Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư liệu hán nôm phố hiến...

Tài liệu Tư liệu hán nôm phố hiến

.PDF
215
171
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ---------- DƯƠNG VĂN HOÀN TƯ LIỆU HÁN NÔM PHỐ HIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Hán Nôm Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ---------- DƯƠNG VĂN HOÀN TƯ LIỆU HÁN NÔM PHỐ HIẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60 22 01 04 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh Hà Nội - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 5. Thuật ngữ sử dụng trong luận văn .................................................................. 5 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 5 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 6 NỘI DUNG ................................................................................................................. 7 Chương 1PHỐ HIẾN VÀ HỆ THỐNG TƯ LIỆU HÁN NÔM PHỐ HIẾN ................. 7 1. Phố Hiến xưa - thành phố Hưng Yên nay........................................................ 7 1.1 Đôi nét về Phố Hiến xưa ................................................................................. 7 1.2 Đôi nét về thành phố Hưng Yên ..................................................................... 8 2. Tổng quan tư liệu Hán Nôm Phố Hiến .......................................................... 15 2.1 Tư liệu Hán Nôm ở Phố Hiến ....................................................................... 15 Văn khắc ................................................................................................... 15 2.1.1 2.1.1.1 Văn bia .................................................................................................. 16 2.1.1.2 Minh văn chuông, khánh ........................................................................ 26 2.1.1.3 Châm thư ............................................................................................... 27 Thư tịch..................................................................................................... 32 2.1.2 2.1.2.1 Thần tích ................................................................................................ 33 2.1.2.2 Sắc phong .............................................................................................. 34 2.1.2.3 Lệnh chỉ ................................................................................................. 40 2.2 Tư liệu Hán Nôm về Phố Hiến ...................................................................... 44 Tiểu kết: .................................................................................................................... 46 Chương 2GIÁ TRỊ CỦA TƯ LIỆU HÁN NÔM PHỐ HIẾN ĐỐI VỚIVIỆC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ - VĂN HÓA - KINH TẾ - XÃ HỘI PHỐ HIẾN.............................. 48 1. Góp phần tìm hiểu tiến trình lịch sử của Phố Hiến ........................................ 48 1.1 Thời kì ra đời................................................................................................ 49 1.2 Thời kì mở rộng, phát triển và hưng thịnh..................................................... 58 1.3 Thời kì suy thoái........................................................................................... 66 i 1.4 Thời kỳ tỉnh lỵ Hưng Yên ............................................................................. 74 1.5 Góp phần tìm hiểu duyên cách địa danh đơn vị hành chính........................... 80 2. Góp phần tìm hiểu kinh tế, văn hóa, xã hội Phố Hiến trong lịch sử ............... 82 2.1 Cơ sở kinh tế - sản xuất tiểu thủ công ở Phố Hiến......................................... 82 2.2 Kết cấu cư dân Phố Hiến .............................................................................. 83 2.3 Đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân Phố Hiến ........................... 92 3. Góp phần tìm hiểu quan hệ thương mại ở Phố Hiến trong lịch sử ............... 100 Tiểu kết: ......................................................................................................... 107 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 114 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 122 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................... 122 THƯ MỤC TƯ LIỆU HÁN NÔM PHỐ HIẾN ............................................................................... 122 1. THƯ MỤC VĂN BIA PHỐ HIẾN .................................................................................... 122 3. THƯ MỤC MINH VĂN CHUÔNG - KHÁNH Ở PHỐ HIẾN .......................................... 167 4. THƯ MỤC CHÂM THƯ Ở PHỐ HIẾN ........................................................................... 171 5. THƯ MỤC SẮC PHONG PHỐ HIẾN .............................................................................. 173 PHỤ KÈM THƯ MỤC SẮC PHONG LƯU Ở BẢO TÀNG TỈNH HƯNG YÊN .................. 191 6. THƯ MỤC LỆNH CHỈ Ở PHỐ HIẾN .............................................................................. 194 7. THƯ MỤC THƯ TỊCH HÁN NÔM VIẾT VỀ PHỐ HIẾN .............................................. 196 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................... 208 BẢNG ĐỐI CHIẾU ĐỊA DANH THUỘC THÀNH PHỐ HƯNG YÊN HIỆN NAY VỚI ĐỊA DANH ĐẦU THẾ KỈ XX .......................................................................................................................... 208 ii QUY CÁCH TRÌNH BÀY (KÝ HIỆU VIẾT TẮT) Trong quá trình triển khai luận văn, phần nhiều được trình bày theo một quy cách đầy đủ, nhất quán, song cũng có những chỗ được trình bày vắn tắt, giản lược,… sau đây chúng tôi xin được nói rõ về điểm này để người đọc tiện theo dõi: - Những đoạn văn trích dẫn từ các tài liệu được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”), sau đó có nói rõ xuất xứ. - Các kí hiệu thư tịch Hán Nôm sử dụng trong luận văn tuân theo kí hiệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm. - Tên tác phẩm: viết hoa chữ cái đầu tiên và in nghiêng. Ví dụ: Thiên Ứng tự bi,... - Quy ước viết hoa: tên người, tên đất viết hoa toàn bộ, tên cơ quan chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn,… - Quy ước các chữ viết tắt: Tên nhà xuất bản nhiều khi được viết tắt theo các chữ cái đầu. Ví dụ: Nxb.GDVN, Nxb. KHXH,… Sđd Sách đã dẫn Tr./tr. Trang/trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phố Hiến là một trong những thƣơng cảng nổi tiếng của nƣớc ta thời trung đại. Nó đã đi vào tâm thức ngƣời Việt với câu ca “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Điều này đã phần nào nói lên cảnh tƣợng phồn hoa đô hội, đồng thời chứng tỏ vị thế quan trọng một thời của Phố Hiến trong lịch sử đô thị Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu đô thị cổ này trên mọi lĩnh vực là vấn đề đặt ra có tính cấp thiết. Trong các nguồn tƣ liệu cung cấp cho việc nghiên cứu Phố Hiến, thì nguồn tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến phản ánh bộ mặt của Phố Hiến dƣới nhiều góc độ, phƣơng diện khác nhau từvị trí địa lý, kinh tế chính trị, tổ chức xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, sinh hoạt cộng đồng cƣ dân,... ở nơi đây. Nhƣ thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến sẽ góp phần giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sáng tỏ hơn về Phố Hiến, qua đó cũng giúp cho việc đánh giá vai trò, vị thế của Phố Hiến trong lịch sử đƣợc đúng đắn và sát thực hơn. Không chỉ vậy, biên dịch, tìm hiểu và khai thác tốt nguồn di sản quý báu này còn đem lại lợi ích cho rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, nhất là đối với ngành văn hóa – du lịch, đóng góp không nhỏ trong việc phổ biến kiến thức, phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của địa phƣơng. Với những lợi ích quan trọng nhƣ trên, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào đề cập đến toàn bộ hệ thống tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến. Đồng thời, nhận thấy nghiên cứu tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến là một đề tài phù hợp với mã ngành đào tạo Thạc sĩ Hán Nôm. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Tư liệu Hán Nôm Phố Hiến làm đề tài cho luận văn Cao học của mình. 2. Lịch sử vấn đề Phố Hiến là một trong những đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy vậy, đối với hệ thống tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến cho đến nay vẫn chƣa đƣợc quan tâm, nghiên cứu một cách đúng mực, trên phƣơng diện tổng thể và chi tiết. 1 Việc nghiên cứu tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến đa số là các bài viết lẻ tẻ, hoặc mang tính chất giới thiệu, công bố, hoặc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một, hay một vài văn bản,... của một hoặc một cụm di tích nào đó trong quần thể di tích Phố Hiến. Đi theo hƣớng này có thể kể đến các công trình, bài viết của các tác giả nhƣ: - Nhật Nham Trịnh Nhƣ Tấu với tác phẩm Hưng Yên địa chí, in tại Nhà in Ngô Tử Hạ năm 1934, đã là ngƣời đánh dấu mốc đầu tiên trong việc nghiên cứu tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến. Trong khi khảo cứu, trình bày về toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, ... của tỉnh Hƣng Yên ở giai đoạn đó, tác giả đã ghi chép, phiên dịch, giới thiệu và khai thác một số tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến. Nhƣ trong mục II của cuốn sách với tiêu đề Binh pháp hạ Hưng thành và bình giặc Bãi Sậy, Trịnh Nhƣ Tấu đã phiên dịch và giới thiệu di văn Hán Nôm tại nhà bia1 dựng gần bờ đê giữa tỉnh lị Hƣng Yên, nói về sự kiện tiêu diệt nghĩa quân Bãi Sậy của quan Tuần phủ Hƣng Yên kiêm chức Tiễu phủ sứ ba tỉnh Đông – Bắc – Hƣng2 là Hoàng Cao Khải. Còn trong mục VII, VIII (“Hƣng Yên cổ tích” và “Hƣng Yên Văn miếu”), ngoài việc khai thác, giới thiệu các tƣ liệu thần tích, tác giả còn phiên dịch câu đối, biển gỗ tại các di tích Phố Hiến nhƣ đền Mây, đền Kim Đằng, đền Mẫu, chùa Chuông và đặc biệt là câu đối và 8 văn bia Văn miếu Xích Đằng. May mắn thay, cũng trong mục này, Trịnh Nhƣ Tấu còn để lại cho chúng ta một đôi câu đối chữ Hán tả cảnh Phố Hiến với một tình cảm thiết tha, bùi ngùi, nuối tiếc rằng: Bách niên đô-hội, tồn di-chỉ Thiên-lý quan-chiêm thuyết cựu-kì (Tác giả dịch: Trăm năm, xum họp tòa di-chỉ, Nghìn dặm, xem non chốn cựu-kỳ)3 - Các tác giả Ngô Đức Thọ với bài Đi tìm tư liệu bi ký về Phố Hiến, Vũ Minh Giang với bài Góp phần nhận diện Phố Hiến qua hai tấm bia, Nguyễn Văn Thịnh với bài Bia chùa Chuông với bóng dáng xưa, và một số bài của các tác giả 1 Nguyên trong tác phẩm giới thiệu 7 văn bia (gồm 2 cột bia và 5 phiến bảng đá hoa ốp lên tƣờng) và 6 đôi câu đối. 2 Tức ba tỉnh: Hải Dƣơng, Bắc Ninh và Hƣng Yên bấy giờ. 3 Phần phiên âm và dịch nghĩa này, về mặt chính tả chúng tôi để nguyên theo cách viết thời đó. 2 Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Đức Hinh, Phan Đại Doãn, Trƣơng Hữu Quýnh… đọc trong cuộc Hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu về Phố Hiến năm 19924 đã tập trung khai thác một số khía cạnh chính về niên đại văn bia và lịch sử phát triển của Phố Hiến cũng nhƣ tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa đƣợc thể hiện trong văn bia. - Tiếp đến là một số sách, công trình, bài viết khảo cứu, công bố giới thiệu di văn Hán Nôm tại các di tích trong quần thể di tích Phố Hiến nhƣ sách Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam (2006), tác giả Trịnh Khắc Mạnh đã giới thiệu, công bố đầy đủ 9 tấm bia ở Văn miếu Hƣng Yên; hay cácbài đăng trên Tạp chí Hán Nôm nhƣ: tác giả Nguyễn Thúy Nga trong bài Bia Văn miếu Hưng Yên (số 1/2001) đã tiến hành khảo sát, phiên dịch, hiệu đính và công bố trọn vẹn nội dung của 9 văn bia ở Văn miếu Xích Đằng – Hƣng Yên; Nguyễn Minh Tƣờng với bài Đền thờ Dương Quý Phi nhà Tống ở Phố Hiến và bài thơ đề vịnh của Chu Mạnh Trinh (số 2/2007) giới thiệu bức châm ở đền Mẫu; tƣơng tự Nguyễn Văn Chiến với bài Châm thư Đền Mây linh tích của tướng quân Phạm Bạch Hổ (số 3/2008). - Trong các đợt Hội nghị thông báo Hán Nôm học vài năm gần đây từ 2003 đến nay, cũng có một số bài viết nghiên cứu, phiên dịch, công bố, giới thiệu một vài tƣ liệu thƣ tịch và văn khắc Hán Nôm Phố Hiến, nhƣ Nguyễn Văn Chiến với bài Vấn đề lịch sử Văn miếu Hưng Yên5(2003); Trần Thị Giáng Hoa với bài viết Một bài ca trù và bài ca Nôm ca ngợi Văn miếu Hưng Yên (2005); Nguyễn Thị Minh Quý với bài Thân thế và sự nghiệp Hương Hải thiền sư qua tấm bia “Tổ sƣ bi kí” (2005) và bài Giới thiệu thân thế sự nghiệp của thiền sư Chân Lý Viên Thông qua tấm bia “Tông sƣ bi kí trí vu am tháp” (2007); Phạm Hƣơng Lan với bài Bia trùng tu chùa Nguyệt Đường (2006); Lê Văn Cƣờng với bài viết Văn Miếu thập vịnh – Chùm thơ vịnhVăn miếu XíchĐằng (2010),... Trên đây là các công trình, bài viết giới thiệu, nghiên cứu mang tính cục bộ về tƣ liệu Hán Nôm Phố hiến. Ngoài ra, cũng có một số ít công trình, bài viết đi 4 Các bài này đƣợc in trong cuốn Phố Hiến –Kỷ yếu Hội thảo khoa học, do Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao Hải Hƣng đứng ra xuất bản năm 1994. 5 Bài này sau lại đƣợc tác giả đăng lại trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 8 năm 2004. 3 theo hƣớng khai thác tƣơng đối bao quát nguồn tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến, cụ thể nhƣ: - Tác giả Ngô Đức Thọ với bài Đô thị cổ Phố Hiến: thư tịch và bi ký (TCHN số 2/1993) đã tiến hành khảo cứu các tƣ liệu thƣ tịch và bi ký Hán Nôm viết về Phố Hiến. - Tiếp theo có thể kể đến là luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn với đề tài Văn khắc Hán Nôm Phố Hiến của Vũ Danh Trung, đã bƣớc đầu khảo sát, thống kê, phân loại 73 văn khắc Hán Nôm ở Phố Hiến xƣa, đồng thời khai thác giá trị mà văn khắc Hán Nôm ở Phố Hiến lƣu giữ, đặc biệt là những văn bản thuộc thế kỷ XVII – XVIII. Ngoài ra còn phải kể đến các bản báo cáo thực tập thực tế của sinh viên ngành Hán Nôm khoa Văn học trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã đƣợc cử đi về địa phƣơng sƣu tầm, bƣớc đầu tìm hiểu đánh giá từng phần di sản Hán Nôm Phố Hiến, cụ thể là đến một số di tích thuộc “vùng lõi” của Phố Hiến xƣa nhƣ chùa Hiến, chùa Chuông, Võ miếu, đền Thiên Hậu, đền Trần, đền Mẫu, chùa Phố, Văn miếu, Đông đô Quảng Hội, … Nhƣ vậy, cho đến nay, tuy chƣa có công trình, bài viết nào nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ, thấu đáo, toàn diện và tổng thể về tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến, song các công trình bài viết đó cũng là những gợi ý quý báu và là tiền đề khích lệ chúng tôi cố gắng tiếp tục triển khai mở rộng nhằm hệ thống hóa và khai thác triệt để hơn nguồn tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến trong đề tài luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là toàn bộ các văn bản Hán Nôm thu thập đƣợc gắn với các di tích trên địa bàn Phố Hiến (thành phố Hƣng Yên) và một phần các văn bản Hán Nôm hiện tồn đƣợc lƣu giữ ở nơi khác (nhƣ Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Thông tin khoa học xã hội) có nội dung phản ánh về Phố Hiến. Trong đó bao gồm các văn bản thƣ tịch Hán Nôm (nhƣ lịch sử địa lý, văn học, thần tích, sắc phong, gia phả, hƣơng ƣớc, tục lệ,...) và các thác bản văn khắc Hán Nôm hiện lƣu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng nhƣ các văn bản văn khắc hiện tồn trên thực địa (nhƣ văn khắc trên bia, chuông, khánh, biển 4 gỗ,...). Không kể nguồn tƣ liệu Hán Nôm ra đời sau năm 1945, và các tƣ liệu Hán Nôm ở nơi khác đƣợc mua bán, trao đổi, sao chụp về lƣu giữ ở các tƣ gia, Thƣ viện tỉnh Hƣng Yên, Bảo tàng tỉnh Hƣng Yên trong thời gian gần đây cũng nhƣ các tƣ liệu Hán Nôm lƣu trữ tại tƣ gia phản ánh về Phố Hiến mà chúng tôi chƣa có điều kiện tiếp cận. Phạm vi nghiên cứu: thông qua việc hệ thống hóa (thống kê, tổng hợp), đánh giá trữ lƣợng, lƣợc thuật nội dung, xác định niên đại,… và đặc biệt chú ý khai thác các giá trị về nội dung của tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến nhằm làm nổi bật vai trò, vị trí của tƣ liệu Hán Nôm trong việc nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử, quy mô đô thị, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cƣ dân đô thị cổ Phố Hiến. 4. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng trong luận văn là phương pháp văn bản học nhằm giám định, thống kê, phân loại tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến. Tiếp đến, luận văn còn vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu liên ngành để nhằm khai thác nội dung nguồn tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khoa học khác để phục vụ nghiên cứu nhƣ khảo cứu điền dã, in rập, sao chụp tƣ liệu tại thực địa. 5. Thuật ngữ sử dụng trong luận văn Thuật ngữ đƣợc sử sụng trong luận văn nhƣ: Phố Hiến Tên Phố Hiến trong luận văn này đƣợc hiểu một cách tƣơng đối vừa là tên gọi riêng cho Phố Hiến cổ vừa là tên gọi chung chothành phố Hƣng Yên ngày nay. Phố Hiến là danh từ riêng viết hoa. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp bƣớc đầu sau đây: Luận văn giới thiệu lịch sử, địa lý và sự thay đổi địa danh các đơn vị hành chính của Phố Hiến. Đồng thời, luận văn đã tiến hành khảo sát, hệ thống hóa, bƣớc đầu nghiên cứu, tuyển dịch một phần trong số 417 đơn vị tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến (bao gồm văn bia, minh văn chuông khánh, châm thƣ, thần tích, sắc 5 phong lƣu giữ tại các di tích trên địa bàn thành phố Hƣng Yên ngày nay, và các tác phẩm sử liệu, thơ phú có nội dung phản ánh về Phố Hiến cũng nhƣ các địa danh, thắng tích tiểu biểu của Phố Hiến). Từ đó, làm nổi bật vai trò, vị trí của tƣ liệu Hán Nôm trong việc nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử, quy mô, đời sống kinh tế văn hóa - xã hội của đô thị cổ Phố Hiến, cung cấp cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sáng tỏ hơn về Phố Hiến. Nghiên cứu nguồn tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến thực sự đem lại lợi ích cho rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, nhất là đối với ngành văn hóa - du lịch, đóng góp không nhỏ trong việc phổ biến kiến thức, phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của địa phƣơng, cũng nhƣ góp phần làm căn cứ cho các nhà quản lý tiến hành thực hiện “Dự án quy hoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển thành phố Hƣng Yên thành địa chỉ du lịch hấp dẫn”. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn có cấu trúc nhƣ sau: - Mở đầu - Nội dung: o Chƣơng I: Phố Hiến và hệ thống tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến o Chƣơng II: Giá trị của tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến đối với việc nghiên cứu tìm hiểu Phố Hiến - Kết luận - Danh lục tài liệu tham khảo - Phụ lục 6 NỘI DUNG Chương 1 PHỐ HIẾN VÀ HỆ THỐNG TƯ LIỆU HÁN NÔM PHỐ HIẾN 1. Phố Hiến xưa - thành phố Hưng Yên nay 1.1 Đôi nét về Phố Hiến xưa Phố Hiến làmột địa danh lịch sử nay thuộc địa phậnthành phố Hƣng Yên. Phố Hiến xƣa kia nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhƣng do sự đổi dòng của con sông, phù sa bồi đắp khiếncho Phố Hiến ngày nay đã ở cách xa dòng sông khoảng chừng 2 km. Theo đƣờng sông, Phố Hiến cách thủ đô Hà Nội chừng 55 km. Trƣớc đây, từ Thăng Long - Kẻ Chợ xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngƣợc dòng lên Kinh đô mất khoảng 3 ngày. Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thƣơng của mọi tuyến giao thƣơng đƣờng sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình. Do vị trí rất thuận lợi đó, nên Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mậu dịch thƣơng mại ở Đàng Ngoài, và trở thành một điểm nhấn nổi bật trên bản đồ hệ thống các đô thị cổ Việt Nam. Trong cuốn nhật kýMột chuyến du hành đến Đàng Ngoài Việt Nam năm 1688, nhà hàng hải ngƣời Anh tên là William Dampier đã nhắc đến hai cửa sông chính từ biển Đông vào Đàng Ngoài là cửa Rokbo và cửa Domea. Từ hai cửa sông này các thuyền đều có thể ngƣợc dòng lên tận Hean (tức Phố Hiến). Và khi thuyền cập cảng, ông có cho chúng ta biết một thông tin rất quý giá là vào lúc đó Phố Hiến có khoảngchừng 2.000 nócnhà lợp gianh. Trở lại với địa danh Phố Hiến thì, hai tiếng Phố Hiến quen thuộc vốn chỉ là tên gọi dân gian, còn tên chính thức của địa danh này đƣợc nhắc đến nhiều trong sử liệu chính thống, văn bia thì có khác nhau. Khảo qua các tài liệu trong và ngoài nƣớc chúng ta có thể hình dung một Phố Hiến đã đƣợc gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau nhƣ Hean, Heen, Hiến Thị, Hiến Doanh, Hiến Nội, Hiến Nam, Hiên Nội, vạn Lai Triều, Phố Khách,… Vào các thế kỷ XVII - XVIII, nơi đây đã là một thƣơng cảng cổ, điểm bốc dỡ luân chuyển hàng hóa trên sông Hồng nổi tiếng của 7 Việt Nam. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) là kinh đô nức tiếng phồn hoa đô hội vào bậc nhất, Phố Hiến đã nổi lên là một đô thị phát triển sầm uất đứng thứ hai ở Đàng Ngoài. Dân gian đã có câu “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” đã góp phần xác nhận tính xác thực của nhận định trên. Song trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử và sự thay đổi vô thƣờng của tự nhiên, dấu tích Phố Hiến xƣa đã phần nào phai nhạt trong tâm thức của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời dân trong cả nƣớc. Việc xác định và tái hiện chính xác vị trí của Phố Hiến xƣa trên thực địa ngày nay là một công việc vô cùng khó khăn nhƣng cần thiết và phải làm. Trƣớc khi xác định đƣợc vị trí chính xác của Phố Hiến cổ, trong luận văn này chúng tôi tạm thời đồng nhất quy mô của Phố Hiến xƣa với thành phố Hƣng Yên hiện nay để tiến hành nghiên cứu. 1.2 Đôi nét về thành phố Hưng Yên Thành phố Hƣng Yên là thành phố đô thị loại III, tỉnh lỵ, thủ phủ của tỉnh Hƣng Yên ngày nay. Đây là một trung tâm hành chính - chính trị - xã hội - văn hóa - giáo dục -thƣơng mại của tỉnh Hƣng Yên. Đất đai của thành phố Hƣng Yên ngày nay phần lớn là đất thuộc 2 huyện Kim Động và huyện Tiên Lữ xƣa kia, nơi có địa danh Phố Hiến nổi tiếng trong lịch sử. Cũng nhƣ Phố Hiến, thành phố Hƣng Yên không phải là địa danh đột nhiên xuất hiện, mà nó cũng trải qua nhữngchặng đƣờng lịch sử hình thành và phát triển, đi lên từ làng xã rồi mới phát triển thành phố phƣờng, thị xã, quận và thành phố nhƣ chúng ta thấy ngày nay. Để có cái nhìn tổng thể, dƣới đây chúng tôi xin điểm qua các sự kiện nổi bật trên những chặng đƣờng lịch sử đó: 8 1.2.1 Trước năm 19456: Thời cổ (Hùng Vƣơng), Phố Hiến - thành phố Hƣng Yên thuộc nƣớc của Lạc Long Quân. Đời Tần (221-207 TCN) thuộc Tƣợng Quận, đời Hán (204 TCN220 SCN) thuộc quận Giao Chỉ, đời Đƣờng (618-907) thuộc Giao Châu. Thời vua Ngô (939-950) thuộc châu Đằng. Thời Đinh - Lê cũng nhƣ vậy. Đến đời vua Ngoạ Triều (1006-1009) nhà Tiền Lê đổi gọi châu Đằng là phủ Thái Bình. Nhà Lý, ngay sau khi lên ngôi, tháng 12 năm Canh Tuất (vào đầu năm 1011), vua Lý Thái Tổ đã cho đổi 10 đạo làm 24 lộ, thành phố thuộc vào châu Đằng của lộ Khoái. Đời vua Lý Cao Tông(1176-1210) đổi lại là Đằng châu hoặc đổi gọi là Đằng lộ. Nhà Trần, từ đời vua Thái Tông (1225-1258) đến đời vua Nghệ Tông (1370-1372), Phố Hiến thuộc vào lộ Khoái, hoặc có khi đổi gọi là phủ Khoái.Thời thuộc Minh, thành phố Hƣng Yên thuộc vào huyện Vĩnh Động phủ Kiến Xƣơng. Đời Lê, tháng 3 năm Mậu Thân niên hiệu Thuận Thiên (1428), vua Lê Thái Tổ chia cả nƣớc thành 5 đạo (Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo và Hải Tây đạo) và cho các phủ, huyện, lộ, trấn thuộc vào các đạo ấy. Các lộ Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hƣng, Kiến Xƣơng và Thiên Trƣờng đều thuộc vào Nam đạo. Nhƣ vậy thành phố Hƣng Yên thuộc lộ Khoái Châu của Nam đạo. Tháng 6 năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông định bản đồ trong cả nƣớc thành 12 đạo thừa tuyên, thì thành phố Hƣng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trƣờng. Đến tháng 3 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông tiếp tục định số phủ, huyện, châu cho 12 đạo thừa tuyên.Thừa tuyên Thiên Trƣờng đổi thành Sơn Nam. Bấy giờ thành phố Hƣng Yên thuộc về huyện Kim Động thừa tuyên Sơn Nam. Thời Mạc đổi lệ vào Hải Dƣơng. Đầu niên hiệu Quang Hƣng(1578-1599) lại đổi về nhƣ cũ. 6 Đây là mốc đánh dấu sự ra đời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa tiền thân của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần này chúng tôi tổng hợp dựa trên những ghi chép trong Hưng Yên tỉnh nhất thống chí, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí,… ; các bộ sự biên niên của nƣớc ta nhƣ Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,… và cuốn sách Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh. 9 Đến thời nhà Lê Trung hƣng, tháng Giêng năm Tân Dậu, niên hiệu Cảnh Hƣng thứ 2 (1741), chúa Trịnh Doanh chia Sơn Nam làm Thƣợng lộ và Hạ lộ: “Trịnh Doanh nhận thấy trộm cƣớp vẫy vùng ở Hải Dƣơng, lòng ngƣời lo sợ; muốn giữ vững phiên trấn bảo vệ kinh kỳ, lấy uy quyền để trấn áp giặc cƣớp, bèn chia Sơn Nam làm thƣợng lộ và hạ lộ, hạ lệnh cho Trịnh Trụ, Ngô Đình Oánh, Trƣơng Nhiêu và Nguyễn Đức Huy chia nhau làm Chƣởng đốc”. Nhà Tây Sơn tiếp quản và cai trị Bắc Hà, đã cho đổi lộ thành trấn (trấn Sơn Nam Thƣợng và Sơn Nam Hạ) thì Phố Hiến thuộc huyện Kim Động trấn Sơn Nam Thƣợng. Thời Nguyễn, đầu niên hiệu Gia Long(1802) vẫn theo nhƣ trƣớc, đặt quan Trấn thủ và Hiệp trấn, cả 2 trấn Sơn Nam Thƣợng và Hạ đều thuộc vào Bắc Thành (nay là thành Hà Nội). thành phố Hƣng Yên thuộc vào huyện Kim Động của phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam Thƣợng. Khi ấy ở Xích Đằng vẫn đặt kho nhƣ trƣớc, để thuận tiện cho việc vận chuyển bằng đƣờng sông. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) trấn Sơn Nam Thƣợng đổi gọi là trấn Sơn Nam; trấn Sơn Nam Hạ đổi gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) phân đặt tỉnh hạt, cắt lấy 5 huyện (Đông Yên, Kim Động, Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ) thuộc phủ Khoái Châu của trấn Sơn Nam, và 3 huyện (Thần Khê, Duyên Hà, Hƣng Nhân) thuộc phủ Tiên Hƣng của trấn Nam Định để lập ra tỉnh Hƣng Yên. Đặt ra hai ty Bố chánh và Án sát, lấy Tuần phủ lĩnh ty Bố chánh, và dƣới quyền của Tổng đốc Nam Định. Trải các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, đến đời vua Đồng Khánh, các đơn vị hành chính của tỉnh Hƣng Yên hầu nhƣ đƣợc giữ nguyên. Đến tháng 5, năm Đồng Khánh thứ nhất (1885), đổi dƣới quyền [cai quản của] Tổng đốc Hà Nội. Khi thành lập tỉnh Hƣng Yên, Tuần phủ Nguyễn Đức Nhuận xin đặt tỉnh lỵ ở địa phận hai xã An Vũ và Lƣơng Điền (là khu vực có Phố Hiến xƣa). Năm Tự Đức thứ 35 (1882), Tuần phủ Nguyễn Văn Thận dời xây tỉnh thành ở địa phận xã Đồng Lý7. Vì ngày 28/3/1883, thực dân Pháp hạ thành Hƣng Yên lần thứ 2, nên nửa chừng dừng lại, chỉ còn hai toà hành cung, các ty Tỉnh thƣơng, Phiên, Niết, Thự mỗi ty một tòa, chƣa kịp dỡ bỏ. Đến năm Tự Đức thứ 36 (1883), Thực dân 7 Nay thuộc xã Chính Nghĩa huyện Kim Động. 10 Pháp vào trong thành, lính Pháp đóng ở đó. Quan Tuần phủ, dời trụ sở sang đóng ở Hữu môn công quán. Năm sau 1884, Tuần phủ Hoàng Cao Khải tâu xin dời đến địa điểm thuộc địa phận hai xã Xích Đằng và Đằng Châu, dời Nam học xá đến đặt ở xã Đằng Man phía bắc Văn Miếu. Từ đó cho đến trƣớc Cách Mạng Tháng Tám, Phố Hiến - thành phố Hƣng Yên đều thuộc về tỉnh lỵ và một phần của huyện Kim Động (toàn bộ tổng An Tảo, Tiên Cầu), huyện Tiên Lữ (một phần tổng Tiên Châu, Phƣơng Trà) của tỉnh Hƣng Yên. Khi Pháp đánh chiếm Hƣng Yên, tỉnh lỵ Hƣng Yên gồm các phố sau: Hậu Trƣờng, Nguyệt Hồ, Tân Nhân, Tân Thị, Bắc Hoà, Hữu Môn. 1.2.2 Saunăm 1945 đến nay8: Từ khi thành lập thị xã cho đến nay là thành phố, nhiều phƣờng, xã, khu phố, thôn thuộc địa thành phố liên tục đƣợc đổi tên, sáp nhập, điều chỉnh địa giới và dân cƣ. Có thể kể ra một số mốc quan trọng nhƣ:  Ngày 15-8-1946, Uỷ ban hành chính Bắc Bộ ra Nghị định số1216 thành lập thị xã Hƣng Yên, gồm 2 khu Phố : Đẩu Lĩnh và Đằng Giang, các làng thuộc thị xã đều gọi là phố;  Ngày 12-5-1950, Thủ hiến Bắc Việt Vũ Quý Mão ký Nghị định số1974/THP-NĐ thành lập tại tỉnh một quận hành chính lấy tên là quận Phố Hiến, tạm thời xếp vào quận hạng nhì gồm có thị xã Hƣng Yên, các làng Đằng Châu, Xích Đằng, Nam Hoà, An Tảo, Mậu Dƣơng, Lƣơng Đền, An Vũ, Linh Đài, Đa Phú, Tuy Viễn, Nễ Độ, Cao Xá, Nhân Dục thuộc huyệc Kim Động cũ và các làng Nễ Châu, Bảo Châu, An Châu thuộc huyện Tiên Lữ cũ.  Ngày 3-8-1950, thành lập tổng Liên Châu, thuộc quận Phố Hiến (Nghị định số 3980);  Ngày 13 tháng 2 năm 1955, đổi tên một số phố trong thị xã Hƣng Yên.  Ngày 6-4-1955, điều chỉnh địa giới cắt 3 thôn: Lƣơng Điền, Phƣơng Cái, Nam Tiến thuộc xã Hiến Nam thị xã Hƣng Yên về huyện Tiên Lữ và lập thành một xã riêng. 8 Phần này chúng tôi tổng hợp dựa trên những tƣ liệu do Thƣ viện tỉnh Hƣng Yên cung cấp. 11 + Cắt 2 thôn: An Vũ, Nhân Dục thuộc xã Hiến Nam thị xã Hƣng Yên về huyện Kim Động lập thành một xã riêng. (QĐ số 417/TCCB của Ủy ban hành chính tỉnh).  Ngày 4-1-1982, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 02/HĐBT mở rộng thị xã Hƣng Yên. Thị xã Hƣng Yên đƣợc mở rộng gồm các xã và thôn nhƣ xã Hiến Nam, xã Lam Sơn huyện Kim Thi; thôn Phƣơng Độ, xã Hồng Nam; thôn Nam Tiến, thôn Mậu Dƣơng (trừ xóm Châu Dƣơng) của xã Quảng Châu, huyện Phù Tiên. Thị xã sau khi mở rộng gồm 2 phƣờng: Lê Lợi, Minh Khai và 3 xã: Lam Sơm, Hiến Nam, Hồng Châu.  Ngày24-2-1997, Chính phủra Nghị định số17/CP thành lập các phƣờng Quang Trung, Hiến Nam, Hồng Châu, Lam Sơn thuộc thị xã Hƣng Yên: Đến năm 2000, thị xã Hƣng Yên gồm 6 phƣờng: Lam Sơn, Hiến Nam, Lê Lợi, Minh Khai, Quang Trung, Hồng Châu; diện tích tự nhiên 20,15 km2, dân số 42.218 ngƣời, mật độ dân số 2.053 ngƣời/km2.  Ngày 23/9/2003 Chính phủ ra Nghị định số 108/2003/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã, thành lập phƣờng và điều chỉnh địa giới hành chính các phƣờng: + Chuyển sáp nhập một số xã nhữ Trung Nghĩa, Liên Phƣơng, Hồng Nam, Quảng Châu thuộc huyện Tiên Lữ, và xã Bảo Khê thuộc huyện Kim Động về thị xã Hƣng Yên quản lý; + Thành lập phƣờng An Tảo trên cơ sở trích một phầndiện tích và nhân khẩu phƣờng Hiến Nam. + Điều chỉnh địa giới các phƣờng thuộc thị xã Hƣng Yên nhƣ phƣờng Hiến Nam, Lê Lợi, Lam Sơn, Quang Trung, Hồng Châu,... 12 Ảnh 1: Bản đồ thị xã Hƣng Yên trƣớc khi thành lập thành phố năm 2009 Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện để mở rộng thị xã, thành lập phƣờng mới và điều chỉnh các phƣờng thị xã Hƣng Yên có 4.680,36 ha diện tích tự nhiên và 79.409 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phƣờng Hiến Nam, Lam Sơn, Lê Lợi, Minh Khai, Quang Trung, Hồng Châu, An Tảo và các xã Trung Nghĩa, Quảng Châu, Liên Phƣơng, Hồng Nam, Bảo Khê. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, Chính phủ ra Nghị định số 04/NĐ-CP thành lập thành phố Hƣng Yên thuộc tỉnh Hƣng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hƣng Yên. Thành phố Hƣng Yên có diện tích tự nhiên 4.685,51 ha (46,86km2) và 121.486 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính, gồm 7 phƣờng (Lê Lợi, Quang Trung, Minh Khai, Lam Sơn, Hiến Nam, An Tảo, Hồng Châu) và 5 xã (Quảng Châu, Hồng Nam, Liên Phƣơng, 13 Trung Nghĩa, Bảo Khê). Địa giới hành chính thành phố Hƣng Yên: phía Đông và phía Nam giáp huyện Tiên Lữ; phía Tây giáp tỉnh Hà Nam; phía Bắc giáp huyện Kim Động. Nhƣ vậy, tính đến thời điểm này, thành phố Hƣng Yên có diện tích 46,86km2 với 12 đơn vị hành chính gồm 7 phƣờng và 5 xãvới 77 khu phố/thôn. Theo thống kê của Bảo tàng tỉnh Hƣng Yên năm 2002, thành phố Hƣng Yên có 128 di tích9. Tính đến năm 2011, thành phố có 18 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia; 10 di tích xếp hạng cấp tỉnh10. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành điều tra điền dã, sƣu tầm, thu thập tƣ liệu Hán Nôm ở trên địa bàn phục vụ cho công việc hệ thống, đánh giá trữ lƣợng, cũng nhƣ nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của tƣ liệu Hán Nôm nhằm làm nổi bật giá trị của nguồn tƣ liệu này trong việc tìm hiểu về mọi mặt của đô thị cổ Phố Hiến. 9 Di tích Lịch sử - văn hoá Hưng Yên, Bảo tàng tỉnh xuất bản năm 2008. Tổng hợp theo tài liệu của Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Hƣng Yên. 10 14 2. Tổng quan tư liệu Hán Nôm Phố Hiến Hiện theo thống kê bƣớc đầu của chúng tôi, tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến có 417 đơn vị tƣ liệu, trong đó bao gồm tƣ liệu Hán Nôm thu thập đƣợc trên địa bàn gắn với các di tích nhƣ 140 đơn vị văn khắc (119 văn bia, 9 chuông, 2 khánh, 10 châm thƣ)5 thần tích, 244 sắc phong, 5 lệnh chỉ, và 23 đơn vịtƣ liệu Hán Nôm lƣu giữ ở nơi khác có nội dung phản ánh về Phố Hiến (cụ thể là có 1 văn bia (ở Duy Tiên, Hà Nam) và 22đơn vị thƣ tịch Hán Nôm có văn bản đƣợc lƣu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thƣ viện Quốc gia, và một số nơi khác). Cũng nhƣ di sản Hán Nôm nói chung, tƣ liệu Hán Nôm Phố Hiến có thể đƣợc phân loại dựa trên nhiều tiêu chí nhƣ: theo công năng sử dụng (ở đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ,...), theo khu vực lƣu giữ (tỉnh, huyện, xã, thôn...), theo niên đại (thế kỉ, triều đại,...), theo văn tự (chữ Hán, chữ Nôm), theo thể tài, nội dung phản ánh (nhƣ văn học, lịch sử, công văn hành chính,...),v.v... Tuy vậy, trong luận văn này chúng tôi chủ yếu dựa trên tiêu chí loại hình, chất liệu thể hiện, kết hợp với nội dung phản ánh để phân loại. Song cách phân chia này cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối. Để tiện trình bày, trong phần này chúng tôi tạm phân xuất ra làm 2 loại là tƣ liệu Hán Nôm ở Phố Hiến và tƣ liệu Hán Nôm về Phố Hiến. 2.1 Tư liệu Hán Nôm ởPhố Hiến Tƣ liệu Hán Nôm ở Phố Hiến là các văn bản Hán Nôm thu thập đƣợc, gắn liền với các địa danh, di tích trên địa bàn Phố Hiến - thành phố Hƣng Yên ngày nay. Theo khảo sát của chúng tôi thì nguồn tƣ liệu này chủ yếu tồn tại dƣới 2 dạng chính là văn khắc (văn bia, minh chuông, khánh và châm thƣ) và thƣ tịch (thần tích, sắc phong, lệnh chỉ). Sau đây chúng tôi xin đi vào phân tích từng loại hình cụ thể: 2.1.1 Văn khắc Tại Việt Nam, khi nghiên cứu về di văn kim thạch (văn khắc trên đồ đá chủ yếu là bia đá, và đồ kim khí - chủ yếu là chuông đồng), các nhà nghiên cứu thƣờng dùng khái niệm “văn khắc”. Văn khắc là khái niệm dùng để chỉ các văn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan