Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về con người và giải phóng con người...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về con người và giải phóng con người

.PDF
243
92
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- NGUYỄN TRUNG DŨNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- NGUYỄN TRUNG DŨNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số : 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ Phản biện độc lập: 1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA 2. PGS, TS. NGUYỄN THANH Phản biện: 1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA 2. PGS, TS. NGUYỄN THANH 3. PGS, TS. NGUYỄN XUÂN TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Ngày….tháng…năm 2012 Tác giả NGUYỄN TRUNG DŨNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 01 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................ 03 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án .......................................................... 08 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 09 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 09 6. Cái mới của luận án .............................................................................. 09 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................. 10 8. Kết cấu của luận án .............................................................................. 10 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ............................................ 11 1.1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG ......................................................................... 12 1.1.1. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học Ấn Độ. 12 1.1.2. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học Trung Quốc ........................................................................................................ 19 1.2. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY ............................................................................ 29 1.2.1. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học phương Tây thời kỳ Cổ - Trung đại .............................................................. 29 1.2.2. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học phương Tây thời kỳ Phục Hưng và cận đại ......................................................... 36 1.2.3. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học cổ điển Đức ......................................................................................................... 42 1.2.4. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học phương Tây hiện đại ............................................................................................ 47 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI ...................................................................................... 55 1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người .................... 55 1.3.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải phóng con người .. 61 1.3.3. Vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam .................................................................................................. 65 Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI ........................................................................... 76 2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI ..................................... 76 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người ....................................................... 76 2.1.2. Truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống quê hương, gia đình đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người ............................................................................................................. 83 2.1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người .................................................................................. 86 2.2. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI ......................... 95 2.2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người ............ 95 2.2.2. Thực chất vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh ........... 112 2.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI ............ 123 2.3.1. Giải phóng con người gắn liền với giải phóng dân tộc ................. 126 2.3.2. Giải phóng con người gắn liền với giải phóng giai cấp ................ 132 2.3.3. Xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa là tiền đề giải phóng con người một cách triệt để và cách mạng................................................................ 144 Chương 3: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................. 159 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................... 159 3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, tác động đến việc xây dựng, phát triển và giải phóng con người .................................... 159 3.1.2. Thực trạng, những thành tựu và mặt còn hạn chế về vấn đề giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 177 3.2. BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..... 190 3.2.1. Giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đối với việc giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay .......................................................... 190 3.2.2. Đảm bảo và phát huy dân chủ, là cơ sở và nền tảng, để giải phóng con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ....................................................................... 193 3.2.3. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là biểu hiện cụ thể, trực tiếp nhất của việc xây dựng, phát triển và giải phóng con người Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 195 3.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 198 3.3.1. Định hướng và mục tiêu cơ bản về sự nghiệp giải phóng con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay .............................................................................. 198 3.3.2. Một số giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giải phóng con người trong điều kiện Việt Nam hiện nay........................................................................................... 204 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................ 220 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 225 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................... 237 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi mọi sự đau khổ, đem lại cho con người một cuộc sống tự do, hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của nhân loại và, cũng là vấn đề được quan tâm lớn nhất của các nhà tư tưởng, ở mọi thời đại lịch sử. Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa hết sức mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc ngày càng gia tăng. Bên cạnh bức tranh sinh động của đời sống thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, chúng ta vẫn thấy nổi lên ở đây đó sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, chính trị,… như những dấu hiệu không tốt trong quá trình phát triển. Đặc biệt là, sau sự khủng hoảng chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, thời kỳ chiến tranh lạnh dường như đã kết thúc về mặt hình thức, nhưng trên thực tế, trên thế giới, vẫn ngấm ngầm xảy ra những cuộc chạy đua vũ trang, những sự đối đầu quyết liệt để phân chia thị trường thế giới. Vấn đề quyền tự quyết của các quốc gia, các dân tộc, vấn đề về giải phóng con người tưởng chừng là những vấn đề đã cũ của quá khứ, nhưng thực chất, trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, lại đang trở thành vấn đề nóng, mang tính thời sự với những yêu cầu, cấp thiết đòi hỏi cần phải giải quyết một cách khoa học và hợp đạo lý, để thế giới cùng chung sống hòa bình, cùng hợp tác và phát triển. Trong quá trình hơn hai mươi năm đổi mới, phát triển trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đời sống của nhân dân đã không ngừng được nâng lên, con người với tư cách là chủ thể xã hội, đã có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình, an ninh 2 xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó trên phương diện thực tiễn, vẫn còn rất nhiều những vấn đề lớn đặt ra cho khoa học lý luận phải tập trung nghiên cứu, đưa ra những định hướng giải quyết. Chẳng hạn, như vấn đề về mối quan hệ giữa lợi ích và quyền tự quyết của dân tộc với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, của quá trình phát triển; vấn đề mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và chính trị, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; vấn đề giải phóng con người trong mối quan hệ với sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, khu vực và giữa các cá nhân; vấn đề phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; và .v.v… Như vậy, thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cần có sự giải quyết triệt để về mặt lý luận. Xét cho đến cùng, tất cả những vấn đề cơ bản nêu trên, thực chất đó là vấn đề về con người, giải phóng và phát triển con người. Ở đây, chúng ta có thể tìm thấy những nội dung mang tính lý luận và phương pháp luận về vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng thực tiễn hoạt động cách mạng sinh động của mình, trên cơ sở sự kế thừa và phát triển xuất sắc những tư tưởng tiến bộ về con người và giải phóng con người trong lịch sử, đặc biệt là sự vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa MácLênin về giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống tư tưởng về vấn đề con người và giải phóng con người một cách sâu sắc và toàn diện, mang bản sắc Việt Nam. Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã khẳng định: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối cách mạng của Đảng. Đại hội lần IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là 3 nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động, là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”[26; tr. 84]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, ngày 27 tháng 03 năm 2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 23/CT-TW về việc đẩy mạnh nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Hiện nay, Đảng ta đang quan tâm, chỉ đạo tăng cường việc học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có giá trị cao trên góc độ lý luận. Trong những năm gần đây, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, vấn đề về con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, đã được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tác giả và công trình khoa học nào, nghiên cứu về vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Vì vậy, một mặt, với mong muốn làm rõ thêm, phong phú thêm tư tưởng khoa học về vấn đề con người và giải phóng con người của Hồ Chí Minh nói riêng, sự đóng góp của Người vào kho tàng lý luận và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung; mặt khác với mong muốn góp phần giải đáp những vấn đề lý luận về giải phóng con người do thực tiễn hiện nay đang đặt ra, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học nói chung, và trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng được các nhà khoa học nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và mức độ phong phú khác nhau. Về vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học, 4 hầu hết các nhà khoa học không tập trung nghiên cứu thành những nội dung riêng, mang tính hệ thống, mà trình bày lồng ghép trong các quan điểm về bản thể luận, nhân sinh quan, nhận thức luận của các triết gia theo phương diện lịch sử. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử Triết học. Tập 1. Nxb. Khoa học xã hội, 2002, của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa và Doãn Chính (chủ biên); Lịch sử Triết học của tác giả Nguyễn Hữu Vui. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; tác giả Lưu Phóng Đồng với công trình Triết học phương Tây hiện đại. Tập 1, 2. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;… Có những tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giải phóng con người theo từng giai đoạn lịch sử, hoặc theo từng triết gia như: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của tác giả Doãn Chính. Nxb. Thanh niên, 1999; Bùi Bá Linh (2003): Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thế Nghĩa (2003): Quan niệm của C.Mác về tha hóa và sự giải phóng con người trong “Bản thảo kinh tế triết học”. Tạp chí Triết học số 10-2003;... Đáng chú ý nhất là tác phẩm Tư tưởng triết học về con người của tác giả Vũ Minh Tâm (chủ biên). Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996. Tác phẩm đã trình bày những nội dung cơ bản về vấn đề con người trong lịch sử triết học. Riêng vấn đề giải phóng con người, hiện nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, theo phương diện lịch sử. Về vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong lịch sử cách mạng Việt Nam đương đại, việc tổ chức học tập và nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai từ rất sớm bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta như một yêu cầu khách quan của cuộc sống. Song, chỉ đến những năm gần đây, trong hoàn cảnh thế giới có nhiều biến 5 động lớn, hệ thống chính trị – xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, xuất phát từ mục tiêu giữ vững ổn định tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, trên cơ sở đổi mới tư duy do Đại hội Đảng lần thứ VI vạch ra, đặc biệt từ khi Đại hội Đảng lần thứ VII khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động” thì công tác giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh. Nhiều tác phẩm, nhiều công trình, nhiều bài viết có giá trị khoa học đã xuất hiện một cách khá phong phú, sinh động. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm hiểu một cách khá toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ nguồn gốc hình thành đến nội dung tư tưởng của Người, từ lối sống, phong cách đến đạo đức của Người,… đều được nghiên cứu một cách sâu sắc với nhiều khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người, cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau và cũng đã có nhiều tác phẩm, nhiều bài báo khoa học được công bố. Tác giả Thành Duy với tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) đã phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện; về nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người phát triển toàn diện; về đặc điểm, các giải pháp xây dựng con người phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Trong luận án tiến sĩ triết học với đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện (Học viện Chính trị quốc gia, 2001), tác giả Nguyễn Hữu Công đã phân tích cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người; những vấn đề đang đặt ra đối với thực tiễn phát triển con người hiện nay; việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tác 6 giả PGS.TS.Lê Sỹ Thắng với tác phẩm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); Tác giả Thành Duy với bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách đối với con người (Tạp chí Lịch sử Đảng, tr. 24-30, số 12 năm 2005). Nội dung của các tác phẩm, bài viết này tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong mối quan hệ với các chính sách đối với con người. Trong tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005), các tác giả Phạm Ngọc Anh (chủ biên), Nguyễn Khánh Bật, Phạm Văn Bính đã trình bày bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển và các đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; những quan niệm và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Tác giả Trần Văn Thức cũng đã bàn thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bài báo: Sự kế thừa và phát triển tư tưởng quyền dân tộc, quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh (Tạp chí Lịch sử Đảng, tr. 52-56, số 4 – 2006). Trong số ít tác phẩm trình bày vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là một công trình chuyên khảo, đáng chú ý nhất là tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) của tác giả Lê Quang Hoan. Nội dung của công trình này đã nêu khái quát ba vấn đề lớn: con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của tiến trình cách mạng Việt Nam; xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là một chiến lược cơ bản, lâu dài ở Việt Nam. Vận dụng phương pháp luận của triết học, tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hoạt động – giá trị - nhân cách, tác phẩm đã chứng minh sự thống nhất giữa tư tưởng về con người với nhân tố con người và phát 7 huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng con người, chưa có tác giả nào nghiên cứu và trình bày được một cách có hệ thống - lôgíc như là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh. Vấn đề giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, chỉ mới được các tác giả đề cập và phân tích một cách rời rạc, riêng lẻ trong các tác phẩm đã được công bố. Vấn đề giải phóng con người đặt trong mối quan hệ với giải phóng dân tộc cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến nhưng chủ yếu nhấn mạnh đến đặc điểm sự hình thành tư tưởng, tính tất yếu, những điều kiện,… của cách mạng giải phóng dân tộc như: Võ Nguyên Giáp (chủ biên) với tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); F. Motoo: Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); tác giả Bùi Đình Phong với tác phẩm Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004); Nguyễn Đình Thuận: Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 1911 – 1945 (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);… Nội dung cơ bản có thể rút ra được từ các tác phẩm nói trên là: cách mạng giải phóng dân tộc chính là tiền đề cho việc giải phóng con người, đưa con người thoát khỏi tình trạng nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước. Vấn đề giải phóng con người đặt trong mối quan hệ với đấu tranh giải phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều tác giả đề cập đến như: Nguyễn Đức Đạt: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); Phạm Hồng Chương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003); Bùi Bá Linh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và 8 cách mạng xã hội (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005);… Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người của các tác giả Đặng Xuân Kỳ, Vũ Khiêu, Hoàng Chí Bảo, Đỗ Huy (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); Trần Quy Nhơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, (Nxb. Giáo dục, 2004); Phạm Quốc Thành: Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán bộ đảng viên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004);… Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã ít nhiều được các tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, cũng vẫn chưa có được công trình nào phân tích về vấn đề này một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người” nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và giải phóng con người nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là tập trung nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thực hiện mục tiêu giải phóng con người ở nước ta hiện nay. Để đạt được mục đích nêu trên, luận án, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, trình bày khái quát về vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Hai là, trình bày và phân tích làm rõ những nội dung cơ bản về vấn 9 đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ba là, từ những vấn đề trình bày trên, luận án rút ra những bài học lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng con người ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc, phong phú, sinh động, phản ánh và có sự ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng trong xã hội. Do đó, trong luận án này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là, chỉ tập trung vào việc làm rõ vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề con người và giải phóng con người. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: lôgíc – lịch sử, quy nạp – diễn dịch, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh,… và một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác, để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án. 6. Cái mới của luận án - Luận án đã trình bày khái quát những nội dung cơ bản về vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học. - Luận án đã trình bày, phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ được những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người. - Luận án cũng đã tập trung nghiên cứu, lý giải và đề xuất được một 10 số giải pháp cơ bản có tính chất định hướng nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và giải phóng con người ở nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án đã góp phần nghiên cứu và hệ thống hoá tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người nói riêng. Trên cơ sở đó, luận án đã chứng minh và khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề giải phóng con người vào cách mạng Việt Nam một cách khoa học, sáng tạo và thành công. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận mang tính phương pháp luận trong việc giải quyết vấn đề giải phóng con người trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và các lĩnh vực khoa học xã hội có nội dung liên quan đến vấn đề con người và giải phóng con người. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để giáo dục truyền thống cách mạng, trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương, chín tiết và in trong 209 trang luận án. 11 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Trong lịch sử phát triển của triết học, vấn đề con người luôn được xem là một nội dung trung tâm của các trường phái triết học. Bởi vì, xét cho đến cùng, thông qua việc giải quyết vấn đề về con người, các nhà triết học mới thể hiện được thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của mình về thế giới khách quan, trong đó có vấn đề về giải phóng con người. Toàn bộ các quan niệm về thế giới được triết học đưa ra đều nhằm xem xét bản chất chung của con người và xác định vị trí, vai trò của con người trong thế giới hiện thực, từ đó tìm ra con đường, cách thức để giải phóng con người. Việc lý giải bản chất con người và tiến đến giải phóng con người trở thành nội dung cốt lõi, cơ bản và là mục tiêu chủ yếu của triết học trong mọi thời đại. Kế thừa sâu sắc tinh hoa của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh cao là tính nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành nên những quan điểm phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, lý luận về nhà nước, pháp luật, văn hóa, đạo đức,… Trong đó, tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người là nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng chủ đạo mang tính định hướng cho việc thể hiện thế giới quan của Người. Việc nghiên cứu vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học là điều kiện cần thiết, để hiểu sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như thấy 12 được sự kế thừa và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. 1.1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 1.1.1. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học Ấn Độ Ấn Độ là một trong những trung tâm triết học lâu đời và phong phú của nhân loại. Nền văn minh sớm nhất của những tộc người Ấn cổ đại là nền văn minh sông Ấn xuất hiện từ khoảng 2.500 năm trước Công nguyên. Giai đoạn văn minh rực rỡ nhất của triết học Ấn Độ là thời kỳ Veda (khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ VII trước Công nguyên) được phản ánh trong kinh Veda, bộ kinh thể hiện tri thức tổng hợp và tối cổ của văn hóa Ấn Độ, trong đó có tư tưởng đặc sắc về vấn đề con người. Tiếp theo thời kỳ Veda là thời kỳ Cổ điển hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI trước Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên). Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện sống và tính chất sinh hoạt của xã hội đương thời. Đất nước Ấn Độ có địa hình và thời tiết đa dạng, có núi cao quanh năm tuyết phủ, có sa mạc khô cằn, có những vùng đồng bằng rộng phì nhiêu rộng lớn. Đặc biệt là sự phân chia đẳng cấp nghiệt ngã, kết cấu xã hội – giai cấp phức tạp với sự thống trị về mặt tư tưởng của kinh Veda và tôn giáo Bàlamôn đã làm cho đời sống xã hội nặng nề, trì trệ, bảo thủ. Do vậy, tư tưởng triết học thời kỳ này phản ánh sâu sắc cuộc đấu tranh lâu dài chống sự phân biệt đẳng cấp, chế độ xã hội nô lệ mang nặng tính chất gia trưởng, chống lại uy thế của kinh Veda và tôn giáo Bàlamôn, đề cao bản chất, giá trị của con người, bảo vệ quyền sống của con người, giải phóng con người. Ở thời kỳ Veda (khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ VII trước Công 13 nguyên), tư tưởng của người Ấn Độ cổ đại chủ yếu được phản ánh tập trung trong các kinh Veda. Veda là một khối lượng tác phẩm văn học được sáng tác trong khoảng thời gian trên dưới 2000 năm. Bộ phận sớm nhất của Veda bao gồm 4 tập thánh kinh chủ yếu: Rig-Veda, Sama-Veda, YajurVeda và Atharva-Veda. Dựa trên cơ sở của thế giới quan thần thoại, tôn giáo, các nhà tư tưởng đã bước đầu “giải thích vũ trụ vạn vật bằng biểu tượng các vị thần tự nhiên và sau đó là những tư tưởng triết lý trừu tượng, lý giải nguyên lý của vũ trụ, giải thích bản chất, đời sống tâm linh của con người” [9; tr. 59]. Tư tưởng khái quát trong kinh Veda là giải thích vũ trụ, con người bằng biểu tượng các vị thần tự nhiên, gắn nguồn gốc, vị trí và số phận của con người với các vị thần. Thần linh vừa có sức mạnh siêu việt, lại vừa mang nặng tính người với những đặc điểm của con người như thần linh cũng có chồng, có vợ, thần linh cũng có cả tính tốt và tính xấu,... Thần linh tồn tại ở khắp nơi: thần Lửa Agni cai quản hạ giới, thần Gió Vaynu oai phong cai quản không trung, thần Mặt Trời Surya (có bốn vợ là: nữ thần tri thức, Hoàng hậu, nữ thần Ánh sáng và nữ thần Bóng tối) cai quan thiên giới, ngoài ra còn có thần Mặt Trăng Mosa, thần Nước Apas mạnh mẽ, thần Bão tố Rudra,… Nếu gạt đi yếu tố thần bí trong việc lý giải bản chất của vũ trụ, chúng ta có thể thấy rằng, thông qua việc miêu tả sức mạnh của các vị thần linh, nhân tố con người trong tư tưởng của người Ấn Độ cổ đại có đời sống phong phú, hoàn mỹ, sống động và cụ thể. Bộ phận xuất hiện muộn hơn kinh Veda là Bahmana, Aranyaka và Upanishad. Đặc biệt, sự xuất hiện của Upanishad là một bước giải phóng tư duy của người Ấn Độ cổ đại, đánh dấu bước chuyển từ thế giới quan thần thoại sang tư duy triết học. Nếu như quan niệm về con người trong kinh Veda còn mang nặng dấu ấn thần thoại thì Upanishad muốn dùng lý trí để lý giải bản thể vũ trụ, bản tính con người, từ đó tìm ra nguyên nhân 14 của nỗi khổ và con đường, cách thức giải thoát con người khỏi sự rằng buộc của thế giới hữu hình. Upanishad thừa nhận “tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman, là thực tại đầu tiên, duy nhất, tuyệt đối chi phối vũ trụ, là nguyên nhân của tất cả mọi sự sống. Khi “tinh thần vũ trụ tối cao Brahman” biểu hiện trong con người và chúng sinh thì đó chính là linh hồn cá nhân Atman. Atman là linh hồn cá nhân bất diệt, là bộ phận của cái toàn bộ, tuyệt đối, tối cao Brahman. Trong thế giới sáng tạo của Brahman, con người chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Con người dùng lý trí của mình để xem xét sự vật, tìm hiểu thế giới theo quy luật riêng của nó và từ đó con người hòa nhập vào Brahman. Khi nhận thức được Brahman, con người sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và có thể giải thoát được linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thể xác và mọi đau khổ của thế giới trần tục. Do những cảm giác, ham muốn, dục vọng và những hành động nhằm thỏa mãn ham muốn của con người ở thế giới trần gian đã làm cho linh hồn bất tử (Atman) bị giam hãm hết thể xác này đến thể xác khác, bị che lấp nên không nhận thức được chân bản của mình là Brahman. Muốn giải thoát được linh hồn bất tử, con người phải dốc lòng tu luyện tri thức và tu luyện hành động. Và chỉ có như vậy, con người mới nhận ra được chân bản của mình, khi đó linh hồn bất tử (Atman) đồng nhất với “linh hồn vũ trụ tối cao” (Brahman), con người được giải thoát. Giải thoát là trạng thái tự do tuyệt đối, vượt qua mọi ảo ảnh, vượt qua mọi quan niệm sống chết, nhận thức được bản thể vũ trụ tối cao và chân bản tính của con người. Con người thoát khỏi sự chi phối của quy luật nghiệp báo, luân hồi. Như vậy, tư tưởng của Upanishad đã cho thấy được mối quan hệ giữa đời sống tinh thần của con người với nguồn sống bất diệt của vũ trụ, từ đó chỉ ra con đường, cách thức giải thoát con người ra khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan