Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay...

Tài liệu Truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay

.PDF
95
1
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHẠM VŨ ÁNH HỒNG TRUYỀN THÔNG VỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHẠM VŨ ÁNH HỒNG TRUYỀN THÔNG VỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 8320101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy HÀ NỘI - 2021 Luận văn đã đƣợc sửa chữa, hoàn thiện theo khuyến nghị của Hội đồng khoa học chấm luận văn Thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu Thủy. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Dù bận rộn nhiều công việc nhưng cô đã dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung và các thầy, cô giáo trong Viện Báo chí nói riêng đã truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý giá về chuyên môn nghiệp vụ cũng như những kiến thức xã hội khác trong suốt chặng đường 2 năm học qua. Hà Nội, tháng 6 năm 2022 Học viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ........................ 10 1.1. Báo mạng điện tử và truyền thông trên báo mạng điện tử.................... 10 1.2. Tuyển sinh đại học và truyền thông về tuyển sinh đại học................... 16 1.3. Vai trò của báo mạng điện tử trong công tác truyền thông về tuyển sinh đại học .......................................................................................................... 20 1.4. Yêu cầu đối với truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử................................................................................................................... 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................ 27 CHƢƠNG 2: TRUYỀN THÔNG VỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................... 29 2.1. Khái quát về các trang báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát ............. 29 2.2. Thực trạng truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử 33 2.3. Nguyên nhân thực trạng và một số vấn đề đặt ra.................................. 51 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................ 59 CHƢƠNG 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI ..................................... 61 3.1. Dự báo những yếu tố tác động đến công tác truyền thông về tuyển sinh của các trường đại học ................................................................................. 61 3.2. Các giải pháp giúp tăng cường hiệu quả truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử ............................................................................ 68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81 I. Kết luận ................................................................................................... 81 II. Khuyến nghị .......................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự phát triển vô cùng mạnh mẽ và xu hướng hội nhập quốc tế của nền kinh tế hiện nay, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là truyền thông tiếp thị. Ngoài các lĩnh vực quen thuộc với truyền thông như kinh doanh, tiêu dùng, thương mại điện tử, giờ đây truyền thông tiếp thị còn rất quan trọng đối với lĩnh vực giáo dục, giúp nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh tại các trường đại học. Thị trường giáo dục đang diễn ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt khi ngày càng xuất hiện nhiều hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng công lập và dân lập nổi lên khiến hồ sơ tuyển sinh bị phân tán. Quy chế tuyển sinh thay đổi theo từng năm cũng khiến công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và các trường hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức. Lấy ví dụ về đợt xét tuyển năm 2020 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Trường xét tuyển 2.430 chỉ tiêu cho 21 ngành học nhưng đợt 1 chỉ tuyển được 1.200 thí sinh và phải xét tuyển bổ sung thêm 1.200 chỉ tiêu vào đợt 2. Không chỉ riêng Đại học Mỏ - Địa chất mà rất nhiều trường đại học khác dù là công lập hay dân lập cũng đang rơi vào tình trạng thiếu chỉ tiêu trầm trọng, phải liên tục giảm điểm để bù đắp những chỉ tiêu còn thiếu. Trước tình trạng này, việc ứng dụng truyền thông, truyền thông tiếp thị trong việc tuyển sinh là vô cùng cấp thiết. Thực tế cho thấy việc ứng dụng các phương pháp truyền thông trên internet, báo chí, các công ty quảng cáo có vai trò vô cùng to lớn trong việc kết nối giữa nhà trường và thí sinh, quảng bá hình ảnh của trường đến gần hơn với thí sinh và các bậc phụ huynh, nhờ vậy thí sinh không chỉ hiểu về danh mục ngành nghề, khối thi/xét tuyển và điểm chuẩn mà còn nắm được các thông tin về chất lượng đào tạo, điều kiện học tập, cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng như mức học phí… một cách rõ 1 ràng, đầy đủ. Để phù hợp sự phát triển của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, các trường đã triển khai nhiều hình thức đưa thông tin tuyển sinh đến thí sinh như đăng thông báo tuyển sinh trên các báo, gửi thông tin đến các trường trung học phổ thông, tổ chức tư vấn trực tiếp thông qua các ngày hội Tư vấn tuyển sinh… Báo mạng điện tử là một loại hình ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và truyền hình, nhưng nó lại có thể đảm nhận nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình và báo in một cách dễ dàng. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, báo mạng điện tử là một kênh thông tin quen thuộc và được đa số người dân Việt Nam ưa chuộng. Báo mạng điện tử có nhiều ưu điểm ở khả năng tương tác, bao gồm tương tác qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng thông tin đa chiều luân chuyển. Báo mạng điện tử còn có tính đa phương tiện, tính thời sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời. Tính thời sự của báo mạng đã đạt đến tính phi định kỳ. Ngoài ra, báo mạng điện tử còn có khả năng lưu trữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng. Vì vậy, ngoài các kênh tuyển sinh truyền thống, thí sinh và phụ huynh hầu như đều tìm hiểu về các trường đại học qua mạng internet, và báo mạng điện tử là một kênh thông tin phong phú có sẵn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm kiếm thông tin cho thí sinh. Theo thống kê, số lượng người dùng internet ở Việt Nam là 68,17 triệu người, với 145 triệu thiết bị di động được kết nối với internet. Trong bối cảnh ấy, báo mạng là một trong những nền tảng thu hút được lượng độc giả khổng lồ, giúp thông tin lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Vì vậy, truyền thông tuyển sinh qua báo mạng điện tử cần được tăng cường và coi trọng hơn nữa. Nhằm góp phần đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay; cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tuyền thông, tác giả lựa chọn đề tài Truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Việt 2 Nam hiện nay làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về truyền thông nói chung như Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, PR - Lý luận & Ứng dụng của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng… đưa ra những khái niệm, đặc điểm về truyền thông làm nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu hoạt động truyền thông tuyển sinh. Ngoài ra có một số ít tài liệu có liên quan trực tiếp đến truyền thông trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông trong lĩnh vực tuyển sinh. 2.1. Các nghiên cứu về truyền thông giáo dục Luận văn thạc sĩ Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay của tác giả Lê Hà Phương thực hiện năm 2014 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Báo chí học. Trong luận văn này, tác giả đã chỉ ra cho độc giả nhận thấy được mối liên hệ biện chứng chặt chẽ giữa loại hình báo điện tử và thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam; những vai trò, tác dụng của báo điện tử đối với việc phát triển và thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của các trường đại học ngày càng lớn mạnh hơn, đồng thời những mặt còn tồn tại của thông tin báo mạng gây bất lợi cho thương hiệu giáo dục đại học và hướng khắc phục những tồn tại đó, đề xuất giải pháp nâng cao để hoàn thiện vai trò của báo điện tử trong việc truyền thông phát triển, quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu của trường Đại học Quang Trung của tác giả Nguyễn Thanh Huệ thực hiện năm 2012 tại Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu, thương hiệu trong giáo dục và tiến trình xây dựng thương hiệu, từ đó phân tích thực trạng công tác xây dựng thương hiệu của 3 nhà trường trong thời gian. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định những ưu điểm, nhược điểm từ đó hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu Trường Đại học Quang Trung. Luận văn thạc sĩ Truyền thông thương hiệu của Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Minh Thanh thực hiện năm 2017 tại Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Trong luận văn, tác giả đã đưa ra những nghiên cứu về thực trạng truyền thông thương hiệu của trường Đại học Công nghệ, trong đó nêu rõ những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác truyền thông thương hiệu của Đại học Công nghệ trong những năm trước. 2.2. Các nghiên cứu về truyền thông tuyển sinh đại học Luận văn thạc sĩ Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông của tác giả Trương Thanh Bình thực hiện năm 2013 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tác giả sau khi nghiên cứu các công cụ truyền thông marketing được Học viện Bưu chính Viễn thông sử dụng để tuyển sinh hệ đào tạo đại học chính quy đã kiến nghị về việc sử dụng mạng xã hội Facebook như công cụ hiệu quả và tối ưu về chi phí nhất. Luận văn thạc sĩ Truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Hà Tĩnh của tác giả Phan Thị Phương Thảo thực hiện năm 2013 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Marketing. Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra hiện trạng chính sách xã hội hoá giáo dục của Việt Nam khiến cho giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng phần nào vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống, trở thành một lĩnh vực kinh doanh thực sự - kinh doanh dịch vụ giáo dục đào tạo. Cùng với đó, sự ra đời của hàng loạt trường đại học - cao đẳng khiến cho nhu cầu cũng như thực tế tuyển sinh của các trường đại học trở thành một cuộc cạnh tranh gay gắt, việc thu hút sinh viên đã và đang trở nên cấp bách, mang tính sống còn cho hoạt 4 động của nhà trường. Từ thực tế đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tuyển sinh cho trường Đại học Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ của tác giả Vũ Đình Quân thực hiện năm 2013 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Luận văn đã chỉ ra sự quan trọng của việc ra đời và phát triển ngành Quan hệ công chúng, giúp nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đạt được những thành công nhất định trong hoạt động của mình. Tác giả cũng nhận xét Quan hệ công chúng là lĩnh vực vô cùng quan trọng với các trường đại học trong bối cảnh mức độ cạnh tranh về tuyển sinh giữa các trường đại học diễn ra ngày càng gay gắt, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và đồng bộ cho công tác PR tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ. Luận văn thạc sĩ Hoạt động PR trong công tác tuyển sinh trường Đại học Sao Đỏ của tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân thực hiện năm 2014 tại trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Quản trị kinh doanh cũng có góc nhìn tương tự về tầm quan trọng của công tác PR với vấn đề tuyển sinh của trường Đại học Sao Đỏ để cạnh tranh thu hút được số lượng và chất lượng sinh viên cao nhất ứng tuyển vào truyền, từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề tồn đọng. Luận văn thạc sĩ Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của trường Đại học Hải Dương của tác giả Nguyễn Thị Thương thực hiện năm 2015 tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tác giả đã đưa ra kiến nghị về việc chuẩn hoá lại quy trình truyền thông cho công tác tuyển sinh của trường, đồng thời đánh giá lại thời điểm phù hợp để thực hiện các công tác truyền thông marketing tuyển sinh, từ đó chọn các kênh phù hợp để thực thi các chiến dịch. Tác giả cũng kiến nghị việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng, phát triển nội dung cho các 5 kênh của trường như một công cụ truyền thông chiến lược trong hoạt động tuyển sinh. Luận văn thạc sĩ Truyền thông tuyển sinh của hệ thống giáo dục FPT của tác giả Nguyễn Hoàng Thảo thực hiện năm 2018 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Quan hệ công chúng. Trong đề tài này, tác giả đã nêu lên thực trạng truyền thông của hệ thống giáo dục FPT, đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông tuyển sinh của hệ thống giáo dục FPT để bắt kịp với những xu thế của xã hội và ngành giáo dục. Có thể thấy, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử. Đề tài Truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu trước đây về truyền thông nói chung, góp phần đưa ra cái nhìn đầy đủ hơn về thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp giúp nâng cao nhận hiệu quả truyền thông tuyển sinh đại học trên kênh báo mạng điện tử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về truyền thông trên báo mạng điện tử và khảo sát thực trạng truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân của những thành công, hạn chế và đề xuất giải pháp để tăng cường hoạt động truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền thông tuyển sinh, khẳng định tầm quan trọng của truyền thông trên báo mạng điện tử trong hoạt động tuyển sinh đối với các trường đại học. - Khảo sát, phân tích, đánh giá việc thực hiện hoạt động truyền thông tuyển sinh đại học trên các tờ báo mạng điện tử. Từ đó nêu lên những thành 6 công, hạn chế, nguyên nhân của những thành công, hạn chế. Đặt ra những vấn đề của công tác truyền thông tuyển sinh trên báo mạng điện tử trong bối cảnh mới, đưa ra các giải pháp và đề xuất đối với người làm truyền thông và cơ quan chủ quản nhằm tăng cường hoạt động truyền thông tuyển sinh của các trường đại học. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động truyền thông tuyển sinh trên báo mạng điện tử, phục vụ cho việc tuyển sinh của các trường đại học trong thời đại công nghệ số. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Luận văn khảo sát trong năm 2021, với bối cảnh trước và trong đại dịch COVID-19 nhằm nêu bật lên tầm quan trọng của việc truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử. Phạm vi khảo sát: Luận văn khảo sát ba tờ báo mạng điện tử bao gồm: Báo điện tử Tiền Phong, Báo điện tử VnExpress, Báo Tuổi Trẻ Online. Tác giả chọn khảo sát ba trang báo này bởi VnExpress.net là trang báo mạng Tiếng Việt có nhiều người đọc nhất hiện nay, có độ phủ sóng rộng trong nhiều lĩnh vực và có số lượng độc giả đông đảo, cũng như có độ uy tín cao. Bên cạnh đó, hai trang Báo điện tử Tiền Phong và Báo Tuổi Trẻ Online là hai trang dành cho thanh thiếu niên nên phù hợp với độc giả trẻ, dễ tiếp cận với đối tượng chính trong lĩnh vực truyền thông về tuyển sinh đại học là các bạn học sinh, sinh viên,… 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về truyền thông nói chung, nghị quyết đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện của Bộ giáo dục và Đào tạo, các lý luận về tuyển sinh, truyền thông, chiến dịch truyền 7 thông, truyền thông trên báo mạng điện tử, xu hướng phát triển của truyền thông và báo mạng điện tử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu là: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, khảo sát, thống kê,... 6. Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn củng cố, bổ sung về mặt học thuật các các khái niệm về tuyển sinh đại học, truyền thông tuyển sinh đại học và truyền thông trên báo mạng điện tử; vai trò quan trọng của báo mạng điện tử trong công tác truyền thông tuyển sinh đại học và các yêu cầu đối với công tác truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Luận văn phân tích thực trạng, đánh giá các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm rõ tình hình truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử hiện nay, từ đó đặt ra các vấn đề để phát triển truyền thông và khắc phục những mặt tồn tại, yếu kém. Luận văn đưa ra dự báo về các xu hướng, thị hiếu của công chúng có ảnh hưởng tới công tác truyền thông trên báo mạng điện tử, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử trong tương lai. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Công tác truyền thông trong hoạt động tuyển sinh trên báo mạng điện tử vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đúc rút ra thành lý luận. Đây là một trở ngại cho việc nghiên cứu, học tập và phát triển lĩnh vực này theo hướng chuyên nghiệp ở Việt Nam. Với đề tài này, từ việc tìm hiểu, phân tích thực trạng, so sánh, tác giả sẽ hệ thống những lý thuyết đã có về truyền thông, truyền thông tuyển sinh và truyền thông tuyển sinh trên báo mạng điện tử, hình thành lý luận mới 8 về khái niệm, đặc điểm, vai trò của truyền thông tuyển sinh. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là sự tổng kết, đánh giá sơ bộ hoạt động truyền thông tuyển sinh nói chung và truyền thông tuyển sinh trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay nói riêng, khái quát những thành công và hạn chế cũng như đưa ra những điểm cần lưu ý trong hoạt động truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử. Trong luận văn, tác giả đưa ra một số vấn đề còn tồn đọng và đề xuất các biện pháp tăng cường hoạt động truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học. Đối với các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, luận văn góp phần nâng cao nhận thức tầm quan trọng của truyền thông và báo mạng điện tử trong hoạt động tuyển sinh, đề xuất các giải pháp tăng cường truyền thông tuyển sinh sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục có chính sách hợp lý cho đơn vị của mình nói riêng và cho ngành giáo dục nói chung. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ nhân viên, sinh viên trong ngành báo chí truyền thông, ngành giáo dục để hướng tới áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Chương 2: Truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Chương 3: Dự báo tình hình và những giải pháp tăng cường truyền thông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử Việt Nam thời gian tới 9 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1. Báo mạng điện tử và truyền thông trên báo mạng điện tử 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của báo mạng điện tử 1.1.1.1. Khái niệm báo mạng điện tử Báo điện tử là loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với báo in, phát thanh và truyền hình. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích”. Nhưng giờ đây, báo điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với mạng internet nên có nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc đua quyết liệt. Báo điện tử có ưu thế ở khả năng tương tác qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập các diễn đàn báo chí; báo điện tử còn có ưu thế về khả năng đa phương tiện, tính thời sự, khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo điện tử. Ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX, từ tờ điện tử đầu tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện tử đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000) trên thế giới đã thống kê được con số lên tới 8.474 tờ báo điện tử. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới như: AFP, Reuter… các đài truyền hình như: CNN, NBC… các tờ báo như New York Times, Washington Post... đều có tờ báo điện tử của riêng mình và coi đó là phương tiện để phát triển thêm công chúng báo chí. 10 Tại Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở nước ta. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu sự ra đời của báo điện tử tại Việt Nam, từ đó đến nay, số lượng báo điện tử tại nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử. Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất hiện nay, gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in như: Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử... Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”. Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý và cung cấp dịch vụ internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên internet. Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật ngữ “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chỉ loại hình báo chí này. Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên, tin 11 ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng như khả năng của tác giả, luận văn sử dụng khái niệm báo điện tử được dẫn theo khái niệm của PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): báo mạng điện tử là “một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”. [12, tr. 67] 1.1.1.2. Đặc điểm của báo mạng điện tử Tính không giới hạn: Báo mạng điện tử có ưu điểm nổi bật là khả năng truyền tải thông tin vô biên giới. Với mạng Internet World Wide Web, thông tin có thể truyền tải đi khắp toàn cầu. Đồng thời, với một biểu thông tin trên Internet, người dùng có thể tự do khám phá nó nhờ các siêu liện kết. Nó đã kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết cái mới của con người. Tính thời sự: Thông tin trên Internet nói chung và báo mạng điện tử nói riêng có tính thời sự rất cao. Thông tin tức thời, gần như ngay lập tức, biết tin sớm nhất từ những khoảng cách xa nhất. Mọi thông tin từ khi thu nhập được đến khi phát hành được diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với báo in. Chính khả năng này làm cho thông tin trên báo mạng điện tử luôn sống từng ngày, từng giờ, thậm chí có khi từng phút. Hơn nữa, báo mạng điện tử có ưu điểm là khả năng xã hội hóa các sản phẩm đơn lẻ. Việc cập nhật theo từng trang tin, chuyên mục có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Không như các loại hình báo chí khác phải chờ đầy đủ các tin, bài mới lên khuôn in hay lên chương trình phát sóng. Tính tích hợp: Vì là một dịch vụ trên Internet, báo chí xuất bản trên 12 mạng Internet hội đủ các ưu thế của một mạng máy tính. Tờ báo có thể cung cấp một ngôn ngữ truyền tải mới lạ hấp dẫn dạng thông tin đa phương tiện. Đó là khả năng kết hợp ngôn ngữ chữ viết, hỉnh ảnh, âm thanh sống động vào trang báo. Nghĩa là một sự tổng hợp về báo in, báo hình và báo nói. Tính hệ thống: Tiếp theo và mang tính cơ bản là khả năng lưu giữ thông tin của báo mạng điện tử. Báo mạng điện tử có thê mạnh hơn báo in ở chỗ lưu giữ thông tin một cách có hệ thống. Báo mạng điện tử cho phép độc giả tìm kiếm thông tin theo chủ đề, theo thời gian rất tiện lợi so với việc phải vào thư viện tìm số báo đã ra cách đây nhiều năm về một chủ đề nào đó. Báo mạng điện tử khai thác gần như miễn phí mọi nguồn tin từ báo chí, từ Internet, chọn lọc những thông tin hấp dẫn nhất tung lên mạng trong một thời gian rất nhanh, chỉ sau khi báo in phát hành. Tính tương tác: Khả năng giao lưu, tương tác giữa độc giả và tòa soạn cũng như tác giả của chính bài báo đó cũng là ưu điểm nổi bật của báo mạng điện tử. Báo mạng điện tử cho phép sự phản hồi thông tin từ người sử dụng đến tòa soạn báo nhanh chóng, thuận tiện. Bằng các phương tiện dễ dàng như email hay chatting, cầu nối giữa bên cung cấp thông tin và bên tiếp nhận thông tin chặt chẽ. Khi làm báo truyền thống, muốn biết phản hồi từ độc giả, khán giả để cải tiến nội dung, phương thức đưa tin, cách duy nhất là phải tổ chức các cuộc điều tra dư luận. Điều này phải cần thời gian dài trong khi đó độ chính xác lại không cao. Nhưng với báo mạng điện tử câu trả lời sẽ là 100% chính xác. Báo mạng điện tử với công nghệ hiện đại, cung cấp các công cụ điều tra bạn đọc một cách khách quan, nhanh chóng, chính xác. Tính kinh tế: Việc xuất bản báo chí trên mạng Internet rất kinh tế. Báo mạng điện tử không có trọng lượng, nó không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lí, nó không hạn chế số trang. Với khối lượng thông tin hết sức đồ sộ nhưng báo mạng điện tử lại không tốn chi phí cho việc in ấn, phát hành. Báo mạng điện tử chỉ có một bản duy nhất cho hàng trăm triệu độc giả. 13 1.1.2. Truyền thông trên báo mạng điện tử Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong những chiến lược xây dựng và phát triển Marketing, giúp quảng bá thương hiệu để tiếp cận gần hơn với khách hàng. Truyền thông có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội và tác động lên mọi đối tượng, lĩnh vực của đời sống. Truyền thông có tính định hướng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp nhất định đến khách hàng và các nhóm công chúng mục tiêu. Những thông điệp này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ để tiếp cận được các đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. [18, tr. 32] Tại Việt Nam, báo điện tử được ra đời sau một số kênh truyền thông khác. Tuy nhiên, với sự phát triển của “công nghệ số”, báo điện tử ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong việc đưa tên tuổi của doanh nghiệp vào trong nhận thức của khách hàng tiềm năng. Trong thời đại “kỷ nguyên số”, ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một chiếc smartphone hay laptop có kết nối Internet thì độc giả có thể thỏa sức tìm kiếm thông tin trên trang báo điện tử ở mọi lĩnh vực khác nhau. Nội dung bài viết trên các trang báo điện tử vô cùng đa dạng, trải dài ở mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến thời trang, ẩm thực hay các hoạt động giải trí. Thậm chí, độc giả có thể truy cập 24/7 hay 7 ngày/tuần, điều đó khiến cho báo điện tử trở thành kênh thông tin ngày càng được ưa chuộng trên toàn quốc. Thay vì việc phải ra khỏi nhà để mua một tờ báo, hay bật tivi, radio để đón xem từng chương trình mà mình yêu thích nhưng lại không chủ động về thời gian để đón xem các thông tin đó, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan