Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng chính trị của fukuzawa yukichi qua một số tác phẩm...

Tài liệu Tư tưởng chính trị của fukuzawa yukichi qua một số tác phẩm

.PDF
70
24
73

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………...3 Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA FUKUZAWA YUKICHI .................. 8 1.1. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi ......... 8 1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi……...12 1.3. Sự hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi .............................. 16 1.3.1. Khái lược nội dung một số tác phẩm tiêu biểu của Fukuzawa Yukichi .....16 1.3.2. Sự hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi ………………... 20 Chương 2 TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA FUKUZAWA YUKICHI TRONG 2 TÁC PHẨM KHUYẾN HỌC VÀ PHÚC ÔNG TỰ TRUYỆN ....... 24 2.1. Sự ra đời và kết cấu của tác phẩm Khuyến học và Phúc Ông tự truyện ........ 24 2.2. Một số nội dung tư tưởng chính trị trong 2 tác phẩm Khuyến học và Phúc Ông tự truyện ...................................................................... 27 Chương 3 GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA FUKUZAWA YUKICHI............. …59 3.1. Giá trị, ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi ................ 59 3.2. Một số hạn chế trong tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi .................. 63 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi cùng với thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội vào cuối thế kỷ XIX của Nhật Bản, từ một nước phong kiến đã phát triển thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, một nước đế quốc giàu mạnh và thoát khỏi nguy cơ bị bao vây xâm lược của các nước phương Tây vào những năm 60 của thế kỷ XIX. Tỉ lệ giá trị công nghiệp đạt đến 19% từ một nước nông nghiệp lạc hậu trước đó gần 3 thập niên đến nay trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp quân sự đã góp phần lớn vào thành công của công cuộc Minh Trị Duy tân, tạo ra một nước Nhật Bản phát triển giàu mạnh. Trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, tư tưởng chính trị là một trong những nội dung cơ bản và có tác động lớn đến xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XIX. Trong đó có những tác động làm thay đổi nhận thức của người dân ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ông đã góp phần phê phán những hạn chế trong xã hội Nhật Bản thời bấy giờ, những điều đã và đang cản trở con đường tiến lên giàu mạnh của Nhật Bản, trong đó ông đã nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng cùng với trách nhiệm không thể thiếu của mỗi người dân trong việc kiến thiết đất nước. Ông cho rằng tính độc lập của một quốc gia không chỉ giành độc lập một cách đơn thuần mà phải là sự độc lập của mỗi người dân mới được xem là độc lập đầy đủ. Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi không chỉ có tác động sâu sắc đối với thành tựu của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX mà còn có giá trị đối với nước Nhật ở cả giai đoạn hiện nay. Những tư tưởng về chính trị của Ông đã tạo nên thành công của nước Nhật vươn lên từ nước bị đe dọa, bao vây của các nước phương Tây và không chỉ thế, đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng bị tổn thất nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2. 2 Do đó việc chọn đề tài Tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi qua một số tác phẩm làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ cho thấy những giá trị, vai trò, tầm quan trọng tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi và những tác động của nó đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội nước Nhật thế kỷ XIX cũng như những giá trị đối với nước Nhật hiện đại ngày nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á, và không chỉ riêng về lĩnh vực kinh tế mà ngay cả trên một số lĩnh vực về chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục … Chính vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về đất nước mặt trời mọc này trong đó kể cả nghiên cứu những nhà tư tưởng có công khai phá, có tầm ảnh hưởng quan trọng hàng đầu và góp phần thiết yếu vào thành công trong giai đoạn chuyển mình của Nhật Bản – giai đoạn thực hiện công cuộc Duy tân Minh Trị. Từ thập niên 70 thế kỷ XX, sau khi Nhật Bản vươn lên thành nước siêu cường ở châu lục và thế giới, nhiều nhà nghiên cứu các nước trong khu vực và trên thế giới kể cả nước ta cũng có những công trình nghiên cứu bài viết, đề tài liên quan đến Fukuzawa Yukichi và tư tưởng của ông, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Công trình của tác giả Alan Macfarlane với tác phẩm Fukuzawa Yukichi và công cuộc kiến thiết thế giới hiện đại (năm 2017, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) nói về tầm quan trọng của Fukuzawa Yukichi đối với công cuộc kiến thiết thế giới hiện đại. Kỷ yếu kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Fukuzawa Yukichi của Uchiyama Hideo (năm 1985, Hiyukaku, Tokyo) tập hợp những báo cáo đề cập đến tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trên mọi lĩnh vực. 3 Bàn về tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi có tác phẩm Fukuzawa Yukichi trong lịch sử chính trị Meiji của Hanno Junji (năm 1985, Hiyukaku, Tokyo) nói lên vai trò của Fukuzawa Yukichi trong nền chính trị Nhật Bản thời Minh Trị. Cũng đề cập đến tư tưởng chính trị bài viết: Quan điểm chính trị của Fukuzawa Yukichi của Matsumoto Sannosuke (năm 1985, Hiyukaku, Tokyo). Nghiên cứu về sự hình thành quan điểm, tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trên nhiều lĩnh vực của có tác phẩm “Sự hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi” do Imanaga Seiji viết vào năm 1979 (Keiso Shobo, Tokyo). Nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi ở Nhật Bản có các chuyên luận: Quan điểm về giáo dục của Fukuzawa Yukichi của Fuwahara Saburo (2001, Keio Gijutsu Daigaku, Tokyo), “Luận về tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi” của Tanaka Noriyuki (năm 1985, Kindai Nihon Kenkyu, số 4, Tokyo), “Tư tưởng giáo dục của Nhật Bản cận đại – Nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi” của Yasukawa Junosuke (năm 2003, Shin Hyoron, Tokyo). Bên cạnh đó có một số công trình do các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện chủ yếu về tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi. Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ Tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Tiến Lực (năm 2017, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) bàn về cuộc đời sự nghiệp và so sánh tư tưởng cải cách giáo dục của hai nhà tư tưởng sinh cùng thời, của 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Hay Nguyễn Thị Thanh Hiền với khóa luận “Tìm hiểu về tư tưởng khai sáng của Fukuzawa Yukichi” (năm 2000, Khoa Đông phương học, thành phố Hồ Chí Minh) đã bàn về nhiều lĩnh vực tư tưởng của Fukuzawa Yukichi mang tính chất khai sáng cho nước Nhật. Bài khóa luận “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi trong tác phẩm Khuyến học” của Nguyễn Việt Phương (năm 2013, Báo cáo trong Hội nghị Khoa học quốc qia và quốc tế) tập trung vào tư tưởng giáo dục của Fukuzawa 4 Yukichi riêng trong tác phẩm khuyến học, trong đó tác giả đã phân tích so sánh những tư tưởng của Ông về thực học, phê phán những lối học cổ hủ. Bài khóa luận “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi” của Đinh Quang Trung (năm 2015, Thư viện trường Đại học Kinh tế), phân tích những nét nổi bật tiên phong trong tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi. Qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có thể thấy bức tranh tư tưởng đa dạng trên nhiều lĩnh vực của Fukuzawa Yukichi mà nổi bật là những nghiên cứu về giáo dục, và tư tưởng chính trị của ông. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích: Tác giả chọn đề tài này nhằm thấy được ý nghĩa lịch sử và vai trò của tư tưởng chính trị trong việc xây dựng nước Nhật thế kỷ XIX và ý nghĩa hiện tại. 3.2. Nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi. - Trình bày tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi qua một số tác phẩm cơ bản. - Phân tích ý nghĩa lịch sử và vai trò của tư tưởng chính trị trong việc xây dựng đất nước Nhật thế kỷ XIX. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi qua một số tác phẩm cơ bản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 5 Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả chọn nghiên cứu tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi qua 2 tác phẩm: Khuyến học và Phúc Ông tự truyện. 5. Phương pháp 5.1. Phương pháp luận: Luận văn lấy phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử; Phương pháp luận nghiên cứu khoa học làm cơ sở phương pháp luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, dựa vào phương pháp nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá tài liệu được thể hiện trong việc phân tích trong điều kiện lịch sử xã hội nước Nhật thế kỷ XIX đã tác động đến tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Tìm hiểu và làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết và vai trò của tư tưởng chính trị đối với thành tựu của công cuộc xây dựng đất nước. Trên cơ sở làm rõ những thành tựu nổi bật trong quá trình cải cách xây dựng ở nước Nhật qua phát huy vai trò của tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo dành cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành chính trị học, lịch sử tư tưởng chính trị. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương, gồm: Chương 1: Điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận, và quá trình hình thành tư tưởng chính trị Fukuzawa Yukichi. Chương 2: Nội dung tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi qua 02 tác phẩm Khuyến học và Phúc Ông tự truyện. 6 Chương 3: Giá trị, ý nghĩa lịch sử và một số hạn chế của tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi 7 Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA FUKUZAWA YUKICHI 1.1. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi Xã hội thời kỳ Edo là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của chế độ phong kiến Mạc phủ ở Nhật Bản. Trong khoảng thời gian sau cùng của chế độ Mạc phủ này lịch sử Nhật Bản trải qua nhiều chuyển biến hết sức phức tạp và đa dạng. Viết về lịch sử Nhật Bản thời kỳ này, hầu hết các nhà nghiên cứu, tác giả đều cho rằng, Edo là thời kỳ mà Nhật Bản đã diễn ra những biến chuyển hết sức căn bản; những ngành kinh tế phát triển vượt trội. Và đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những tiền đề kinh tế, xã hội và tư tưởng hết sức quan trọng trong công cuộc canh tân của Nhật Bản thời kỳ cận đại. Nhìn một cách khái quát, có thể thấy đây là giai đoạn mà nhà nước trung ương có được sự điều hành tương đối thống nhất trên toàn lãnh thổ, nhưng đây cũng là thời kỳ trỗi dậy của các lãnh chúa địa phương. Trong vòng hơn hai thế kỷ, kinh tế của nước Nhật vẫn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp tự nhiên, song các ngành kinh tế như thủ công nghiệp, thương nghiệp đã phát triển nổi bật. Edo được coi là giai đoạn đóng cửa nhưng Nhật Bản vẫn duy trì giao thương buôn bán nhất định với một số nước trong khu vực và phương Tây. Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu. Về kinh tế, nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói khát liên tục xảy ra. Công nghiệp ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá đang dần phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Về xã hội, tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giàu có. Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị. Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến, nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân. Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mỹ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản bỏ thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, phải thực hiện thông thương buôn bán với bên ngoài. Như vậy, đến thời điểm này, Nhật Bản bị lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hội nhập với nền kinh tế phương Tây. Giai đoạn cuộc Duy tân Minh Trị, do những hiệp ước bất bình mà chính quyền Mạc Phủ ký kết với nước ngoài làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, dẫn tới phong trào đấu tranh chống So-gun và kết quả là chính quyền Mạc Phủ sụp đổ. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và thực hiện hàng loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Trong đó, về chính trị, Nhật Hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng, ban bố quyền tự do, ban hành Hiến pháp năm 1889. Về kinh tế, Nhật Hoàng thực hiện thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế 9 tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá phục vụ giao thông liên lạc. Về quân sự, được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược. Về giáo dục, thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây. Cuộc cải cách này đã mang ý nghĩa quan trọng, có ý nghĩa gần như một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, theo đó, đã đưa Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm chia cắt, chèn ép đồng thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. Giai đoạn đầu Nhật Bản phát triển sang hướng đế quốc chủ nghĩa là khoảng thời gian 30 năm cuối thế kỷ 19, đặc biệt là sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Xuất phát từ quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời của các công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế và chính trị Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động. Fukuzawa Yukichi tên phiên âm tiếng Việt là Phúc Trạch Dụ Cát hay còn gọi là Phúc Ông sinh vào tháng 1 năm 1835 trong một gia đình samurai cấp thấp ở Nakatsu (Trung Tân) một lãnh địa nhỏ ở miền Bắc Đảo Kyushi, Nhật Bản. Do thành phần xuất thân chỉ là Samurai cấp thấp nên tổ tiên của ông bị bạc đãi và chịu không biết bao nhiêu nỗi cay đắng của chế độ phong kiến với những điều kiện lịch sử như đã nói ở trên, bởi vậy hơn ai hết, Fukuzawa ý thức được một cách sâu sắc về những mặt phi lý trong xã hội phong kiến. Bên cạnh rất nhiều những hạn chế về mặt văn hóa giáo dục thời kỳ Mạc phủ, nhưng vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, cũng là thời mà Fukuzawa Yukichi sinh sống, về mặt điều kiện văn 10 hóa giáo dục, và một số thay đổi mang tính cấp thiết trong đời sống xã hội lúc bấy giờ cũng đã tác động không nhỏ và góp phần hình thành nhận thức phản biện, phân tích của Fukuzawa. Những cống hiến mang tính tích cực hiếm hoi của thời kỳ này cùng với những hạn chế, lạc hậu rất phổ biến của nó cũng tác động không nhỏ vào quá trình hình thành tư tưởng cải cách của Fukuzawa.Fukuzawa Yukichi là một nhà cải cách chính trị-xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản vào cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị, tức thời điểm dao động với nhiều chuyển biến lớn trong lịch sử Nhật Bản. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu đậm với phong trào canh tân ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tạo nền móng cho Nhật Bản trở thành một cường quốc thế giới. Hình ông được in trên tờ tiền 10.000 Yen cũng cho chúng ta thấy được những đóng góp và sức ảnh hưởng của Ông đối với nước Nhật như thế nào, và điều này cũng thể hiện lòng biết ơn của người Nhật đối với Fukuzawa. Ông sinh năm 1835, mất năm 1901, thọ 66 tuổi. Một điều rất ngẫu nhiên là cuộc cải cách Minh Trị duy tân bắt đầu vào năm 1868, chính là lúc Fukuzawa 33 tuổi. Tức là nếu lấy năm Minh Trị thứ nhất làm mốc có thể chia cuộc đời 66 năm của ông thành hai phần, nửa đời trước của ông là thời gian triều đại Mạc Phủ và phần nửa sau là sau khi vua Minh Trị chấp chính. Qua đó sẽ thấy được những biến cố lớn lao, thể hiện giai đoạn đặc sắc của thời kỳ triều đại thay đổi không chỉ đối với bản thân cuộc đời Fukuzawa Yukichi mà của cả đời sống kinh tế văn hóa xã hội Nhật Bản. Những biến cố chính trị trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ xuyên suốt quá trình lịch sử mà cuộc đời ông trải qua trong giai đoạn giao thời chính trị ấy bao gồm từ khi sinh ra và lớn lên, quá trình học tập, quá trình tìm tòi, đi sang phương Tây 3 lần tiếp thu văn hóa và nền học vấn cũng như tư tưởng phương Tây đã góp phần tác động vào quá trình hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trong đó 11 bao gồm những tư tưởng chính trị, luật pháp, chính phủ, quốc dân, giáo dục, vv. Bối cảnh quá trình cuộc đời ông trải qua đó là yếu tố tác động, là những điều kiện lịch sử cụ thể đã tác động đến sự hình thành tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trên các lĩnh vực mà nổi bật trong đó là giáo dục, quân sự, luật pháp và chính trị. Nhìn chung, chính điều kiện lịch sử trong xã hội Nhật Bản đã thành lập chế độ nhà nước của Minh Trị Thiên Hoàng và cũng cung cấp những điều kiện góp phần sinh ra nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi trong hoàn cảnh đặc biệt của nó. Sau đó, do ảnh hưởng tiếp thu từ tư tưởng Fukuzawa, một phần trong tư tưởng chung của tầng lớp quý tộc tư sản thời bấy giờ đã quyết định con đường phát triển của Nhật Bản và cũng đưa Nhật Bản đạt đươc những thành tựu nổi bật, là quốc gia điển hình của châu lục trong đường lối phát triển. Đây là một cuộc cải cách duy tân mang tính chất quy luật thời đại, đưa một nước Nhật nghèo lạc hậu trở thành giàu mạnh, thoát khỏi tình trạng bị thu phục của các nước đế quốc phương Tây. Và đóng góp lớn lao và rõ nét trong cuộc cách mạng đó, trong cái thành tựu đó chính là những tư tưởng cải cách của Fukuzawa Yukichi, hầu hết các tư tưởng của Ông đều được Nhà nước Minh Trị triển khai trong thực tế của đời sống xã hội từ kinh tế, đến giáo dục, từ chính trị đến khoa học kỹ thuật, … 1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi Tiền đề lý luận tác động sâu sắc đến tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi trước khi ông đến với tư tưởng tây học là tư tưởng giáo dục truyền thống của Trung quốc (Khổng Tử, Chu tử) và hai luồng tư tưởng có tính đối kháng trái ngược nhau, cùng tồn tại đó là các nhà tư tưởng theo thuyết Nhương di và thuyết Tá mạc của Nhật Bản được khởi xướng vào đầu những năm 60 thế kỷ XIX. Nhìn chung, khi tiếp thụ nền giáo dục truyền thống của Nhật Bản bắt nguồn từ sự du nhập và ảnh hưởng của lối giáo dục Trung Quốc, Ông đã cảm thấy sự bất hợp lý và không hiệu quả. Ông cho rằng việc học như vậy là vô bổ, không mục đích và 12 không có giá trị thực hành. Điều này càng được ông làm rõ sau những lần đầu tiếp xúc với người Tây và những phương tiện, thiết bị khoa học mới vừa du nhập vào Nhật Bản. Đối với việc đối kháng của hai thuyết đang diễn ra ở Nhật lúc bấy giờ, Ông cũng đã có chủ kiến thiên về thuyết Tá mạc và rất phản đối việc bế quan tỏa cảng. Theo thuyết Cần Vương Nhương di cho rằng cần bế quan tỏa cảng, không giao lưu về mọi mặt với phương Tây, không chấp nhận Dương học (Tây học), về thuyết Tá Mạc Nhương di thì ngược lại, ủng hộ Dương học, khuyến khích học tập và tiếp thu nền văn hóa phương Tây, đi theo con đường mở rộng quan hệ thương mại, đẩy mạnh giao lưu, phát triển kinh tế với các nước phương Tây thông qua giáo dục và khoa học kỹ thuật để phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ bị bao vây cũng như bị xâm chiếm, lệ thuộc. Trong khi 02 thuyết đang mâu thuẫn đối đầu nhau về con đường đi của nước Nhật thì cùng là khoảng thời gian Ông được sang Mỹ và châu Âu, có cơ hội tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, đây là bước ngoặc trong việc làm rõ phương cách phù hợp nhất để giải quyết bài toán phát triển Nhật Bản trong tư tưởng của Fukuzawa. Những điều chính ông tai nghe mắt thấy để làm dữ kiện cho việc đối chiếu, phân tích, so sánh sự chênh lệch về điều kiện kinh tế - hội. Giúp ông khẳng định chủ trương cải cách giáo dục và đề xuất yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật để xây dụng nước Nhật thành quốc gia giàu mạnh. Môi trường xã hội mà Ông trải qua chủ yếu là những tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Tây trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chính trị, kinh tế, văn hóa mà Ông tiếp thu trong quá trình mắt thấy tai nghe và nghiên cứu dịch các sách kinh điển của phương Tây. Có thể nói rằng đây là quá trình tiếp thu tư tưởng tạo sự đột phá quyết định và quan trọng nhất đối với tư tưởng Fukuzawa Yukichi. Hầu hết các tư tưởng của Ông được cũng cố rõ nét trong giai đoạn này. Thông qua phân tích đối chiếu tỉ mỉ sự khác biệt giữa nước Nhật và các nước phương Tây, 13 Ông đã có chất liệu để đẩy mạnh nghiên cứu theo chiều sâu trên từng đặc điểm trong sự đối lập của nó. Fukuzawa cho rằng một quốc gia muốn phát triển giàu mạnh thì trước hết không phải dựa vào các nước mà phải dựa vào bản thân quốc gia đó, tư tưởng này Ông đã tiếp thu trong quá trình dịch cuốn sách Tự giúp mình (Self-help) của Samuel Smiles (1812 – 1904), hay tư tưởng về độc lập tự do và quyền bình đẳng giữa các quốc gia, những tư tưởng về kinh tế chính trị và mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, về lợi ích chung (công cộng lợi ích) mà Ông đã đề xuất và phát triển từ việc dịch các quyển sách Tự do luận (On Liberty), Chính trị kinh tế học (Political Economy), Chủ nghĩa công lợi (Ultilitarianism) của J. S. Mill (1806 – 1873); hoặc thông qua tiếp xúc với quyển Nam nữ bình quyền luận (Social Statics), quyển Giáo dục (Education) của Hebert Spencer (1820 – 1903) ông đã thể hiện tôn trọng quyền phụ nữ và đề cao việc học tập và giáo dục qua tác phẩm Phụ nữ luận và Khuyến học. Và như trong tác phẩm Khuyến học ông có nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp luật, sự rõ ràng của pháp luật và khẳng định mối quan hệ giữa chính phủ với quốc dân là sự thỏa thuận chính là đã tiếp thu và kế thừa ý tưởng của hai tác phẩm Tinh thần pháp luật của Montesquieu (1689 – 1755) và Khế ước xã hội của Rousseau (1712 – 1778). Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nước Nhật trong khi vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thậm chí còn mất ổn định về chính trị thì các nước phương Tây lại có trình độ phát triển kinh tế công nghiệp cao. Chính việc đi nước ngoài của Fukuzawa đã tạo cho Ông có thể nhìn ra sự khác biệt này. Bên cạnh đó sự khác biệt về trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ phát triển kinh tế, quân sự giữa nước Nhật và các nước Phương Tây lúc bấy giờ đã tác động đến Fukuzawa mạnh mẽ đến nhận thức của ông dẫn đến sự so sánh và đặt ra rất nhiều câu hỏi vừa để giải thích nguyên nhân có sự chênh lệnh ấy vừa tìm hướng đi đúng đắn để nước 14 Nhật cũng đạt ở tầm phát triển đó hoặc có thể thậm chí là vượt các nước phương Tây. Thời kỳ Tokugawa được coi là thời kỳ phát triển, đan xen của đồng thời nhiều khuynh hướng văn hóa, sự phát triển kinh tế và quá trình tập trung dân cư vào các thành thị đã tạo nên một môi trường xã hội mới cho sự phát triển đa dạng về văn hóa với những đặc điểm, chuẩn mực, thang bậc giá trị riêng. Thành tựu nổi bật về văn hóa được thể hiện ở nhiều thể loại khác nhau: lịch sử, văn học, hội họa ... Bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc, chế độ giáo dục ở Nhật Bản thời kỳ này chịu ảnh hưởng nhiều mặt và hết sức sâu rộng của nền văn minh Trung Hoa. Đặc điểm nổi bật của giáo dục thời kỳ này là sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt, thể hiện sự ưu ái đặc biệt dành cho tầng lớp võ sĩ, những người được coi là bộ phận tinh túy, nắm vai trò thống trị xã hội. Với sự đa dạng và mang đầy màu sắc của nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội thời kỳ này đã gián tiếp làm cho tư tưởng của Fukuzawa Yukichi đa dạng trên nhiều lĩnh vực, và cũng giúp ông có một cái nhìn khái quát các khía cạnh của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho ông có được hình ảnh để đối chiếu so sánh và đưa ra những nhận định manh tính khoa học sâu sắc, và tính thực tiễn cao. Cũng trong thời kỳ Tokugawa, Nhật Bản đã duy trì một chế độ giáo dục khép kín và phân biệt đẳng cấp. Đến năm 1840 (lúc này Yukichi được 5 tuổi), đánh dấu một sự chuyển biến trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, khi chính quyền cho phép giảng dạy một số môn khoa học phương Tây sau một thời kỳ dài đóng cửa đất nước để tự vệ dần dần nhận thấy sự lạc hậu so với thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Sau những thử thách đầy hy sinh, Nhật Bản đã lựa chọn cho mình hướng đi đúng đắn, mở cửa hội nhập tích cực với xu thế của thời đại, nắm bắt nhanh mô hình phát triển tiên tiến, những thành tựu của khoa học kỹ thuật phương tây. Thời kỳ này cũng đạt được nhiều thành tựu về chương trình và nội dung đào 15 tạo, ngoài những môn học luân lý của Nho giáo, học sinh còn được học toán, địa lý … và thậm chí cả một số môn về khoa học kỹ thuật phương tây, tiếng Anh, tiếng Hà Lan. Như vậy, giáo dục và môi trường văn hóa thời kỳ Edo không những góp phần nâng cao trình độ dân trí, xây dựng ý thức dân tộc mạnh mẽ mà còn thúc đẩy làm xuất hiện những khuynh hướng tư tưởng hết sức mới mẻ. Về mặt tư tưởng, nổi bật ở thời kỳ này là sự phát triển mạnh mẽ của nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu tư tưởng. Tuy Khổng giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống nhưng hệ tư tưởng này vẫn được người Nhật tiếp thu có chọn lọc. Bên cạnh đó, nở rộ nhiều trào lưu tư tưởng và học thuật như Cổ học, Quốc học, Hà Lan học, Tây dương học, … sự xuất hiện đồng thời của nhiều xu hướng học thuật, tư tưởng mới đã phá vở thế độc tôn của nền văn hóa Trung Hoa mà ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Nho giáo. Sự khác nhau của các xu hướng tư tưởng đã tạo cơ hội cho Fukuzawa có được thêm sự lựa chọn để kiểm nghiệm trong thực tế bên cạnh tư tưởng truyền thống phong kiến trong bối cảnh rằng ông đang phê phán, bất bình trước hiện thực mà lối tư tưởng phong kiến mang lại. 1.3. Sự hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi 1.3.1. Khái lược nội dung một số tác phẩm tiêu biểu của Fukuzawa Yukichi Trong suốt cuộc đời của Fukuzawa Yukichi, ông đã viết sách, dịch sách và xuất bản nhiều tác phẩm có ảnh hưởng to lớn trong việc khai sáng xã hội Nhật Bản. Bằng trực quan sắc bén, ông nắm được nỗi bức xúc của dân chúng nên các tác phẩm của ông với cách việt giản dị, dễ hiểu, lời văn thống thiết đả được mọi tầng lớp đọc giả Nhật Bản đón nhận như đang khát gặp nước. Tác phẩm “Khuyến học” nói về tư tưởng cải cách giáo dục của ông. Trọng lối học theo phương Tây (Tây học) phê phán nhiều lối học cũ hay gọi là “Hán học” (cách học truyền thống du nhập từ Trung Quốc) cùng với những nội dung về chính trị, luật pháp, địa vị xã hội, đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục 16 đích thực thụ của học vấn, quyền con người, ý nghĩa của nền học vấn mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị … hàm chứa trọn vẹn trong 17 nhóm nội dung đó là: Trời không tạo ra người đứng trên người; Người chịu thiệt thòi nhất là những kẻ vô học; Hun đúc nuôi dưỡng chí khí độc lập ra sao; Trách nhiệm của người đứng trên người; Lòng quả cảm của con người sinh ra từ đâu; Luật pháp quý giá như thế nào; Trách nhiệm của quốc dân; Đừng đánh giá người khác bằng suy sét chủ quan của mình; Mục đích của học vấn là gì; Hãy sống và hy vọng ở tương lai; Đẳng cấp địa vị đẻ ra các chí sĩ dởm; Hãy học cách diễn thuyết có hiệu quả; Tê hại nhất là tham lam; Phải luôn xem lại tinh thần của bản thân; Tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây; Chạy theo độc lập vật chất sẽ đánh mất độc lập tinh thần; Bàn về sự tín nhiệm. Với sự đa dạng nhiều nội dung trên nhiều lĩnh vực, cho thấy tác phẩm Khuyến học còn là một tác phẩm có nội dung đồ sộ và sâu sắc nhất của Ông. Đây là quyển sách gối đầu giường của mỗi người dân Nhật, nó thực sự rất nổi tiếng và được xuất bản rộng rãi với số lượng in kỷ lục và liên tục từ khi in lần đầu. Ông đã đầu tư suốt 4 năm để viết quyển sách này trong đó phân tích rất nhiều vấn đề xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ và đưa ra lời khuyên thiết thực trước các vấn đề thời sự đó. Với mong muốn phê phán những hạn chế và đưa ra lời khuyên về trách nhiệm của mỗi công dân cho các thế hệ người dân Nhật, thông qua quyển sách “Khuyến học” Ông đã đề xuất những phát kiến của mình về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhật Bản, góp phần vào quá trình canh tân ở Nhật. Tác phẩm “Sự tình phương Tây” gồm 10 tập được viêt từ 1866 – 1870 trên cơ sở những điều mắt thấy tai nghe trong thời gian ở phương Tây, số lượng phát hành lên đén 25 vạn bản. Tác phẩm giới thiệu thế giới văn vật, quan niệm về quyền lợi và nghĩa vụ, chế độ chính trị, cơ cấu xã hội, nền giáo dục, học thuật, luật pháp, lịch sử, nền công nghiệp quân sự… của các quốc gia châu Âu – châu Mỹ. 17 Tác phẩm này được người Nhật coi là cẩm nang của chính phủ Minh Trị trong việc xây dựng xã hội Nhật Bản theo mô hình phương Tây. Tác phẩm “Khái lược về văn minh” xuất bản năm 1875 và đổi mới lòng dân xuất bản năm 1879, Fukuzawa Yukichi đã khảo sát về lịch sử và nguyên nhận phát triển các nền văn minh cổ kim đông tây. Ông đã bàn về con đường hưng thịnh, suy vong của Nhật Bản, về cuộc sống của nhân dân Nhật Bản khi tiến lên văn minh trong tương lai. Tư tưởng, triết học, quan điểm lịch sử, quan điểm quốc gia của Fukuzawa Yukichi được biểu lộ qua hai tác phẩm này. Trong tác phẩm “Thoát Á luận” xuất bản năm 1885 ông dám dũng cảm đưa ra những quan điểm mang tính chất khai sáng về tư tưởng cho người dân Nhật. Ông đã thoát ra khỏi tâm lý chung của đại đa số người dân Nhật Bản lúc bấy giờ về học thuật và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, thay đổi và thoát ra khỏi sự ảnh hưởng những phương thức xưa không hợp thời và không hiệu quả về học tập, giáo dục của Châu Á mà ảnh hưởng mạnh nhất và sâu sắc nhất là nền giáo dục và văn hóa Trung Hoa. Bỏ đi những rào cản về thiết chế hạ tầng kìm hãm sự tiến bộ xã hội, kinh tế và tri thức cho người dân Nhật để có thể dễ dàng rộng mở học tập và du nhập có chọn lọc các thành tựu trong mọi lĩnh vực của các nước phương Tây thời bấy giờ. Ông chủ trương mạnh mẽ học tập, tiếp thu học hỏi áp dụng có chọn lọc những thành tựu quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục…của các nước phương Tây. Trong quá trình học hỏi, ông đề xuất việc tư duy lại về động cơ học tập, thay đổi tư duy quán tính trong học tập từ chỗ đi học để làm quan bằng động cơ học vì lợi ích của quốc gia dân tộc, học vì sự hùng mạnh của quốc gia, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Sẵn sàng phá bỏ những điều đã từng làm nên thành công trong quá khứ nhưng hiện tại là những rào cản, không còn phù hợp với thời cuộc để tiếp tục học tập những cái mới hơn của thế giới. 18 Trong tác phẩm Phúc Ông tự truyện xuất bản vào năm 1899 cũng là tác phẩm cuối cùng của ông là lời tự thuật về cuộc đời ông trải qua kể từ khi ông sinh ra cho đến lúc về già. Qua đó ông kể lại nhiều câu chuyện hoạt động, lý do, quá trình nhận thức tư duy về thay đổi nước Nhật. Không những thế, thông qua những hình ảnh được ông miêu tả rất rõ nét và sinh động về xã hội Nhật Bản từ thời Mạc phủ đến Minh Trị Thiên Hoàng, từ giai đoạn phong kiến cổ hủ đến giai đoạn nước Nhật thực hiện công cuộc Duy Tân do Minh Trị khởi xướng mang màu sắc văn hóa mới cùng với tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng, khoa học, kỹ thuật v.v…hai giai đoạn và cả giai đoạn giao thời. Qua những hình ảnh sống động của xã hội mà ông tự thuật lại, ông đã khéo léo so sánh, phê phán, phân tích và chỉ ra được phương pháp, con đường và những nguyên nhân yếu tố dẫn đến thành quả của công cuộc Duy tân và tạo nên một nước Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ đánh mất sự độc lập vươn tầm ngang bằng đến với các nước phương Tây. Fukuzawa đã xuất bản rất nhiều sách chuyên môn và sách giáo khoa sử dụng trong các trường học hiện đại và cũng được rất nhiều tầng lớp độc giả khác nhau đón nhận. Những tác phẩm này hấp dẫn không chỉ vì những chủ đề mới lạ mà còn ở cách hành văn cách tân bình dị. Nhờ những cuốn sách được gọi là “sách Fukuzawa” này, người Nhật có cơ hội hiểu biết về nền văn minh mới. Ông cũng viết nhiều sách báo trào phúng về tình hình xã hội lúc bấy giờ, như chính trị, quan hệ quốc tế, các vấn đề kinh tế tài chính, chính sách giáo dục, và quyền của người phụ nữ. Những tác phẩm này hầu hết được in ở nhà xuất bản của trường đại học và trên tờ Jiji-shimpo (Thời Sự Tân Báo) do ông mở năm 1882. Ngoài ra Fukuzawa Yukichi còn viết một loạt các tác phẩm hướng đến công chúng đông đảo, mà đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Các tác phẩm này nhằm truyền bá những tư tưởng canh tân vào xã hội Nhật Bản, một đất nước đang thực hiện công cuộc duy tân do chính phủ Minh Trị tiến hành một cách mạnh mẽ, quyết liệt, nhưng xã 19 hội bên dưới vẫn còn trong vòng kiềm tỏa của những quan hệ, những tập quán, tập tục lỗi thời đã trãi qua hàng nghìn năm của chế độ phong kiến Mạc phủ. Những tác phẩm tiêu biểu trong số đó là: Khuyến học (1872-1876), Bàn về dân quyền (1878), Bàn về tiền tệ (1878), Bàn về quốc quyền (1879), Bàn về quốc hội (18790, Bàn về kinh tế tư nhân (1880), Bàn về thời sự thế giới (1882), Bàn về quân sự (1882), Bàn về nghĩa vụ quân sự (1884), Bàn về ngoại giao (1884), Bàn về phụ nữ Nhật Bản (1885), Bàn về phẩm hạnh (1885), Bàn về cách nhân sĩ xử thế (1886), Bàn về giao tiếp nam nữ (1886), Bàn về nam giới Nhật Bản (1888), Bàn về Hoàng gia Nhật Bản (1888), Bàn về thuế đất (1892), Bàn về tiền đồ và trị an quốc hội (1892), Bàn về thực nghiệm (1893), Fukuzawa Yukichi tuyển tập (1897-1899), Bàn về đại học nữ, đại học nữ mới (1899), Fukuzawa Yukichi – Tự truyện (1899). 1.3.2. Sự hình thành tư tưởng chính trị của Fukuzawa Yukichi Ban đầu ông hấp thụ từ nền giáo dục cũ là Hán học, đại diện cho đặc trưng của nền giáo dục này là Chu Tử với sự ảnh hưởng chủ yếu của nền Nho học do Khổng Tử khởi xướng mà nội dung chủ yếu trong đó là thuyết thiên mệnh, lối học tầm chương trích cú, chỉ có đọc và viết, mà theo Fukuzawa đây là chính sách mị dân và cội nguồn của bất bình đẳng trong xã hội, lối học không có ứng dụng trong thực tế, mà sau đó theo ông nhận định là thiếu hoàn toàn các ngành kỹ thuật ứng dụng để khai phá văn minh, sau đó chuyển sang Hà Lan học. Nhưng ông thấy rằng, chính ngành Hà Lan học này cũng tạo ra lỗi thời vì tiếng Hà Lan cũng không giúp gì cho ông trong việc dịch thuật và trao đổi với người nước ngoài, lúc này các nước vào Nhật Bản chủ yếu sử dụng tiếng Anh, nên cuối cùng ông đã chuyển hướng sang học tiếng Anh bằng phương pháp tự học. Chính sự chuyển hướng này có Fukuzawa đã mang đến những mặt tư duy mới mẻ và những yếu tố khai sáng trong tư tưởng của ông. Với vốn liếng kiến thức về tiếng anh, ông đã có điều kiện tiếp cận được những luồng tư tưởng mới của phương Tây liên quan đến các lĩnh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan