Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về kinh tế (1945 – 1954)...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về kinh tế (1945 – 1954)

.PDF
103
1
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ THỊ ÚT TRINH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ (1945 – 1954) LUẬN VĂN THẠC SỸ HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ THỊ ÚT TRINH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ (1945 – 1954) Ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 8.31.02.04 LUẬN VĂN THẠC SỸ HỒ CHÍ MINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Phạm Quốc Thành HÀ NỘI - 2021 LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA THEO KHUYẾN NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS, TS. DOÃN THỊ CHÍN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Phạm Quốc Thành. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, địa điểm công bố. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Thị Út Trinh LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo, các cán bộ khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đào tạo, cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích và đầy đủ để em có thể hoàn thành chương trình đạo tạo thạc sĩ, tiếp tục nghiên cứu và có những kết quả khoa học có giá trị. Em xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Phạm Quốc Thành đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tư vấn các phương pháp, các hướng phát triển vấn đề để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, cổ vũ tác giả hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Thị Út Trinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ ..................................................................... 10 1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế.................................. 10 1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế ....................... 13 Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ (1945 – 1954) ................................................................................ 30 2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của kinh tế ................... 30 2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế ............................ 33 2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về các nguồn lực phát triển kinh tế ....... 47 2.4. Quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị, văn hóa – xã hội và quốc phòng – an ninh ........................................... 58 Chƣơng 3: GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ (1945 – 1954) .................................................................................................. 73 3.1. Giá trị lý luận ................................................................................. 73 3.2. Giá trị thực tiễn .............................................................................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................ 97 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tự do thương mại đang là xu thế nổi bật của thế giới hiện nay. Sự phát triển của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Toàn cầu hóa mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia, dân tộc tuy nhiên cũng đặt ra không ít những thách thức đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc phải vừa có khả năng điều chỉnh, thích nghi linh hoạt với điều kiện thực tế vừa có tầm nhìn và khả năng dự báo. Đặc biệt, đại dịch Covid – 19 đang diễn biến rất phức tạp, khó kiểm soát, gây ra suy thoái trầm trọng và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực trong đó có kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động sâu sắc trước những biến đổi của nền kinh tế thế giới. Và trong giai đoạn tới, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức lớn, độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn. C.Mác viết: “Đứa trẻ con nào cũng biết rằng bất kể dân tộc nào cũng sẽ diệt vong, nếu như nó ngừng lao động, không phải một năm mà chỉ mấy tuần thôi” [49, tr749]. Sản xuất của cải vật chất và việc phân phối, trao đổi, tiêu dùng là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì thế, muốn tìm nguyên nhân cuối cùng của tất cả những sự biến đổi xã hội, biến đổi chính trị phải tìm trọng sự thay đổi về phương thức sản xuất, phương thức trao đổi, nghĩa là tìm ở những nguyên nhân kinh tế của thời đại mình nghiên cứu. Một quốc gia, dân tộc không thể giành được độc lập hoàn toàn nếu không độc lập 2 trong lĩnh vực kinh tế, bởi “... Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [21, tr175]. Có thể thấy, đối với mỗi quốc gia, dân tộc kinh tế giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Do đó, để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt các cơ hội đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu” [21, tr 35], nước ta cần phải tăng tốc, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phát triển kinh tế trong thời gian tới. Nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (1945 – 1954) không chỉ cho ta thấy được những điều kiện kinh tế góp phần dẫn đến thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mà còn là điều kiện để Đảng đưa ra các quyết sách kinh tế phù hợp với bối cảnh đất nước và thế giới hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một hệ thống các quan điểm, lý luận được rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế cho chế độ mới ở Việt Nam, kế thừa và nâng cao những giá trị trong tư tưởng xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất của dân tộc Việt Nam cùng những tinh hoa của tư tưởng kinh tế nhân loại mà cốt lõi là chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản về kinh tế và quản lý kinh tế của quá trình phát triển đất nước từ sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với cơ cấu kinh tế hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đủ khả năng để không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành và phát triển trong điều kiện chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào công nhân; trên thế giới, cách mạng vô sản đã thắng lợi ở nước Nga (10/1917), mở ra thời đại giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc; và trong điều kiện dân tộc Việt Nam mất nước, sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhằm giành lại độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. 3 Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), cùng với việc lãnh đạo nhân dân ta thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến những vấn đề kinh tế của chế độ mới. Những quan điểm kinh tế của Người trong thời kỳ này thực sự là những nội dung cơ bản trong tư tưởng kinh tế của Người, có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh thời kỳ này vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả lựa chọn nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong hơn hai thập kỷ qua, lĩnh vực nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã gặt hái được những thành quả to lớn với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế cũng được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể chia thành những nhóm sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng kinh tế Hồ Chí Minh 2.1.1. Các công trình nghiên cứu tổng quát về tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách lần đầu tiên đã trình bày một cách cơ bản, có hệ thống tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh. Ở đây, tác giả nghiên cứu 3 vấn đề: quá trình hình thành, phát triển và bản chất tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh; những nội dung chủ yếu và sự vận dụng tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Ngô Văn Lương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Với nội dung tập trung phân tích tư tưởng của Người về phát triển nông nghiệp, nông thôn; về sở hữu và các thành phần kinh tế ở Việt Nam; về quản lý kinh tế; về mục tiêu, động lực và nhân tố con người trong 4 xây dựng và phát triển kinh tế; về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm; về kinh tế đối ngoại, thu hút ngoại lực để phát huy nội lực; về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân. Song Thành (2015), Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Chính trị - Hành Chính, Hà Nội. Cuốn sách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trên các phương diện sau: Quan điểm của Người về mục tiêu và con đường phát triển của nước ta; về phát triển kinh tế phải gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị, với tiến bộ xã hội và đạo đức; cơ cấu nền kinh tế trong thời kì quá độ; về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Lê Đình Năm (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế – Đề tài khoa học cấp cơ sở. Đề tài nghiên cứu các nội dung cụ thể sau: khái niệm, cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế; về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; về sở hữu và các thành phần kinh tế ở Việt Nam; về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nâng cao đời sống nhân dân, về phát triển kinh tế đối ngoại; về mục tiêu, động lực trong xây dựng và phát triển kinh tế. Nguyễn Xuyến (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Tạp chí Đông Nam Á, số 5 + 6. Trong bài, tác giả đề cập đến mục đích của phát triển kinh tế; đến vị trí, vai trò của nông nghiệp; đến nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, bài viết cũng phân tích sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Phạm Ngọc Phương (2020), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, Trang thông tin điện tử tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương, đăng ngày 19 - 05. Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong bài viết được thể hiện trong các quan điểm sau: quan điểm xác định con người là động lực quan trọng nhất của xây dựng và phát triển kinh tế; quan điểm về mục tiêu và con đường phát triển kinh tế ở nước ta; quan điểm về cơ cấu của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ 5 quá độ; quan điểm về các hình thức, các thành phần và cơ cấu các thành phần kinh tế của nền kinh tế; quan điểm phát triển kinh tế phái gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị, tiến bộ xã hội, văn hóa, đạo đức; quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. 2.1.2. Các công trình nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trên những phương diện cụ thể Nguyễn Khánh Bật (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội. Cuốn sách đề cập đến những quan điểm của Người về vấn đề nông dân trong phong trào nông dân quốc tế, với cách mạng Việt Nam. Đồng thời, nội dung cuốn sách cũng đi vào chứng minh sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát triển và củng cố liên minh công – nông – trí thức. Nguyễn Huy Oánh (2004), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm tư tưởng của Người về phát triển nông nghiệp và xây dựng kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở Việt Nam. Đặng Phong (2005), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 (tập 1), Nxb. Khoa học xã hội. Tác giả nghiên, phân tích kinh tế các ngành, tình hình giáo dục, đào tạo của Việt Nam, đời sống dân cư trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, giai đoạn từ 08 – 1945 đến 12 – 1946. Từ tình hình kinh tế vùng kháng chiến, vùng tự do đến tình hình kinh tế trong vùng Pháp tạm chiếm giai đoạn 1947 – 1954. Cao Ngọc Thắng (2007), Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phản ảnh những luận điểm cơ bản trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh về một nền kinh tế độc lập – tự chủ trong phát triển, đồng 6 thời cũng phân tích những khía cạnh cơ bản của tư duy kinh tế Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. 2.2. Các công trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh Lưu Đức Hiệp (2015), Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn. Với đề tài này, tác giả đi vào phân tích nội dung, các giá trị cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và sự vận dụng của tỉnh Hưng Yên trong công cuộc phát triển nông nghiệp hiện nay. Vũ Thị Nhàn (2016), Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn. Tác giả tiến hành nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc đưa ra các nhân tố tác động và thực trạng phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp. Phạm Bích Hằng (2017), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Tài chính, số ra ngày 15/10. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu đi vào phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới của Đảng ta từ Đại hội IX đến đại hội XII. Trần Thị Phương Hạnh, Trần Văn Giảng (2017), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay, Tạp chí tài chính, số ra ngày 13 – 08. Trong bài này, tác giả đã khái quát những luận điểm kinh tế có giá trị to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đồng thời cũng đi vào phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta trong việc xác định các quan điểm lớn trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 – 2020. Phạm Việt Dũng (2021), Mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong xây dựng và phát triển đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh – Vận dụng 7 vào hoàn thiện cơ cấu ngành kinh tế hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 13 – 09. Ở bài viết này, trước hết tác giả đã đi vào phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong thời kỳ quá độ. Tiếp đến là đi vào nghiên cứu nhận thức và sự vận dụng quan điểm công nghiệp hóa, giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng qua các thời kỳ. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra một số vấn đề cần lưu ý trong giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong bối cảnh mới. Tóm lại Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề mà luận văn tìm hiểu, ta thấy: Các nhà nghiên cứu đi trước chủ yếu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế dưới cái nhìn bao quát (đi từ cơ sở, quá trình hình thành – phát triển đến nội dung, bản chất cũng như sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay). Hoặc nghiên cứu dựa trên các lát cắt khác nhau như nghiên cứu vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vấn đề đối ngoại; vấn đề phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;… Các công trình nghiên cứu trên là những tư liệu quý, những cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống, toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954) cần được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống dựa trên việc khai thác và xử lý tư liệu một cách khoa học; làm rõ những nội dung cơ bản, cốt yếu trên mọi phương diện; chỉ ra tính độc đáo, đặc sắc của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh; chỉ ra những giá trị lý luận và thực tiễn để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954) và các giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng ấy đối với cách mạng Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên luận văn tập trung đi sâu giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, trình bày khái niệm và cơ sở hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945- 1954). Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954). Thứ ba, làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954) đối với cách mạng Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản và các giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế. Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu thông qua hệ thống các văn kiện, bài nói, bài phát biểu, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến kinh tế. Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954). Tuy nhiên, để làm sáng tỏ một số vấn đề về giá trị lý luận, giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, luận văn cũng cập nhật thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975 và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay. 9 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế. Cơ sở thực tiễn: Luận văn dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như lịch sử, logic,… Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng trong quá trình sưu tầm và lựa chọn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm rõ các yếu tố như: sự kiện, thời gian, nhân vật,.. Phương pháp logic được sử dụng trong quá trình sắp xếp các tư liệu, các vấn đề, các sự kiện theo một trình tự khoa học nhất nhằm thể hiện rõ nội dung cần nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, liệt kê,… để có thể phân tích, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hệ thống và khoa học nhất. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954). Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan. 7. Đóng góp của luận văn Góp phần làm sáng tỏ một cách hệ thống nguồn gốc hình thành và những nội dung cơ bản cũng như giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (1945 – 1954). 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chương và 08 tiết. 10 Chƣơng 1 KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ 1.1. Khái niệm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế 1.1.1. Khái niệm kinh tế Nguyên nghĩa của từ kinh tế trong sách cổ Trung Quốc là “kinh tế quốc dân” hoặc “kinh bang tế thế” là các công việc của một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. Kinh tế là hình thức rút gọn của cụm từ Kinh bang Tế thế, có nghĩa là trị nước và cứu đời. Ở phương Tây, khái niệm kinh tế bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp – economi, là việc quản trị gia đình; sau đó được mở rộng thành việc quản trị tập hợp các gia đình. Khi trở thành một phạm trù, kinh tế được hiểu là toàn bộ hoạt động có tính cộng đồng trong quá trình sản xuất, lưu thông, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người. Từ điển Kinh tế chính trị học xem: Kinh tế - toàn bộ những quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; hoạt động kinh doanh của một nước nhất định, bao gồm các ngành và các loại hình sản xuất tương ứng. Mỗi phương thức sản xuất đều có nền kinh tế riêng của nó, được phân biệt bởi tính chất sở hữu về tư liệu sản xuất, mục đích phát triển của sản xuất, hình thức và phương pháp kinh doanh. Nền tảng vật chất của sự phát triển kinh tế là lực lượng sản xuất mà sự thay đổi của chúng dẫn đến những biến đổi tương ứng trong cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Khâu quan trọng nhất của nền kinh tế là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Theo Từ điển Tiếng Việt, kinh tế được hiểu: Theo nghĩa danh từ, là tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế xã hội nói chung (kinh tế phong kiến, kinh tế tư bản chủ 11 nghĩa, …); là tổng thể những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất (phát triển kinh tế, nền kinh tế quốc dân,…). Theo nghĩa tính từ, có liên quan tới lợi ích vật chất của con người (sử dụng đòn bẩy kinh tế để phát triển sản xuất; có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn so với sức người, sức của và thời gian tương đối ít bỏ ra (cách làm ăn kinh tế,…). Hiện nay, khái niệm kinh tế thường được hiểu theo các nghĩa cơ bản như: Chỉ các hoạt động kinh tế bao gồm những hoạt động về sản xuất, phân phối, trao đổi hoặc tiêu dùng; chỉ chung nền kinh tế quốc dân của một nước, hoặc các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất công nghệ (từ ý tưởng đến nghiên cứu, đến chế tạo thử và cuối cùng là sản xuất hàng loạt sản phẩm công nghệ diễn ra rất ngắn và liên tục)...; chỉ tổng thể các quan hệ sản xuất – xã hội nhất định hoặc chế độ kinh tế của xã hội, phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất (nhân tố quyết định của chế độ kinh tế là sở hữu đối với tư liệu sản xuất); chỉ sự tiết kiệm... Tuy nhiên, thuật ngữ kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh được Người chỉ ra với hai nghĩa cơ bản: Nghĩa rộng, là hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội, hệ thống này gắn với trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội (quan điểm sức sản xuất xã hội được Hồ Chí Minh nêu lên trong tác phẩm Thường thức chính trị -1953). Nghĩa hẹp, nền kinh tế Việt Nam vừa mới thoát ra khỏi chế độ thuộc địa nửa phong kiến với đặc điểm, cơ cấu, cách thức quản lý và nội dung, biện pháp cần phải thực hiện để xây dựng nền kinh tế trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, đem lại cho nhân dân cuộc sống ngày càng no đủ hơn. Và thuật ngữ kinh tế được sử dụng trong luận văn được hiểu theo quan điểm Hồ Chí Minh là hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội, hệ thống này gắn với trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội. 12 1.1.2. Khái niệm tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một bộ phận hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm hệ thống những luận điểm lý luận được rút ra từ thực tiễn cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những tinh hoa của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của quá trình phát triển từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu tiến dần lên chế độ xã hội chủ nghĩa có cơ cấu công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, có khả năng không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Khái niệm này đã chỉ rõ được: các bộ phận cấu thành nội dung khái niệm; nguồn gốc lý luận của khái niệm; những đặc trưng nêu rõ quy luật xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam với yêu cầu, nội dung cốt lõi và mục đích của nó; điểm xuất phát và tương lai phát triển của nền kinh tế Việt Nam chi phối và tác động đến toàn bộ các quan hệ xã hội khác, nói lên bản chất nhân văn của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh. Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một bộ phận đặc sắc, chứa đựng những tư tưởng mới mẻ, hiện đại, rất khoa học và cách mạng; được hình thành từ những nguồn gốc lý luận khác nhau, trong đó trực tiếp là học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế thuộc phạm trù kinh tế chính trị học Mác – Lênin, là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo kinh tế chính trị học Mác – Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Nội dung tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh có cấu trúc nội tại, bao gồm một hệ thống các luận điểm có quan hệ chặt chẽ với nhau: mục tiêu, cơ cấu, phương hướng, biện pháp, nhịp độ, bước đi của nền kinh tế nước ta… trong toàn bộ quá trình vận động từ chế độ dân chủ mới quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh mang tính chất cách mạng và phát triển. Người thường đề cập đến những vấn đề thiết thực vừa tầm với trình độ nhận 13 thức và hiểu biết của người dân, đặc biệt là nông dân, nhưng đó cũng thường là những vấn đề cấp bách, cốt lõi, bản chất, có tính quy luật của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ mà đến nay chúng ta vẫn đang tìm cách tháo gỡ, để tiến tới xác lập được một mô hình kinh tế tổng quát định hướng cho hoạt động thực tiễn, không đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa. 1.2. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế 1.2.1. Cơ sở lý luận 1.2.1.1. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Nước ta là một nước nông nghiệp. Từ bao đời nay, cuộc sống của nhân dân Việt Nam luôn lấy canh nông làm gốc. Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta kém phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, vì vậy, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Hoàn cảnh đó đã tạo nên những giá trị truyền thống của dân tộc như ý thức lấy nông nghiệp làm gốc, tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên – tính cộng đồng, trọng tình – dân chủ, linh hoạt, mềm dẻo, hiếu hòa,… Những giá trị truyền thống đó là một trong những nhân tố góp phần hình thành tư duy kinh tế ở Hồ Chí Minh. Người Việt ta quan niệm “có thực mới vực được đạo”, “trời đánh còn tránh bữa ăn”, “nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 03/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ cấp bách quan trọng cấp bách đầu tiên là giải quyết nạn đói, chủ trương thực hiện tăng gia sản xuất. Năm 1949, Người viết: “Mặt trận kinh tế gồm có công nghệ, buôn bán, nông nghiệp. Ngành nào cũng quan trọng. Nhưng lúc này, quan trọng nhất là nông nghiệp, vì “có thực mới vực được đạo” [23, tr 212]. Theo Hồ Chí Minh, tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì; dân chỉ biết được giá trị của độc lập, tự do khi dân được ăn no, mặc đủ. 14 Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp là sống trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ. Trong văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, ngoài truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình, là tinh thần đoàn kết và cách ứng xử linh hoạt của con người Việt Nam (tính cộng đồng). Đây là lý do chủ yếu giải thích vì sao một dân tộc nhỏ bé với đất không ruộng, người không đông, yếu về quân sự mà vẫn luôn chiến thắng giặc ngoại xâm với tiềm lực kinh tế và quân sự lớn hơn nhiều lần. Trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc, bên cạnh những giá trị văn hóa dân gian cổ truyền là những tư tưởng kinh tế của những cá nhân kiệt xuất có ảnh hưởng nhất định trong các thời kỳ lịch sử cũng góp phần hình thành tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh. Trong số những tư tưởng kinh tế tiến bộ có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành tư tưởng của Người phải kể đến những quan điểm của Lê Thánh Tông, Quang Trung – Nguyễn Huệ và Nguyễn Trường Tộ. Một số quan điểm của vua Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông rất chú trọng nông nghiệp. Ngay từ khi mới lên ngôi, tháng 03/1461, ông đã ra sắc chỉ nhằm tối đa hóa sản xuất: Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn đủ mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội. Ông cũng đặt ra những quy định về quyền tư hữu ruộng đất, nghiêm trị những người cưỡng đoạt, lấn chiếm ruộng đất của người khác. Theo sử gia K. W. Taylor, triều đình Lê Thánh Tông quan tâm đến đời sống làng xã hơn bất kỳ một triều vua nào trước đó. Ông cũng là người chủ trương ưu tiên dùng hàng quốc nội, không lệ thuộc vào đồ dùng của nước ngoài (Trung Hoa), Trong bộ Việt sử tiêu án, danh sĩ đời Lê Trung hưng Ngô Thì Sĩ có ca ngợi vua quan thời Hồng Đức: Người nước ta ưa chuộng gấm vóc, đồ dùng của người Tàu; mỗi năm có tàu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan