Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Truyện ngắn mã a lềnh

.PDF
105
121
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––––– TRƯƠNG HOÀNG ANH TRUYỆN NGẮN MÃ A LỀNH Chuyên ngành: Văn học VN Mã số : 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Trương Hoàng Anh i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là PGS. TS Cao Thị Hảo - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn . Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 23 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên ngày 14 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Trương Hoàng Anh ii MỤC LỤC Lời cam đoan .............................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................ii Mục lục ................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 12 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 12 7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 12 NỘI DUNG ............................................................................................................ 13 Chương 1: MÃ A LỀNH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .................................................................... 13 1.1. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa, văn học Mông ..................................... 13 1.1.1. Những đặc điểm về văn hóa tộc người ......................................................... 13 1.1.2. Những đặc điểm về văn học ......................................................................... 17 1.2. Khái quát về văn học Mông thời kỳ hiện đại................................................... 19 1.2.1. Diện mạo chung ............................................................................................ 19 1.2.2. Những thành tựu tiêu biểu ............................................................................ 21 1.3. Hành trình sáng tác của Mã A Lềnh ................................................................ 26 1.3.1. Tiểu sử con người ......................................................................................... 26 1.3.2. Hành trình sáng tác ....................................................................................... 27 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 36 Chương 2: CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN MÃ A LỀNH ............... 37 2.1. Cảm hứng trữ tình về thiên nhiên miền núi ..................................................... 37 2.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp....................................................................... 37 iii 2.1.2. Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống con người miền núi ............................... 41 2.2. Cảm hứng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và tính cách người Mông ..................... 46 2.2.1. Con người miền núi chất phác, chăm chỉ, khéo léo, nhân hậu ..................... 46 2.2.2.Ca ngợi tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm và tình yêu tha thiết........... 51 2.3. Cảm hứng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông ....... 56 2.3.1. Những tập quán nếp sống trong sinh hoạt đời thường ................................ 56 2.3.2. Những lễ hội mang đậm bản sắc Mông ........................................................ 62 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 66 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN MÃ A LỀNH ........................................................... 67 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................................................................... 67 3.1.1. Khắc họa nhân vật qua yếu tố ngoại hình..................................................... 67 3.1.2. Khắc họa nhân vật qua miêu tả nội tâm........................................................ 71 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật........................................................................................ 76 3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.......................................................................... 76 3.2.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa Mông ........................................................ 79 3.3. Giọng điệu nghệ thuật ...................................................................................... 82 3.3.1. Giọng hồn nhiên, trong trẻo .......................................................................... 83 3.3.2. Giọng tâm tình, tha thiết ............................................................................... 87 3.3.3. Giọng triết lý nhẹ nhàng ............................................................................... 90 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 93 KẾT LUẬN............................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 97 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học dân tộc thiểu số hiện đại là một bộ phận nằm trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. Từ những bước đi đầu tiên, sau hơn một nửa thế kỷ bộ phận văn học còn khá trẻ này đã đạt được nhiều thành tựu đáng quý. Thành tựu ấy, bao gồm: sự hoàn chỉnh về đội ngũ sáng tác, chiều sâu trong nội dung tác phẩm, sự đa dạng về thể loại và sự sáng tạo độc đáo trong cách thể hiện. Với vẻ đẹp riêng, văn học dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên sự đa sắc, đa thanh cho nền văn học Việt Nam hiện đại và trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống của văn học dân tộc. Trên hành trình đi tới, văn học các dân tộc thiểu số ngày càng có sự phát triển ở nhiều vùng miền trên đất nước. Riêng ở khu vực miền núi phía Bắc, không thể không kể tới thành tựu văn học của hai dân tộc tiêu biểu: Tày và Mông [ xin xem thêm cách viết chữ Mông ở tài liệu 8,tr18]. Nếu Vi Hồng, Y Phương, Cao Duy Sơn với các sáng tác của mình góp phần làm rạng danh cho văn học Tày thì nhắc tới văn học Mông không thể không kể tới Hùng Đình Quý, Mùa A Sấu, và đặc biệt là Mã A Lềnh - cây đại thụ đã có công lớn làm rạng rỡ cho văn học Mông. Qua những sáng tác tiêu biểu của mình, nhà văn đến từ mảnh đất Sapa thơ mộng đã ghi một dấu ấn cho văn học Mông trên bản đồ văn học Việt Nam hiện đại. 1.2. Nhà văn Mã A Lềnh với hơn một nửa thế kỷ cầm bút đã sở hữu một gia tài khá đồ sộ gồm hơn 30 đầu sách đủ các thể loại: truyện ngắn, tự truyện, bút ký, thơ, sưu tầm nghiên cứu. Không chỉ sử dụng ngôn ngữ phổ thông là tiếng Việt để sáng tác, ông còn viết bằng tiếng Mông với mục đích giản dị mà cao đẹp là cho người dân mình đọc. Việc làm ấy vừa nói lên tấm lòng của ông với “người đồng mình” vừa thể hiện mong muốn được là cầu nối để đưa dân tộc Mông đến gần hơn, hòa nhịp vào sự đa sắc của cộng đồng các dân tộc trên giải đất hình chữ S thân yêu. Mỗi thể loại mà nhà văn Mã A Lềnh lựa chọn sáng tác đều có những tìm tòi nhất định, trong đó không ít tác phẩm đạt được giá trị nghệ thuật cao. Từ tập bút kí Cao nguyên trắng (được nhận tặng thưởng của Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam) viết về những đổi mới trên quê hương đến nhiều tập thơ, tập truyện được tặng thưởng như Dấu chân trên đường, Thằng Bé củ 1 mài, Làng mình, Tình ca đá núi… Đó là: Giải A truyện ngắn trong cuộc thi do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức. Giải khuyến khích cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 1999 - 2000 của Nhà xuất bản Kim Đồng cho tập truyện Thằng bé củ mài. Tập thơ Tình ca đá núi đạt giải C - Giải thưởng VHNT năm 2015 của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam..v.v. Điều đó cho thấy, Mã A Lềnh có một sức sáng tạo rất dồi dào và tinh thần lao động nghệ thuật cần mẫn. Tuy nhiên, xét về số lượng cũng như chiều sâu phản ánh thì ông thành công ở mảng truyện ngắn hơn cả. Đọc truyện ngắn của nhà văn Mã A Lềnh, một mặt bạn đọc tìm thấy những điều quen thuộc và bình dị. Mặt khác, những trang sách của ông còn khắc họa nét đẹp văn hóa độc đáo cùng sự mộc mạc, đáng yêu của con người miền núi. Mỗi trang sách được viết ra từ trái tim của một nhà văn yêu quê hương bằng tình yêu máu thịt trong thứ văn phong như có rượu, làm mê hoặc lòng người. Trải qua thời gian, truyện ngắn Mã A Lềnh đã có được vị thế vững chắc không chỉ trong bộ phận văn học Mông mà cả trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 1.3. Nghiên cứu truyện ngắn Mã A Lềnh trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là một hướng nghiên cứu triển vọng. Trước hết, nó sẽ góp phần đem lại cái nhìn toàn diện và sự đánh giá chính xác vị trí, thành tựu của văn học Mông. Tiếp theo, kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy được những nét cơ bản nhất của truyện ngắn Mã A Lềnh về các phương diện như: đề tài, cảm hứng, quan niệm về con người và thiên nhiên, đặc điểm bút pháp nghệ thuật…Từ đó, khái quát lên những thành công và đóng góp của Mã A Lềnh cho bộ phận văn học Mông nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Ngoài ra, công việc nghiên cứu còn góp thêm một tư liệu quý cho việc giảng dạy văn học dân tộc thiểu số trong các trường cao đẳng, đại học và chương trình văn học địa phương theo yêu cầu đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài nghiên cứu: Truyện ngắn Mã A Lềnh. 2. Lịch sử vấn đề Với chặng đường sáng tác văn học và nghiên cứu văn hóa gần một nửa thế kỉ, Mã A Lềnh đã ghi danh tên tuổi của mình với nhiều tác phẩm. Đó cũng là lý do để sáng tác của ông nhận được sự mến mộ, quan tâm tìm hiểu của nhiều học giả, nhà nghiên cứu và bạn đọc nói chung. 2 2.1. Những nghiên cứu về sáng tác của Mã A Lềnh. Trong tiểu luận Thế kỉ XX - chặng đường đầu của văn học viết các dân tộc thiểu số Việt Nam (2002), nhà nghiên cứu Lâm Tiến đã nhắc tới Mã A Lềnh như một trong những nhà văn tiêu biểu của giai đoạn văn học 1980 - 2000: “Những cây bút văn xuôi thể hiện rõ bản lĩnh, cá tính sáng tạo của các nhà văn dân tộc, có thể kể đến Cao Duy Sơn và Mã A Lềnh, Vi Hồng và H’Linh Niê.” [49, tr150]. Tiếp đó, ông đưa ra nhận định khái quát về văn chương của Mã A Lềnh như sau: “…Văn Mã A Lềnh lôi cuốn, hấp dẫn. Với những hình dung từ phong phú, linh hoạt, quê hương ông hiện ra như một bức tranh với những nét hoa văn khác nhau. Nhưng bức tranh nào cũng rực rỡ, sôi động. Kể về dân tộc mình, nên việc nào, sự kiện nào, phong tục tập quán nào, kể cả những suy nghĩ, hành động, của nhân vật ông cũng đều am hiểu, tỏ tường. Cho nên những chi tiết trong tác phẩm của ông rất dân tộc, rất chân thật và sinh động” [49, tr151]. Ở đây, nhà nghiên cứu Lâm Tiến đã đánh giá cao văn phong và cách kể chuyện chân thực sinh động của Mã A Lềnh. Trong tiểu luận Thơ ca dân tộc Mông hiện đại - một vài đặc điểm nổi bật (tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 34, 2008), tác giả Nguyễn Kiến Thọ đã có những khảo sát, tìm hiểu về Mã A Lềnh - một nhà thơ Mông hiện đại. Tác giả đã trích dẫn một lượng lớn tác phẩm thơ của Mã A Lềnh ở hai tập Bên suối Nậm Mơ và Mã A Lềnh thơ cùng với những tên tuổi các nhà thơ Mông như Hùng Đình Quý, Mùa A Sấu, Giàng A Páo, Giàng Xuân Hồ… Nhìn từ sự đóng góp trong lĩnh vực thơ ca, tác giả ví Mã A Lềnh là “sứ giả của tâm hồn dân tộc HMông”. Nhận định của tác giả Nguyễn Kiến Thọ đã khẳng định vai trò của Mã A Lềnh trong thơ ca Mông hiện đại: Mã A Lềnh là cầu nối đưa bản sắc văn hóa, văn học Mông giới thiệu với độc giả cả nước. Trong công trình Nghiên cứu, lí luận phê bình Văn học thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Diện mạo và đặc điểm (2013), nhà nghiên cứu Trần Thị Việt Trung đã giới thiệu về Mã A Lềnh với tư cách là một nhà nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian Mông và văn học thiểu số nói chung. Tác giả đã có những đánh giá xác đáng về giá trị các tác phẩm của nhà văn đến từ mảnh đất Sapa thơ mộng: “Người con tiêu biểu, xuất sắc của dân tộc HMông này đã làm cho độc giả phải ngạc nhiên, sững sờ trước những bài thơ, tập thơ đặc sắc, đậm chất HMông như: Đá ở SaPa, Bên suối Nậm Mơ…và càng khiến cho người đọc cảm thấy bất ngờ trước những bài, những cuốn sách tiểu luận, phê bình văn học đầy chất “lý sự” và chất nghệ sĩ, vừa 3 hồn hậu, tự nhiên, vừa sâu sắc, từng trải của ông” [53, tr 32 - 33]. Nhận định của nhà nghiên cứu Trần Thị Việt Trung đã bao quát đánh giá toàn bộ những đóng góp và sự thành công của Mã A Lềnh ở tất cả thể loại mà ông sáng tác. Tuy nhiên, bài viết dừng lại ở nhận định chung chưa phân tích cụ thể về tác phẩm của Mã A Lềnh ở từng thể loại. Trong bài Mã A Lềnh - cây Pơ mu trên đỉnh Hoàng Liên (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 259/2016), tác giả Trần Thị Việt Trung chỉ ra phong cách nghệ thuật và hồn cốt tạo nên sức hấp dẫn của văn chương Mã A Lềnh: “Trong suốt hơn 50 năm kiên trì và đam mê sáng tác - nhà văn Mã A Lềnh cũng đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng, thể hiện rất rõ cái “chất”, cái “tạng” của một cây bút đậm chất HMông ở trên cả hai phương diện: nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện. […]. Văn chương của ông vừa mang tính truyền thống (phản ánh rất rõ nét cái gọi là bản sắc văn hóa dân tộc HMông - từ đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật đến các phương diện nghệ thuật như: ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu và các biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm), nhưng cũng vừa mang tính hiện đại với sự đổi mới trong thi pháp; trong cách tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống miền núi trong giai đoạn mới của đất nước. Văn chương của ông vừa có cái chất thô mộc, xù xì, gân guốc, hồn nhiên - lại vừa có độ trau chuốt, tài hoa và giàu chất triết lý - cái lý của cuộc đời nói chung, cái lý của người HMông nói riêng” [57, tr5]. Đây là một bài viết công phu, có những phát hiện tinh tế và sâu sắc về đặc điểm nổi bật trong văn xuôi Mã A Lềnh. Tác giả đã chỉ ra rằng văn của Mã A Lềnh vừa có nét truyền thống vừa hiện đại, vừa mộc mạc lại vừa tinh tế; đặc biệt mang đậm bản sắc dân tộc Mông - dấu ấn riêng độc đáo. Ngoài ra, trong những buổi hội thảo về văn học các dân tộc thiểu số tác phẩm của Mã A Lềnh nhận được nhiều ý kiến đánh giá khá phong phú và xác đáng. Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu: Nếu nhà thơ Trần Thị Nương nhìn thấy nơi Mã A Lềnh bút lực sáng tạo dồi dào qua bài viết Mã A Lềnh - tình yêu không bao giờ phai cạn (Tạp chí Phansiphăng, số 121/ 2011) thì Vũ Xuân Tửu chỉ ra được sức hấp dẫn như có bùa mê trong văn của Mã A Lềnh: “… văn của ông như có bùa mê, đã đọc thì phải đọc cho đến dấu chấm cuối cùng. Đọc xong dấu chấm cuối cùng rồi thì phải ngẫm nghĩ, vì câu chuyện cứ cựa quậy trong lòng” [56, tr1249]. Đồng thời, tác giả còn hướng sự đánh giá vào mảng truyện song ngữ dành cho thiếu nhi của Mã A Lềnh 4 và thấy được ở đó tấm lòng của người cầm bút: “Đau đáu hương về dân tộc mình và nhọc nhoài mang tinh hoa văn hóa dân tộc mình ra với cộng đồng quốc gia, và từ quốc gia ra quốc tế” [56, tr1246]. Ý kiến của Vũ Xuân Tửu hướng vào đánh giá sự cuốn hút và dư âm mà tác phẩm của Mã A Lềnh để lại trong lòng độc giả. Tác giả cũng thể hiện sự quan tâm tới sáng tác viết cho thiếu nhi của Mã A Lềnh. Tuy nhiên, Vũ Xuân Tửu chưa bình giá sâu về nội dung này. Tiểu luận nghiên cứu: Quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm của Mã A Lềnh (Tạp chí Phansipăng, số 170/2015) của Ngô Quyền. Tác giả đã khảo sát và chỉ ra những điểm cơ bản trong cái nhìn nghệ thuật về con người của nhà văn họ Mã. Ông đánh giá vai trò hàng đầu của Mã A Lềnh trong văn học Mông hiện đại: “Mã A Lềnh thuộc lớp nhà văn tiên phong dân tộc thiểu số HMông của nền văn học Việt Nam hiện đại” [56, tr1257] Một bài viết tinh tế trong việc đánh giá cái “hồn” và sức quyến rũ của văn chương Mã A Lềnh không thể không nhắc tới: Mã A Lềnh - người bỏ bùa mê vào trang viết của Nam Giang. Tác giả đã lý giải thật chính xác và sâu sắc rằng chính tình yêu sâu nặng với quê hương đã làm nên chất men say đậm đà của văn chương Mã A Lềnh: “Mã A Lềnh là một trong số ít những nhà văn giữ được giọng điệu, bản sắc dân tộc mình trong từng trang sách. Đối với ông, mảnh đất Sapa vàvà những huyền tích của người dân xứ sở đó trở thành một phần máu thịt ông, tâm hồn ông. Suốt cả một đời, Mã A Lềnh say mê viết về mảnh đất quê hương ấy, để “bỏ bùa” người xuôi bằng một thứ văn phong như có rượu” [56, tr1286]. Bài viết của Nam Giang bình sâu vào một khía cạnh là thế mạnh của của Mã A Lềnh: văn phong sôi nổi, cuốn hút khiến người ta say mê, mến mộ. Ngoài văn xuôi, các tập thơ của Mã A Lềnh cũng thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của một số học giả. Đáng chú ý có: Những tiếng thơ suy tư (Đọc Bên suối Nậm Mơ của Mã A Lềnh) của tác giả Lâm Tiến và Ngân nga bản tình ca đá núi (Về tập thơ Tình ca đá núi của Mã A Lềnh) của Nguyễn Văn Tông. Tác giả Lâm Tiến đã phát hiện ra cảm hứng chủ đạo của tập thơ là “cảm hứng trữ tình hiện thực nghiêm ngặt về cái quá khứ hiện tại và tương lai của dân tộc” [56,tr.1215tt]. Tác giả Nguyễn Văn Tông tìm hiểu sâu vào nội dung chủ đề, nhịp điệu, ngôn ngữ và những thông điệp gửi gắm qua tập thơ Tình ca đá núi. Ông nhận xét: “59 bài thơ trong Tình ca đá núi là 59 khúc ca của một người con sinh ra từ đá, sống trên đá và mai này đều về với đá. Lời thơ khi ào ạt như suối reo, 5 thác đổ; khi sâu lắng, thở than, day dứt bởi cuộc sống bộn bề gian khó; khi trăn trở nghĩ suy về ngày mai sẽ khác… Mỗi bài, tuy thể thức, nhịp điệu khác nhau, lời thơ khi trải dài theo mạch cảm xúc của dòng thơ tùy bút” [56, tr1270]. Nhìn chung, những nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Mã A Lềnh đều hướng vào tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện các thể loại. Các ý kiến thống nhất ở một số điểm: Mã A Lềnh là nhà văn đa tài, luôn yêu tha thiết và tự hào về những giá trị tinh thần, bản sắc của dân tộc. Văn thơ Mã A Lềnh có sức cuốn hút riêng bởi cái tình đậm đà, bởi bút pháp biến hóa đa dạng mà vẫn có nét thân quen, gần gũi. 2.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn của Mã A Lềnh Tuy sở hữu một gia tài sáng tác tương đối đồ sộ nhưng nhà văn Mã A Lềnh chưa bao giờ thôi miệt mài với thế giới của chữ nghĩa. Từ thơ ca, bút ký rồi tới truyện ngắn, ông luôn lao động hết mình để đem đến cho độc giả những tác phẩm có giá trị. Mười tập truyện ngắn đã được xuất bản là một minh chứng khẳng định sự thành công của Mã A Lềnh ở thể loại này. Đồng thời, sự quan tâm tìm hiểu và các ý kiến bình giá về truyện ngắn của ông còn cho thấy: truyện ngắn Mã A Lềnh đã để lại những dấu ấn nhất định trong đời sống văn học nước nhà. Bài viết sớm nhất phải kể tới là Mùa xuân đọc sách của Vi Hoàng bàn về tập truyện ký Cột mốc giữa dòng sông của nhà văn Mã A Lềnh trên báo Văn nghệ Hoàng Liên Sơn số xuân Ất Sửu (1985). Trong đó, Vi Hoàng đã giới thiệu một cách chi tiết về nội dung và nét đẹp của từng truyện và ký của tập Cột mốc giữa dòng sông. Tác giả nêu cảm nhận chung: “Mỗi trang sách, người đọc lại bắt gặp ở anh một bút pháp mới lạ, chiều sâu của sự suy tưởng hòa quyện với chất trữ tình đằm thắm” [56, tr1759]. Để rồi, tác giả đi đến nhận định về cái dư âm vương vấn mà truyện ký của Mã A Lềnh để lại: “ Những trang viết của Mã A Lềnh thuộc vào loại đọc xong rồi, người đọc lại muốn đọc lại và mỗi lần đọc lại, lại tìm thấy một ý nghĩa mới mẻ, giúp cho tâm hồn con người bay bổng” và “đã đọc là khó dứt, khó quên” [56, tr 1765]. Ý kiến của Vi Hoàng bàn về một tác phẩm cụ thể nhưng đã gợi mở được những điểm nổi bật cơ bản trong sáng tác của Mã A Lềnh: bút pháp, nội dung triết lý và trữ tình. Đây là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, mới mẻ của tác phẩm Mã A Lềnh. 6 Tiếp đó, trong cuốn Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn hóa Dân tộc 1988), tác giả Lê Kim Vinh viết về hành trình sáng tác văn xuôi của Mã A Lềnh nói chung và một vài đặc điểm truyện ngắn của Mã A Lềnh nói riêng. Lê Kim Vinh nhận xét về giọng văn của nhà văn đến từ mảnh đất có đỉnh Phan xi păng ngút ngàn ấy như sau: “Truyện của Mã A Lềnh làm người đọc chú ý hơn ở cách thức diễn đạt. Văn anh nồng nàn hơi thở của dân tộc mình. Ngắn gọn, dứt khoát nhưng vẫn rất phóng túng. Đọc anh, cứ như cảm thấy một âm hưởng nào đó vang lên từ câu chữ, từ những hình ảnh được đặc tả, từ những sợi dây rung cảm tâm hồn quấn quýt giữa thực và mơ, giữa hiện tại và quá khứ ” [56, tr 1771]. Ý kiến của Lê Kim Vinh cũng đồng quan điểm với cảm nhận của một số tác giả về văn phong của Mã A Lềnh: linh hoạt, biến hóa, đậm đà bản sắc Mông. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Mã A Lềnh dành nhiều trang viết cho thiếu nhi. Các truyện ngắn viết cho thiếu nhi của ông đã nhận được một số giải thưởng uy tín và đều được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Tiêu biểu có bài viết sau: Nhà nghiên cứu Lâm Tiến viết : Đọc Thằng bé củ mài của Mã A Lềnh đã giới thiệu một cách ngắn gọn về tập truyện ngắn nêu trên: “Ngoài hai truyện viết về đề tài khác, còn bay truyện trong Thằng bé củ mài viết về cuộc sống lao động và học tập của các trẻ em người HMông hiện nay. Một cuộc sống còn nhiều bất cập, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, vất vả cực nhọc” [50,tr113]. Theo tác giả, nhà văn không chỉ miêu tả mà còn đi vào phân tích nguyên do của những thiệt thòi mà trẻ con vùng cao phải gánh chịu. Bằng tình thương và sự thấu hiểu, nhà văn Mã A Lềnh đã ca ngợi khát vọng đến trường, ý chí vươn lên của những đứa trẻ nơi này. Ngoài ra, tác giả Lâm Tiến cũng chỉ ra một nét đẹp của con người vùng cao được nhà văn Mã A Lềnh khắc họa: tình yêu và ý thức bảo vệ thiên nhiên qua những việc làm tuy nhỏ bé nhưng đáng yêu, đáng quý của mỗi đứa trẻ. Bàn về tập truyện song ngữ Việt - HMông Làng mình của Mã A Lềnh, tác giả Cao Văn Tư (Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai) đã viết một bài cảm nhận sâu sắc và giàu cảm xúc với tựa đề: Làng mình - ăm ắp kỉ niệm, chan chứa yêu thương (Tạp chí văn nghệ Lào Cai số 3 - 2008). Tác giả xem tập truyện này là món quà ý nghĩa mà Mã A Lềnh dành tặng cho tất cả các trẻ em: từ trẻ em vùng cao, nông thôn tới các trẻ em nơi phố thị. Cao Văn Tư không chỉ giới thiệu nội dung hấp dẫn của tập Làng mình mà còn cho biết ở mỗi câu chuyện, Mã A 7 Lềnh đã khéo léo lồng vào đó những mẩu chuyện dân gian đặc sắc. Tác giả cũng phát hiện và chỉ ra sự tiếp nối, đào sâu của cây bút này: “Với Làng mình, Mã A Lềnh tiếp tục khẳng định phong cách đã được tạo nên từ các tác phẩm trước. Ông tiếp tục xu hướng khai thác, thể hiện chất nhân văn của tác phẩm, của tình người tiềm ẩn trong cuộc sống thường ngày. Ông không cố công tìm cái gay cấn, không đi vào những xung đột gay gắt, mà cứ chậm rãi bình thản chọn tìm cái đẹp bình dị mà quý giá trong cuộc sống của trẻ thơ, của bà con trên núi cao”[56, tr1240]. Qua nhận định này, tác giả đánh giá cao giá trị của tập truyện Làng mình. Tác phẩm của Mã A Lềnh đã chinh phục độc giả bằng tính chân thật, chất thơ giản dị toát ra từ tâm hồn và cuộc sống của người vùng cao. Trong bài viết Diện mạo văn học thiếu dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/ 2016), tác giả Cao Thị Hảo đề cập tới một số đóng góp của truyện thiếu nhi Mã A Lềnh trong dòng chảy văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói chung. Theo tác giả: “Mã A Lềnh đã miêu tả cụ thể, sinh động thế giới tâm hồn trong sáng, thánh thiện, hồn hậu và đáng yêu của thiếu nhi vùng cao với các hình ảnh rất mộc mạc” [15, tr21]. Tác giả còn phát hiện và chỉ ra nét đẹp mang khát vọng đẹp đẽ của truyện ngắn Thằng bé củ mài: “Thông qua hình ảnh thằng bé củ mài, Mã A Lềnh muốn giới thiệu với bạn đọc tấm gương hiếu học đáng quý của thiếu nhi dân tộc HMông trên con đường nhọc nhằn đi tìm tri thức. Đó sẽ là những chủ nhân tương lai của dân tộc thắp lên ngọn lửa đưa dân tộc mình đến với tri thức của nhân loại” [15, tr21]. Ở bài viết này, nhà nghiên cứu Cao Thị Hảo đã đặt tập truyện Thằng bé củ mài vào dòng chảy chung để thấy được nội dung đặc sắc và đóng góp nổi bật của tập truyện. Qua bài báo Mã A Lềnh với văn xuôi thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 258/2016) các tác giả Đào Thủy Nguyên - Cao Thị Hảo - Lý Thị Nhâm đã khảo sát một cách hệ thống về ba tập truyện thiếu nhi của nhà văn Mã A Lềnh. Bài viết chỉ ra góc nhìn hiện thực của nhà văn họ Mã về đời sống thiếu thốn, cơ cực của các em thiếu nhi miền núi. Đồng thời, cũng làm rõ khía cạnh nhân bản, nhân văn của các tác phẩm khi ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, nghị lực vươn lên và ước mơ của những cô bé, cậu bé vùng cao. Các tác giả nhận định: “Không triết lý sâu xa mà nhẹ nhàng và tinh tế, cùng với giọng điệu thủ thỉ tâm tình, mỗi truyện ngắn của Mã A Lềnh như một bài ca về 8 những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, nhà văn của người Hmông đã hướng bạn đọc nhỏ tuổi tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện” [38 tr18]. Ngoài ra, còn có các bài cảm nhận, lời bình cô đọng về một số truyện ngắn của Mã A Lềnh như: Tôi thích truyện ngắn Đi chợ phố của tác giả Trịnh Bảng đăng trên Tạp chí văn nghệ Lào Cai số 2 (1995). Bài viết ngắn gọn, khái quát nội dung truyện ngắn: “Đi chợ phố là bức phác họa toàn cảnh về một thành phố và đây là dáng vẻ một đô thị miền núi đang khẩn trương xây dựng, nhưng ngay từ buổi đầu đã bộc lộ những khiếm khuyết như là lở loét. Thói hợm hĩnh trưởng giả, cái nhố nhăng xộc xệch không theo kịp nếp sống văn mình phố thị vẫn còn đó, và xa xôi, qua tác phẩm, người đọc tự hiểu ra nhiều điều” [56, tr1776]. Ý kiến của Trịnh Bảng đã chỉ ra được cảm hứng hiện thực đặc sắc và tinh thần phê phán của truyện ngắn Đi chợ phố. Tuy nhiên, tác giả chưa bàn sâu về bút pháp nghệ thuật của truyện ở từng biểu hiện cụ thể. Lời bình về truyện ngắn Mo Chư của Trần Hòa Bình in trong tập sáu của Tuyển tập Văn học Dân tộc & Miền núi (Nxb Giáo dục, 1998) nhận định: “Mo Chư là một truyện ngắn mang đậm cảnh sắc và phong tục miền núi, lãng đãng một chút không khí huyền bí. (…) Mã A Lềnh biết làm chủ các con chữ và nhịp điệu câu chuyện theo cách của một nhà thơ viết văn xuôi, phả vào đó một nỗi buồn mênh mông” [56, tr1220]. Theo tác giả, Mo Chư là truyện ngắn đặc sắc nhất vì nó đã truyền tải được không khí đặc trưng của vùng cao từ cảnh sắc tới phong tục tập quán. Nấm mồ hoang sự thay đổi bút pháp trong văn xuôi Mã A Lềnh của Đoàn Hữu Nam đăng trên Tạp chí văn nghệ Lào Cai số 1 (2003) là một bài viết đi sâu tìm hiểu, chứng minh sự đổi mới về bút pháp thể hiện của Mã A Lềnh qua một truyện ngắn cụ thể. Tác giả nhận định: “ Từ mảng, anh chuyển hẳn sang trang viết mới, các tình huống mở, kết tốc độ và đậm đặc. Trong truyện có tới chín tình huống nối tiếp nhau như một sự dẫn dắt. Song bao trùm lên cả truyện là tính cách của từng nhân vật, mà thông qua những tính cách đó hiện lên những số phận, một kết cục bi phẫn của một mối tình”… [56, tr1227]. Cuối cùng, Đoàn Hữu Nam đi tới nhận định “ Với Nấm mồ hoang, Mã A Lềnh đã bứt khỏi phương pháp thể hiện 9 quen thuộc để tìm ra một phương pháp thể hiện mới dễ được bạn đọc đón nhận và suy ngẫm” [56, tr1227]. Tuy chỉ khảo sát sự thay đổi bút pháp ở một truyện ngắn nhưng thông qua việc phân tích tỉ mỉ, tác giả đã khơi được sự hấp dẫn của truyện ngắn Mã A Lềnh. Bài viết chứng tỏ sự cảm nhận tinh nhạy và lối viết phê bình sắc sảo của một người cầm bút. Về truyện ngắn Con cáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp có lời bình ngắn gọn “ Con cáo có cốt truyện thật đơn giản. Nhưng nó được tác giả viết một cách chân thực và hấp dẫn. […] Duy có điều mạch truyện không chảy theo hướng kể lể về chiến công của Cáo. Mã A Lềnh biết tạo một lối rẽ khá bất ngờ cho truyện: Kể về cái tình của con Cáo” [56,tr1284]. Lời bình trên cho thấy một hướng đổi mới trong cách kể chuyện của nhà văn Mã A Lềnh, thoát khỏi mặc định cũ mòn. Trong truyện Con Cáo, Mã A Lềnh không nhìn con vật bằng cái nhìn nhân hóa quen thuộc mà bằng cái nhìn sinh thái học: nhân vật con cáo có một đời sống riêng với tính cách nổi bật là sự tình nghĩa. Ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp đã mở ra một hướng tiếp cận mới đối với truyện ngắn Mã A Lềnh Qua các bài báo, công trình nghiên cứu về truyện ngắn nhà văn Mã A Lềnh, cho thấy: các tác giả đã đề cập và khẳng định những giá trị đặc sắc của các tập truyện ngắn ở phương diện nội dung và bút pháp nghệ thuật. Nhất là những truyện ngắn có sự độc đáo về nội dung và đổi mới về bút pháp được xem xét, bình giá tương đối kỹ lưỡng. Từ việc khảo sát nói trên, chúng tôi thấy rằng: Mã A Lềnh là một nhà văn có sự nghiệp văn học đồ sộ và phong phú. Các tác phẩm của ông đã chinh phục được không ít độc giả bởi những giá trị độc đáo. Vậy nên, đã có không ít những bài viết nghiên cứu, phê bình và nhận định về các tập bút ký, truyện ngắn, thơ của ông. Tuy nhiên, chưa có công trình nào khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Mã A Lềnh. Các nghiên cứu về sáng tác của Mã A Lềnh hiện có: luận án tiến sĩ Thơ ca dân tộc HMông - từ truyền thống đến hiện đại ( ĐH Sư Phạm Thái Nguyên- 2012) của tác giả Nguyễn Kiến Thọ khảo sát về thơ Mã A Lềnh cùng với thơ của các nhà thơ dân tộc Mông khác ; khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ tìm hiểu về truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Mã A Lềnh. Đây chính là thuận lợi để chúng tôi triển khai đề tài: Truyện ngắn Mã A Lềnh với mong muốn khẳng định và tôn vinh những đóng góp của ông trong thể loại truyện ngắn và trong bộ phận văn học Mông nói riêng và rộng hơn là trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiện nay, nhà văn Mã A Lềnh sở hữu hơn 30 đầu sách bao gồm cả sáng tác văn học và sưu tầm, tiểu luận phê bình. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn của Mã A Lềnh qua một số phương diện về nội dung và nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các sáng tác truyện ngắn của Mã A Lềnh, cụ thể gồm các tác phẩm sau: Truyện thiếu nhi: - Dấu chân trên đường, (tập truyện) Nxb Kim Đồng (1996) - Người từ trên trời xuống, (tập truyện) Nxb Kim Đồng (1999) - Thằng bé củ mài , (tập truyện) Nxb Kim Đồng (2000) - Chuyện xưa ở Mường Tiên (tập truyện song ngữ), Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai (2003) - Làng mình (tập truyện song ngữ) Nxb Kim Đồng (2008) - Chuyện con suối Mường Tiên Nxb Kim Đồng (2010) Tuyển tập truyện ngắn: - Chuyện bây giờ mới kể (1996) Nxb Văn hóa dân tộc - Rừng xanh (1997) Nxb Văn hóa dân tộc - Dòng suối dân ca (Truyện ngắn chọn lọc) Nxb Hội nhà văn (2015) Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu một số truyện ngắn của tác giả dân tộc thiểu số khác để so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu truyện ngắn Mã A Lềnh một cách toàn diện, chúng tôi hướng tới các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Tìm hiểu về toàn bộ sự nghiệp sáng tác và đánh giá vị trí của Mã A Lềnh trong văn học Mông hiện đại nói riêng và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Phân tích làm rõ những đặc điểm nổi bật về truyện ngắn Mã A Lềnh,khắc họa toàn diện bức tranh thiên nhiên đời sống và con người vùng cao. Trong đó, đặc biệt làm rõ những nét văn hóa phong tục đặc sắc của người Mông trong truyện ngắn của Mã A Lềnh. 11 Chỉ ra và phân tích những phương diện nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Mã A Lềnh. Từ đó đánh giá chung về phong cách nghệ thuật và quan niệm sáng tạo của nhà văn. Qua việc nghiên cứu góp phần quảng bá rộng rãi hơn về văn học DTTS nói chung và nét đẹp của văn hóa Mông nói riêng . 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây: Phương pháp thống kê, phân loại: được sử dụng để liệt kê, phân loại các tác phẩm theo đề tài, hình tượng nhân vật và cảm hứng sáng tác. Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích để làm rõ hơn điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm của Mã A Lềnh và nhà văn dân tộc thiểu số khác. Phương pháp phân tích,tổng hợp: sử dụng để làm rõ các chặng hành trình sáng tác của nhà văn Mã A Lềnh. Làm rõ những đặc điểm nổi bật về nội dung, đặc sắc về bút pháp nghệ thuật của truyện ngắn Mã A Lềnh. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng phương pháp thi pháp học vào phân tích, bình giá các tác phẩm theo đặc trưng thể loại và vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học…) để thấy được nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc đậm đà trong truyện ngắn Mã A Lềnh. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn bộ truyện ngắn của Mã A Lềnh một cách có hệ thống. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của Mã A Lềnh cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Đồng thời bổ sung tài liệu tham khảo về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung và văn học dân tộc Mông nói riêng vốn chưa được nghiên cứu sâu, rộng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Mã A Lềnh trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Chương 2: Cảm hứng về thiên nhiên, con người và văn hóa truyền thống trong truyện ngắn Mã A Lềnh. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn Mã A Lềnh. 12 NỘI DUNG Chương 1 MÃ A LỀNH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa, văn học Mông 1.1.1. Những đặc điểm về văn hóa tộc người Dân tộc Mông (trước năm 1979 được gọi là người Mèo) là tộc người có dân số đông vào hàng thứ 5 trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Mông thích sống ở núi cao, tập quán không muốn va chạm. Nếu có va chạm gì thì họ sẽ bỏ đi đến nơi khác sinh sống. Người Mông quan niệm: “Lửa cháy đến đâu người HMông theo đến đó”. Vì vậy, người Mông còn được gọi là “cư dân lữ hành”. Họ canh tác nương rẫy với các cây trồng phù hợp thổ nhưỡng của miền núi cao như: ngô, lúa nương, khoai, tam giác mạch, ý dĩ, lạc, vừng, đậu và các loại rau trên những thửa ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, họ có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như: đan lát, se lanh dệt vải, đúc, rèn, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc. Những sản phẩm thủ công của người Mông có tính kĩ thuật cao, đẹp và tinh xảo thể hiện được tính nhân văn và bản sắc văn hóa độc đáo. Người Mông được chia thành các nhóm nhỏ dựa trên sự khác biệt về sắc phục của người phụ nữ và ít nhiều về âm điệu, thổ ngữ. Theo sự khảo sát của hai tác giả Mã A Lềnh - Từ Ngọc Vụ trong sách Tiếp cận văn hóa HMông, hiện nay có 5 ngành Mông chính: HMông Đơ, HMông Lềnh, HMông Giua (Xanh), HMông Đu (Đen), HMông Si (Đỏ). Trang phục của phụ nữ Mông độc đáo và nổi bật: “Hầu hết đều được thêu thùa, trang trí hoa văn, họa tiết cầu kỳ, tinh xảo mang sắc thái vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên” [30, tr221]. Trang phục ấy ngoài chức năng sử dụng, còn ẩn chứa ý nghĩa về văn hóa: “Hoa văn trang trí trên áo, váy người phụ nữ HMông còn gửi gắm tình cảm, ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp” [30, tr221]. Đồ trang sức của phụ nữ Mông: gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn được chế tác tinh xảo. Trang phục của nam giới Mông mỗi vùng miền có nét khác nhau đôi chút. Cụ thể: “Ở vùng biên giới phía Bắc, nam giới HMông mặc áo đính cúc vải, quần 13 rộng ống, đầu đội các loại mũ thông dụng. Trang phục nam giới HMông phía Tây Bắc, chủ yếu ngành HMông Đơ mặc áo ngắn, cài chéo khuy nách, tay dài có hoa văn ở cánh tay, quần lá tọa rộng đũng, hai ống có xu thế bó lại, đầu đội khăn trắng không nhuộm hoặc nhuộm qua” [30, tr220]. Trưởng thành từ những cuộc thiên di, người Mông có tiếng nói và chữ viết riêng. Dân tộc Mông tuy có nhiều ngành nhưng tiếng nói cơ bản thống nhất. Tiếng Mông thuộc họ Nam Á, ngữ hệ Mèo - Dao. Về cơ bản, tiếng Mông và chữ viết hiện nay đều thống nhất cùng một loại. Người Mông sống quần tụ trong từng bản có vài chục nóc nhà và thích sống khép kín. Nhiều nơi đồng bào xây tường đá ngang đầu quanh nhà ở. Họ thường ở nhà đất trình tường lợp ngói hay nhà gỗ lợp mái tranh phên vách. Cấu trúc chung của ngôi nhà truyền thống gồm ba gian, hai cửa chính và hai cửa sổ trở lên. Gian giữa rộng nhất có cửa chính nhìn về phía trước, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và dùng để tiếp khách. Cửa chính được làm từ gỗ tốt hoặc thân trúc, mai già. Cửa mở vào trong chứ không mở ra ngoài và không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà làm từ gỗ. Trong tâm linh, cánh cửa nhà của người Mông chính là lòng dạ chủ nhà, vì thế nên kiêng kị dùng sắt thép bởi đây là chất liệu của dao kiếm. Một điểm nhấn quan trọng nữa là cây cột trong nhà của người Mông - biểu hiện cho tinh thần của chủ nhà. Vì thế nên cột được chọn phải là cây rừng không bị sâu, thối hay bị cụt ngọn để thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của gia chủ. Vách sau của gian giữa là chỗ thiêng. Tiếp gian bên cạnh là buồng ngủ và bếp. Đầu hồi nhà có một cửa phụ, chính là lối đi lại hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Nhà ở của người Mông không chỉ phù hợp với điều kiện sống đặc trưng của họ mà còn thể hiện quan niệm về mặt tín ngưỡng, tâm linh. Ở đa số địa phương có người Mông sinh sống, việc trao đổi hàng hóa chủ yếu diễn ra ở chợ phiên theo lịch sáu ngày họp một lần. Ngày nay, đa số các địa phương đã điều chỉnh thống nhất họp vào ngày chủ nhật. Trong đó, phải kể đến một phiên chợ độc đáo: “chợ tình” Khau Vai (ở huyện Mèo Vạc - Hà Giang) mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm 27/3 âm lịch gắn với sự tích về một mối tình dang dở. Vào những ngày chợ phiên, người Mông đi trẩy chợ đem các sản vật họ tự làm ra để bán và mua những vật dụng thiết yếu mà họ không làm ra được. 14 Trong sinh hoạt hàng ngày, người Mông trân trọng, nâng niu việc ăn uống và xem đó là biểu hiện của văn hóa giao tiếp. Ẩm thực của người Mông giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bữa cơm hàng ngày của người Mông gồm cơm (ngoài cách nấu thông thường thì còn chế biến bằng hình thức khác như rang, nắm hoặc nấu thành cháo) ăn kèm với canh rau, củ. Họ còn có một số món được chế biến cầu kì và giàu dinh dưỡng như: xôi ngũ sắc, phở chua; các loại bánh phong phú. Món ăn độc đáo làm nên “thương hiệu” cho ẩm thực Mông phải kể tới thắng cố và rượu ngô. Thắng cố và rượu ngô là bộ đôi song hành, không thể thiếu trong các phiên chợ nói riêng và một số lễ hội của người Mông nói chung. Phong tục, tập quán của người Mông rất phong phú và giàu bản sắc, bao gồm: phong tục ăn tết, nghi lễ cưới xin, tang ma và các sinh hoạt cộng đồng khác. Người Mông tính lịch theo 12 con giáp, gọi là pua chu (puôs tsus), mỗi năm chẵn 12 tháng. Trong một năm, người Mông thường ăn hai Tết lớn: Tết mừng năm mới và Tết mùng 5 tháng 5. Không theo nông lịch phương Đông như các tộc người khác nên người Mông tổ chức đón Tết năm mới sớm. Thời gian ăn Tết là dịp sum họp gia đình, họ mạc, gia tiên trong nhà, kể từ ngày 30 tháng Chạp đến hết ngày rằm tháng Giêng. Trong đó có bốn ngày quan trọng là ngày 30 tiễn biệt năm cũ, mồng Một đón năm mới, mồng Ba tiễn gia tiên và Tết Rằm, còn gọi là Đại Tết hay Tết Mẹ. Ngày 30, nếp nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ban thờ trang hoàng bằng giấy bản, giấy tiền cho tiên tổ về ngự ở đó. Các dụng cụ sản xuất được nghỉ ngơi và được chủ nhân cảm tạ bằng cách xếp chúng lại nơi bàn thờ. Hội nổi bật vào dịp ăn Tết đón xuân là “gầu tào”, tổ chức từ ngày mồng hai do một gia đình nào đó làm chủ hội. Chủ hội là trường hợp có sinh vô dưỡng hoặc sinh con một bề gái, chăn nuôi sản xuất có nguy cơ lụi bại hay nhà có người ốm đau lâu ngày chữa trị, cúng bái không khỏi. Đây là dịp gặp gỡ tăng thêm tình cố kết cộng đồng, nên hội nào càng thu hút đông người thì chủ hội càng tốt phúc. Với lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời, phong tục cưới xin của người Mông có nét độc đáo riêng. Người Mông có một luật lệ được duy trì từ đời này sang đời khác: chế độ một vợ một chồng. Trước đây, trong cộng đồng dân tộc Mông tồn tại tục “cướp vợ” đã gây ra không ít hệ lụy đau buồn và thiệt thòi cho người phụ nữ. Người thanh niên cùng bạn bè tìm cách “cướp” người con gái yêu thích về ở nhà mình vài hôm rồi thông báo cho gia đình nhà gái biết. Sau này, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan