Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng canh tân ở việt nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx đặc điểm và ý nghĩa...

Tài liệu Tư tưởng canh tân ở việt nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx đặc điểm và ý nghĩa lịch sử

.PDF
162
5
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ HOA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX – ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ HOA TƢ TƢỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX – ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả lưu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .................................................................................................. 13 1.1. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................................. 13 1.1.1. Bối cảnh quốc tế và điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ........................................................................................................... 13 1.1.2. Tiền đề lý luận với sự hình thành tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ................................................................................ 29 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .................................................................................................. 48 1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ........................................................................................ 48 1.2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.................................................................................................................. 62 Kết luận chƣơng 1................................................................................................... 81 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ ................................................................................................. 83 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................................. 83 2.1.1. Tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường của tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ................................................................................ 83 2.1.2. Tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là bước quá độ chuyển biến từ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản ....................... 100 2.1.3. Tính mâu thuẫn trong tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ....................................................................................................... 112 2.2. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ........................................... 122 2.2.1. Những giá trị của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ......................................................................................................... 122 2.2.2. Những hạn chế của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ......................................................................................................... 131 2.2.3. Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ...... 136 Kết luận chƣơng 2................................................................................................. 145 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 150 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử xã hội loài người nói chung, lịch sử xã hội Việt Nam nói riêng đã chứng minh rằng xã hội muốn phát triển phải trải qua quá trình đổi mới thường xuyên và tự đổi mới. Bởi, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, phát triển là “quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [43, tr. 227]. Vì thế, nếu không có cách nghĩ, cách làm mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện mới thì tất yếu sẽ đi đến chỗ tụt hậu. Cho nên, tất yếu phải cải cách, đổi mới để thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng chí Trường Chinh khẳng định: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại” [19, tr. 63]. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, từ khi dựng nước và giữ nước cho đến nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển biến về đời sống xã hội. Trong các giai đoạn ấy, thực tiễn lịch sử xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề lớn đòi hỏi phải cắt nghĩa, giải đáp nên đã xuất hiện các trào lưu tư tưởng gắn liền với các cuộc cải cách nhằm thúc đẩy xã hội phát triển tiến lên. Hay nói cách khác, cải cách, đổi mới là một việc làm rất quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành, bại, thịnh, suy của mỗi chế độ trong mọi thời kỳ lịch sử. Nó trở thành quy luật đấu tranh sinh tồn và phát triển của dân tộc ta. Trong lịch sử Việt Nam, có thể khái quát những giai đoạn chuyển biến xã hội lớn, thông qua các cuộc cải cách, đổi mới nhằm thúc đẩy xã hội phát triển như: Ở thế kỷ XI, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở đầu thời kỳ nước nhà hưng thịnh với nền văn hiến Đại Việt phát triển rực rỡ. Đến thế kỷ XIII, Trần Thủ Độ tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự… chuẩn bị chiến thắng đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Cuối thế kỷ XIV, Hồ Qúy Ly tiến hành cải cách kinh tế, tạo tiền đề cho cải cách của Lê Thánh Tông thành công sau này với sự ra đời của bộ luật Hồng Đức, không chỉ phát huy tác dụng ở thời kỳ nhà Lê mà còn là cơ sở pháp lý cho các triều đại sau đó. Đầu thế kỷ XVIII, Trịnh Cương với cải cách tài chính góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế xã hội nước nhà. Nguyễn Huệ - Quang Trung trong quá trình thống nhất nước nhà cũng tiến hành cải cách xã hội, xây dựng nền tự chủ đất nước cuối thế kỷ XVIII. Đầu thế kỷ XIX, Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính thành công góp phần củng cố vương triều nhà Nguyễn. Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn lịch sử đặc biệt, thực dân Pháp xâm lược đã biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến đi vào con đường suy tàn. Tuy 2 nhiên, xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, nền kinh tế kém phát triển nên mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chưa phát triển đến mức gay gắt đòi hỏi phải thay đổi hình thái kinh tế xã hội. Nhưng do sự xâm lược của thực dân Pháp và sự xâm nhập của văn minh phương Tây, những yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành và làm cho nền kinh tế Việt Nam biến đổi sâu sắc. Trong xã hội, xuất hiện mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc. Giáo sư Trần Văn Giàu nhận định: “Biết rằng thuở ấy bản thân xã hội Việt Nam chưa cấp bách đòi hỏi phải phát triển theo tư bản chủ nghĩa, nhưng công cuộc chống ngoại xâm lại cấp bách đòi hỏi phải duy tân, tự cường, bằng không, bằng trễ thì mất nước” [39, tr. 54]. Trong bối cảnh ấy, lịch sử dân tộc đặt ra các câu hỏi lớn là dân tộc ta lựa chọn con đường nào và phải làm gì để vừa tiếp thu cái mới, vừa loại bỏ lạc hậu, bảo thủ mà vẫn giữ vững độc lập dân tộc? Trước yêu cầu cấp thiết của lịch sử, các nhà trí thức Nho học tiến bộ đã mạnh dạn đề xuất chủ trương canh tân, đổi mới đất nước gắn liền với tên tuổi Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ,… Tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa thể hiện sự phát triển của tư tưởng dân tộc vừa phản ánh sự nhạy cảm chính trị của các nhà tư tưởng. Các nhà tư tưởng canh tân Việt Nam chủ trương cải cách trên mọi lĩnh vực để tự cường, đủ sức chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp giành lại độc lập cho dân tộc. Mặc dù tư tưởng canh tân tồn tại trong xã hội Việt Nam thời gian rất ngắn nhưng đã thổi một luồng không khí mới vào đời sống tinh thần dân tộc. Sự xuất hiện tư tưởng canh tân như là sự báo hiệu, sự chuẩn bị cho một bước chuyển mới về tư tưởng. Đầu thế kỷ XX, trên cơ sở tư tưởng canh tân Việt Nam, các nhà tư tưởng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị từ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản. Trên mảnh đất tinh thần mới khai phá ấy, Nguyễn Ái Quốc có những điều kiện thuận lợi để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và làm nên cuộc cách mạng tư tưởng chính trị vào những năm ba mươi của thế kỷ XX. Và cuối cùng là công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo hiện nay. Như vậy, bất kỳ cuộc cải cách, canh tân hay đổi mới nào trong lịch sử đều xuất phát từ những yêu cầu của xã hội, của đất nước để giải quyết những mâu thuẫn hoặc khủng hoảng của một thời kỳ lịch sử nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới, trong bối cảnh thời đại có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đó là, toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập 3 quốc tế như một xu thế tất yếu. Thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi: Chúng ta phải đi bằng con đường nào để vừa hội nhập, vừa bảo vệ được độc lập dân tộc; để vừa tiếp thu được cái mới, vừa phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc nhằm đưa đất nước phát triển kịp xu thế chung của thời đại? Mặc dù, trong giai đoạn hiện nay, hoàn cảnh và vị thế của Việt Nam không giống như giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng hai giai đoạn đều nằm trong bước chuyển của lịch sử nên có những yêu cầu, đặc điểm giống nhau, đó là: cần phải có trí tuệ, bản lĩnh vững vàng và sự nhạy cảm chính trị để đổi mới, lựa chọn con đường hội nhập, độc lập tự chủ trước những thách thức lớn của thời đại, v.v.. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về những bài học lịch sử của giai đoạn trước để hạn chế, tránh được những sai lầm cũng như phát huy những giá trị truyền thống trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Kết quả đạt được là nhờ chúng ta đã kịp thời đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy chính trị; đồng thời biết kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung và xây dựng lý luận phù hợp với yêu cầu đổi mới. Để tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đất nước đến thành công, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: “… kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, tri thức mới của thời đại, nâng cao năng lực trí tuệ” [35, tr. 282]. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Do tính chất đặc thù và phức tạp của giai đoạn lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu... Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều chuyên khảo về tư tưởng canh tân của các nhà tư tưởng được khai thác dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể xem, đây là những thông tin quý, là những tư liệu hữu ích và là nguồn tài liệu phong phú để tôi tham khảo và hoàn thành luận văn của mình. Trong quá trình tìm hiểu, thu thập và xử lý tư liệu, có thể khái quát tình hình nghiên cứu của vấn đề theo một số hướng chính sau đây: 4 Hướng nghiên cứu thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng canh tân thời kỳ này trong tổng thể giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam (Toàn tập) của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 2005. Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… của các giai đoạn lịch sử dân tộc, trong đó có giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn này còn có công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám (3 tập) của Giáo sư Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1996. Đây là công trình nghiên cứu đồ sộ đề cập đến quá trình chuyển biến của ba hệ tư tưởng nối tiếp nhau, xen kẽ và đấu tranh với nhau, đó là: ý thức hệ phong kiến; ý thức hệ tư sản và ý thức hệ vô sản. Đặc biệt, trong tập một - Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, ở chương bốn là đứng trước ba vấn đề lớn của thời đại: “chính đạo” và “tà giáo”; duy tân hay thủ cựu?; chiến hay hòa, trong mục hai là Duy tân hay thủ cựu?, tác giả đã đề cập đến tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ trong cả một hệ thống mang tính khái quát; thông qua đó, có giá trị cung cấp những nhận thức tổng thể về tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) của Lê Sỹ Thắng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1997 cũng đã trình bày tư tưởng của một số nhà tư tưởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Cũng tập trung nghiên cứu tình hình tư tưởng thời kỳ này, còn có công trình nghiên cứu Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do PGS. TS. Trương Văn Chung, PGS. TS. Doãn Chính đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005; và đề tài Tư tưởng Việt Nam cuối thế XIX đầu thế kỷ XX qua một số chân dung tiêu biểu, (Mã số: B2004 - 18b - 06) do PGS. TS. Vũ Văn Gầu làm chủ nhiệm đề tài và công trình nghiên cứu Qúa trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu của PGS. TS. Doãn Chính và ThS. Phạm Đào Thịnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2007. Thông qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tác giả đã nghiên cứu những tiền đề xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; nội dung, đặc điểm và bài học lịch sử của tư tưởng Việt Nam thời kỳ này. Hay trong luận án Tiến sĩ Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - giá trị và bài học lịch sử của Phạm Đào Thịnh, tác giả 5 đã làm rõ ba vấn đề: một là, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới; những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ở nước ta; những tiền đề tư tưởng và yếu tố chủ quan của các nhà tư tưởng tạo nên bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; hai là, từ những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị, tác giả đã trình bày khái quát nội dung, đặc điểm của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông qua tư tưởng của các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, và thông qua các trào lưu tư tưởng Duy tân, Đông kinh nghĩa thục; ba là, trên cơ sở nội dung và đặc điểm tác giả đã rút ra giá trị và bài học lịch sử của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Cùng với các tác phẩm đó, còn có Lịch sử tư tưởng chính trị của Khoa Chính trị học - Phân viện Báo chí và tuyên truyền - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2001; Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Huỳnh Công Bá, Nxb. Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 2007, cuốn Lịch sử tư tưởng triết học phương Đông của tập thể tác giả do PGS. TS. Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, xuất bản năm 2012; Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam của tập thể tác giả do PGS. TS. Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, xuất bản năm 2013… Các công trình nghiên cứu trên đặt tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ… trong cả một hệ thống nên những nhận định trong những tác phẩm này về các nhà canh tân cũng như nội dung canh tân của họ mang tính khái quát, có giá trị cung cấp những nhận thức tổng quát về tư tưởng canh tân thời kỳ này trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Hướng nghiên cứu thứ hai, là trực tiếp đi sâu vào các vấn đề liên quan đến các nhà canh tân và tư tưởng canh tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như: tiểu sử, di thảo của các nhà canh tân; điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng canh tân, nội dung, thực chất của tư tưởng canh tân, vị trí và ý nghĩa của chúng trong lịch sử Việt Nam. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, trước hết phải kể đến công trình sưu tầm, nghiên cứu của Tiến sĩ, linh mục Trương Bá Cần Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1988. Đây là nguồn tài liệu trình bày đầy đủ và công phu về thân thế, cuộc đời và 58 bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ; chưa kể 9 phụ lục về tiểu sử, những bài tấu trình của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình Tự Đức; lời bạt, nơi an nghỉ của Nguyễn Trường Tộ, liệt kê các sách báo viết về Nguyễn Trường Tộ… Qua công trình này, chúng ta thấy Trương Bá Cần đã dụng 6 công phát hiện ra những tư liệu mới, đầy đủ hơn góp phần bổ sung vào các văn bản và sử liệu về Nguyễn Trường Tộ. Nhờ những khảo cứu này mà chúng ta biết rõ nhà tư tưởng Nguyễn Trường Tộ không dưới một lần được ra nước ngoài, được tiếp xúc trực tiếp với khoa học kỹ thuật phương Tây… Hai tác giả là Mai Cao Chương và Đoàn Lê Giang đã sưu tập những tư liệu về Nguyễn Lộ Trạch và cho ra đời tác phẩm Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1995. Trong công trình này, hai tác giả đã sưu tầm những tư liệu về cuộc đời và di thảo của Nguyễn Lộ Trạch và đi đến nhận định: “Phong trào canh tân thế kỷ XIX quy tụ nhiều trí thức thông minh, có nhiệt huyết, có hiểu biết rộng rãi và mới mẻ lúc bấy giờ: Đinh Văn Điền, Bùi Viện, Nguyễn Hiệp, Lê Đĩnh…, nhưng vượt lên hơn hẳn là Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Vượt trội bởi tính nhất quán và sâu sắc, bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài, bởi tính chất toàn diện và khả thi của các bản điều trần”[25, tr. 5]. Hai tác giả còn cho rằng Nguyễn Lộ Trạch là người nối chí Nguyễn Trường Tộ: “Nói đến Nguyễn Trường Tộ người ta cũng nhắc đến Nguyễn Lộ Trạch. Tên tuổi Nguyễn Lộ Trạch gắn liền với Nguyễn Trường Tộ không chỉ vì hai ông là đại diện tiêu biểu nhất của phong trào canh tân thế kỷ XIX mà còn vì những liên hệ đặc biệt giữa hai ông. Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, tư tưởng nước ta thế kỷ XIX, không thể không tìm hiểu phong trào canh tân, không thể không biết đến Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch” [25, tr. 6]. Các tác phẩm Đặng Huy Trứ - con người và tác phẩm của nhóm Trà Lĩnh, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1990; Nguyễn Lộ Trạch và di thảo của Nguyễn Văn Huyền biên dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1995; tác phẩm Những nhà cải cách Việt Nam của tác giả Lê Minh Quốc, Nxb. Trẻ, xuất bản năm 2000; tác phẩm Một số gương mặt canh tân Việt Nam của tập thể tác giả, Nxb. Quân đội nhân dân, 2012; tác phẩm Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, quyển 1, Nxb. Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2013; tác phẩm Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức của tác giả Nguyễn Đình Đầu, Nxb. Trẻ, xuất bản năm 2013… Nhìn chung, các công trình này đã cung cấp cho tôi nguồn tư liệu phong phú về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cũng như nguồn văn bản đầy đủ nhất của các nhà canh tân. Tiến sĩ Lê Thị Lan trong công trình Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2002 cho rằng: “Về cơ bản, những di thảo của các nhà tư tưởng mà chúng ta hiện có trong tay là đáng tin cậy nhất và khó có thể hy vọng tìm thêm được các tư liệu bổ sung do những điều kiện bất khả kháng” [59, tr. 16]. 7 Công trình Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn của tập thể tác giả Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm, Hoàng Văn Lân, Lưu Anh Rô, Nguyễn Quang Trung Tiến, Nguyễn Trọng Văn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1999. Công trình này đã tập hợp bài viết của các tác giả trên cả ba miền đất nước với nhiều nội dung liên quan đến tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ,… cũng như đi vào lí giải nguyên nhân vì sao những đề nghị cải cách của các nhà canh tân không được hiện thực hóa. Giáo sư Đinh Xuân Lâm trong bài viết Trách nhiệm triều Nguyễn trong sự thất bại của xu hướng đổi mới ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX cho rằng: “… Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của các đề nghị đổi mới đó. Một phần là do các đề nghị đó, kể cả các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, nói chung đều nặng về ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong. Mặt khác nội dung của các bản điều trần trên không hề đả động gì với yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam hồi đó là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp xâm lược và giữa nhân dân lao động - chủ yếu là nông dân - với giai cấp phong kiến hủ bại đang trượt dài trên con đường khuất phục đầu hàng thực dân Pháp” [6, tr. 224]. Cuối cùng ông đi đến khẳng định: “Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất - có thể nói là chủ yếu - làm cho các đề nghị đổi mới thời đó thất bại chính là do thái độ bảo thủ, trì trệ của vua quan triều đình…” [6, tr. 225]. Tiếp đến phải kể đến công trình của Tiến sĩ Lê Thị Lan với nhan đề Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2002. Tác giả không chỉ trình bày bối cảnh chính trị thế giới và khu vực; điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX; tiểu sử của các nhà canh tân và các điều kiện để các tư tưởng cải cách xuất hiện. Công trình còn đi sâu phân tích, làm rõ nội dung, thực chất, giá trị và vị trí của dòng tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX cũng như nguyên nhân dẫn đến các tư tưởng cải cách không được thực hiện. Đồng thời, so sánh tư tưởng cải cách ở Việt Nam với tư tưởng cải cách của một số nước trong khu vực như Nhật Bản và Thái Lan. Tiến sĩ Lê Thị Lan cho rằng: “Mặc dù Việt Nam đã để lỡ một cơ hội trong quá trình phát triển dân tộc, nhưng sự xuất hiện của các tư tưởng cải cách thời kỳ này đã có nhiều ý nghĩa lớn lao cả về mặt lịch sử và tư tưởng. Không thể chối cãi rằng, sự xuất hiện của các tư tưởng cải cách lúc này là một minh chứng hùng hồn về khả năng thích ứng của tư duy dân tộc đối với sự thay đổi của thế giới” [59, tr. 267]. 8 Tác phẩm Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam của hai tác giả Đinh Xuân Lâm và Nguyễn Văn Hồng, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, xuất bản năm 1998; đây là công trình tập hợp các bài nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống và có tính chất tổng kết một cách khách quan và khá toàn diện về xu hướng đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hai tác giả đã đặt những vấn đề canh tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ,… trong bối cảnh của thời đại và khu vực, thông qua đó hiểu rõ thêm giá trị của công cuộc đổi mới hôm nay. Tiếp theo cuốn Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam lại cho ra mắt bạn đọc cuốn Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam - Những gương mặt tiêu biểu, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, xuất bản năm 1998. Nội dung của cuốn sách được chia làm ba phần. Ở phần 1, gồm 9 bài giới thiệu các nhân vật lịch sử đã từng có tư tưởng hay những hoạt động đổi mới trước thế kỷ XIX như Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Hồ Qúy Ly, Lê Thánh Tông… Ở phần hai giới thiệu các gương mặt cải cách, đổi mới từ đầu thế kỷ XIX đến nay với cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh, tiếp đến là Nguyễn Công Trứ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Khắc Nhu; và cuối cùng là hai nhân vật Trường Trinh và Nguyễn Văn Linh, những người đã có vai trò to lớn đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Qua đó, tác giả làm rõ những nét độc đáo về tư tưởng cũng như trong hoạt động canh tân, đổi mới của họ. Đáng chú ý là phần ba “Thay lời kết” có bài Ngăn dòng canh tân ở giữa thế kỷ XIX, vua hay đình thần? xác định trách nhiệm thuộc về ai, về cá nhân nhà vua hay thuộc chung cả về tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn trong sự thất bại của xu hướng canh tân nửa sau thế kỷ XIX. Ngoài ra, ở phần phụ lục của cuốn sách này còn giới thiệu nội dung một số bản điều trần của các nhân vật có xu hướng canh tân nửa sau thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn. Năm 2005, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành cuốn Từ xu hướng Canh tân đến phong trào Duy tân và sự nghiệp đổi mới hiện nay của tác giả Hải Ngọc Thái Nhân Hòa. Ở phần I “Xu hướng canh tân”, tác giả đã trình bày và phân tích nội dung của tư tưởng canh tân của Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ… Tác giả cho rằng: “Từ những tấu sớ, điều trần, khuyến nghị về canh tân đất nước, nhằm tự cường dân tộc của Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch và các nhân vật cùng thời, đã nói lên tâm huyết của các quan viên trong triều và ngoại nội, hợp thành dòng yêu nước theo xu hướng canh tân ở nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX” [83, tr. 64]. 9 Cũng với hướng nghiên này, còn có rất nhiều các công trình như Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX của hai tác giả Đặng Huy Vận và Chương Thâu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 1961; Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước do Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm ấn hành năm 1992; Nguyễn Trường Tộ - thời thế và tư duy cách tân của tác giả Hoàng Thanh Đạm, Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2001; Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân của tác giả Bùi Kha, Nxb. Văn học, Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2011; Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân do Hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1995; Trúc đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân của tác giả Hải Ngọc Thái Nhân Hòa, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1999; Đặng Huy Trứ - Tư tưởng và nhân cách do Đặng Việt Ngoạn sưu tầm tuyển chọn… Các công trình trên đã cung cấp cho tôi những tư liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cũng như phân tích và làm rõ những nội dung liên quan đến tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước của các nhà tư tưởng như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch… Gần đây nhất là công trình của PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực với nhan đề Fukuzama Yukichi và Nguyễn Trường Tộ - Tư tưởng cải cách giáo dục, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2013. Nội dung của cuốn sách gồm 4 chương. Chương 1, tác giả giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của hai nhà tư tưởng cải cách nổi tiếng cuối thế kỷ XIX là Fukuzawa Yukichi của Nhật Bản và Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam; chương 2, tác giả giới thiệu tư tưởng cải cách giáo dục của Fukuzawa Yukichi; chương 3, tác giả giới thiệu tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ và chương 4, tác giả so sánh tư tưởng cải cách giáo dục của hai nhà tư tưởng. Sau đó, ở phần kết luận “Thay lời kết”, tác giả đi vào phân tích, so sánh những cơ sở chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội của hai nước vào thế kỷ XIX để bước đầu lý giải vì sao tư tưởng cải cách của Fukuzawa Yukichi được thực hiện một cách triệt để ở Nhật Bản còn tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ không được thực hiện ở Việt Nam. Bên cạnh những công trình tiêu biểu trên, đã có một số đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu vấn đề canh tân, cải cách của các nhà tư tưởng. Có thể kể một số công trình được nghiên cứu gần đây nhất như Tư tưởng canh tân văn hóa, giáo dục của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay (Luận văn Thạc sĩ Triết học, của Vũ Ngọc Lanh, năm 2003); Tư tưởng canh tân của Nguyễn Lộ Trạch và những bài học lịch sử của nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Luận văn Thạc sĩ Triết học, của Lê Thu Hằng, năm 2004); Tư tưởng canh 10 tân của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Luận án Tiến sĩ Triết học, của Vũ Ngọc Lanh, năm 2008)… Các công trình khoa học này đã trình bày khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề lý luận đưa đến sự ra đời tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Đồng thời, các tác giả phân tích sâu sắc nội dung canh tân của các nhà tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch cũng như bài học lịch sử và ý nghĩa của tư tưởng canh tân đối với sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Nhìn chung, ở hướng nghiên cứu này, các nhà canh tân tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ,… được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau như: thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, nội dung tư tưởng của các nhà canh tân, giá trị và hạn chế, từ đó rút ra những bài học lịch sử của nó. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đã tập trung hệ thống hóa tư tưởng, đi sâu phân tích những quan điểm tiến bộ, tinh thần sáng tạo đi tìm hồn của nước, nêu lên những hạn chế, những bài học lịch sử của nó đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhất là đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Hướng nghiên cứu thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu những nội dung liên quan đến tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX công bố trên các Tạp chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Về hướng nghiên cứu thứ ba này, có một số công trình tiêu biểu của các tác giả: tác giả Văn Tân có bài Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 23/1961); tác giả Nguyễn Trọng Văn với các bài Tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ, một biểu hiện mới của tinh thần dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX (Tạp chí Triết học, số 4/1991), Tư tưởng ngoại giao đa phương trong hệ thống tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ (Tạp chí Triết học, số 3/1992); Nguyễn Trường Tộ với vấn đề hòa nhập vào thế giới để phát triển (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5/1993); tác giả Lê Thị Lan với các bài viết Tìm hiểu một số quan điểm chi phối các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Tạp chí Triết học, số 4/1995), Những nhân tố quyết định sự xuất hiện tư tưởng cải cách ở Việt nam cuối thế kỷ XIX (Tạp chí Triết học, số 4/1999), Đặng Huy Trứ - một trong những nhà cải cách đầu tiên (Tạp chí Triết học, số 4 - 12/1992); Nguyễn Khắc Đạm có bài Nhìn nhận và đánh giá về Nguyễn Trường Tộ (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1/1992); Văn Tạo có bài Nguyễn Trường Tộ, người mở đầu cho một dòng yêu nước có xu hướng canh tân ở thời cận đại (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6/1992) v.v… Các công trình trên đã phác họa chân dung của các nhà canh tân, 11 khai thác nội dung tư tưởng canh tân trên nhiều phương diện như văn hóa, triết học, chính trị, ngoại giao… Đồng thời, lí giải cụ thể về tính tất yếu của sự ra đời các tư tưởng canh tân ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng như nguyên nhân dẫn đến việc những tư tưởng canh tân, đổi mới đó không được thực hiện. Các tác giả cũng khẳng định, tôn vinh những giá trị, ý nghĩa và bài học lịch sử của tư tưởng canh tân đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều phương diện khác nhau nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới góc độ triết học chính trị, nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống những đóng góp của các nhà canh tân trong lịch sử dân tộc. Từ đó, rút ra ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các công trình kể trên đã gợi mở rất nhiều cho người viết trong quá trình hoàn thành luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Từ việc làm rõ những đặc điểm cơ bản của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, luận văn nhằm đánh giá những giá trị, hạn chế và từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, người viết luận văn cần phải làm rõ những vấn đề sau: Một là, trình bày, phân tích và làm rõ những điều kiện lịch sử - xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật; những tiền đề lý luận cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dẫn đến sự hình thành tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hai là, từ những nội dung cơ bản của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nêu lên những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ba là, từ những nội dung và đặc điểm đó, luận văn đánh giá và rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đề tài nghiên cứu tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua tư tưởng của các nhà canh tân tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ… 12 4. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện những vấn đề nêu trên, người viết luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, người viết còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp thống nhất logic và lịch sử,… để làm sáng tỏ các vấn đề mà mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Đề tài Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng, nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc những đặc điểm cơ bản của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhà tư tưởng tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch… Đồng thời, nêu lên những giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm về nội dung và đặc điểm của tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói riêng, của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về Lịch sử tư tưởng Việt Nam, đặc biệt về tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đồng thời, những giá trị và ý nghĩa lịch sử mà luận văn rút ra có thể là những bài học bổ ích đối với quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 2 chương 4 tiết: 13 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Là một hình thái ý thức xã hội, trong quá trình trình hình thành và phát triển, tư tưởng của một giai đoạn lịch sử bao giờ cũng xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, theo C. Mác: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [8, tr. 15]. Lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trong điều kiện lịch sử - xã hội đó đã xuất hiện nhiều khuynh hướng, trào lưu tư tưởng khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là cứu dân, cứu nước, xây dựng và phát triển xã hội. Một trong những tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc trong giai đoạn lịch sử đó là tư tưởng canh tân. Nghiên cứu về tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chúng ta nhất thiết phải tìm hiểu những điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện của nó. Từ đó, đi vào lý giải tính tất yếu cho sự ra đời của những tư tưởng canh tân cũng như nguyên nhân vì sao chúng lại không được thực hiện, hoặc thực hiện nửa vời, rồi bị thất bại. 1.1.1. Bối cảnh quốc tế và điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tƣ tƣởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Lịch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có nhiều sự kiện mang tính thời đại, có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Ở phương Tây, nhờ những quan điểm tiến bộ về xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, sức sản xuất xã hội cũng vì thế mà phát triển vượt bậc, kéo theo sự thay đổi của cơ cấu giai cấp - xã hội. Do đó, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đã tạo nên sự tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội Việt Nam. Về kinh tế, từ giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở một số nước tư bản chủ yếu, tạo ra nền đại công nghiệp cơ khí. Dựa vào cơ sở kỹ thuật cơ khí, cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên và cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa bọn tư bản để giành lợi nhuận cao nhất dẫn đến sự ra đời của nhiều phát minh kỹ 14 thuật mới. Giai cấp tư sản đã áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, tạo ra lực lượng sản xuất lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, do đó, thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng. C. Mác và Ph. Ăngghen đánh giá: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” [13, tr. 603]. Trong quá trình phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản, do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1900 - 1903, sau đó tổng khủng hoảng và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Để mở rộng thị trường, nhằm đem lại lợi nhuận nhiều hơn nữa cho giai cấp tư sản, các nước tư bản đã thực hiện xâm lược, bóc lột và áp đặt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào các dân tộc phương Đông. Do đó, làm biến đổi sâu sắc các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội… trên phạm vi toàn thế giới. Về chính trị, trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản đã thực hiện cuộc cách mạng xã hội lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập và xây dựng nền dân chủ tư sản, tạo nên bước chuyển từ chế độ quân chủ sang dân chủ, chống lại cường quyền, chuyên chế của chế độ phong kiến. Có thể nói, sự ra đời của nền dân chủ tư sản với những tư tưởng tiến bộ của nó có ảnh hưởng rất lớn đối với các quốc gia phong kiến, đặc biệt là làm cho tư tưởng chính trị chuyển hướng sang dân chủ tư sản. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, nền dân chủ tư sản đã bộc lộ rõ bản chất phản động, một số nước tư bản nhanh chóng trở thành chủ nghĩa đế quốc, chúng liên kết với nhau đi xâm lược thuộc địa ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ - Latinh. Về cơ cấu xã hội, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản, cơ cấu giai cấp trong xã hội phương Tây cũng có sự thay đổi ngoài giai cấp tư sản, địa chủ quý tộc, nông dân còn có sự hình thành, phát triển ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân. Đặc biệt, ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga. Do sự áp bức, bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân đã làm cho mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc, quyết liệt. Sự ra đời và ngày càng phát triển sâu rộng của chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều tổ chức đảng vô sản, đảng xã hội theo xu hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân xuất hiện tại Đức, Pháp, Anh. Và như vậy, ít nhiều tác động đến bước chuyển tư tưởng nước ta những năm đầu thế kỷ XX. 15 Cùng với quá trình phát triển kinh tế - chính trị, những phát minh khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn này đã có những bước tiến vượt bậc. Đó là lý thuyết về vật lý học Niutơn (Isaac Newtơn), học thuyết về sinh học của Đácuyn (Charles Darwin), di truyền học của Menđen (Gregor Mendel), lĩnh vực y học có phát hiện quan trọng về Vácxin của Paxtơ (Louis Pasteur), hóa học có Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Menđêlêép (Dmitri Ivanovitch Mendeleiev), học thuyết tương đối của Anhstanh (Albert Einsetein)… Trên lĩnh vực kỹ thuật, nét nổi bật ở thời kỳ này là những phát minh về điện như phát minh điện báo của Moocxơ (Samuel Morse); Eđixơn (Thomas Edison) về bóng đèn và xây dựng nhà máy nhiệt điện; những phát minh về điện thoại, điện ảnh, vô tuyền truyền thanh và phát hiện ra tia Rơnghen… C. Mác đã cho rằng chính những phát minh khoa học và những tiến bộ kỹ thuật đã góp phần tăng sản lượng của các ngành công nghiệp một cách nhanh chóng: “Sự chinh phục những lực lượng tự nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu thủy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá toàn bộ lục địa, việc điều hóa sông ngòi…” [13, tr. 603]. Có thể nói, sự nở rộ nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật ở các nước tư bản phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho con người nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, hiểu biết tự nhiên, xã hội sâu sắc hơn. Do vậy, khi là sóng khoa học, kỹ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức nói chung cũng như tư duy chính trị nói riêng. Sau khi xâm lược, chủ nghĩa tư bản đã áp đặt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Đông. Mặc dù, trong lòng xã hội các nước phương Đông, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phong kiến chưa thực sự gay gắt đến mức xuất hiện nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn, đòi hỏi phải phát triển lên phương thức sản xuất mới. C. Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, nhận xét về sự bành trướng của các nước tư bản phương Tây sang phương Đông như sau: “Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó”; “bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây” [13, tr. 602]. Có thể nói, chủ nghĩa tư bản trong quá trình xâm lược đã để lại cho các dân tộc thuộc địa cả những hệ quả tiêu cực và tích cực, trong đó, hệ quả tiêu cực là chủ yếu. Trước hết phải kể đến hệ quả tiêu cực, chủ nghĩa tư bản tạo ra ở các nước thuộc địa một nền kinh tế què quặt, trì trệ, lệ thuộc vào các nước tư bản; nền kinh tế ở các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan