Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Truyện ngắn hiện thực việt nam 1932 1945 nhìn từ lý thuyết tự sự...

Tài liệu Truyện ngắn hiện thực việt nam 1932 1945 nhìn từ lý thuyết tự sự

.PDF
206
532
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ LƯƠNG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 19321945 NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TỰ SỰ Ngành: Lý luận văn học Mã số: 9.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong luận án có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thị Lương LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người đã luôn ủng hộ, động viên, tận tình hướng dẫn và gợi mở những hướng nghiên cứu khoa học giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Sư phạm, lãnh đạo Trường Đại học Bạc Liêu, lãnh đạo Viện Văn học, lãnh đạo Khoa Văn học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khuyến khích, động viên, và toàn thể quý thầy cô, những người đã định hướng và chia sẻ những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện luận án tại Học viện Khoa học xã hội. Tác giả luận án Phạm Thị Lương MỤC LỤC MỞ ĐẦU. .................................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHÊN CỨU ..................................................... 7 1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới..................................................... 7 1.2. Tự sự học trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam............................................................10 1.3. Tình hình nghiên cứu tự sự học trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945..............................13 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 ................................................................................................ 13 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1986 ............................................................................................. 14 1.3.3. Giai đoạn từ 1986 đến 2000 ............................................................................................. 16 1.3.4. Giai đoạn từ 2000 cho đến nay ........................................................................................ 17 1.4. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu.......................................................................... 21 Chương 2: CÁC DẠNG THỨC TỔ CHỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 .................................................................................... 22 2.1. Kết cấu tự sự ......................................................................................................................... 22 2.1.1. Quan niệm về kết cấu trong tác phẩm tự sự ............................................................ 22 2.1.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945......................25 2.2. Truyện kể nghệ thuật............................................................................................................ 37 2.2.1. Lý thuyết về truyện kể trong loại hình tự sự ............................................................ 37 2.2.2. Các dạng thức truyện kể trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 .............................42 2.3. Tình huống truyện ................................................................................................................ 56 2.3.1. Quan niệm về tình huống truyện trong lý thuyết tự sự học..................................... 56 2.3.2. Tình huống trong truyện ngắn ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 .................... 58 TIỂU KẾT ................................................................................................................................... 66 Chương 3: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 ......................................................................................................................... 67 3.1. Người kể chuyện và nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ........................... 67 3.1.1. Giới thuyết đôi nét về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ................................. 67 3.1.2. Các yếu tố cơ bản nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ....................... 70 3.2. Các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 ........................76 3.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba mang điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong và điểm nhìn phức hợp......................................................................................................... 76 3.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất mang điểm nhìn đơn tuyến và điểm nhìn đa tuyến ..................................................................................................................... 86 3.2.3. Người kể chuyện ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba mang điểm nhìn dịch chuyển ........................................................................................................................ 94 TIỂU KẾT ................................................................................................................................... 98 Chương 4: DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 ................................................................................... 99 4.1. Quan niệm về diễn ngôn và tiếp cận diễn ngôn từ lý thuyết tự sự ..................................99 4.1.1. Khái niệm diễn ngôn................................................................................................99 4.1.2. Tiếp cận diễn ngôn từ lý thuyết tự sự .....................................................................100 4.2. Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945.................... 102 4.2.1. Vai trò chi phối của diễn ngôn người kể chuyện đến toàn bộ cấu trúc tác phẩm ......... 102 4.2.2. Thành phần trần thuật của người kể chuyện ..........................................................105 4.2.3. Thành phần miêu tả của người kể chuyện ..............................................................109 4.3. Diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 ..................119 4.3.1. Diễn ngôn đối thoại của nhân vật ...........................................................................120 4.3.2. Diễn ngôn độc thoại của nhân vật ...........................................................................130 4.4. Nghệ thuật tổ chức diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 ........................................................................................ 139 4.4.1. Đan cài, lồng ghép lời người kể chuyện với lời của nhân vật ........................................ 140 4.4.2. Gia tăng kết hợp lời người kể chuyện và lời độc thoại dưới dạng nửa trực tiếp của nhân vật ........................................................................................................................141 TIỂU KẾT .................................................................................................................................144 KẾT LUẬN ..............................................................................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................152 PHỤ LỤC .................................................................................................................................166 DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁCH GHI TRÍCH DẪN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN TNHT: Truyện ngắn hiện thực NKC: Người kể chuyện NV: Người viết Nxb: Nhà xuất bản Cách ghi trích dẫn trong luận án: - Ví dụ [19, tr.314]: trong đó 19 - chỉ số thứ tự của tài liệu, tr.314 - chỉ số trang của dẫn liệu được sử dụng. - “.......”29 : trong đó “.......” là phần trích dẫn được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt của người viết, 29 - chỉ số thứ tự của dẫn liệu được dịch từ nguyên bản tiếng Anh người viết đã trích dẫn trong phụ lục 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Khám phá văn xuôi từ lí thuyết tự sự Tự sự học (narratology) là một ngành nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của truyện kể trong mọi hình thức văn học. Đặc biệt nó đề cập đến những kiểu người kể chuyện, chỉ ra những yếu tố của cấu trúc và những phương thức kết hợp khác nhau, những thủ pháp tự sự, và sự phân tích những kiểu loại diễn ngôn, những ngôi kể rõ ràng hay ngụ ý,... Lí thuyết tự sự hiện nay có nhiều biến đổi phức tạp so với sự nghiên cứu truyền thống về truyện kể. Từ công trình Thi pháp học của Aristotle cho đến công trình Tu từ học tiểu thuyết (The Rhetoric of fiction, 1961) của Wayne Booth, lí thuyết Tự sự học đã manh nha, định hình và dần dần phát triển. Tuy nhiên, phải đến những năm 60 của thế kỉ XX, tự sự học mới thực sự trở thành một ngành nghiên cứu độc lập và có tên gọi chính thức. Tự sự học được xác định xuất phát từ sự phát triển trong chủ nghĩa hình thức Nga và đặc biệt là trong chủ nghĩa cấu trúc Pháp. Theo đó, những nhà tự sự học không nghiên cứu truyện kể bằng các phương thức nghiên cứu truyền thống, mà nghiên cứu hệ thống các cấu trúc hình thức. Các nhà tự sự học cấu trúc nghiên cứu những cách thức tạo thành diễn ngôn truyện kể, đi vào cấu trúc được được sử dụng để xây dựng một cốt truyện. Tz. Todorov được xem là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa cấu trúc - người mở đường cho lĩnh vực nghiên cứu tự sự học. Tự sự học nhanh chóng có sức lan tỏa đến ngành nghiên cứu văn học ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi đây là một lĩnh vực nghiên cứu thực sự mở ra hướng tiếp cận mới đến tác phẩm văn chương. Khi mới trở thành một ngành nghiên cứu độc lập, không ít người hoài nghi về sự phát triển và tồn tại của nó trong bối cảnh có nhiều lí thuyết văn học liên tục chiếm ưu thế trên văn đàn. Tuy nhiên, tự sự học không hề "lép vế" mà từng bước khẳng định vị thế của mình. Nhiều nước đã có sự tiếp nhận lí thuyết tự sự và cải biên cho phù hợp với thực tiễn đời sống nghiên cứu văn học của nước mình. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực nghiên cứu tự sự học không chỉ trong văn học nghệ thuật mà còn trong nhiều ngành khoa học xã hội khác, chẳng hạn: những công trình nghiên cứu: Diễn ngôn tự sự: Bài luận về phương pháp (Narative discourse: an essay in method, 1972) của G. Genette, Thi pháp văn xuôi (The poetics of prose, 1977) của Tz. Todorov; Câu chuyện và diễn ngôn: Cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết và điện ảnh (Story and discourse: narative structure in fiction and film, 1978) của Seymour Chatman; Tự sự học: Nhập môn lý thuyết tự sự (Naratology: introduction to the theory of narrative, 1985) của Miekal Bal; Từ điển tự sự học (Dictionary of narratology, 1987) của Gerald Prince;... Đó là những đại biểu xuất sắc đặt nền móng cho lĩnh vực tự sự học. Các thế hệ nghiên cứu tự sự học sau này không ngừng tiếp thu và mở rộng nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Các vấn 1 đề liên quan đến truyện kể đều được khai thác như: điểm nhìn, ngôi kể, kết cấu, cốt truyện, nhân vật, thời gian, không gian, vấn đề người đọc, tác giả hàm ẩn, diễn ngôn tự sự,... Tất cả các phương diện nghiên cứu đó tạo thành hệ thống lí thuyết tự sự tương đối hoàn chỉnh. Cũng như bối cảnh chung trong nghiên cứu văn học ở nhiều nước, tự sự học được giới thiệu ở Việt Nam như một lẽ tất yếu. Từ khi được giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học được các nhà nghiên cứu, người đọc hưởng ứng và tiếp nhận rộng rãi. Có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng ở mặt này, mặt khác của lí thuyết tự sự, bước đầu tạo nên diện mạo mới mẻ cho nghiên cứu văn học nước nhà. Người đọc biết đến những công cụ mới để giải mã tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu văn học đầu ngành cũng đã chú ý dịch và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu tự sự học của các học giả nổi tiếng ở Pháp, Nga, Anh,... Điều đó đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam. Nhìn lại tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam, mặc dù đã có khá nhiều công trình ứng dụng lí thuyết tự sự học để nghiên cứu văn học trong và ngoài nước, nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng đáng có. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết cho những nhà nghiên cứu đầu ngành, cũng như những ai thực sự quan tâm cần thúc đẩy hơn nữa khuynh hướng nghiên cứu văn học từ lí thuyết tự sự. Trong quá trình giới thiệu, tiếp nhận cũng cần có những biến cải để phù hợp với thực tiễn nghiên cứu văn học ở Việt Nam. 1.2. Thành tựu nghiên cứu truyện ngắn hiện thực 1932-1945 Văn học Việt Nam 1930-1945 là một mốc đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong dòng chảy của nền văn học dân tộc. Năm 1932 được xem là cột mốc cho sự đổi mới của nền văn học nước nhà, gắn liền với những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn học. Đây cũng là giai đoạn có những biến động gay gắt trong lịch sử xã hội Việt Nam. Kéo theo đó là sự phát triển của các dòng văn học, trong đó có dòng văn xuôi hiện thực. Nói đến văn xuôi hiện thực, không thể không nhắc đến truyện ngắn – một thể loại từng đem lại những thành tựu đáng kể cho văn học Việt Nam thời kỳ này. Truyện ngắn hiện thực có những bước phát triển mạnh như vậy là do có sự manh nha, phát triển từ đầu thế kỷ XX. Từ đầu năm 1930, Nguyễn Công Hoan xuất hiện trên văn đàn bắt đầu khẳng định vị thế thực sự của thể loại truyện ngắn. Tiếp theo Nguyễn Công Hoan, hàng loạt nhà văn xuất hiện trong giai đoạn này như: Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Thạch Lam, Nam Cao,... Họ đã làm nên diện mạo truyện ngắn nhiều biến hóa phong phú và khẳng định đỉnh cao về nghệ thuật truyện ngắn so với trước đây. Gần đây, vấn đề tự sự học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng ở trên nhiều bình diện. Nhiều người nghiên cứu đã vận dụng để tìm hiểu trong các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn,… Khi soi chiếu dưới góc độ tự sự học, những vấn đề nội dung, tư tưởng, giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm được nhìn nhận một cách toàn diện và có cơ sở lý luận vững chắc hơn. Ngày nay, người ta có xu hướng nghiên cứu tác phẩm văn học trên nhiều phương diện 2 thi pháp. Nghệ thuật tự sự là một phương diện của thi pháp văn xuôi. Vấn đề nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn hiện thực 1932-1945, đã có những nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Các phương diện được bàn nhiều nhất tập trung vào: ngôn ngữ nghệ thuật, nhân vật, phương thức trần thuật, thời gian, không gian tự sự, kết cấu tự sự,... Những công trình này quan tâm nghiên cứu nghệ thuật tự sự của từng tác giả. Việc tìm hiểu xuyên suốt một giai đoạn với những đặc điểm chung và sự biến đổi nghệ thuật tự sự thì chưa được chú ý nhiều. Sự chuyển dịch trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn ở từng thời kỳ cũng chưa được chú ý khai thác. Trên cơ sở đó, chúng tôi hướng đến khai thác truyện ngắn hiện thực 1932-1945 từ một số phương diện lí thuyết tự sự. Các khía cạnh về người kể chuyện, các dạng thức tổ chức tự sự, diễn ngôn tự sự là những khía cạnh chúng tôi nhận thấy còn có thể tiếp cận khai thác. Những phạm vi nghiên cứu này không phải là mới, càng không phải là “những nguồn chưa ai khơi”, nhưng chúng tôi muốn đi sâu vào những mạch đã khơi ấy để tìm tòi và chỉ ra những chỗ chưa làm rõ trong thi pháp tự sự của truyện ngắn hiện thực giai đoạn này. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 nhìn từ lý thuyết tự sự”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Khi nghiên cứu đề tài Truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 nhìn từ lý thuyết tự sự, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của luận án là: Tìm hiểu truyện ngắn hiện thực Việt Nam trên các phương diện của lý thuyết tự sự như: người kể chuyện; các dạng thức tổ chức tự sự (kết cấu, truyện kể, tình huống); diễn ngôn. Qua đó, luận án khẳng định những giá trị nổi bật, cũng như đóng góp của truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 -1945 trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Thực hiện luận án này, chúng tôi mong muốn giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 dưới sự soi chiếu từ tự sự học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án cần khảo sát một số đặc điểm của truyện ngắn hiện thực 1932-1945, chỉ ra sự kế thừa và đổi mới của thành phần văn học này so với văn xuôi tự sự truyền thống, đồng thời, chỉ ra sự dịch chuyển trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn hiện thực ở từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, luận án đặt ra một số câu hỏi cần giải quyết như sau: Một là, vấn đề người kể chuyện, kết cấu, cốt truyện, tình huống, chi tiết nghệ thuật và diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực 1932-1945 có những nét đặc trưng gì? Hai là, các vấn đề được nghiên cứu có sự biến đổi, chuyển dịch như thế nào qua từng thời kỳ1932-1935; 1936-1939; 1940-1945? Ba là, truyện ngắn hiện thực 1932-1945 có những đổi mới về tư duy và phương thức 3 tự sự nào so với truyện ngắn ở giai đoạn trước đó? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các các truyện ngắn có nội dung đậm tính chất hiện thực thuộc giai đoạn này. “Truyện ngắn hiện thực” theo quan niệm của chúng tôi đó là những truyện ngắn phản ánh chân thực hiện thực xã hội và tinh thần. Nội dung phản ánh của truyện ngắn hiện thực phải có tinh thần phê phán sâu sắc, điều này chi phối mạnh mẽ đến sáng tác của một số nhà văn; Có những truyện ngắn không thể hiện rõ tinh thần phê phán trực tiếp, nhưng lại thể hiện sự nhận cảm về hiện thực rõ nét chúng tôi vẫn xếp vào kiểu truyện ngắn hiện thực. Số phận con người, đời sống và những mâu thuẫn, những mối quan hệ phức tạp của con người trong xã hội Việt Nam đương thời được các nhà văn xây dựng và đi sâu phân tích, từ đó khái quát bản chất của xã hội với vô vàn những tối tăm, bức bách. Có một tác giả nằm giữa “lằn ranh” của khuynh hướng hiện thực và khuynh hướng lãng mạn, đó là Thạch Lam. Một loạt truyện ngắn của ông có tính chất hiện thực rất sắc sảo. Chính vì thế, chúng tôi xác định những tác giả truyện ngắn hiện thực 1932-1945 như sau: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nam Cao, Thạch Lam. Một số tác giả khác chỉ có vài truyện ngắn viết theo khuynh hướng hiện thực, nhưng sự góp mặt của họ tạo nên bức tranh tổng thể và đa dạng cho truyện ngắn hiện thực 1932-1945. Tuy nhiên, nội dung và phong cách của các tác phẩm phần lớn chưa được nâng cao và nổi bật, nên chúng tôi không chọn làm đối tượng trong đề tài nghiên cứu mà chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi có rất nhiều vấn đề cần bàn tới như: Điểm nhìn nghệ thuật; Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật; Nhân vật; Kết cấu. Nghiên cứu các phương diện nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn này đã bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận về: Nhân vật; Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật. Chúng tôi dừng lại tìm hiểu các phương diện về điểm nhìn tự sự (những đặc điểm nhận diện người kể chuyện), về kết cấu, truyện kể, tình huống (những khía cạnh của cấu trúc tự sự), về diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực 1932-1945. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý thuyết Xuất hiện khá sớm ở phương Tây, lí thuyết tự sự học đã có lịch sử phát triển lâu dài và trải qua nhiều chặng đường với sự thay đổi của các hệ hình lí thuyết. Ở mỗi giai đoạn đều có sự thay đổi về đối tượng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận đặc thù. Do tính chất mở, lí thuyết tự sự không ngừng được mở rộng và bổ sung những đặc điểm mới. Ở mỗi quốc gia, 4 khi vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu văn học đều có những ứng dụng phù hợp sao cho đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của văn học ở mỗi nước. Ở Việt Nam, việc ứng dụng lí thuyết tự sự để nghiên cứu văn học không còn là vấn đề xa lạ. Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, tự sự học không ngừng được giới thiệu đến bạn đọc thông qua những bài dịch thuật, những công trình giới thiệu lí thuyết tự sự và có cả những công trình mang tính ứng dụng thực tiễn. Từ việc khảo sát, phân tích tác phẩm ở các khía cạnh, vấn đề mà đề tài khoa học đặt ra, người viết chú ý đến những yếu tố chính làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn hiện thực 1932-1945 như người kể chuyện, điểm nhìn, ngôi kể, kết cấu, truyện kể, tình huống, diễn ngôn tự sự. Chúng tôi cũng tìm hiểu mối quan hệ biện chứng của các thành phần đó trong một chỉnh thể truyện ngắn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp hệ thống Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm khai thác hiệu quả truyện ngắn hiện thực của cả giai đoạn, qua đó làm nổi bật tiến trình phát triển trong thi pháp trần thuật truyện ngắn qua các thời kỳ (1932-1935; 1936-1939; 1940-1945), đồng thời, tìm ra đặc điểm thi pháp đặc thù của cả giai đoạn. Mặt khác, luận án tìm ra các đặc điểm lặp lại bên cạnh cái không lặp lại trong nghệ thuật tự sự. Các đặc điểm thi pháp trong truyện ngắn hiện thực không lặp lại hoàn toàn như cũ mà có sự tiếp nối, biến đổi qua các giai đoạn phát triển. 4.2.2. Phương pháp loại hình Vận dụng nguyên tắc loại hình trong nghiên cứu văn học giúp chúng tôi thấy được các dạng thức biểu biện cụ thể của truyện ngắn hiện thực trên các phương diện nghệ thuật tự sự, khái quát được các dạng thức của người kể chuyện, kết cấu, truyện kể, diễn ngôn. 4.2.3. Phương pháp cấu trúc Người viết nghiên cứu truyện ngắn hiện thực dựa trên cơ sở cấu trúc của loại hình tự sự. Mỗi truyện ngắn là một cấu trúc chỉnh thể, trong đó có các mối liên hệ giữa các thành phần để tạo nên “bộ khung”, nhờ đó ý nghĩa truyện kể được tạo thành và được thông báo. Chúng tôi cố gắng tìm mối liên hệ giữa các thành phần người kể chuyện (ngôi, điểm nhìn); kết cấu, truyện kể, tình huống; diễn ngôn tự sự để làm sáng rõ bộ khung chi phối giá trị của một truyện ngắn. 4.2.4. Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại Chúng tôi sử dụng một phần phương pháp so sánh khi nghiên cứu người kể chuyện, cấu trúc tự sự, diễn ngôn tự sự của truyện ngắn hiện thực. Chúng tôi đối sánh với những yếu tố nghệ thuật đó trong truyện ngắn của một số tác giả giai đoạn trước để nhằm tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong truyện ngắn ở mỗi giai đoạn. Ngoài các phương pháp kể trên, ở mỗi chương của luận án chúng tôi vận dụng các kỹ 5 thuật và thao tác nghiên cứu cụ thể như: phân loại, thống kê, lập biểu bảng các yếu tố trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn giai đoạn 1932-1945 nói chung và các yếu tố trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn một vài tác giả nói riêng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, chúng tôi giới thuyết khái quát diễn trình vận động của lí thuyết tự sự thông qua công trình tiêu biểu của các đại diện quan trọng ở mỗi trường phái, mỗi hệ hình lí thuyết. Thứ hai, cho thấy sự chuyển dịch của truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 từ góc nhìn tự sự học. Qua đó, luận án phần nào khẳng định sự biến đổi, phát triển trong tư duy về thể loại của truyện ngắn hiện thực so với truyện ngắn trước đây. Thứ ba, vận dụng một số phương diện của lí thuyết tự sự để làm rõ những đặc điểm trong thi pháp tự sự của truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945. Qua đó, luận án cho thấy quá trình biến đổi và tiếp nối trong thi pháp tự sự của truyện ngắn giai đoạn này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Thứ nhất, luận án góp phần chứng minh sự thay đổi trong quan niệm mới về hiện thực thông qua thực tiễn sáng tác của các nhà văn tiêu biểu giai đoạn này. Sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực đã dẫn đến sự thay đổi về nghệ thuật tự sự. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm diện mạo nghiên cứu về truyện ngắn trong dòng văn xuôi hiện thực 1932-1945. Thứ ba, luận án góp phần cung cấp một tư liệu nghiên cứu ứng dụng vào bức tranh chung của lĩnh vực tự sự học, cung cấp cho người đọc cách tiếp cận toàn diện hơn về truyện ngắn hiện thực 1932-1945 dưới góc nhìn của lí thuyết tự sự. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận án được triển khai thành 4 chương như sau: + Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu + Chương II: Các dạng thức tổ chức tự sự trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 19321945 + Chương III: Người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 + Chương IV: Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới Tự sự học (TSH) là một lĩnh vực xuất hiện rất sớm ở phương Tây. Thực chất đây là một nhánh của thi pháp học cấu trúc. TSH đề cập đến cả lý thuyết và nghiên cứu về truyện kể, cấu trúc truyện kể, các phương thức tác động đến sự tiếp nhận của người đọc. Khởi nguồn của TSH có thể được xem là bắt đầu từ Aristotle với công trình "Thi pháp học" (Poetics). Nhưng TSH hiện đại được nhiều học giả uy tín thống nhất là được bắt đầu từ Trường phái Hình thức Nga với những đại diện tiêu biểu như V.Shklovski (1893-1984), B.Eikhenbaum (1886-1959), B. Tomachevski (1890-1957). Tuy các nhà Hình thức Nga chưa có một hệ thống khái niệm công cụ về lí thuyết TSH, nhưng khi đề cao vấn đề "thủ pháp" trong nghiên cứu văn học, họ đã đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của lí thuyết tự sự như: kết cấu văn bản, truyện kể và cốt truyện (syuzhet và fabula). Trong khoảng thập niên những năm 60 của thế kỷ XX, TSH thực sự thu hút được sự quan tâm rộng rãi trên khắp thế giới với những tên tuổi vĩ đại trong lĩnh vực này như: Tz. Todorov; G. Prince; G. Genette; M. Bal; V. Shkhlovsky; B. Eichenbaum; B. Tomashevky,... Cho đến nay, TSH không ngừng phát triển và cung cấp cho người nghiên cứu những phương pháp tiếp cận tác phẩm một cách khách quan, khoa học. Lịch sử nghiên cứu văn học ghi nhận chủ nghĩa cấu trúc đã góp phần hình thành bộ môn TSH với nhiều nhà nghiên cứu lỗi lạc. Được biết, số đặc biệt của Tạp chí "Truyền thông" (Communications) (1966) được xem là một “kênh” mở đầu cho việc nghiên cứu vào lĩnh vực TSH. Số đặc biệt này xuất hiện các bài báo của R. Barthes (1915-1980), C. Bremond (1929-), G. Genette (1930- ), Greimas (1917-1992), Tz. Todorov (1939- ) và nhiều người khác. Các tác giả này nghiên cứu cấu trúc văn bản và họ lập nên một chuyên ngành riêng gọi là TSH cấu trúc. Hệ hình TSH kinh điển chủ yếu nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện, nghiên cứu diễn ngôn tự sự và các yếu tố tạo nên nó: người kể chuyện (NKC), điểm nhìn, ngôi kể, giọng điệu... TSH kinh điển gần như chỉ dừng lại ở việc miêu tả các yếu tố hình thức của cấu trúc tự sự trong sự tĩnh tại, khép kín. Để thấy rõ hơn diễn trình của TSH, chúng tôi điểm qua một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu. Năm 1966, R. Barthes có công trình Văn bản âm nhạc hình tượng (Image music text), được chọn và dịch bởi Stephen Heath. Công trình này tập hợp và giới thiệu hàng loạt bài viết có giá trị trong lĩnh vực lí thuyết TSH, chẳng hạn vấn đề: Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Introduction to the Structural Analysis of Narratives); Cái chết của tác giả (The Death of the Author);... Trong các phương diện được đề cập, vấn đề tác giả và phân tích cấu trúc của truyện kể là các vấn đề R. Barthes phân tích khá kĩ. Tác giả đã chủ trương phân tích cấu trúc truyện kể dựa trên các yếu tố ngôn ngữ trần thuật (Bên ngoài câu, các cấp độ ý nghĩa), chức năng (xác định các đơn vị chức năng). Các quan điểm của ông cho đến ngày nay vẫn còn là những quan điểm được mọi người quan tâm và đưa ra bàn luận khi 7 nghiên cứu về lí thuyết TSH. Năm 1972, G. Genette - một trong những đại biểu xuất sắc của TSH, cho ra đời một công trình nổi tiếng Diễn ngôn tự sự: bài luận về phương pháp (Narrative discourse: an essay in method). Bất kỳ một nhà nghiên cứu nào cũng không thể chỉ ra hay phân tích được nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết hay truyện ngắn nếu không có hệ thống thuật ngữ chuyên ngành nghiên cứu văn học. Đây là một công trình giá trị vì nó lấp đầy nhu cầu về hệ thống lí thuyết trần thuật, cũng là một công trình quan trọng cho những ai quan tâm đến lí thuyết tự sự. Những nhà cấu trúc luận nghiên cứu văn học gắn liền với những tên tuổi như R. Barthes, Tz. Todorov, G. Genette,… Họ đã chú ý đến việc khám phá cấu trúc và các thủ pháp tạo nên tác phẩm. Trong công trình này G. Genette đề cập đến hàng loạt vấn đề của lí thuyết tự sự như: Trật tự (Order), Thời gian (Duration), Thức (Mood), Giọng (Voice). Đây là công trình rất ý nghĩa của G. Genette - khẳng định vị trí quan trọng của ông trong lĩnh vực TSH. Sau TSH kinh điển, TSH hậu kinh điển xuất hiện thêm nhiều tên tuổi tiêu biểu bên cạnh những đại diện chủ chốt như Tz. Todorov (hậu kì), R. Barthes, G. Prince,... Theo qui luật phát triển nói chung, TSH hậu kinh điển không tách khỏi hoàn toàn những thành tựu đã có của TSH kinh điển mà đã có sự phát triển, kế thừa và mở rộng. Các tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu các phương diện cấu trúc của truyện kể nhưng đã có sự mở rộng đối tượng tiếp cận ra người đọc, ngữ cảnh và các yếu tố ngoài văn học. Dorrit Cohn có một công trình rất đáng chú ý nghiên cứu về tự sự học là Những lối suy nghĩ rõ ràng: Phương thức tự sự về ý thức được thể hiện trong tiểu thuyết (Transparent Minds: Narrative Modes for Presenting Consciousness in fiction (1978)). Bà đưa ra nghiên cứu về vấn đề ý thức của nhân vật được phản ánh trong tiểu thuyết thay đổi như thế nào của truyện kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Được biết công trình này của bà có liên quan chặt chẽ đến công trình của G. Genette và F. Stanzel (Lý thuyết tự sự, 1979). Bà nghiên cứu toàn bộ phạm vi của phương thức miêu tả sinh động đời sống tinh thần của nhân vật tiểu thuyết trong cả hai dòng tiểu thuyết ý thức và các loại tiểu thuyết hư cấu khác. Công trình này của bà được nhiều người đánh giá là thuyết phục và lập luận chặt chẽ, đây là một nghiên cứu rất giá trị của Dorrit Cohn về ý thức trong tiểu thuyết. Trọng tâm của công trình nghiên cứu này là về hình thức văn chương và nó đặc biệt hữu ích cho những ai quan tâm đến sự phân tích chặt chẽ về phong cách trong văn học hiện đại. Cũng trong năm 1978, Seymour Chatman có công trình Câu chuyện và diễn ngôn: Cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết và điện ảnh (Story and Discourse: Narrative Structure in Fiction and Film). Trong công trình này, S. Chatman đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi của lí thuyết tự sự. Ông trình bày ngắn gọn những vấn đề liên quan đến tự sự và thi pháp (Narrative and Poetics); Những yếu tố của lí thuyết tự sự (Elements of a Narrative Theory); Truyện kể có phải là một cấu trúc kí hiệu học (Is Narrative a Semiotic Structure?),... Ông cũng tập trung tìm hiểu các thành phần của "câu chuyện": Thời gian và cốt truyện (Time and Plot); Trật tự, thời gian, và tần suất (Order, duration, and frequency); Cấu trúc tự sự vĩ mô và phân loại cốt truyện (Narrative Macrostructure and typology of Plot). Tác giả cũng 8 bàn đến những vấn đề trong truyện kể như: Không gian truyện kể và không gian diễn ngôn (Story-Space and Discourse-Space); Đặc biệt tác giả bàn đến những quan niệm về nhân vật của các học giả nổi tiếng cũng như của một số trường phái như: Lí thuyết của Aristotle về nhân vật; Quan niệm của Tz.Todorov và R. Barthes về nhân vật; Quan niệm của chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa cấu trúc về nhân vật. Sau đó tác giả đưa ra quan niệm riêng của mình về nhân vật. Trong công trình này, tác giả còn cho thấy sự nghiên cứu một cách hệ thống và công phu về những vấn đề diễn ngôn, những ý nghĩa thông qua cái mà câu chuyện được truyền đạt, chẳng hạn như: Tác giả thực (Real Author), Tác giả hàm ẩn (Implied Author), Người kể chuyện (Narrator), Người đọc thực (Real Reader); Người đọc hàm ẩn (Implied Reader), Người nghe kể (Narratee); Điểm nhìn và quan hệ của chúng với giọng kể (Point of View and Its Relation to Narrative Voice); Điểm nhìn trong điện ảnh (Point of View in Film); Lời văn nghệ thuật của người kể chuyện và của nhân vật (Narrators' and Characters' Speech Acts); Người trần thuật bí mật và người trần thuật công khai (Covert Narrators and Overt Narrators). Có thể nói, S. Chatman cho thấy sự đầu tư kỹ lưỡng, công phu trong từng vấn đề ông bàn tới. Các vấn đề của lí thuyết TSH tiếp tục được các nhà nghiên cứu quan tâm và bàn bạc nhiều hơn ở những năm tiếp theo. Có thể kể đến công trình bàn về điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi như: Hành vi tự sự: điểm nhìn trong văn xuôi hư cấu (The narrative act: Point of view in prose fiction, 1981) của Susan Sniader Lanser; bàn về hình thức và chức năng của TSH như: Tự sự học: Hình thức và chức năng của tự sự (Narratology: The form and functioning of narrative, 1982) của G. Prince. Đặc biệt năm 1985, xuất hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu về TSH của Mieke Bal, Tự sự học: Nhập môn lí thuyết tự sự (Narratology: Introduction to the theory of narrative). Đây là công trình nghiên cứu trình bày một cách hệ thống lí thuyết tự sự được sử dụng trong nghiên cứu văn học. Trong công trình này, Mieke Bal đã nghiên cứu những vấn đề về lời văn trong văn bản trần thuật; bàn về các khía cạnh của câu chuyện như: nhịp điệu (rhythm), tần số (frequency), từ vai đến nhân vật (from actors to characters), từ nơi chốn đến không gian (From place to space), tiêu cự trần thuật (Focalization); Bàn về những khía cạnh của câu chuyện (Fabula) như: sự kiện (Events), vai hành động (Actors), thời gian (Time). Có thể nói, bà đã trình bày một cách hệ thống và mạch lạc về lí thuyết tự sự, cung cấp cho người đọc những công cụ lí thuyết hữu ích để phân tích các văn bản tự sự. S. Chatman có một cách nhìn mới về điểm nhìn qua bài nghiên cứu Đi đến thuật ngữ: Tự sự tu từ học trong tiểu thuyết và điện ảnh (Coming to terms: The narrative of rhetoric in fiction and film, 1990); Một công trình khác đáng lưu ý của Susana Onega và José Angel Garcia Landa, đó là: Tự sự học: Nhập môn (Narratology: An introduction, 1996). Bên cạnh đó, nhiều bài viết nghiên cứu công phu của các học giả về từng phương diện TSH cũng được công bố như: Nghệ thuật của ngôi thứ nhất (The art of first person, 1999) của Alyce Miller; Nghệ thuật của ngôi thứ ba (The art of third person, 1999) của 9 Lynna Williams; Điểm nhìn (Point of view, 1999) của Valerie Miner. James Paul Gee cho ra đời công trình nghiên cứu tương đối hệ thống và công phu: Nhập môn phân tích diễn ngôn - lý thuyết và phương pháp (An introduction to discourse analysis - Theory and method, 1999). Trong công trình này, tác giả nói nhiều đến các vấn đề như: Nghĩa tình huống và các kiểu diễn ngôn (stuated meanings and discourse models); sự phân tích diễn ngôn (discourse analysis); Nghiên cứu về phân tích diễn ngôn, những năm đầu thế kỉ XXI, có khá nhiều học giả quan tâm. Đáng lưu ý có công trình nghiên cứu Phân tích diễn ngôn như là lý thuyết và phương pháp (Discourse analysis as theory and method, 2002) của Marianne Jorgensen và Louise Philips. Cuốn sách này giới thiệu ba phương pháp tiếp cận khá rõ ràng và dễ hiểu. Bằng sự nghiên cứu kỹ lưỡng và cẩn trọng, họ giải thích các cơ sở triết học của từng phương pháp cũng như các nguyên tắc phương pháp luận cung cấp cho sự phân tích diễn ngôn thực nghiệm. Mặt khác, họ chứng minh khả năng kết hợp các phương pháp phân tích khác nhau trong nghiên cứu thực nghiệm. Đồng thời, họ nghiên cứu dựa vào bối cảnh phân tích diễn ngôn bên trong cuộc hội thoại. Nghiên cứu về lí thuyết tự sự vẫn tiếp tục được các học giả quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Vào cuối thập niên đầu của thế kỉ XXI, Monika Fludernik cho ra mắt công trình Nhập môn tự sự học (An introduction to narratology). Cuốn sách được xem như là một cuốn sách giáo khoa cho những ai bắt đầu nghiên cứu về TSH, và chưa từng tiếp xúc với TSH trước đây muốn bắt kịp với sự phát triển trong lĩnh vực này, bởi đây là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống. Bắt đầu từ việc tìm hiểu Lí thuyết tự sự (The theory of narrative), cấu trúc tự sự (The structure of narrative), cho đến phân loại tự sự (narrative typologies). Trong đó, tác giả nói đến lí thuyết của các học giả nổi tiếng trước đây như R. Barthes, F. Stanzel và G. Genette. Đây là công trình hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực TSH ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, TSH vẫn tiếp tục phát triển và có chiều hướng ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành nghiên cứu văn học của rất nhiều quốc gia. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã tổng kết sự thay đổi của việc nghiên cứu tự sự khá hợp lí: "Nếu như trước đây TSH cấu trúc chỉ chú ý đến chức năng ngữ pháp truyện, ngữ nghĩa truyện ở cấu trúc bề sâu, thì nay các học giả đang chú ý đến tu từ học TSH như là phương diện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự. Ngoài vấn đề điểm nhìn, thì kí hiệu tượng trưng, khoảng cách trần thuật là những vấn đề được đặc biệt quan tâm" [142, tr.16]. Trong khả năng giới hạn, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược những công trình được xem là tiêu biểu trong lịch sử phát triển của TSH. Diện mạo nghiên cứu TSH còn đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Có thể nói, TSH là một khuynh hướng nghiên cứu giàu tiềm năng. Nó đã đang và sẽ tiếp tục là một lĩnh vực góp phần quan trọng vào việc mở rộng khả năng nghiên cứu để giải mã những bí ẩn của văn xuôi tự sự. 1.2. Tự sự học trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam Từ khi trở thành một hướng nghiên cứu độc lập dưới ảnh hưởng trực tiếp của trường phái Cấu trúc luận Pháp trong khoảng thập niên những năm 60 của thế kỷ XX, TSH thực sự 10 thu hút được sự quan tâm rộng rãi trên khắp thế giới. Cho đến nay, TSH không ngừng phát triển và cung cấp cho người nghiên cứu những phương pháp tiếp cận tác phẩm một cách khách quan, khoa học. Lĩnh vực TSH ở nước ta còn là một lĩnh vực cần được đi sâu khai thác, tìm hiểu. Trần Đình Sử là một trong những người đưa TSH giới thiệu vào Việt Nam từ khá sớm. Theo báo cáo đề dẫn TSH không ngừng mở rộng và phát triển của ông, TSH là ngành nghiên cứu còn non trẻ, xuất hiện và phát triển vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XX ở Pháp nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam phải đến cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, TSH mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, TSH bắt đầu thu hút được sự quan tâm đúng mức. Đã xuất hiện những công trình dịch thuật và nghiên cứu về TSH rất có giá trị. TSH thực sự để lại dấu ấn và đánh dấu sự có mặt trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Một số bài viết tiêu biểu: “TSH-một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng” (Trần Đình Sử); "Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện" (Nguyễn Thái Hòa); "Cấu trúc truyện kể: Greimas-người xây nền cho trường phái kí hiệu học Pháp" (Nguyễn Đức Dân); "Về lí thuyết tự sự của Northrop Frye" (Phan Thu Hiền);... Từ sau cuộc hội thảo về TSH lần thứ nhất, năm 2003, xuất hiện nhiều công trình dịch thuật, nghiên cứu về TSH có giá trị. Có thể kể đến những công trình như: "Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX" của nhóm tác giả I.P.Ilin và E.A.Tzurganova chủ biên (Lại Nguyên Ân, Đào Tuấn Ảnh dịch), là công trình biên soạn kỹ lưỡng và nêu ra hệ thống các yếu tố cơ bản của lý thuyết TSH và được phổ biến tại Việt Nam. Công trình này đã giới thiệu những thuật ngữ cốt yếu về TSH như: các cấp độ trần thuật, các bậc trần thuật, người trần thuật, người nghe chuyện, tiêu cự hóa, các kiểu trần thuật của vai, của tác giả...). Công trình giúp người đọc có cái nhìn đa diện về nghệ thuật cấu trúc truyện kể trong tác phẩm văn chương. Nhiều công trình dịch thuật, nghiên cứu đã được giới thiệu tới bạn đọc như “Thi pháp văn xuôi" của Tz. Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), "Cấu trúc văn bản nghệ thuật" (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), "Lý luận - phê bình văn học thế giới thế kỷ XX" (Lộc Phương Thủy chủ biên), khẳng định vị thế chắc chắn trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Càng ngày, lí luận về TSH không ngừng nảy sinh và biến đổi phức tạp. Yêu cầu riết róng đặt ra cần phải có những cuộc bàn luận, trao đổi học thuật của các nhà nghiên cứu để cung cấp cho người đọc hệ thống lí thuyết hoàn chỉnh về TSH. Trong cuộc hội thảo về TSH lần II năm 2008, Trần Đình Sử tiếp tục cho thấy sự quan tâm và đánh giá sâu sắc về TSH qua bài tham luận "TSH không ngừng mở rộng và phát triển". Bên cạnh đó, một số công trình lí thuyết TSH được nghiên cứu, dịch và giới thiệu đến bạn đọc, có thể kể đến như: "Dẫn luận về TSH của Susanna Onega và J.A.Garcia Landa" (Lê Lưu Oanh & Nguyễn Đức Nga); TSH: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết (Lê Thời Tân); Giới thiệu lí thuyết tự sự của 11 Mieke Bal (Nguyễn Thị Ngọc Minh);... Là người rất quan tâm đến nghiên cứu và dịch thuật lý thuyết tự sự, nhất là bình diện NKC, năm 2009, Cao Kim Lan có bài viết "Mối quan hệ giữa NKC và tác giả". Tác giả có sự phân tích khá kỹ lưỡng về sự phân biệt của M. Bakhtin về các bình diện tác giả và quan niệm của W. Booth cùng một số nhà TSH khác về tác giả hàm ẩn. Bàn luận về mối quan hệ giữa NKC và tác giả, Cao Kim Lan chỉ ra sự chi phối của tác giả đối với NKC. Để thấy được sự chi phối này cần phải đề cập đến một yếu tố rất quen thuộc khi phân tích cấu trúc truyện kể, đó là: điểm nhìn. Sau khi phân tích rốt ráo mối quan hệ này, tác giả chỉ ra sự thống nhất nhưng không đồng nhất của hai phạm trù quan trọng trong hệ thống lí thuyết TSH. Phương Lựu được đông đảo người đọc biết đến qua những công trình nghiên cứu lí luận. Trong "Lí thuyết văn học hậu hiện đại" (2011), tác giả có đề cập đến trực tiếp một số vấn đề liên quan đến TSH qua phần "Dẫn luận phân tích cấu trúc tác phẩm tự sự". Ông cũng bàn luận đến quan niệm của R. Barthes về một trong ba tầng bậc của tác phẩm tự sự, đó là tầng bậc trần thuật. Tác giả cũng quan tâm đến vai trò của NKC trong truyện kể. Do đó, ông đã cố gắng phân tách rạch ròi khái niệm tác giả và NKC. Năm 2013, được xem là năm xuất hiện khá nhiều công trình, bài viết dịch thuật và nghiên cứu về diễn ngôn. Có thể kể đến một số công trình, bài viết tiêu biểu như: "Diễn ngôn như một phạm trù của tu từ học và thi pháp học hiện đại" và "Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật" (V.I Chiupa) do Lã Nguyên dịch, "Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lý luận và phương pháp" (Nguyễn Hòa), "22 định nghĩa về diễn ngôn" (nhiều tác giả); "Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: kinh nghiệm phân loại" (O.F. Rusakova) do Lã Nguyên dịch. Có thể xem đây là một công trình hữu dụng cho những ai quan tâm đến phương diện quan trọng của lí thuyết tự sự. Cũng trong năm 2013, cùng với Lã Nguyên, Trần Đình Sử và Lê Thời Tân đã giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề diễn ngôn như: khái niệm, phương pháp tiếp cận... Một số bài viết có thể kể đến: "Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay" (Trần Đình Sử); "Diễn ngôn: xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng" và bài "Tiếp cận diễn ngôn của các đại biểu TSH cấu trúc luận cùng chuyện phân biệt hai chiều đồng đại - lịch đại và tính cách nguyên - thứ sinh của dụng ngữ Nói - Viết" (Lê Thời Tân); Các bài viết dịch thuật cũng như nghiên cứu về diễn ngôn ở trên đã cho người đọc hình dung rõ nét về một diện mạo bức tranh nghiên cứu vấn đề diễn ngôn ở Việt Nam. Mới đây nhất, công trình “Tự sự học - Lý thuyết và ứng dụng” do Trần Đình Sử chủ biên được xem là có tính hệ thống khá cao. Bốn phần của công trình đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về diễn trình của tự sự học, từ tự sự học kinh điển, đến tự sự học hậu kinh điển. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đem đến cho người đọc hệ 12 thống thuật ngữ tự sự học khá đầy đủ. Có những phương diện được các tác giả bàn luận, tranh biện so với quan niệm của những nghiên cứu trước đây mang lại giá trị học thuật cao. Qua một vài công trình dịch thuật, nghiên cứu về TSH ở Việt Nam, có thể thấy TSH càng ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học ở nước ta. Nhiều phương diện của lí thuyết TSH được vận dụng nghiên cứu trong những hiện tượng văn học cụ thể, góp phần làm sôi động tình hình nghiên cứu TSH, bên cạnh những vấn đề thời sự của lí luận văn học. Không thể phủ nhận, hơn một thập kỉ qua, ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong lĩnh vực dịch thuật, giới thiệu cũng như nghiên cứu ứng dụng TSH. 1.3. Tình hình nghiên cứu tự sự học trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 Các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu hướng đến cách tiếp cận xã hội học, ít chú ý đến nghệ thuật tự sự Kể từ trước năm 1945, hầu như truyện ngắn hiện thực (được viết tắt là TNHT) chưa được nghiên cứu, khai thác ở mức độ khái quát mà chỉ rải rác xuất hiện những bài giới thiệu, phê bình về tác phẩm của một số tác giả cụ thể như: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam,… Điều này cũng dễ hiểu vì tác phẩm giai đoạn này chưa có độ lùi về thời gian nhất định. Hoạt động nghiên cứu, phê bình dường như diễn ra song song với hoạt động sáng tác cho nên có sự tác động qua lại giữa hai hoạt động này. Những bài nghiên cứu về tác phẩm giai đoạn này mang tính chất thời sự và thường được đăng tải trên các tờ báo và tạp chí đương thời. Vào những năm 1932-1936, xuất hiện các bài báo phê bình về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như: “Phê bình câu chuyện Ngựa người và người ngựa” (Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu), “Nhân xem quyển Kép tư bền, Nguyễn Công Hoan, nhà văn có nhiều hi vọng” (Hoài Thanh), “Phê bình Kép tư bền (Tập truyện ngắn của ông Nguyễn Công Hoan)” (Thiếu Sơn). (Các bài viết trên được tập hợp trong 10 thế kỷ bàn luận văn chương, tập 2);... Đó được xem là những bài mở đường cho hoạt động phê bình diễn ra sôi nổi trên các tờ báo. Trong các bài báo, các tác giả đều đưa ra các nhận định của mình về những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Công Hoan, có ý nghĩa cho sự khởi đầu của một phong trào phê bình về văn xuôi hiện thực nói chung và TNHT nói riêng thời kỳ này. Thời kỳ 1936-1939, Vũ Trọng Phụng được biết đến với vai trò là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Mặc dù được bàn đến hết sức sôi nổi trên các mặt báo, cũng như có vấn đề đã trở thành đề tài tranh luận của các nhà phê bình (Xoay quanh vấn đề “Dâm hay không dâm” trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng), nhưng hầu như truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng không được nhắc tới, mặc dù truyện ngắn của ông đã xuất hiện từ những năm 1931. Thời kỳ này, Nguyên Hồng chính thức bước vào văn đàn với truyện ngắn đầu tay “Linh hồn”. Nguyên Hồng bắt đầu được báo chí 13 nhắc tới, tuy chỉ là những nhận xét vắn tắt nhưng cũng báo hiệu sự xuất hiện của một cây bút hiện thực mới trên văn đàn. Tác phẩm của Nam Cao bắt đầu được chú ý kể từ năm 1941, khi Lê Văn Trương viết lời giới thiệu cho tập “Đôi lứa xứng đôi” cho Nxb Đời Mới. Nhưng mãi đến những năm thập niên 60 tác phẩm của Nam Cao mới được giới nghiên cứu phê bình thực sự quan tâm. Có thể thấy, thời kỳ này hoạt động nghiên cứu phê bình về các tác giả hiện thực vẫn còn thưa vắng. Các công trình chủ yếu giới thiệu, phê bình về tác giả, tác phẩm. Truyện ngắn của họ chưa thực sự được lưu tâm, ngoại trừ sự đánh giá một vài truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên, vẫn có những công trình đề cập tới văn xuôi hiện thực thời kỳ này, nhưng khai thác ở khía cạnh nghệ thuật vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Công trình Nhà văn hiện đại (Nhà xuất bản Tân Dân - 1942) của Vũ Ngọc Phan là một công trình nghiên cứu đồ sộ giới thiệu tới bạn đọc 78 nhà văn sáng tác từ khi mới có chữ quốc ngữ đến những năm 40 của thế kỉ XX. Ông không nhằm đi vào từng khuynh hướng sáng tác trước Cách mạng tháng Tám mà chỉ tập trung phê bình "những tác phẩm của các nhà văn cùng thời", từ đó chỉ ra nét nổi bật trong bút pháp của mỗi nhà văn. Trong số những tác giả hiện thực được khảo sát, chỉ có một số tác giả nổi bật với những TNHT như: Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyên Hồng. Viết về các nhà văn hiện thực, nhà phê bình chỉ giới thiệu ở góc độ nội dung khái quát trong tác phẩm mà chưa đi vào nghệ thuật kể của mỗi nhà văn. Công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (xuất bản lần đầu năm 1943) là công trình nghiên cứu công phu về lịch trình diễn biến của văn học dân tộc từ khởi nguyên đến đương thời. Ông không chủ tâm nghiên cứu cụ thể về một giai đoạn văn học nào, nhưng cũng đã đề cập tới đôi nét về khuynh hướng tả thực. Trong khuynh hướng tả thực, ông nhận xét khái quát nhất về nội dung tả thực trong văn xuôi của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng. Ở góc độ nghệ thuật dựng truyện không được tác giả lưu tâm. Nhìn chung, thời kỳ trước năm 1945, phê bình dòng văn xuôi hiện thực 19301945 đã thực sự có những hoạt động sôi nổi trên các tờ báo và văn đàn, cả trong các hoạt động xuất bản, phê bình, tranh luận về những hiện tượng văn học nổi bật. Việc giới thiệu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu được lưu tâm. Nhưng riêng về TNHT thì chưa được dành cho một vị trí xứng đáng trong hoạt động phê bình, nghiên cứu. Hơn nữa, giai đoạn này, các nhà phê bình chủ yếu hướng đến cách tiếp cận xã hội học, đánh giá cao ý nghĩa xã hội, nội dung phản ánh trong tác phẩm mà ít chú ý đến nghệ thuật tự sự. 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1986 Các nhà nghiên cứu phê bình chủ yếu hướng đến cách tiếp cận bản chất hiện thực của văn học, bước đầu có những công trình hướng đến khai thác những phương diện nghệ thuật tự sự. Kể từ sau cách mạng tháng Tám, xuất hiện không nhiều công 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan