Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tu tập của tu nữ phật giáo nam tông kinh hiện nay (Luận văn thạc sĩ)...

Tài liệu Tu tập của tu nữ phật giáo nam tông kinh hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
122
25
134

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÝ HỒNG TUYỀN (Thích Nữ Viên Giác) TU TẬP CỦA TU NỮ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÝ HỒNG TUYỀN (Thích Nữ Viên Giác) TU TẬP CỦA TU NỮ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH HIỆN NAY Ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 8.22.90.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH NAM (Thượng Tọa Thích Đồng Bổn) HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lý Hồng Tuyền (Thích nữ Viên Giác), ngƣời thực hiện luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn đƣợc tôi chú thích rõ ràng và trung thực. Tác giả luận văn Lý Hồng Tuyền (Thích Nữ Viên Giác) LỜI CẢM ƠN Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học Xã hội, nhà trƣờng đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những ngƣời phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Nam (Thƣợng tọa Thích Đồng Bổn), thầy hƣớng dẫn. Thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè, huynh đệ đồng học, những ngƣời đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình và những ngƣời thân đã tạo điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua. Chân thành tri ân! Học viên Lý Hồng Tuyền (Thích Nữ Viên Giác) MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1 Chƣơng 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NI ĐOÀN PHẬT GIÁO 20 NAM TÔNG 1.1. Các khái niệm liên quan 20 1.2. Tiền đề cho sự ra đời Ni đoàn Phật giáo Nam tông 21 1.3. Sự ra đời và phát triển của Ni đoàn 27 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TU TẬP CỦA TU NỮ PHẬT GIÁO 37 NAM TÔNG KINH HIỆN NAY 2.1. Nền tảng tu tập của Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh 37 2.2. Tƣơng quan tu tập giữa Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh 50 với Ni giới hệ phái khác 2.3. Những tác nhân ảnh hƣởng đến tu tập của Tu nữ Nam tông 57 Kinh hiện nay Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI 65 PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TU TẬP CỦA TU NỮ NAM TÔNG KINH 3.1. Một số nhận xét 65 3.2. Khuyến nghị và giải pháp 71 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 79 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TNNT : Tu nữ Nam tông TNPGNT : Tu nữ Phật giáo Nam tông PGNT : Phật giáo Nam tông GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam PGNTVN : Phật giáo Nam tông Việt Nam TK : Tỳ kheo TKN : Tỳ kheo ni TCN : Trƣớc công nguyên SCN : Sau công nguyên ÂL : Âm lịch ĐH : Đại hội GH : Giáo hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, vị thế của ngƣời phụ nữ không đƣợc xem trọng. Mặc dù, một số nghiên cứu gần đây có khẳng định vai trò của ngƣời phụ nữ Ấn Độ thời Cổ đại đƣợc đề cao [102], song không thể phủ nhận, dƣới chế độ đẳng cấp Bà la môn, vị thế của phụ nữ Ấn Độ bị xem thƣờng, nếu không nói là chịu rất nhiều những áp chế hà khắc. Tại đó, ngƣời nam đƣợc xem nhƣ chúa tể, ngƣời nữ đƣợc xem là tôi tớ [103]. Trong điều kiện lịch sử đó, Phật giáo xuất hiện đƣa vị thế của ngƣời phụ nữ bƣớc sang một trang sử mới với khẳng định phụ nữ có thể làm chủ cuộc sống và hạnh phúc của mình trong xã hội, thậm chí có thể tự mình giải phóng ra khỏi ngục tù của đời sống chật hẹp, tiến thẳng Niết bàn, an lạc, vĩnh cửu [104]. Lần đầu tiên trong lịch sử các tôn giáo, Ni đoàn đƣợc thiết lập, ở đó nữ giới tu tập theo giới, luật để tự mình đi trên con đƣờng giải thoát, tìm cầu chân hạnh phúc. Lịch sử Phật giáo ghi lại, sau khi Tôn giả A Nan khẩn cầu ba lần, Đức Phật chấp thuận cho nữ giới dự vào hàng ngũ xuất gia - ngƣời đầu tiên là Mahāpajāpatī với điều kiện tôn thờ suốt đời Tám trọng pháp. Từ đó, Ni đoàn đƣợc hình thành gắn liền với Tám trọng pháp. Trƣớc khi Đức Phật vào Niết bàn, Trƣởng lão Ni Mahāpajāpatī Gotamī lãnh đạo năm trăm vị A la hán Ni xin phép nhập Niết bàn trƣớc. Sau sự kiện này, Ni giới bị xem nhƣ là “củi hết lửa tắt” trên phƣơng diện truyền thừa. Từ đó, hình ảnh Tỳ kheo ni vắng bóng trên bƣớc đƣờng hoằng hóa của Tăng đoàn Nam tông tại một số nƣớc có truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Mãi đến thời đại Vua Asoka (khoảng năm 247 TCN), Tỳ kheo ni Sanghamitta đến Sri Lanka hoằng pháp và phục dựng Ni đoàn trên phạm vi rộng, sang cả các nƣớc lân cận. Đến thế kỷ thứ V sau Công nguyên, Ni giới Trung Quốc tiếp nhận giới pháp từ một phái đoàn Ni giới Sri Lanka truyền sang. Sau đó, do nhiều yếu tố chính trị, xã hội tác động, hình thức Tỳ kheo ni Nguyên thủy chuyển sang hình thức Tỳ kheo ni Bắc tông với dòng truyền thừa không ngừng. 1 Tuy nhiên, trên phƣơng diện hình thức tổ chức, các Luật sƣ bảo thủ của Phật giáo Nam tông, y cứ vào Tám trọng pháp cho rằng, Tỳ kheo ni phải đƣợc truyền giới từ hai bộ Tăng, Ni của Phật giáo Nguyên thủy, với nghi thức đƣợc thực hiện bằng tiếng Pāli. Ngoài cách thức nhận lãnh giới pháp duy nhất này, ngƣời nữ xuất gia sẽ không đƣợc thừa nhận là Tỳ kheo ni. Vì thế, nữ giới chỉ đƣợc phép dự vào hàng ngũ xuất gia với danh xƣng Tu nữ, hành trì tám giới hoặc mƣời giới và Tám trọng pháp, không đƣợc phép thọ lãnh giới pháp Tỳ kheo ni nhƣ thời Đức Phật. Đó là lý do Phật giáo Nguyên thủy ở một số quốc gia chỉ tồn tại hình thức Tỳ kheo và Tu nữ, không có Tỳ kheo ni. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, vẫn có một số quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy có tƣ tƣởng cấp tiến muốn phục hoạt hình ảnh Tỳ kheo ni thông qua những Tỳ kheo ni thừa kế dòng truyền thừa từ Sri Lanka đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ V nhƣ Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ… Song, nhu cầu này hiện đang vấp phải những phản ứng trái chiều từ các phía về việc thừa nhận hay không tổ chức Giáo đoàn Tỳ kheo ni, mặc dù trên thực tế, hình thức tu tập Tỳ kheo ni vẫn đang tồn tại ở một số các quốc gia. Về cơ bản, hầu hết đều không thừa nhận tổ chức Giáo đoàn Tỳ kheo ni trên phƣơng diện chính thống với lý do cho rằng, sau khi Trƣởng lão Ni Mahāpajāpatī Gotamī và năm trăm vị A la hán Ni nhập Niết bàn thì cũng có nghĩa, truyền thừa của hệ phái này cũng chấm dứt. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tại Việt Nam, Phật giáo hệ phái Nam tông trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng không thừa nhận Giáo đoàn Tỳ kheo ni bởi lý do lịch sử nhƣ đã phân tích ở trên. Thứ nữa, về mặt lịch sử nghiên cứu, từ khi du nhập cho đến nay, Ni giới Việt Nam nói chung, Tu nữ Nam tông nói riêng, có vị trí khá khiêm tốn trong các tài liệu nghiên cứu. Trong khi Ni giới hệ phái Bắc tông và Khất sĩ đã có những công trình nghiên cứu khá đầy đủ; thì Tu nữ Nam tông Kinh1 chỉ đƣợc đề cập mờ nhạt thông qua một số tƣ liệu nghiên cứu của hệ phái Phật giáo Nguyên thủy. 1 Kinh: dân tộc Kinh (từ đây, xin đƣợc gọi tắt TNNT Kinh) 2 Sở dĩ có thể so sánh vai trò của Tu nữ Nam tông Kinh với Ni giới hệ phái Bắc tông, Khất sĩ nhƣ trên là căn cứ vào thực tiễn hoạt động Phật sự của hai hệ phái này trong hiện thực hoằng pháp, lợi sinh. Trong thời kỳ hiện đại, nếu Ni giới hệ phái Bắc tông, Khất sĩ tham gia tích cực vào việc trang nghiêm đạo pháp và dân tộc trên mọi lĩnh vực thì hoạt động của Tu nữ Phật giáo Nam tông còn khá khép kín. Chính vì thế, sự ảnh hƣởng, lan tỏa của Tu nữ Nam tông bị hạn chế đối với trong và ngoài đạo. Đi tìm hiểu lý do dẫn đến hoạt động hoằng pháp, lợi sinh của Tu nữ Nam tông bị hạn chế, chúng tôi nhận thấy ngoài nguyên nhân chủ quan thì còn một yếu tố nữa không kém phần quan trọng, thậm chí, xét ở một phƣơng diện nhất định còn đóng vai trò thúc đẩy hay hạn chế hoạt động Phật sự của Tu nữ Phật giáo Nam tông. Đó là, nhƣ trên đã nói, hiện nay tại Việt Nam Tu nữ Nam tông chƣa đƣợc thừa nhận nhƣ một tổ chức Giáo đoàn Tỳ kheo ni. Với việc không/chƣa đƣợc thừa nhận nhƣ một tổ chức chính thống trong Giáo hội và Giáo đoàn tất yếu sẽ hạn chế việc tiếp xúc, mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động Phật sự của Tu nữ Nam tông, đặc biệt sẽ không/chƣa khai thác năng lực tu tập và hoằng pháp, lợi sinh của Tu nữ hệ phái Nam tông với tƣ cách là một tổ chức chính thống. Từ những phân tích trên, cho thấy có hai vấn đề liên quan đến hệ phái Tu nữ Nam tông chƣa/cần đƣợc giải quyết: một là, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về đoàn thể Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh tại Việt Nam hiện nay; hai là, ở Việt Nam, về Ni giới có ba hệ phái đang tồn tại và phát triển gồm: Ni giới hệ phái Bắc tông, Khất sĩ và Tu nữ Phật giáo Nam tông - ba bộ phận này luôn song vận tạo nên tiến trình lịch sử Ni lƣu của Phật giáo Việt Nam. Ngoài hai hệ phái Bắc tông và Khất sĩ, để phát huy vai trò của Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh, cần thiết có sự xem xét, thừa nhận về mặt tổ chức vị trí và vai trò của Tu nữ Nam tông Kinh trong Giáo hội nói chung, Giáo đoàn Nam tông Kinh nói riêng. 3 Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “TU TẬP CỦA TU NỮ PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH HIỆN NAY” để làm đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Nghiên cứu trực tiếp đến Ni đoàn và Tu nữ 2.1.1. Các công trình trong nước Nhiều tác giả (2016), Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [37]. Gồm 68 bài viết, trong đó đƣợc chia thành ba phần: Phần một: Vấn đề nữ giới trong giáo lý tư tưởng, trong giới luật và trong tổ chức Giáo hội Phật giáo từ nguyên thủy đến hiện đại (13 bài). Hầu hết các bài viết dựa trên cơ sở Kinh Luật đƣa ra vai trò, vị trí, phẩm hạnh của nữ giới trong Phật giáo. Đặc biệt, bài Ni đoàn Phật giáo Nguyên thủy từ truyền thống đến hiện tại của Thƣợng tọa Thiện Minh, đề cập đúng hƣớng với đề tài luận văn đang nghiên cứu. Bài viết trình bày tiến trình lịch sử khởi nguồn Ni đoàn do Mahāpajāpatī Gotamī khẩn cầu ba lần, Đức Phật chấp nhận với điều kiện gắn liền với Tám trọng pháp - đây là lý do mà các nhà nghiên cứu tranh cãi về tinh thần bình đẳng trong Phật giáo. Theo sự phát triển, Tám trọng pháp vẫn song hành cùng Ni đoàn truyền sang các nƣớc. Trong quá trình tồn tại, do ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố lịch sử, chiến tranh làm cho Ni đoàn bị gián đoạn, sau đó không đƣợc phục hồi. TKN dần chuyển sang hình thức TNPGNT thọ tám giới và mƣời giới. Hiện nay, tại một số quốc gia Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện… đã và đang phục hồi TKN Nguyên thủy nhƣng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Tại Việt Nam, ngoài hình thức Tu nữ, có các TKN thọ giới từ đại giới đàn các nƣớc PGNT, trở về Việt Nam tu học và hoằng pháp, vẫn chƣa đƣợc GHPGVN chấp nhận trên phƣơng diện pháp lý. 4 Bài viết trên đƣa ra một số kiến nghị cụ thể đề nghị chƣ Tăng PGNT xem xét đề đạt lên Giáo hội theo đúng luật và nội quy Ban Tăng sự. Tác giả kết luận: “Trong tứ chúng, TKN, Tu nữ là một bộ phận không thể tách rời trong Giáo hội, nếu thiếu thì Giáo hội sẽ suy yếu.” [37, tr.19] với tầm quan trọng đó, bài viết đƣa ra ba đề xuất, trong đó có những ý kiến thích hợp với hƣớng nghiên cứu của luận văn dựa trên nhu cầu thực tiễn của Tu nữ, Sa di ni và TKN PGNT tại Việt Nam. Để kiến nghị có cơ sở khoa học, luận văn tiến thêm một bƣớc, làm sáng tỏ vấn đề “tính hợp pháp cho việc tái xuất gia TKN của Nam tông” mà bài viết còn đang nghi vấn. Phần hai: Vấn đề vai trò, vị thế và cống hiến của nữ giới Phật giáo trong lịch sử Việt Nam (19 bài). Các bài viết tập trung những khai thác những thế mạnh về phƣơng diện tu tập cũng nhƣ phƣơng diện xã hội của nữ giới Phật giáo. Mỗi bài viết là một góc nhìn khác nhau về nữ giới Phật giáo, không chỉ chuyên nhất nơi cửa thiền tu tập, mà còn vận dụng tài trí vào việc bảo vệ tổ quốc, thể hiện tấm lòng bao dung, từ bi của nữ giới, chung tay góp sức trên mọi lĩnh vực xây dựng chùa, giáo dục, từ thiện, văn hóa… Phần ba: Nữ giới Phật giáo Việt Nam trong đời sống và trong công tác xã hội hiện nay (36 bài). Số lƣợng bài khá nhiều, nhấn mạnh đến tầm ảnh hƣởng của Ni giới trong thời đại hội nhập và phát triển. Đáng lƣu ý, bài “Ni đoàn Tỳ kheo ni Nam tông Việt Nam” của (TKN) Liễu Pháp. Nội dung bài viết tƣơng thích với đề tài luận văn, cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến TNPGNT Kinh hiện nay. Bài viết giới thiệu “Ni giới Nam tông Việt Nam hiện nay có hai hình thức: hình thức Tu nữ thọ tám giới và hình thức Tỳ kheo ni thọ 311 giới.” [37, tr.642]. Kế đến sơ lƣợc về lịch sử hình thành TNNT Việt Nam do Tu nữ Diệu Đáng khởi xƣớng, tồn tại song hành với chƣ Tăng PGNT với vai trò là ngƣời hộ Tăng, lãnh thọ tám giới, tu học tuân thủ theo sinh hoạt chùa Tăng, đƣợc công nhận Tu nữ dƣới sự quản lý của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt 5 Nam (trƣớc năm 1981). Năm 1981, GHPGVN thành lập, PGNT trở thành một thành viên của Giáo hội, TNNT bị lãng quên, không đƣợc chấp nhận nhƣ các nữ tu sĩ các hệ phái khác. Năm 2015, Giáo hội cấp giấy Chứng nhận Tu nữ, công nhận sự hiện hữu của Tu nữ là một thành viên của Ni giới Việt Nam, nhƣng hình thức Sa di ni - TKN vẫn chƣa chấp nhận. Kế đến, bài viết trình bày về TKN Nam tông tại Việt Nam, với sự trợ duyên rất nhiều từ nội bộ PGNT, cho đến các Hội phụ nữ Phật giáo quốc tế, Tu nữ Việt Nam đƣợc thọ TKN ở nƣớc ngoài. Từ năm 2002 đến 2016, có 6 nhóm Tu nữ (18 TKN) đƣợc thọ TKN tại các nƣớc Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia. Hoàn tất việc thọ giới Cụ túc, các TKN trở về Việt Nam tu học và hoằng pháp. Với nhu cầu này, các Ni viện TKN Nam tông đƣợc tách độc lập, tạo điều kiện thuận lợi cho các TKN sinh hoạt tu tập. Bên cạnh những thuận lợi đƣợc sự đồng thuận (mặc dù chƣa cao) từ chƣ Tăng PGNT, chƣ Ni các hệ phái khác, sự hỗ trợ đắc lực từ Ni đoàn TKN Nam tông các nƣớc Sri Lanka, Indonesa, Thái Lan và tổ chức Hiệp hội TKN Nam tông Á Châu. TKN Nam tông Việt Nam vững chãi trƣớc những khó khăn hiện tại để đƣợc công nhận TKN đúng pháp ở tƣơng lai. Tác giả Liễu Pháp - là một trong bốn Tu nữ đầu tiên đƣợc thọ TKN tại Sri Lanka, đã nêu lên những điểm chính về TNPGNT, bên cạnh đó thể hiện đƣợc nguyện vọng của Tu nữ trở thành TKN đúng pháp là thật sự cần thiết. Thế nhƣng, làm thế nào để minh định cho Tu nữ trở thành một TKN đúng pháp? Đó là cả một quá trình nghiên cứu về sinh hoạt tu tập của Tu nữ, từ nền tảng tu tập gồm đủ giáo thuyết và hành trì đậm tính truyền thống PGNT; đối sánh sự tƣơng quan giữa các hệ phái khác để nổi bật nét đặc trƣng của TNNT; sự ảnh hƣởng qua lại giữa các yếu tố bên ngoài và nội tại tâm thức… Từ đó luận văn mới đầy đủ cơ sở khoa học, chứng minh tu tập của TNPGNT hiện đã hội tụ những điều kiện “cần và đủ” để trở thành TKN hợp pháp. Đây là chính là mục tiêu mà luận văn hƣớng tới. 6 Nhiều tác giả (2014), Phật giáo Nguyên Thủy từ truyền thống đến hiện đại, Nxb. Hồng Đức [35]. Gồm 80 bài viết, đƣợc chia thành ba phần. Nội dung cả ba phần đề cập đến các vấn đề liên quan về học thuyết nhân bản, quan niệm về con ngƣời, các mối quan hệ của con ngƣời trong xã hội, và một số bài nhấn mạnh về phƣơng diện công bằng, bình đẳng giới. Trong đó, bài viết “Thiền Phật giáo Nguyên thủy duy trì đời sống bình an” của Thƣợng tọa Bửu Chánh, chuyển tải đƣợc lợi ích thiết thực của phƣơng pháp thiền Nguyên thủy giúp chúng tôi triển khai cụ thể hơn đời sống tu tập của Tu nữ mà thiền Vipassana đem đến. Ngoài ra, các bài còn lại tập trung nghiên cứu về những vấn đề Phật học, tính hội nhập và phát triển của PGNT Đông Nam Á nói chung, PGNT tại Việt Nam nói riêng. Minh Đức Triều Tâm Ảnh (2012) tái bản, Con gái Đức Phật, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [1], giới thiệu về những vị Thánh Ni và những cận sự nữ có hành trạng đặc biệt và thù thắng thời Đức Phật. Trong đó Ni Trƣởng Mahāpajāpatī Gotamī - ngƣời khởi nguồn cho sự khai sinh nữ giới trong Phật giáo, tác giả nêu cao thánh hạnh của bậc Thánh Ni che chở cho Ni đoàn, đƣa thân phận nữ giới vào cánh cửa giải thoát. Karma Lekshe Tsomo, editor, TKN Nhƣ Nguyệt chuyển ngữ tiếng Việt (2012), Tiến tới giải thoát, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [82]; Gồm 26 bài tham luận tại Hội nghị Sakyadhita lần thứ 12 tại Thái Lan, quy tụ 32 quốc gia. Các bài viết thể hiện nội dung rất thiết thực về những ƣu điểm, khó khăn trên bƣớc đƣờng tu học và phục vụ nhân sinh tại mỗi quốc gia, với mục đích duy nhất cùng động viên, trợ lực nhau trên lộ trình tiến tới giải thoát. Trong đó, bài viết “Sự thành lập Ni đoàn ở Nepal: Những khó khăn” của Bhikkhuni Dhammananda là một trƣờng hợp đặc biệt, mà TNPGNT Việt Nam sẽ phải đối mặt tƣơng tợ trong chặng đƣờng tƣơng lai nếu thành lập Ni đoàn PGNT. Bài viết 11 trang, chuyển tải cô đọng những khó khăn mà nhóm angarikas (nữ tu sĩ giữ 10 giới) đã và đang đƣơng đầu tại xứ Phật sau khi đƣợc thọ giới Cụ túc, điển 7 hình nhƣ: y phục vẫn mặc màu hồng (theo hệ thống Myamar), không nhận đƣợc sự kính trọng của mọi ngƣời, không đƣợc đào tạo trở thành TKN đúng pháp, không thực thi các pháp sự của TKN (thuyết giới, bố tát, an cƣ, tự tứ…), đời sống trong Ni đoàn không đƣợc thiết lập, sự ủng hộ của cƣ sĩ hạn chế, bị cô lập với những trợ giúp quốc tế (nhƣ hạn chế ngôn ngữ). Những khó khăn vừa nêu, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhƣ trải qua một lễ Upasampada theo dòng Sri Lanka và Dalikamma, kế đến tác giả hỗ trợ kinh phí để các TKN trẻ đƣợc đào tạo chính thống các sanghakamma cần thiết của TKN. Karma Lekshe Tsomo, editor, TKN Nhƣ Nguyệt chuyển ngữ tiếng Việt (2015), Từ Bi và Công bằng xã hội, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [83]. Đây là kết quả của việc dịch thuật từ các bài tham luận tại Hội nghị Quốc tế Sakyadhita lần thứ 14 đƣợc tổ chức tại Yogyakarta, Indonesia, từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 6 năm 2015, gồm 33 bài viết, 13 nhóm chủ đề. Nhóm 7: Thọ giới Tỳ kheo ni: Những lợi ích và rào cản - Bhikkuni Sniti; Tranh cãi và triển vọng: Các vấn đề xung quanh việc thành lập Ni đoàn Phật giáo ở bangladesh - B.D.Dipanamda; Thọ giới Tỳ kheo ni tại Thái Lan, 2014 Bhikkuni Dhammananda; Thế giới tưởng của Nữ tu: Những ngày đã qua và tương lai sắp tới - Bhikkuni Sujato. Bốn bài trên, nội dung cũng là những khó khăn tƣơng tự, nhƣ bài viết “Sự thành lập Ni đoàn ở Nepal: Những khó khăn” và nguyện vọng duy nhất của các nữ tu sĩ là đƣợc sự đồng thuận của Tăng đoàn, công nhận về tính hợp pháp của TKN PGNT nhƣ lời Phật dạy. 2.1.2. Các công trình nước ngoài Tác giả Tỳ Khƣu Bodhi (2010), Sự phục hồi của hội chúng Tỳ Khưu Ni trong truyền thống Nguyên thủy, Nxb. Tôn Giáo [99]. Tác phẩm song ngữ Anh - Việt. Nội dung trình bày nhằm mục đích cổ vũ cho việc cần thiết phục hồi việc TKN PGNT, đƣa ra những lập luận vững chắc để phản biện những quan niệm bảo thủ. Các vị bảo thủ cho rằng: “Lễ truyền thọ giới pháp Tỳ kheo ni nhất thiết phải là lễ thọ giới kép và thành phần tham dự phải là Ni đoàn 8 Nguyên thủy” [99, tr.59]. Tác giả lập luận phản biện rằng, theo tạng Luật Tỳ kheo đƣợc phép truyền nhƣ trong Cullavagga (Tiểu Phẩm) Đức Phật dạy: “Tỳ kheo, Ta đồng ý cho các ông làm lễ truyền thụ giới pháp Tỳ kheo ni” [99, tr.14-15]. Nhƣ vậy sẽ không còn là vấn đề nan giải cho việc phục hoạt Ni đoàn nếu tinh thần bảo thủ đƣợc cởi bỏ. Tác giả Bhikkhu Anālayo với hai tác phẩm: “The foundation history of the Nuns’ order” xuất bản năm 2016 [96] và “The Revival of the Bhikkhunī Order and the Decline of the Sāsana” đăng trên Journal of Buddhist Ethics, Volume 20, 2013, P.110-193 [97]. Nội dung hai tác phẩm này đều đề cập trực tiếp đến vấn đề “Nền tảng lịch sử Ni giới; sự phục hồi của Ni giới và sự suy tàn của Sāsana”. Tác phẩm cho rằng, theo dòng chảy của thời gian, tính “nguyên bản” của các mẫu chuyện đầu tiên về Mahāprajāpatī Gautamī xin Đức Phật cho phép nữ giới xuất gia trong kinh điển đã có sự biến đổi khác nhau. Các nguyên nhân Đức Phật hƣớng đến trong văn bản nguyên thủy, bản chất của câu chuyện là sự e ngại về cuộc sống nguy hiểm độc cƣ, sự đe dọa về phạm hạnh và các phản ứng của xã hội đối với nữ giới sau khi xuất gia. Những nguyên nhân vừa nêu đƣợc xuất phát từ lòng từ bi của Đức Phật đối với nữ giới… nhƣng sau khi Đức Phật nhập diệt, câu chuyện cơ bản về sự xuất gia của nữ giới dƣờng nhƣ đã trải qua các biến đổi khác nhau, kèm theo những thái độ tiêu cực của xã hội, tạo nên cách nhìn phiến diện cho rằng sự tồn tại của nữ giới trong Phật giáo sẽ ảnh hƣởng đến tuổi thọ của chánh pháp. Bên cạnh đó, tác phẩm chuyển tải nguyện vọng phục hoạt hệ thống TKN trong truyền thống Theravāda để chứng minh tất cả đều hòa hợp trong tinh thần bình đẳng của Đức Phật. 2.2. Nghiên cứu gián tiếp đến Ni đoàn và Tu nữ 2.2.1. Các công trình trong nước Giác Dũng (2003), Phật Việt Nam Dân tộc Việt Nam, Nxb. Tôn Giáo [21]. Trong chƣơng 2, quan niệm của Phật giáo về ngƣời phụ nữ, bài viết đề 9 cập đến quan điểm Phật giáo về phụ nữ đồng thời đối sánh về quan điểm phụ nữ giữa các nƣớc Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc... qua đó làm rõ hơn về quan niệm nữ giới trong tinh thần từ bi, bình đẳng của Phật giáo. Phạm Kim Khánh (dịch, 2009), Phật giáo nhìn toàn diện, Nxb. Phƣơng Đông [47], gồm 18 phần; phần 12, đề cập đến ngƣời phụ nữ trong văn học Phật giáo. Thể hiện rõ tinh thần bình đẳng, không giai cấp và những vấn đề liên quan đến Ni đoàn PGNT: “Đức Phật nổi bật là một trong số ít các vị giáo chủ của nhân loại đã nâng cao hàng phụ nữ lên một vị trí xứng đáng trong đời sống, bằng cách cho phép nữ giới gia nhập vào Giáo hội Tỳ kheo ni, và như vậy, mở ra một chương sách hoàn toàn mới trong lịch sử giải phóng của người phụ nữ” [47, tr.499-500]. Lê Thu Huyền (2012), Đời sống của Nữ tu sĩ Phật giáo Việt Nam từ năm 1986 đến nay (nghiên cứu trường hợp tại các chùa ni ở Quảng Nam - Đà Nẵng), Luận văn thạc sĩ Dân tộc học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh [44]. Nội dung thể hiện đời sống sinh hoạt từ việc tu tập, thời khóa hàng ngày, cho đến các giới điều lãnh thọ, ứng dụng hành trì giới luật, công tác giáo dục, hoằng pháp, từ thiện… của nữ tu sĩ Phật giáo tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Công trình nghiên cứu khá công phu, chi tiết có nhiều cuộc phỏng vấn chuyên sâu để đƣa ra kết quả chuẩn xác nhƣ luận văn đã trình bày. Trịnh Thị Dung (Thích Đàm Thanh), (2015), Sinh hoạt của giới Phật giáo ở Hà Nội hiện nay, Luận án tiến sĩ Tôn giáo học, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học Viện Khoa học Xã hội [19]. Công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao, trình bày cụ thể sinh hoạt của giới Phật giáo về nhiều lĩnh vực ở Hà Nội hiện nay, qua đó chúng ta thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về sinh hoạt trong Phật sự cũng nhƣ thế sự, phát huy vai trò tôn giáo và xã hội của Ni giới. Nguyễn Thị Thành (Thích Đàm Thành), (2016), Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉnh phía Bắc Việt Nam 10 hiện nay), Luận án tiến sĩ Tôn giáo học, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học Viện Khoa học Xã hội [77]. Công trình bổ ích, thể hiện sự tƣơng quan tƣơng duyên giữa Phật giáo với phụ nữ thông qua các mối quan hệ trong đời sống, đồng thời nêu cao vai trò Phật giáo trong quá trình tƣơng tác, ảnh hƣởng tích cực lên các mối quan hệ đó. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, các bài viết về Nữ giới Phật giáo nói chung, Ni giới Việt Nam nói riêng đƣợc đăng trên Tạp chí, Đặc san, Kỷ yếu với lƣợng thông tin đáng chú ý, các bài viết khai thác về vai trò của nữ giới Phật giáo dấn thân vào tất cả lĩnh vực để đem đạo vào đời, nhƣ: Các bài tham luận Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần 11 tập 1, 2; Kỷ yếu Lễ ra mắt Phân Ban đặc trách Ni giới Trung ương nhiệm kỳ VI (2007-2012); Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Kiều-Đàm-Di Mahāpajāpatī Gotamī; Kỷ yếu tọa đàm: Lịch sử hình thành và phát triển Ni giới, ngày 02 - 03/03/2017, Bình Dương. Kỷ yếu 3 năm thành lập Chùa Như Pháp (2010-2013)… 2.2.2. Các công trình nước ngoài Tác giả Shuaiyu Chen (2016), “The View of Women in Buddhism - From the Comparison between the Bhikkhu and Bhikkhuni Precepts”, Senior Thesis Religion Studies, Trinity College, Hartford [98] (tạm dịch: “Quan điểm của phụ nữ trong Phật giáo - Từ sự so sánh giữa Tỳ kheo và Tỳ kheo ni về Giới luật”). Đây là luận án Tiến sĩ gồm bốn chƣơng: chương 1, Giới thiệu về Giới luật; chương 2, Giới của TK và TKN; chương 3, Sự khác biệt giữa giới TK và TKN; chương 4, Quan điểm của phụ nữ trong Phật giáo từ sự so sánh Giới luật. Thông qua bốn chƣơng, tác giả phân tích cho thấy sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới, nhƣ sự khác biệt về thể chất, các thói quen tâm lý và các vai trò xã hội khác nhau; quan điểm của Đức Phật cho rằng phụ nữ có các tập khí nhiều hơn so với nam nhân. Vì lý do này, một số ngƣời tƣ tƣởng bảo thủ nghĩ rằng Đức Phật đã phân biệt đối xử với phụ nữ. Tuy nhiên, quan điểm của Đức Phật đối với phụ nữ dựa trên sự thật chứng đắc về tâm linh, không phải là mẫu số chung về một 11 số khuyết điểm. Từ quan điểm này, so sánh trên giới luật giữa TK và TKN có sự khác biệt về số lƣợng giới không phải vì thiên vị, mà để tùy vào căn cơ, biệt nghiệp của từng giới mà Đức Phật chế định. Vì rằng, các giới luật đƣợc hình thành từ những hành vi sai trái của TK, TKN nên rất thực tế. Tác giả Ellison Banks Findly (2011), “Phật giáo và nữ giới, nữ giới và Phật giáo: Truyền thống, cải cách, phục hồi”, Nxb. Phƣơng Đông [100]. Chƣơng đầu đề cập đến sự thọ giới, hệ phái và mối liên hệ với tăng đoàn của ni giới Thái Lan và Tây phƣơng, lập luận về vấn đề giới luật Ni nhiều hơn Tăng, tác giả cho biết việc giữ giới nhiều không có sự trở ngại mà giúp cho ngƣời giữ giới dễ sanh chánh niệm, sự tăng trƣởng chánh nhiệm giúp ích cho việc tu tập thăng hoa hơn. Tác giả Karma Lekshe Tsomo (biên soạn), TN. Diệu Nghiêm (dịch, 2009), Ra khỏi bóng tối - Nữ giới Phật giáo dấn thân xã hội, Nxb. Tôn Giáo [101]. Công trình này tổng hợp nhiều bài của các tác giả nữ Phật giáo trên toàn cầu từ Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ 1 (1987) đến Hội nghị lần thứ 10 (2008), tập trung về vấn đề nữ giới Phật giáo xƣa - nay, nói lên sự nỗ lực chung tay của nữ giới Phật giáo trong tu tập cho đến hoằng pháp. Vấn đề lãnh thọ TKN PGNT cũng đƣợc đề cập để nữ giới Phật giáo có cơ hội hoàn tất việc tự lợi, dấn thân vào việc lợi tha. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã in thành sách hay những bài nghiên cứu dƣới dạng phác thảo ý tƣởng của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc, tập hợp thành những tƣ liệu có giá trị học thuật mang tính khoa học, giúp chúng tôi xác định đƣợc những vấn đề cơ bản nhất, tạo cơ sở thuận lợi cho luận văn triển khai hƣớng đi mới của đề tài. Điểm lại nội dung chính mà các tác giả trên đã trình bày, cho thấy sự xuất hiện của Nữ giới trong Phật giáo là một “đặc ân” lớn so với các tôn giáo khác, việc thực thi Giới luật, thực hành Tám trọng pháp là điều hết sức cần thiết cho mỗi cá nhân nữ tu sĩ Phật giáo. Bên cạnh đó, một số công trình 12 nghiên cứu căn cứ vào “Tám trọng pháp” để chứng minh vai trò, vị trí của nữ giới trong giáo lý Đức Phật, nhằm thể hiện tầm quan trọng của nữ giới, đồng thời muốn san bằng quan niệm bất bình đẳng giới. Tại sao những vấn đề “đòi quyền lợi cho nữ giới Phật giáo” luôn đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, trong khi bản thân Phật giáo luôn nêu cao tinh thần bình đẳng toàn diện? Vấn đề đƣợc đặt ra, vì rằng: “Trong hầu hết các quốc gia theo truyền thống PGNT, phụ nữ chỉ được phép xuất gia với một vị trí rất khiêm tốn và lệ thuộc” [99, tr.8], nên việc phục hồi quyền lợi đã đƣợc Đức Phật xác lập từ khi nữ giới có mặt trong Tăng đoàn là điều cần thiết. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi ý thức hệ khác nhau, việc thực tế hóa sự việc tại một quốc gia cụ thể là điều cần thiết cho việc nghiên cứu. Luận văn này là một trƣờng hợp cụ thể, để thực tế hóa việc “công nhận TKN PGNT”. Chúng tôi tập trung nghiên cứu dựa trên những căn cứ lịch sử, tập hợp những tƣ liệu đƣơng thời, phỏng vấn sâu những nhân vật có tầm ảnh hƣởng đến quá trình tu tập và quản lý trong cộng đồng TNPGNT, tiếp nhận những thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của Tu nữ, qua đó đúc kết những vấn đề về tu tập của TNPGNT Kinh hiện nay, từ đó đề ra những kiến nghị cần thiết cho quá trình tu tập của Tu nữ hiện nay và việc phục hoạt hình ảnh TKN PGNT tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu, phân tích đời sống tu tập của TNPGNT Kinh hiện nay. Đƣa ra một số khuyến nghị nhằm mục đích giữ gìn và phát huy hình thức tu tập của Tu nữ của hệ phái Nam tông Kinh trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Tổng quan về lịch sử hình thành Ni đoàn Phật giáo Nam tông. - Khảo cứu thực trạng tu tập của Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh hiện nay. 13 - Đƣa ra một số nhận xét và khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả tu tập của Tu nữ Nam tông Kinh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tu nữ Phật giáo Nam Tông Kinh. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn khảo sát về TNPGNT Kinh tại ba chùa: Chùa Bửu Long (Thành phố Hồ Chí Minh), Ni viện Viên Không (Bà Rịa - Vũng Tàu), Chùa Nhƣ Pháp (Làng Cái Đôi - Vĩnh Long). Đây là ba chùa tiêu biểu ở ba khu vực khác nhau và có những điểm đặc thù mang dấu ấn lịch sử: Chùa Bửu Long- hình ảnh Tu nữ đầu tiên tại Việt Nam; Ni viện Viên Không - hình ảnh TKN đầu tiên tại Việt Nam; Chùa Nhƣ Pháp hình ảnh Tu nữ trẻ đầu tiên ở miền Tây Nam bộ. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài nghiên cứu về truyền thống tu tập của Tu nữ trong giai đoạn hiện nay, đƣợc tính từ khi Hội Phật giáo Nguyên thủy trở thành một thành viên của GHPGVN từ năm 1981 cho đến nay. Tuy nhiên, để đề tài mang tính hệ thống, chúng tôi cũng khái quát về những vấn đề liên quan trƣớc mốc thời gian năm 1981. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Tôn giáo là một thực thể xã hội tồn tại khách quan, chúng luôn hiện hữu trong bản chất ngƣời của từng cá nhân và là một phần của xã hội. Vì thế, khi soi chiếu về đối tƣợng hay khách thể trên nền tảng tôn giáo học, theo TS. Nguyễn Quốc Tuấn gọi là Lý thuyết thực thể tôn giáo, nghiên cứu về một thực thể xã hội khách quan đƣợc khu trú trên ba khu vực nhận thức: Khu vực nhận thức tôn giáo; Khu vực nhận thức khoa học; Khu vực nhận thức quan phương. [94, tr.3-15] Luận văn vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo để soi chiếu đối tƣợng nghiên cứu thông qua những nét cơ bản nhƣ sau: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan