minh là luôn là một nhà triết học biện chứng, suy nghĩ và hành động một cách biện chứng, là sự kết hợp tinh hoa Đông - Tây đặc sắc. 1.1.1.4. Quan niệm mácxit về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Không những kết hợp đặc sắc văn hóa đông - tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng những lý luận của Chủ nghĩa Mác_Lênin về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên: Con ngƣời là một bộ phận của tự nhiên; Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con ngƣời; Loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên, còn con ngƣời thì khai thác giới tự nhiên để giới tự nhiên phục vụ những mục đích của mình… Triết học Mác đƣa con ngƣời trở về thống nhất hài hòa với tự nhiên, nhƣng không phải trở về với tự nhiên “mông muội, tối tăm” nguyên thủy nhƣ Lão Tử hay một số xu hƣớng tƣ tƣởng phƣơng Tây hiện đại muốn làm. Triết học Mác đƣa con ngƣời trở về với thiên nhiên trên một trình độ mới, đó là một thiên nhiên đã đƣợc cải tạo, đã đƣợc làm giàu, một thiên nhiên mang tính ngƣời. Thiên nhiên thứ hai đó đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của con ngƣời và không đối lập với thiên nhiên hoang dã, nó chỉ có thể có đƣợc bằng sự tác động và cải tạo hợp quy luật của con ngƣời. Triết học Mác không những không phủ nhận vai trò chinh phục, cải tạo tự nhiên của con ngƣời mà còn chỉ ra một con đƣờng thích hợp để chinh phục, cải tạo tự nhiên. Có thể khái quát một số luận điểm chính sau đây: * Con người là một bộ phận không thể tách rời mà giới tự nhiên đã sản sinh ra; sự thống nhất giữa con người với tự nhiên Sự xuất hiện con ngƣời là kết quả sự tiến hóa của giới tự nhiên trong nhiều triệu năm. Con ngƣời là “ một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên đã sản sinh ra đƣợc” [34; 475]. Từ những cỏ cây, động vật đầu tiên đến những loài có xƣơng sống và đến con ngƣời, đó là quá trình phát triển mang tính khách quan và tất yếu. Quá trình khách quan đó đƣợc Ăngghen phân tích rất 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan