Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thuyết phi bồng nguyên soái...

Tài liệu Truyền thuyết phi bồng nguyên soái

.PDF
93
276
83

Mô tả:

MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Văn hoá là cái còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi. Đồng thời cũng là cái còn thiếu sau khi chúng ta đã đầy đủ tất cả. Có thể nói, văn hoá là tài sản vĩnh hằng cao quý nhất cho mọi thời đại. Trong bản sắc văn hoá quý giá ấy thì văn hoá tâm linh thể hiện ở các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng là nét văn hoá đặc sắc nhất. Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứa đựng từ trong mình rất nhiều những di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có giá trị, đó là những tài sản vô giá của dân tộc. Khẳng định những giá trị văn hoá vĩnh hằng, phản ánh đầy đủ lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam. Xứ Đông nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý, chiến lược thuận lợi, gắn liền với những lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống, những công trình di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được cả dân tộc giữ gìn và bảo vệ: Di tích lịch sử Kiếp Bạc – Côn Sơn, đền An Phụ, đền thờ Yết Kiêu, Chử Đồng Tử – Tiên Dung, chùa Thanh Mai, đền Chu Văn An, đền Sinh, đền Hoá… Do được sự quan tâm của Nhà nước cùng với những ý nguyện tâm linh của toàn dân nên những giá trị văn hoá đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Huyện Chí Linh nằm trong vùng văn hoá xứ Đông, nơi gắn liền với nhiều anh hùng lịch sử dân tộc cùng với một bề dầy văn hoá, đã tạo nên một vùng đất Địa linh nhân kiệt, vùng đất của truyền thuyết, vùng đất của tâm linh. Trong tổng thể các di tích lịch sử thì đền Sinh, đền Hoá ở xã Lê Lợi được coi là lâu đời nhất ở vùng đất này gắn với Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái. Cùng với thời gian, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vẫn được truyền tụng và ngợi ca từ đời này sang đời khác, trải rộng ra nhiều địa phương, vùng miền trong cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong hành trình tìm về lịch sử và văn học, giúp chúng ta hiểu biết truyền thống, văn hoá của dân tộc, thêm tự hào về đất nước con người Việt Nam, nhất là những con người đã làm rạng danh cho Tổ quốc. Từ chuyên ngành Văn học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết với việc tìm hiểu lễ hội tưởng niệm Phi Bồng Nguyên soái đem lại sự hiểu biết sâu sắc về đặc trưng thể loại. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy Văn học dân gian ở nhà trường đối với các giáo viên bộ môn Văn. 2. Đi sâu tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ta sẽ thấy được những đặc điểm chung và những nét riêng trong những câu chuyện kể, cách tưởng niệm, thờ cúng, quan niệm riêng trong tâm linh của người dân địa phương. Bên cạnh đó là sự khúc xạ của các bản kể và nghi thức tưởng niệm xuyên qua những trầm tích văn hoá của thời gian và không gian lịch sử tạo nên sức hấp dẫn của danh thắng nơi đây. Nghiên cứu, mô tả truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương giúp cho việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian như là một sản phẩm của Folklore và sự khúc xạ của yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo vào văn hoá tâm linh, vào kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam. Phi Bồng Nguyên soái ngoài yếu tố Nhiên thần còn có sự chuyển dịch sang yếu tố Nhân thần. Ngài còn là vị thần đã trợ giúp vua Lý Nam Đế chống lại ách đô hộ của nhà Lương, trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược, trợ giúp Trần Hưng Đạo đánh bại giặc Nguyên Mông xâm lược lần 2 và 3. Những dấu tích còn lại, những lễ hội ngàn năm, những câu chuyện còn lưu truyền trong dân gian mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Hải Dương. 3. Là người con đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Chí Linh giàu truyền thống, tôi thấy mình phải góp một phần công sức cùng mọi người khơi thông thế giới tâm linh mà nhân dân gửi gắm trong truyền thuyết, thấy được những giá trị còn đọng lại trong những câu chuyện kể, trong những lễ hội thiêng liêng của những thế hệ một lòng ghi ơn, tưởng nhớ đến cha ông đã có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn công dựng nước và giữ nước. Công trình này cũng chính là một nén hương thành kính tưởng nhớ đến cha ông, là cây cầu nối giữa lịch sử đầy oai hùng với hiện tại, góp phần làm cho mảnh đất Chí Linh mãi là niềm tự hào của người viết nói riêng và của người dân Hải Dương nói chung. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU. Quá trình nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái đã được ghi chép qua nhiều thế kỷ với nhiều hình thức khác nhau. Việc ghi chép, lưu truyền và nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Lịch sử, văn hoá, khảo cổ học, văn học dân gian… Mặc dù vậy, giữa công việc nghiên cứu với tâm thức của người dân địa phương vẫn còn chưa trùng khít tạo nên tâm linh thờ cúng bị phân tán và chưa nhất quán. Trong cuốn “Hải Dương di tích và danh thắng” (Do Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hải Dương phát hành, 1999) [36/96] cho rằng đền Sinh, đền Hoá thờ người anh hùng Chu Phúc Uy – uy vũ đại tướng quân, trấn thủ xứ Hải Dương đã có công giúp Lý Nam Đế (Thế kỷ thứ VI) khởi nghĩa ở An Thảo chống quân Lương đô hộ và ông đã mất vào ngày 11 tháng 8. Đến triều Lý ông đã hiển linh và phù trợ cho Lý Thái Tông(1028-1054) đánh dẹp được giặc Chiêm Thành. Trong cuốn “Truyện cổ dân gian Hải Dương”(Do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương phát hành, 1998) cho rằng Phi Bồng Nguyên soái mang yếu tố Nhiên thần, ngài được sinh ra trong khe đá, được trẻ chăn trâu phát hiện và do có tranh chấp trong việc rước ngài về làng mình giữa trẻ trâu làng Mô và làng Ngái nên ngài đã hoá. Vì vậy, người dân thấy lạ nên xây hai ngôi đền là đền Sinh (nơi ngài sinh ra) và đền Hoá (nơi ngài bay về trời). Sau đó ngài cũng đã hiển linh và phù trợ cho Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc Nguyên Mông lần 2 và 3. Đặc biệt trong cuốn “Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn” (Do Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hải Dương – Ban quản lý di tích Côn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn Sơn – Kiếp Bạc đặt hàng. NXB Chính trị Quốc gia - 2006) các nhà nghiên cứu đã dựa vào những văn bia cổ tại hai ngôi đền. Tấm bia “Ngọc phả thiên thần vị” đặt tại đền Hoá, bia có hai mặt, khổ 0,55m x 0,31m, chạm rồng, mặt trời, tạc năm Bảo Đại thứ 16 (1941). Thác bản văn bia ký hiệu 18740 – 18741, được khắc bằng chữ Hán. Tại mặt 2 của Văn bia có ghi lại truyền thuyết thiên về yếu tố Nhiên thần và có xuất xứ từ thời Tiền Lê (Lê Đại Hành). Trong Văn bia này được tác giả Hoàng Giáp dịch sang chữ Quốc ngữ thì không có yếu tố tranh chấp của trẻ trâu làng Mô và làng Ngái, ngài bị trẻ trâu phát hiện giáng trần nên đã hoá về trời. Sau đó hiển linh giúp vua Lê Đại Hành (thế kỷ X) và Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIII) đánh thắng kẻ thù xâm lược. Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều những bậc phụ lão của làng Yên Mô, họ đều có quan điểm thiên về yếu tố Nhiên thần. Bởi trong bảng nguồn gốc thờ tự được đặt trong đền do Ban Quản lý di tích (Thuộc Phòng Văn hoá huyện Chí Linh) trình bày lại nghiêng về yếu tố Nhân thần. Chính vì việc chưa đồng nhất giữa tâm thức của người dân nơi đây với các cấp, các ngành quản lý di tích nên còn tạo ra nhiều bất đồng trong việc thờ cúng và tổ chức lễ hội. Ngược lại quan điểm của chính Phòng Văn hoáThông tin huyện Chí Linh là nghiêng về yếu tố Nhân thần nhưng thời gian tổ chức lễ hội lại được tổ chức vào ngày 8 tháng 5 (Âm lịch) – ngày mà thánh Phi Bồng Nguyên soái giáng trần như trong truyền thuyết nghiêng về yếu tố Nhiên thần đã được khắc bia vào năm 1941. Hơn nữa, trong đền Sinh, ở gian hậu cung vẫn còn thờ tấm đá giống hình hai vế đùi của người phụ nữ (Tương truyền là ngài đã sinh ra từ đó và bị trẻ trâu phát hiện). Cũng trong gian hậu cung của đền Sinh có đặt một chiếc thuyền cạn (Tương truyền là sau khi giúp Trần Hưng Đạo có những chiến thuyền đánh thắng kẻ thù xâm lược, ngài đã kéo những chiến thuyền của mình về nên từ Kiếp Bạc về đền Hoá có một dải đồng bằng mà trong truyền thuyết cho rằng là những vệt của việc kéo thuyền). Như vậy, quá trình sưu tầm, nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái mặc dù vẫn còn chưa đồng nhất nhưng cũng đem đến cho chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn ta một nguồn tư liệu phong phú, giúp cho việc nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái được sâu sắc hơn. Đặc biệt trong các công trình nghiên cứu trước đây, các tác giả chưa chú ý đến yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng nhất định đến truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá. Chính yếu tố này tạo nên chiều sâu của truyền thuyết, là quá trình khúc xạ của văn hoá bản địa trong việc bảo tồn và phát triển một di sản văn hoá. Về lễ hội tại đền Sinh, đền Hoá quá trình nghiên cứu còn chưa có nhiều. Năm 2001 Phòng Văn hoá- Thông tin huyện Chí Linh đã biên soạn và xuất bản cuốn “Lễ tục - Lễ hội trên địa bàn huyện Chí Linh”. Đây là cuốn sách tập trung miêu tả hai loại lễ hội: Lễ hội tín ngưỡng phong tục và lễ hội lịch sử. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá thuộc lễ hội tín ngưỡng phong tục mang đậm màu sắc văn hoá tín ngưỡng thờ cúng những vị Thần bảo trợ, trợ giúp nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có sự xen kẽ của lễ hội lịch sử. Điểm lại quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái từ trước tới nay đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đó có lúc thiên về văn bản, có lúc thiên về truyền thuyết dân gian nhưng chưa toàn diện và sâu sắc. Hầu như truyền thuyết chỉ dừng lại ở việc sưu tầm góp phần khẳng định tín ngưỡng hoà chung với những chiến công trong lịch sử dân tộc gắn với địa danh thắng giặc trên địa bàn. Có thể khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Đó là một cách tìm về với cội nguồn, khám phá cái hay, cái đẹp của nền văn hoá dân gian quê nhà. Vì thế, khảo sát, mô tả một cách hệ thống, chi tiết, cụ thể truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần làm sáng tỏ bản chất của thể loại truyền thuyết và dấu ấn của văn hoá tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng trong quá trình hình thành, lưu truyền, phát triển. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. 1. Mục đích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn Vận dụng lý thuyết chuyên ngành Văn học dân gian vào đề tài và thực tiễn nhằm: Hệ thống hoá các truyền thuyết về Phi Bồng Nguyên soái đã được sưu tầm ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương, đồng thời khảo sát và miêu tả những dị bản của truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân. Quá trình chuyển biến từ Nhiên thần đến Nhân thần. Bóc tách các lớp văn hoá chứa đựng trong truyền thuyết từ hình tượng là Nhiên thần đến nhân vật là Nhân thần. Vận dụng lý thuyết chuyên ngành vào nghiên cứu truyền thuyết này ở lĩnh vực văn học và góp một cách nhìn nhận, đánh giá nhân vật lịch sử theo quan điểm lịch sử thẩm mĩ. Nghiên cứu, miêu tả chi tiết lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh - Hải Dương từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội là sự kết hợp truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta, một trường hợp rất đáng được quan tâm nằm trong chỉnh thể các hoạt động văn nghệ dân tộc, tổng hợp của nhân dân, từ đó thấy được lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc và đất nước. 2. Nhiệm vụ. Khảo sát các truyền thuyết đã được sưu tầm, biên soạn và tài liệu tại chỗ. Khảo tả lễ hội, phân tích quan hệ truyền thuyết và lễ hội. Sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, nhận định, đánh giá giữa truyền thuyết và lễ hội nhằm tiến hành nghiên cứu theo mục đích của đề tài. IV. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU. 1. Đối tƣợng nghiên cứu. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào các truyền thuyết xoay quanh Phi Bồng Nguyên soái, cụ thể hơn là truyền thuyết này có mối quan hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn khăng khít với lễ hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Từ đó đi tìm những giá trị cơ bản như nội dung, nghệ thuật, đề tài, môtíp cơ bản, từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái trên cả phương diện Nhiên thần và Nhân thần. 2. Phạm vi tƣ liệu Tư liệu chính của luận văn là tất cả các truyền thuyết dân gian về Phi Bồng Nguyên soái. Tư liệu chúng tôi lấy từ ba nguồn chính: Một là các truyền thuyết trong các tổng tập, tuyển tập truyền thuyết, truyện cổ dân gian người Việt. Hai là trích dẫn các công trình nghiên cứu. Ba là các tài liệu sưu tầm điền dã chưa công bố bằng văn bản viết. Các tập sách biên soạn truyền thuyết gồm: Truyện dân gian Hải Dương – Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương (Năm 2000). Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn – Nhiều tác giả, NXB Chính trị Quốc gia (Năm 2006). Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 4,5 – Kiều Thu Hoạch (chủ biên – Năm 2004). Nghiên cứu truyền thuyết địa phương trong mối quan hệ với lễ hội, chúng tôi có dựa trên tài liệu: Hải Dương di tích và danh thắng – Sở văn hoá thông tin Hải Dương (Năm 1999). Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam – Nhiều tác giả (Năm 2000). Lễ tục – Lễ hội trên địa bàn huyện Chí linh – Phòng văn hoá thông tin huyện Chí Linh (Năm 2001). V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp tổng hợp thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn Phương pháp cụ thể: + Sưu tầm. + Điều tra. + Phỏng vấn. Phương pháp quan sát gắn với hoạt động điền dã. Phương pháp tiếp cận hệ thống. Phương pháp so sánh loại hình. Phương pháp nghiên cứu liên ngành. VI. Đóng góp mới của luận văn. Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu nghiên cứu hệ thống Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái, những dấu ấn của tín ngưỡng dân gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu nghiên cứu, khảo sát, mô tả một cách hệ thống, chi tiết Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái gắn với lễ hội đền Sinh, đền Hoá. Cùng với các chuyên ngành khác, luận văn đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo lưu và phát triển vốn Văn học dân gian cổ truyền của dân tộc. VII. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng I : Những vấn đề chung. Chƣơng II : Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương. Chƣơng III : Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG CHƢƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ, TÍN NGƢỠNG PHONG TỤC. Trong lịch sử xã hội loài người nói chung và của văn học nói riêng thì thể loại thần thoại được coi là thể loại ra đời sớm nhất. Thần thoại cũng được coi là hình thức tôn giáo sơ khai trong tâm thức của con người. Đó chính là thời kỳ con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên trong ý thức “trẻ thơ” của mình, họ sùng bái tự nhiên, mọi hiện tượng trong cuộc sống, họ đều cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, có mọi quyền năng tạo ra mọi hiện tượng như mưa, gió, sấm, chớp… Chính vì vậy, mà trong thần thoại Hy Lạp có tất cả các vị thần đảm nhiệm mọi công việc từ lớn nhất đến nhỏ nhất, từ vật chất đến tinh thần như: thần tình yêu, thần chiến tranh, thần gió, thần sét… Ngoài những yếu tố siêu phàm của mình thì họ cũng rất con người, những vị thần đó biết yêu, ghét, giận hờn, ghen tỵ… Thần thoại chính là một trong những hoạt động sáng tác đầu tiên của con người có tính nghệ thuật nhưng không mang tính tự giác. Xét ở khía cạnh văn hoá thì thần thoại chính là văn hoá nguyên thuỷ, sơ khai của con người. Mặc dù thần thoại là những sáng tác có tính nghệ thuật và chưa mang tính tự giác nhưng lại chứa đựng rất nhiều yếu tố tiền đề của tôn giáo, khoa học, triết học, nghệ thuật, cả những thiết chế ấu trĩ chính trị xã hội buổi đầu… Từ những nhận thức sơ khai đó mà con người mới có ý thức nhận biết thế giới tự nhiên và từng bước chinh phục thế giới tự nhiên, xã hội. Vì vậy, từ xa xưa con người đã biết trị thuỷ, cấy lúa, thuần dưỡng vật nuôi… tự tạo ra cho mình của cải vật chất, biết sống hoà hợp với tự nhiên . Khi con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn, bước vào cuộc sống bộ tộc, họ đã nhận thức được thế giới sâu sắc hơn, ý thức được về bản thân, đã nhận biết được cuộc sống con người là mong manh, ngắn ngủi còn vũ trụ thì vững chắc, vĩnh viễn… Vì vậy, họ sáng tạo ra truyền thuyết và sử thi nhằm ca Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn ngợi con người, đặc biệt là những vĩ nhân, anh hùng dân tộc để họ sống mãi. Trong cuốn Truyền thuyết anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội, 1971. Tác giả Kiều Thu Hoạch đã khẳng định: “Truyền thuyết là một thể tài của Văn học dân gian, thể tài chuyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung cốt kể của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm nhân dân”. Tác giả Trần Thị An thì cho rằng: “Truyền thuyết là những truyện kể dân gian thể hiện cảm quan của nhân dân về một sự kiện liên quan đến lịch sử. Nó gạt hết những yếu tố phụ, chỉ tập trung kể lại lai lịch và công trạng của đối tượng bằng cách sử dụng những mẫu đề thần thoại và các biện pháp cổ tích”(Nghiên cứu truyền thuyết những vấn đề đặt ra - TCVH số 7 - 1994). Còn tác giả Đỗ Bình Trị thì cho rằng: “Truyền thuyết là một thể loại lớn gồm nhiều biến thể (tiểu loại). Đó là truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ và truyền thuyết lịch sử” (Những đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian – NXB Giáo dục, H, 1999). Tác giả Lê Trường Phát quan niệm: “Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian có tầm quan trọng đặc biệt bởi chúng là cái cách ghi chép lịch sử rất độc đáo của dân gian, của dân tộc” (Thi pháp Văn học dân gian – NXB Giáo dục, H, 2005). Từ những ý kiến đã nêu ở trên có thể thấy truyền thuyết ra đời từ lòng thần thoại, khi mà nhận thức của con người, xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người đã được nâng cao một bước so với thời kỳ trước. Các tác giả Văn học dân gian ở thời kỳ này thường tưởng tượng các hiện tượng của tự nhiên, những thủ lĩnh mang cả yếu tố thần kỳ và yếu tố con người. Điều đó có thể cho thấy nhân dân mong muốn có một lực lượng siêu nhiên che chở, bảo vệ cho họ nhưng bên cạnh đó lẽ tự nhiên cũng phải gần gũi với con người, với cuộc sống trần tục. Do vậy, trong quá trình ra đời và phát triển của truyền thuyết có sự chuyển dịch từ Nhiên thần đến Nhân thần và ngược lại. Bởi nếu chỉ có yếu tố thần kỳ thì những vị thần đó sẽ trở nên xa rời con người, ngược Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn lại nếu chỉ có yếu tố con người mà không có yếu tố thần kỳ thì những nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ sẽ không thể sống mãi, thế hệ sau không thể thấy được công lao to lớn của họ. Khi các hiện tượng tự nhiên, những vị anh hùng được truyền thuyết hoá thì tác giả dân gian thường tô vẽ vào đó những yếu tố siêu phàm và thường lược bỏ yếu tố mang tính đời sống thường ngày. Lược đồ phổ quát khi được truyền thuyết hoá là thường tạo ra sự xung đột của hai lực lượng tự nhiên, xung đột giữa cộng đồng này với cộng đồng kia. Để giải quyết mâu thuẫn đó tác giả dân gian thơ mộng nó bằng một mối tình không cân xứng, tranh giành người đẹp, công lao trong đánh giặc, ở mỗi thời đại khác nhau nó được kể theo tâm lý của thời đại đó, do vậy trong truyền thuyết vẫn có cái lõi của thần thoại. Từ lõi của thần thoại được truyền thuyết hoá nó sẽ kéo theo các yếu tố khác trong đời sống xã hội đã được nhận thức cao hơn, ngoài để ca ngợi thì truyền thuyết còn để kể sử truyền đời, tôn vinh, tạo sự cấu kết cộng đồng, xây dựng cộng đồng mang tính truyền thống (cộng cảm). Càng về sau này thì trong truyền thuyết còn có sự tác động nhiều hơn của các yếu tố xã hội như: tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá vùng miền. Chính những yếu tố này tạo cho truyền thuyết có nhiều dị bản và nhiều vấn đề phải nghiên cứu ở cấp độ liên ngành. Do truyền thuyết xuất phát từ thần thoại nên nó vẫn có thi pháp thần thoại: Thụ thai thần kỳ, sinh ra một cách thần kỳ, tướng mạo khác người, hành trạng và chiến công thần kỳ (kết hợp giữa đời thường và phi thường), hoá thân, hiển linh (bắt đầu ở đâu kết thúc ở đó – Ví dụ như Thánh Gióng con trời và kết thúc cũng trở về trời). Đơn vị hạt nhân tạo nên những nhân vật ấy là những môtíp (là một hành vi, hành động, kết quả nào đấy, nó có tính khác thường, tạo nghĩa, mang nghĩa và được lặp đi lặp lại). Ngoài yếu tố mang thi pháp của thần thoại thì truyền thuyết cũng ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo như: Phật giáo (luôn khuyến khích con người làm điều thiện, nhân nào quả đấy…), Nho giáo (hăm hở nhập thế, tôn ti chặt chẽ, xã hội lý tưởng có vua sáng tôi hiền…), Đạo giáo (luôn biết điểm dừng để sống cùng thiên nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn hưởng thú thanh nhàn, không tranh giành, không ham muốn…). Truyền thuyết còn có sự ảnh hưởng của truyền thống văn hoá, tín ngưỡng người Việt (nền văn hoá lúa nước) như tôn vinh, lưu giữ, thờ cúng công trạng của cha ông, tôn thờ đá. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước luôn bị đe doạ bởi giặc ngoại xâm thì ở các vùng miền, trong mỗi cá nhân ý thức về sự tồn tại độc lập và rạch ròi một quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam có lẽ đã xuất hiện từ rất sớm, nhưng bằng chứng đáng lưu ý và có ý nghĩa di truyền xã hội và ngày càng ăn sâu vào quần chúng thành sức mạnh vô thức cộng đồng đó là sự nối kết sức mạnh của tâm linh với sức mạnh của hiện thực để tạo lên một sức mạnh vô địch. Bằng chứng đã được khẳng định chắc chắn bởi các chiến thắng quân sự trước các đế chế phương Bắc hùng mạnh (đặc biệt là kỳ tích ba lần chống Nguyên Mông), ý thức về sự tồn tại đầy đủ của một quốc gia Đại Việt đã ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của mỗi thần dân bình thường. Trong Văn học dân gian nói chung và trong truyền thuyết nói riêng ý thức độc lập dân tộc (tinh thần yêu nước) cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Trong cả tâm linh của nhân dân, những người anh hùng vì dân vì nước dù họ chiến thắng hay thất bại trước kẻ thù họ cũng xứng đáng được tôn thờ. Việc tôn thờ đó là cả một quá trình từ thế hệ này sang thế hệ khác để rồi những người anh hùng không những không mất đi mà còn sống mãi và trở thành một thế lực siêu nhiên trợ giúp cho con cháu bảo vệ thành quả mà bao đời đã gây dựng. Thể loại truyền thuyết đã và đang làm được chức năng to lớn ấy là ghi lại lịch sử, ghi lại công lao to lớn của cha ông, phục dựng lại những truyền thống tốt đẹp trong văn hoá cộng đồng. Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương là một trong những truyền thuyết gắn với lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và hơn thế nữa là tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc cùng với tín ngưỡng bản địa. 1. Những dấu ấn lịch sử đƣợc phản chiếu qua truyền thuyết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái lõi lịch sử mà nhân dân, qua nhiều thế hệ, lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu ưa thích”. Nguyễn Đổng Chi trong bài viết Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử học cũng đã viết: “ Cái mà ta gọi là truyền thuyết chỉ là những truyện kể đã được quét một lớp sơn ảo tưởng. Tuy nhiên, nếu nhà làm sử khéo tay sẽ chọn lấy phần tinh chất, phần cốt lõi hiện thực sau khi bác bỏ cái lớp ảo tưởng kia”[14/95]. Như vậy, sự xuất hiện cảm hứng lịch sử đã trở thành một nét đặc trưng nổi bật của truyền thuyết. Trên thế giới việc phân loại truyền thuyết đã được các nhà nghiên cứu đưa ra rất cụ thể dựa vào những đặc trưng phản ánh của nó. Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu phân loại truyền thuyết như tác giả Ngô Chí Quế chia truyền thuyết ra làm 3 tiểu loại: Truyền thuyết lịch sử. Truyền thuyết anh hùng. Truyền thuyết các danh nhân văn hoá. Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian tập 2 thông qua các mốc của lịch sử để chia truyền thuyết ra làm 4 tiểu loại: Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang. Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc. Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ. Truyền thuyết về thời Pháp thuộc. Trong luận án Tiến sỹ của Trần Thị An, tác giả phân chia truyền thuyết thành 5 tiểu loại là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn Truyền thuyết nguồn gốc giống nòi. Truyền thuyết anh hùng. Truyền thuyết tôn giáo. Truyền thuyết tín ngưỡng. Truyền thuyết địa danh. Trong luận văn Thạc sỹ Khảo sát truyền thuyết dân gian Hải Dương của tác giả Phùng Thị Thanh Huyền có đề nghị phân chia truyền thuyết thành 4 tiểu loại: Truyền thuyết lịch sử. Truyền thuyết danh nhân văn hoá. Truyền thuyết địa danh. Truyền thuyết phong tục. Từ quá trình phân loại của các nhà nghiên cứu có thể thấy yếu tố lịch sử, tín ngưỡng trong truyền thuyết là rất đậm đặc. Chính truyền thuyết là sự phản ánh lịch sử nhưng đã bị tác giả dân gian xoá đi những tiểu tiết để thêm vào đó yếu tố tín ngưỡng, thần kỳ nhằm mục đích ca ngợi. Trong các truyền thuyết thường gắn với những vị anh hùng dân tộc hay nhằm giải thích một hiện tượng nào đó của địa phương và để nó trở nên thiêng liêng hoá thì tác giả dân gian thường đưa vào đó những thần tích. Chính yếu tố này làm cho truyền thuyết khác với thần thoại, thần thoại thường phản ánh những vị thần siêu nhiên mà con người có thể chưa bao giờ nhìn thấy, ngược lại truyền thuyết phản ánh những nhân vật gắn với con người, gần gũi với con người, đó có thể là những nhân vật lịch sử cụ thể: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo… Cùng với đó là sự kết hợp với tín ngưỡng, tâm lý địa phương nhằm làm cho nhân vật lịch sử, địa danh đó phù hợp với việc tôn thờ, phong tục tập quán ở vùng đất đó. Điều đó làm cho các nhân vật lịch sử, các địa danh vừa hư vừa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn thực, vừa gần gũi với con người vừa có tính siêu nhiên. Khi một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn trên cả nước thì ở mỗi địa phương lại có nhiều truyền thuyết khác nhau nhằm ca ngợi công lao của nhân vật lịch sử đó trong việc xây dựng, bảo vệ vùng đất của mình (Trần Hưng Đạo được thờ tự trong cả nước, kể cả ở nơi đó chỉ có những vị tướng của ông đặt chân đến). Như trên đã nói truyền thuyết ra đời từ lòng thần thoại nhưng truyền thuyết lại có sức sống lâu bền và phổ biến hơn rất nhiều so với thần thoại. Bởi nó gắn với con người, tâm nguyện của nhân dân được thoả mãn trong việc lưu giữ một phần của lịch sử và đặc biệt truyền thuyết làm cho các anh hùng trong lịch sử dân tộc được sống mãi. Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng đã thu hút vào mình những sự kiện lớn của dân tộc, những giai đoạn chống giặc ngoại xâm của đất nước, ghi lại công cuộc giữ làng, giữ nước. Điều đó phản ánh đúng vai trò quan trọng của mảnh đất lịch sử này. Đó là Trần Hưng Đạo – một vị tướng không chỉ có tài chỉ huy mà còn là một người anh hùng luôn đứng đầu trận tuyến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Đó là vua Lê Đại Hành khoác áo bào để chống lại quân Tống, giữ yên bờ cõi cho đất nước. Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái mang tính văn hoá làng Việt Nam, vừa thể hiện sự gắn kết giữa làng với nước trong sự kết hợp chặt chẽ và tình nguyện của nhân dân. 2. Dấu ấn tín ngƣỡng, tôn giáo trong truyền thuyết. Tôn giáo phát triển từ một học thuyết đạo đức đến một hệ tư tưởng. Con đường phát triển của tôn giáo như vậy trở nên là đối tượng nghiên cứu trước hết của lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng, sau mới là đối tượng của thông sử. Các triết thuyết và tôn giáo lớn trong lịch sử loài người xưa nay đều có tác động lớn tới số phận của văn học, cho nên việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các tôn giáo, học thuyết với văn học trở nên là một công việc quen thuộc và hẳn đó là một công việc mang tính chất liên ngành. Chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn ta cũng phải khẳng định rằng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và các học thuyết tôn giáo, triết học hay chính trị, đạo đức đã trở thành một con đường nhiều người đi, số lượng công trình khoa học là không đếm hết được. Trong văn học nói chung và Văn học dân gian nói riêng không có sự rạch ròi, mạch lạc như ta mong muốn. Trong một tác phẩm có thể có sự đan cài những cương yếu (từ của Giáo sư Trần Đình Hượu) của nhiều giáo lý Phật, Nho hay Đạo giáo. Văn học Việt Nam nằm trên địa bàn Đông Nam Á nên việc ảnh của các học thuyết có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Trung Quốc là điều đương nhiên. Mà trong quá trình tồn tại của nó ở nước ta cũng đã bị Việt hoá cho phù hợp với phong tục, tập quán. Chính vì điều đó mà khi ảnh hưởng của những giáo lý này vào trong văn học nó đòi hỏi cần phải dựa trên nhiều các lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi không có tham vọng đi tìm hiểu sâu ảnh hưởng của tôn giáo vào toàn bộ nền văn học hay một thời kỳ, một giai đoạn văn học trên cơ sở của ý thức hệ mà chỉ nghiên cứu ở mức độ khiêm tốn là ảnh hưởng của nó đến một truyền thuyết cụ thể dựa trên cương yếu chính của từng giáo lý. Trong lịch sử văn học nước ta có thời kỳ Văn – Sử – Triết bất phân nên khi nghiên cứu không thể chỉ nhìn nhận ở một góc độ hay một chuyên ngành cụ thể. Hơn nữa văn học thuộc ngành nghệ thuật mang tính tư tưởng nên việc ảnh hưởng của các giáo lý tôn giáo vào văn học có tính chiều sâu. Trong mỗi một thời kỳ, mỗi giai đoạn văn học thì lại có sự ảnh hưởng khác nhau của các luồng tư tưởng và ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có quá trình khúc xạ của tín ngưỡng bản địa khác nhau. Nhưng dù có ảnh hưởng của bất kỳ tôn giáo nào thì khi vào nước ta nó đều bị lược bỏ những yếu tố không phù hợp với bản sắc của con người Việt Nam, ngay cả trong văn học điều đó cũng được thể hiện tương đối rõ nét. Cùng với toàn bộ nền văn học thì Văn học dân gian cũng có sự ảnh hưởng của các tư tưởng tôn giáo. Đặc biệt trong truyền thuyết thì sự ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn hưởng của tôn giáo, sự lược bỏ những yếu tố không phù hợp, sự khúc xạ của tín ngưỡng bản địa là tương đối rõ so với các thể loại khác. Trong một truyền thuyết cụ thể có nhiều tư tưởng tôn giáo khác nhau nhưng những yếu tố này đã được chọn lọc nhằm phù hợp với tâm nguyện của nhân dân. Đó cũng chính là đặc trưng của mỗi nền văn học trước những luồng tư tưởng ngoại lai để tạo nên bản sắc riêng phù hợp với tâm lý dân tộc. Văn học dân gian Việt Nam nói chung, thể loại truyền thuyết nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng nằm trong mạch truyền thuyết Việt, cũng có những ảnh hưởng nhất định của tôn giáo. Quá trình ảnh hưởng này đã được chắt lọc cặn kẽ cho phù hợp với văn hoá dân tộc và tín ngưỡng của địa phương. Điều đó càng làm cho Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái có tác động tích cực trong việc khuyến khích và ca ngợi con cháu hướng thiện, luôn vươn lên trong cuộc sống, chấp nhận để tồn tại, chối bỏ để phát triển, để mãi gây nền phúc đức cho đời sau. II. VÙNG ĐẤT LỊCH SỬ VÀ HUYỀN THOẠI. 1. Vài nét về vùng đất xứ Đông. Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng văn hoá xứ Đông, nơi gắn liền với tên tuổi nhiều anh hùng dân tộc, nhiều danh nhân văn hoá. Là vùng đất có nhiều sinh hoạt văn hoá đa dạng được hình thành từ hàng nghìn năm trước, vùng đất này còn lưu giữ hàng nghìn di tích lịch sử, di tích cách mạng gắn liền với những chiến tích oai hùng của bao thế hệ dựng nước và giữ nước. Hải Dương nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù Hải Dương hiện nay so với thừa tuyên Hải Dương thời Lê sơ hay tỉnh Hải Dương khi mới thành lập, năm Minh Mệnh 12 (1831) diện tích chỉ còn 1.661km2 bằng 50% diện tích cũ với 11/18 huyện ban đầu. Cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì hiện nay Hải Dương đã thay da đổi thịt với một thành phố và 11 huyện trực thuộc. Bên cạnh đó Hải Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn còn là một trong những tỉnh có nguồn thu hút đầu tư nước ngoài lớn với nhiều khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho hàng vạn con em trong tỉnh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Cùng với sự phát triển chung của cả nước thì trong tương lai Hải Dương sẽ là một trong những vùng trọng điểm về kinh tế của miền Bắc. Cùng với những thành tích trong phát triển kinh tế thì Hải Dương cũng là tỉnh có bề dày văn hoá vật thể và phi vật thể được gìn giữ đến ngày nay. Hiện nay ở Hải Dương đã có trên 1.000 di tích được kiểm kê, đăng ký, bảo vệ theo quy định của pháp lệnh, 97 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia, bằng 4% số di tích được xếp hạng của cả nước. Trong số những di tích đã xếp hạng có 47 đình, 27 chùa, 19 đền, 4 miếu và nghè, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích về lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 7 lăng mộ, 1 văn miếu, trong đó có 2 di tích xếp vào hạng đặc biệt quan trọng là Côn Sơn – Kiếp Bạc. Cùng với một loạt những danh thắng thì Hải Dương cũng được biết đến là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ XV được ghi trên bản đồ như một danh lam cổ tích. Ngoài ra Hải Dương cũng là quê hương của những làn điệu hát chầu văn mượt mà đầy tình tứ, hàng trăm những truyền thuyết như đưa con người vào cõi mộng… Cùng với ý thức bảo vệ của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những di sản văn hoá, những giá trị tinh thần, những phong tục truyền thống không ngừng được gìn giữ, bồi đắp nâng lên tầm cao mới phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, đảm bảo cho sự hoà nhập mà không hoà tan của bản sắc văn hoá Việt Nam. 2. Huyện Chí Linh - mảnh đất lịch sử và huyền thoại. 2.1. Vị trí địa lý. Chí Linh, một vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, 3/4 diện tích là đồi rừng, là điểm giao lưu của 4 tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, nằm trên hai trục đường chính Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Quảng Ninh. Do vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi nên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn từ ngàn xưa đã tạo cho nơi đây một vị trí chiến lược quan trọng, được Nhà nước quy hoạch là vùng trọng điểm phát triển kinh tế từ nay đến năm 2020. Người dân nơi đây chuyên cần học tập, nhà nông chăm chỉ cấy cày, người làm các nghề thợ, nghề buôn cũng có, nhưng không nhiều. Ăn mặc, quần áo, đồ dùng thường tiết kiệm. Việc cưới xin, ma chay, giỗ tết giữ gần đúng lễ. Dân ở nơi gần núi có tính cách vũ dũng (như các xã Hoa Thám, Lê Lợi, Cộng Hoà, Văn An), ngoài ra nói chung đều thuần hậu, chất phác. Người tu hành đạo Phật cũng không nhiều. Theo Thiên chúa, đều là gián tòng. 2.2. Những địa danh lịch sử. Chí Linh là một vùng đất giầu truyền thống lịch sử văn hoá, tính đến nay đã có 9 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 4 di tích xếp hạng cấp tỉnh và hàng trăm di tích, di chỉ khác. Trong đó có 2 di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn – Kiếp Bạc được xếp hạng loại đặc biệt quan trọng. Kiếp Bạc nơi thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn – nhà chiến lược quân sự thiên tài trong lịch sử chống giặc Nguyên Mông của dân tộc ta thế kỷ XIII. Ông được người đời phong thánh ngay từ lúc còn sống và lập đền thờ nguy nga tráng lệ ngay trên bến Lục Đầu Giang lịch sử. Ngày nay đền Kiếp Bạc hàng năm đón hàng trăm ngàn du khách trong nước và quốc tế về thăm quan tưởng niệm. Di tích lịch sử văn hoá và danh lam chùa Côn Sơn, nơi thờ thiền phái Trúc Lâm tam tổ. Côn Sơn còn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi – nhà chiến lược, nhà quân sự, nhà văn hoá lớn mà tâm hồn sáng như Sao Khuê. Cạnh Côn Sơn qua dãy núi Ngũ Nhạc, phía Bắc đến xã Lê Lợi là đến với sự tích đền Sinh - đền Hoá. Nơi thờ Đức Thánh Phi Bồng Hạo Thiên tướng quân giáng hạ đã có công giúp vua Lý Nam Đế chống lại ách đô hộ của nhà Lương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn (thế kỷ VI), phù trợ cho Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược (thế kỷ X) và giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược lần 2, 3 (thế kỷ XIII). Di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992. Di tích Đền Cao nơi thờ 5 anh em họ Vương đã có công giúp vua Lê Hoàn đánh giặc Tống thế kỷ thứ X. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1988. Đây là một quần thể gồm 5 đền thuộc xã An Lạc. Di tích Chu Văn An, nơi thờ thầy giáo Chu Văn An - ông tổ của ngành giáo dục Việt Nam. Di tích nằm trên dãy núi Phượng Hoàng thuộc xã Văn An, là một trong Bát cổ Chí Linh, gọi là Tiều ẩn cổ bích. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1998. Giữa các di tích lớn ấy còn có vô số những di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia như di tích chùa Thanh Mai, nơi thờ Đệ Nhị Phật Tổ của thiền phái Trúc Lâm tam tổ – Pháp Loa, thuộc xã Hoa Thám, được xếp hạng cấp quốc gia năm 2000. Di tích Đền Gốm – nơi thờ danh tướng Trần Khánh Dư, một tướng giỏi thời Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên Mông, di tích thuộc xã Cổ Thành nằm ngay bên dòng sông Kinh Thầy lịch sử, di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1994. Đền Quốc Phụ – nơi thờ danh tướng Trần Quốc Chẩn vừa là danh tướng vừa là bố vợ Trần Dụ Tông, di tích thuộc xã Chí Minh, được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2002. Di tích Đình Chí Linh - đây là ngôi đình cổ duy nhất của Chí Linh được xếp hạng về di tích và lịch sử, di tích thuộc xã Nhân Huệ, đình là nơi thờ tướng Cao Lỗ Vương được suy tôn là Thành Hoàng Làng, đình được xếp hạng cấp quốc gia năm 2000. Chí Linh ngoài những di tích, di chỉ lớn lao trên, còn được gọi là Chí Linh bát cổ: Tiều Ẩn Cổ Bích (Nhà cổ của tiều ẩn tiên sinh Chu Văn An) Dược Lĩnh Cổ Viên (Vườn thuốc ở núi Dược Sơn) Nhạn Loan Cổ Độ (Bến đò cũ ở Nhạn Loan) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan