Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trung ương cục miền nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975...

Tài liệu Trung ương cục miền nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975

.PDF
186
243
83

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trong luận án là trung thực, chính xác và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Khắc Trai 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM VỀ CÔNG TÁC BINH VẬN TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1972 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam đối với công tác binh vận (1969 - 1972) 2.2. Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận (1969 - 1972) 2.3. Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo công tác binh vận (1969 - 1972) Chương 3 TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BINH VẬN TỪ NĂM 1973 ĐẾN ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975 3.1. Những yếu tố mới tác động tới sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam đẩy mạnh công tác binh vận (1973 - 1975) 3.2. Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam đẩy mạnh công tác binh vận (1973 - 1975) 3.3. Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo đẩy mạnh công tác binh vận (1973 - 1975) Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận (1969 - 1975) 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận (1969 - 1975) KẾT LUẬN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 11 11 25 32 32 44 55 80 80 87 100 125 125 144 164 167 168 188 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chủ nghĩa xã hội CNXH 2 Gia đình binh sĩ GĐBS 3 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 4 Miền Nam Việt Nam MNVN 5 Phòng vệ dân sự PVDS 6 Việt Nam Cộng hòa VNCH 7 Xã hội chủ nghĩa XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Tiến công binh vận là hình thức đánh giặc lâu đời và trở thành nét độc đáo trong truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác binh vận được Đảng xác định là mũi tiến công chiến lược của cách mạng, với vai trò to lớn tuyên truyền vận động làm suy sụp tinh thần, tư tưởng góp phần dẫn đến sụp đổ, tan rã tổ chức quân đội Mỹ và quân đội VNCH trên chiến trường MNVN, nhằm thực hiện “công nông binh liên hiệp”. Công tác binh vận được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, là một bộ phận quan trọng cấu thành đường lối chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng, là hoạt động đấu tranh thường xuyên của quân và dân ta với binh sĩ VNCH và binh sĩ Mỹ, trực tiếp góp phần “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công tác binh vận trên chiến trường B2 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cách mạng MNVN. Chiến trường B2 là chiến trường rộng lớn bao gồm các tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ: Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng và Bình Tuy; các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ: Phước Long, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long, Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh, Hậu Nghĩa; các tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Gò Công; các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ: Châu Đốc, An Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên, Chương Thiện và đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Chiến trường B2 là nơi tập trung nhiều mục tiêu đầu não của quân đội, chính quyền VNCH, tiến công binh vận vào các mục tiêu chiến lược làm cho binh sĩ VNCH suy sụp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, tạo ra phản ứng lan truyền sụp đổ về tinh thần của binh sĩ trên toàn miền Nam. Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với thủ đoạn “dùng người Việt trị người Việt” tăng cường xây dựng quân đội VNCH, rút 6 dần quân Mỹ và đồng minh ra khỏi MNVN, thực hiện kế hoạch bắt lính, đôn quân, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương đẩy binh sĩ VNCH chết trận thay cho quân Mỹ, vơ vét cướp bóc tài sản của nhân dân làm cho mâu thuẫn xã hội lên cao, mâu thuẫn trong binh sĩ VNHC không thể dung hòa, dẫn đến tình trạng binh sĩ dao động tư tưởng thiếu niềm tin vào chế độ và quân đội VNCH, thực hiện đào, rã ngũ chạy sang với cách mạng ngày càng nhiều. Từ thực tiễn đặt ra, tiến công binh vận trên chiến trường B2 nhằm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” càng quan trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ vai trò của công tác binh vận và âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Trung ương Cục đã lãnh đạo toàn diện công tác binh vận, kịp thời đề ra chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn, sát với tình hình thực tiễn của cách mạng. Với nhiều cách làm mới và hay, công tác binh vận trên chiến trường B2 trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành những thắng lợi to lớn, làm suy sụp về tinh thần dẫn đến tan rã lớn binh sĩ VNCH, góp phần khuất phục cơ quan đầu não chính quyền và quân đội VNCH, hạn chế thương vong tổn thất cho cách mạng, thúc đẩy mũi quân sự, chính trị nhanh chóng tiến lên giành thắng lợi trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Với những thành công to lớn, công tác binh vận trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” trên chiến trường B2 để lại những kinh nghiệm có giá trị to lớn, nhằm phục vụ thiết thực cho công tác tuyên truyền, đấu tranh làm thất bại hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu, tổng kết ở các cấp độ và phạm vi khác nhau về lịch sử công tác binh vận trên toàn miền Nam nói chung và một số địa phương trên chiến trường B2 nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác binh vận có tính chất hệ thống, chuyên sâu, toàn diện làm rõ chủ trương, chỉ đạo, đánh giá ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận trên chiến trường B2. Do đó, nghiên cứu quá trình Trung 7 ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975 trên chiến trường B2 là điều cần thiết nhằm góp phần tổng kết làm phong phú hơn lịch sử Đảng nói chung, lịch sử Trung ương Cục nói riêng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, đúc kết những kinh nghiệm quý cho công tác binh vận của Đảng, có thể tham khảo vận dụng vào công tác tuyên truyền hiện nay, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Làm rõ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975. Trên cơ sở đó đúc rút những kinh nghiệm có giá trị vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nhiệm vụ Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận trong những năm 1969 - 1975. Hệ thống và phân tích làm rõ chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975. Nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác binh vận trong những năm 1969 - 1975. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Công tác binh vận là công tác tuyên truyền vận động của các lực lượng tác động vào tâm lý, tư tưởng binh lính, sĩ quan quân đội Mỹ, 8 quân đội đồng minh và quân đội VNCH, nhằm làm hoang mang, rệu rã, chán ghét và phản đối chiến tranh, đào rã ngũ hoặc chạy sang với cách mạng. Đối tượng tiến công binh vận là binh sĩ Mỹ, đồng minh và binh sĩ VNCH. Nghiên cứu chủ trương của Trung ương Cục về công tác binh vận trong hai giai đoạn 1969 -1972 và 1973-1975. Làm rõ quá trình chỉ đạo của Trung ương Cục về công tác binh vận trong từng giai đoạn, trên 4 nội dung: Xây dựng lực lượng binh vận; xây dựng cơ sở và hoạt động nội tuyến trong lòng địch; binh vận kết hợp với tiến công quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; thực hiện chính sách binh vận. Về thời gian: Từ năm 1969 đến tháng 5 năm 1975, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Giai đoạn 1969 - 1972, Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận tham gia đánh bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ ký kết hiệp định Pari và rút hết quân Mỹ. Giai đoạn 1973 - 1975, Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận tham gia đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Về không gian: Chiến trường B2 do Trung ương Cục miền Nam trực tiếp lãnh đạo từ năm 1965 đến năm 1975. Bao gồm các tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ; miền Đông Nam Bộ; miền Trung Nam Bộ; miền Tây Nam Bộ và đặc khu Sài Gòn - Gia Định. 4. Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về chiến tranh cách mạng và công tác binh vận. Cơ sở thực tiễn: Từ thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận trong những năm 1969 - 1975 và hệ thống nghị quyết, chỉ thị, thông tư, điện, báo cáo, tổng kết, đề án của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy Miền, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN, Ban Binh vận Trung ương 9 Cục, Cục Chính trị Miền, Đoàn Thanh niên miền Nam, Ban Công vận, Ban Nông vận, các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác binh vận. Phong trào tiến công binh vận của các địa phương từ năm 1969 đến năm 1975. Bên cạnh đó luận án sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Lịch sử Đảng. Trong đó chương 1, sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. Chương 2 và chương 3 chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Cục về công tác binh vận trong từng giai đoạn. Chương 4 chủ yếu sử dụng phương pháp logic, phân tích, tổng hợp và so sánh làm rõ ưu, khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận. 5. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống, khái quát hóa và luận giải những yếu tố tác động, làm rõ chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam về công tác binh vận từ năm 1969 đến năm 1975. Luận án dựng lại lịch sử về công tác binh vận trên chiến trường B2 trong những năm 1969 - 1975. Đưa ra những đánh giá, nhận xét về sự lãnh đạo công tác binh vận của Trung ương Cục miền Nam trong những năm 1969 - 1975. Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần tổng kết, hoạt động lãnh đạo của Đảng về công tác binh vận, thông qua hoạt động lãnh đạo thực tiễn của Trung ương Cục miền Nam trên chiến trường B2. 10 Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc hơn thực tiễn lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng (thông qua thực tiễn chiến trường B2). Là tài liệu bổ ích cho việc giáo dục truyền thống, nghiên cứu giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Là cơ sở để đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài Mai-cơn-Mac-Lia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày [105], tác phẩm chỉ rõ mũi binh vận làm cho quân đội VNCH suy sụp về tinh thần và đào rã ngũ ở một số đơn vị. Bên cạnh đó, việc chính quyền Mỹ tăng thời gian phục vụ trên chiến trường và không ghi nhận sự hy sinh của binh sĩ trên chiến trường MNVN cũng làm cho tinh thần binh sĩ Mỹ suy sụp trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Sự suy sụp về tinh thần của lính Mỹ và đồng minh biểu hiện ở hành động chống lệnh, phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tự nêu khẩu hiệu “Đừng là người lính chết sau cùng ở Việt Nam” và mục tiêu chung là “Tự lo cho sinh mạng mình, sống qua giai đoạn này và ra khỏi Việt Nam” [105, tr. 172]. Giac Đo-I-Ong (1993) “Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh” [82]. Tác giả làm rõ công tác binh vận đã vận động những người lính quân đội Pháp bỏ hàng ngũ theo Việt Minh trong đội “Com măng đô” năm 1949. Họ tham gia kháng chiến ở Việt Nam và chiến đấu hết mình, can đảm và có ý thức kỷ luật vô cùng nghiêm túc khi quan hệ với nhân dân, nhất là đối với phụ nữ. Họ có lý tưởng cách mạng, khát vọng hòa bình, tham gia nhiều chiến dịch chủ yếu ở Liên khu 3 và lập được nhiều thành tích. Tác phẩm cho thấy chính sách binh vận đúng đắn của Đảng đã vận động và tập hợp được binh sĩ đối phương phục vụ cho cách mạng. Philip B.Đavitson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam [76]. Tác giả cho rằng “binh vận là các hoạt động nhằm gây tư tưởng bất mãn trong hàng ngũ binh lính kẻ thù” [76, tr. 38]. Tác giả khẳng định sự thất bại của đế quốc Mỹ do nhiều nguyên nhân khác nhau và cho rằng không có một Tổng thống nào của nước Mỹ nhận thức được rằng địch vận là một bộ phận chiến lược của cách mạng Việt Nam, mục đích đánh tan sự ủng hộ của nhân dân Mỹ với cuộc chiến tranh. Địch vận đã tận dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng để hủy hoại sự ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với chiến tranh. 12 Ron Moreau (2001), “Một anh hùng cộng sản được nuôi dưỡng trong hàng ngũ lính Mỹ”, Việt Nam cuộc chiến không quên [110]. Tác giả làm rõ về hoạt động của cơ sở nội tuyến chiến lược Nguyễn Thành Trung được cài cắm trong lòng địch và được Ban Binh vận Trung ương Cục hướng dẫn từ khi xây dựng thành cơ sở nội tuyến cho đến khi làm binh biến, khởi nghĩa, sử dụng máy bay của VNCH ném bom vào Dinh Độc lập và sân bay Tân Sơn Nhất rồi trở về với cách mạng. Tác giả chỉ rõ hành động của Nguyễn Thành Trung làm cho tinh thần quân đội và chính quyền VNCH hoang mang, lo sợ. Tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu sinh thấy rõ hơn thành công của hoạt động nội tuyến trong lòng địch trên chiến trường B2 vào thời điểm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Frank Snepp (2003), Cuộc tháo chạy toán loạn [128]. Tác phẩm khẳng định, tinh thần binh sĩ VNCH trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh suy sụp nặng nề và tan rã. Nguyên nhân là do lực lượng cách mạng tiến công mạnh về quân sự, chính trị và binh vận, bên cạnh đó đế quốc Mỹ cắt giảm viện trợ về kinh tế, quân sự là nguyên nhân quan trọng làm cho tinh thần quân đội và chính quyền VNCH suy sụp. Tác phẩm khẳng định “Không có viện trợ quân sự, ít nhất một tỷ đô la thì Nam Việt Nam chỉ là cái bóng của họ” [128, tr. 82]. Negel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam được và mất [41]. Tác giả chỉ rõ nguyên nhân làm cho lính Mỹ suy sụp tinh thần chính là hoạt động phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và hoạt động binh vận của lực lượng cách mạng miền Nam khi Mỹ triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tác giả cho rằng binh vận đã xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng đối phương với nhiều hình thức và trong các đối tượng khác nhau, để lấy thông tin từ binh lính Mỹ. Tác giả tuy đề cập chưa sâu đến công tác binh vận, nhưng đã cho thấy phần nào vai trò công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dưới sự nhìn nhận của người nước ngoài. Jeferet Kimball (2007), Hồ sơ chiến tranh Việt Nam [101]. Tác phẩm khẳng định sự thất bại của chính quyền VNCH và sự sụp đổ về tinh thần của binh sĩ VNCH xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó là, do việc xét đoán kém cỏi 13 về chiến lược trong suốt tháng 3 năm 1975, tình trạng tham nhũng của bộ máy chính quyền, khủng hoảng tiền tệ thế giới và cú sốc xăng dầu những năm 19731974 làm cho kinh tế VNCH khó khăn. Quân đội thì “chịu sự lãnh đạo tồi nói chung và những yếu kém về cơ cấu nội tại và về tinh thần” [101, tr. 80]. Bên cạnh đó, mũi tiến công quân sự của quân Giải phóng diễn ra mạnh mẽ, sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở khắp nơi vừa đấu tranh vừa tuyên truyền kêu gọi binh sĩ VNCH đầu hàng, góp phần làm cho binh sĩ VNCH tan rã. Những công trình của tác giả người nước ngoài mới đề cập đến một số hoạt động công tác binh vận nói chung và của một số cá nhân. Tuy đề cập chưa nhiều, nhưng các công trình trên khẳng định vai trò của công tác binh vận góp phần làm suy sụp tinh thần binh sĩ Mỹ và binh sĩ VNCH trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến công tác binh vận nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Nguyễn Ngọc Giao (1973), “Bước phát triển mới trong công tác binh vận của Quân giải phóng miền Nam” [83]. Bài báo chỉ ra những điểm mới về nội dung, hình thức đấu tranh binh vận của Quân giải phóng sau khi có Hiệp định Pari. Nội dung là nêu cao ngọn cờ hòa bình, hòa hợp dân tộc của Mặt trận Dân tộc giải phóng MNVN và của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN. Có nhiều hình thức mới, tiếp xúc cá nhân, tập thể tuyên truyền giác ngộ binh sĩ VNCH, “Ở nhiều nơi đã tổ chức thành công hàng ngàn, hàng vạn cuộc tiếp xúc trực tiếp với đông đảo binh sĩ Sài Gòn” [83, tr. 61]. Ở nơi nào, đối phương lấn chiếm càn quét, các đơn vị Quân giải phóng đã tiến công binh vận kết hợp với kiên quyết trừng trị thích đáng. Bài báo làm rõ sự bắt nhịp kịp thời của Quân giải phóng miền Nam trong đấu tranh binh vận sau Hiệp định Pari năm 1973. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học [18]. Trong kinh nghiệm đấu tranh chính trị tác phẩm chỉ rõ, mục tiêu đấu tranh là vì dân sinh, dân chủ, làm tan rã từng bộ phận ngụy quân, ngụy quyền nhất là ở cơ sở. 14 Phương pháp đấu tranh “từ lẻ tẻ đến cao trào, vừa đấu tranh độc lập vừa kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và binh vận trên cả ba vùng chiến lược” [18, tr. 175]. Binh vận kết hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị vừa tiêu diệt, tiêu hao lớn quân VNCH trong các chiến dịch tổng hợp chống bình định, giành dân. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, thắng lợi và bài học [19]. Công trình khái quát những thắng lợi và bài học trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Công trình chỉ rõ vai trò của công tác binh vận đó là “binh vận tiến công vào hàng ngũ địch, làm phân hóa lực lượng, làm suy giảm ý chí của đội quân xâm lược góp phần làm tăng cường thế và lực cho cách mạng” [19, tr. 222]. Công trình làm rõ vị trí của công tác binh vận “Đó là mũi tiến công chiến lược, một vấn đề cơ bản trong cuộc vận động cách mạng ở cả thành thị lẫn nông thôn” [19, tr. 223]. Quân đội nhân dân Việt Nam - Tổng cục Chính trị (2002), Tổng kết công tác binh - địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [117]. Công trình làm rõ một số chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đảng về công tác binh - địch vận và chủ yếu làm rõ về hoạt động, kết quả của công tác binh vận trên chiến trường miền Nam. Đồng thời, nhận xét đánh giá và rút ra những kinh nghiệm công tác binh - địch vận trên chiến trường MNVN. Đó là: Xác định đúng vị trí vai trò công tác binh - địch vận; Tổ chức toàn dân làm công tác binh - địch vận; Sử dụng 3 mũi giáp công tiến hành công tác binh - địch vận; Xây dựng cơ quan tham mưu và đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ mạnh. Đây là công trình tương đối hoàn chỉnh về công tác binh địch vận trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nguyễn Xuân Tú (2002), Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 - 1975 [206]. Tác giả làm rõ quá trình chỉ đạo của Đảng đánh bại từng bước cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Trong đó, đề cập đến một số chủ trương, chỉ đạo và kết quả tiến công binh vận của Đảng, của Trung ương Cục. Tác giả chỉ rõ tháng 7 - 15 1969 Trung ương Cục chủ trương “tăng cường công tác dân vận làm cơ sở cho đấu tranh chính trị, binh vận, xây dựng và mở rộng căn cứ” [206, tr. 85], để góp phần khôi phục lại phong trào cách mạng. Tác phẩm có vai trò quan trọng, hình thành khung chung về quá trình chỉ đạo của Đảng chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, là tài liệu nghiên cứu sinh kế thừa về nội dung và phương pháp. Nguyễn Văn Bạo (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1/1973 [23]. Tác giả làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến tháng 01 năm 1973. Trong đó chỉ rõ sau năm 1968, “cục diện chiến tranh mới tạo ra cho đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao có điều kiện kết hợp và hỗ trợ cho nhau tốt hơn, thúc đẩy quá trình làm tan rã tinh thần của binh lính Mỹ trên chiến trường làm cho ngụy quân, ngụy quyền nhanh chóng suy sụp” [23, tr. 101]. Đồng thời, tác giả chỉ ra hoạt động kết hợp binh vận với phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn - Gia Định của công nhân, học sinh, sinh viên, nhằm chống bắt lính, bắt sinh viên vào PVDS. Tác phẩm không nghiên cứu trực tiếp về công tác binh vận nhưng đã chỉ ra những yếu tố tác động đến sự suy sụp tinh thần và tan rã về tổ chức của binh sĩ Mỹ, binh sĩ VNCH. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt (2008), Công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1947 - 2002) [198]. Công trình làm rõ quá trình tham mưu, chỉ đạo hướng dẫn công tác binh vận của Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt qua các giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ cho chiến trường miền Nam nói chung và chiến trường B2 nói riêng. Công trình mang tính chất liệt kê về nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Lê Văn Mạnh (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân và dân ta chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969 -1975) [106]. Tác giả dựng lại bức tranh chân thực Đảng lãnh đạo chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, trong đó đề cập đến một số hoạt động binh vận và chỉ ra hạn chế của công tác binh vận trong giai đoạn này là “Đấu tranh chính trị và 16 binh vận chưa phát triển kịp thời” [106, tr. 46]. Tác giả chỉ ra điểm hạn chế về tinh thần quân đội VNCH và nguyên nhân dẫn đến suy sụp tinh thần quân đội VNCH. Tác phẩm hình thành phông chung quá trình lãnh đạo của Đảng chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -1975, Tập VI, Thắng Mỹ trên trường ba nước Đông Dương [207]. Tác phẩm làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ về bắt lính đôn quân, sử dụng các biện pháp phản vận trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tác phẩm làm rõ một số hoạt động binh vận của quân và dân miền Nam trong các chiến dịch đường 9 Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và trong họạt động chống bình định trên toàn MNVN. Nguyễn Văn Bích (2016) “Công tác binh - địch vận góp phần làm nên thắng lợi” [24]. Tác giả làm rõ vị trí vai trò công tác binh - địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chỉ ra khái niệm công tác binh - địch vận trong kháng chiến chống Mỹ “là công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ lôi kéo những người Việt Nam vì lý do khác nhau đang cầm súng, làm việc cho Mỹ, ngụy trở về với dân tộc, đứng lên cùng nhân dân chống xâm lược và bè lũ tay sai phản động, làm cho ngụy quân, ngụy quyền suy giảm, tê liệt dẫn đến tan rã về tư tưởng, tổ chức; đồng thời là mũi tiến công chính trị vào quân xâm lược Mỹ, chư hầu, làm cho chúng sa sút tinh thần, suy sụp ý chí xâm lược” [24, tr. 308]. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Dân vận (2017), Lịch sử Cục Dân vận (1947 - 2017) [199]. Công trình làm rõ lịch sử của Cục Dân vận qua các thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, trong đó làm rõ quá trình, tham mưu đề xuất với Tổng cục Chính trị về công tác binh vận trên chiến trường miền Nam. Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, công trình đề cập đến một số chủ trương, chỉ đạo, hoạt động và kết quả binh vận. Công trình có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề binh vận mang đậm tính lịch sử, là tài liệu qúy khi nghiên cứu về công tác binh vận. 17 Các công trình nghiên cứu về công tác binh vận nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã làm rõ một số chủ trương, chỉ đạo của Đảng và kết quả binh vận ở các giai đoạn kháng chiến. Các công trình trên cung cấp cho nghiên cứu sinh nhìn nhận tổng quát hơn về công tác binh vận của Đảng, là nguồn tài liệu quý cung cấp về nội dung và phương pháp cách tiếp cận giải quyết vấn đề binh vận. Tuy nhiên, các công trình trên mới đề cập đến một số chủ trương và chỉ đạo của Đảng về công tác binh vận, chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống chuyên sâu về chủ trương, chỉ đạo công tác binh vận của Trung ương Cục trong chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1975). 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến công tác binh vận ở các vùng miền, địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Tỉnh ủy Gia Lai (1998), Tổng kết công tác binh vận tỉnh Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [196]. Công trình dựng lại bức tranh lịch sử chân thực về hoạt động binh vận ở tỉnh Gia Lai, đề cập đến một số chủ trương và chỉ đạo của Tỉnh ủy Gia Lai về công tác binh vận, làm rõ các hoạt động binh vận của quân và dân Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công trình đã nhận xét đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm về hoạt động binh vận của Tỉnh ủy Gia Lai. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (1998), Tổng kết công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [197]. Công trình làm rõ một số chủ trương của Tỉnh ủy và các hoạt động, hình thức tiến công binh vận của quân và dân Thừa Thiên Huế. Các hình thức tiến công binh vận được sử dụng “quyết liệt chặn xe, xông vào đồn cho đến gọi loa, tuyên truyền văn nghệ vào các đồn bốt, phong trào “nói đồng bào tôi nghe và nghe đồng bào tôi nói” ở các thành phố” [197, tr. 126]. Công trình rút ra một số kinh nghiệm hoạt động binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Thừa Thiên Huế. Công trình là tài liệu quan trọng để đối chiếu so sánh với hoạt động công tác binh vận trên chiến trường B2. 18 Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1999), Tổng kết công tác binh vận chiến trường Khu V, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [135]. Công trình làm rõ một số chủ trương và sự chỉ đạo của Khu ủy Khu V về công tác binh vận. Đồng thời, làm rõ hoạt động và kết quả tiến công binh vận của quân, dân Khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công trình chỉ ra những ưu, khuyết điểm và rút ra một số kinh nghiệm công tác binh vận trên chiến trường Khu V. Công trình thể hiện nội dung và bố cục chặt chẽ, là tài liệu quan trọng để so sánh đánh giá với kết quả công tác binh vận trên chiến trường B2 dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục. Vũ Quang Hiển (2008), “Mũi tiến công địch vận ở Huế, Xuân Mậu Thân 1968” [86]. Tác giả làm rõ hoạt động binh vận và địch vận của lực lượng vũ trang trong tổng tiến công và nổi dậy ở Huế trong Xuân Mậu Thân. Tác giả chỉ rõ mối quan hệ của ba mũi tiến công “Mũi tiến công chính trị và mũi tiến công quân sự phối hợp nhịp nhàng và đều khắp... có tác dụng tiêu diệt lực lượng đối phương, tạo đà cho mũi tiến công binh vận” [86, tr.16]. Tác giả chỉ rõ hoạt động binh vận của lực lượng vũ trang là sử dụng phương pháp gọi loa kêu hàng, vận động nhân dân tham gia tiến công binh vận rộng khắp và liên tục. Bài báo khoa học mới đề cập đến hoạt động binh vận của lực lượng vũ trang trong phạm vi hẹp về không gian và thời gian, nhưng nội dung và phương pháp tiếp cận rất khoa học. Trần Thị Lan (2011), “Hoạt động nội tuyến trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Đắk Lắk” [102]. Tác giả cho rằng hoạt động nội tuyến là hình thức đánh địch đơn tuyến, hoàn toàn bí mật, chiến sĩ nội tuyến tạo được sự tin tưởng của địch. Hình thức hoạt động nội tuyến ở Đắk Lắk là “nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, kế hoạch hoạt động của địch rồi báo cáo cơ quan cấp trên... đánh phá các mục tiêu chiến lược do cấp trên chỉ định hoặc được cấp trên chấp nhận” [102, tr. 18]. Kết quả là “Cách đánh bất ngờ ngay trong cơ quan đầu não đối phương khiến cho quân địch hoang mang, kinh hoàng, dẫn đến làm suy giảm tinh thần chiến đấu của binh lính địch tại Buôn Ma Thuột và trên chiến trường Đắk Lắk” [102, tr. 21]. Tác phẩm đề cập rất sâu về công tác nội tuyến, đây là một hoạt động của công tác binh vận. 19 Hà Văn Ngọc (2012) “Đấu tranh binh vận ở Quảng Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” [112]. Tác phẩm làm rõ chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam về “phát huy vai trò đi đầu của lực lượng phụ nữ trong đấu tranh chính trị - binh địch vận” [112, tr. 28]. Chị em phụ nữ của Tỉnh là lực lượng nòng cốt làm binh vận, được bồi dưỡng tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc để đấu tranh trực diện với lính Mỹ và lính Nam Hàn. Phụ nữ và thiếu nhi nói được những câu thông dụng bằng tiếng Hàn đã hướng dẫn quần chúng địa phương cách đấu tranh trực diện, binh vận đối với lính Nam Hàn. Phụ nữ phát tán truyền đơn, trương khẩu hiệu binh vận với nhiều hình thức, phối hợp với du kích, bộ đội địa phương, bám sát đồn địch, dùng loa đọc lời kêu gọi bằng tiếng Hàn Quốc... Hoàng Chí Hiếu (2015), “Công tác binh vận trên chiến trường Quảng Trị những năm 1961 - 1966” [87]. Tác giả làm rõ hoạt động binh vận của quân và dân Quảng Trị và chỉ rõ nhiệm vụ công tác binh vận là: Binh vận kết hợp với đấu tranh chính trị và tác chiến làm tan rã tiêu hao, tiêu diệt lực lượng vũ trang của địch chủ yếu là lực lượng vũ trang địa phương; Tiến công binh vận nhằm phân hóa, tranh thủ cải tạo để triệt phá chính quyền của địch ở thôn xã; Tổ chức binh vận chống càn quét, lấn chiếm; Chấp hành tốt các chính sách binh vận để góp phần ổn định và củng cố nông thôn đồng bằng; Xây dựng bộ máy binh vận ở nông thôn và đội ngũ binh vận quần chúng. Tác phẩm tuy viết về binh vận trong một giai đoạn ngắn nhưng khái quát tương đối đầy đủ về nội dung và nhiệm vụ công tác binh vận. Các công trình trên tuy không nghiên cứu chuyên sâu về Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận và không nghiên cứu riêng ở chiến trường B2 nhưng đã cho nghiên cứu sinh thấy rõ hơn về một số chủ trương, chỉ đạo hoạt động, kết quả và kinh nghiệm công tác binh vận của nhiều địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các công trình trên là tài liệu quý để nghiên cứu sinh tiếp thu kế thừa về nội dung và phương pháp nghiên cứu, là cơ sở để so sánh đối chiếu với quá trình lãnh đạo binh vận của Trung ương Cục trên chiến trường B2 trong những năm 1969 - 1975. 20 1.1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến công tác binh vận trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường B2 Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1995), Lịch sử Khu 6 kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) [134]. Công trình làm rõ về lịch sử chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Khu 6, công tác binh vận được đề cập đến một số chủ trương của Khu ủy Khu 6 và hoạt động, kết quả binh vận của quân và dân Khu 6 trong các giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, công trình mới đề cập đến hoạt động binh vận đơn lẻ, chưa đề cập một cách hệ thống sự lãnh đạo của Khu ủy Khu 6 và Trung ương Cục về công tác binh vận. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (1998), Tổng kết công tác binh vận tỉnh Đồng Nai, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) [17]. Công trình làm rõ hoạt động, kết quả và chỉ ra một số kinh nghiệm tiến công binh vận của quân và dân tỉnh Đồng Nai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Một là, quán triệt đường lối cách mạng, chính sách binh vận của Đảng. Hai là, công tác binh vận là nhiệm vụ chiến lược trong kháng chiến, thực chất là công tác vận động quần chúng. Ba là, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công trong công tác binh vận. Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác binh vận vững vàng. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - Tổ biên tập công tác binh vận (2000), Tổng kết công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) trên chiến trường B2 cũ [132]. Công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động và kết quả công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ. Công trình đưa ra đánh giá chung công tác binh vận của Trung ương Cục trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là “góp phần quan trọng vào thắng lợi chung, xứng đáng với nhiệm vụ chiến lược mà Đảng đã giao” [132, tr. 165]. Công trình rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo công tác binh vận là: Vị trí chiến lược công tác binh vận; Quán triệt và phục vụ cao nhất yêu cầu phương hướng chiến lược của cách mạng; Gắn với nền tảng đoàn kết đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và GĐBS, phát huy khả năng tiềm ẩn của binh sĩ; Gắn trong hình thái ba 21 mũi giáp công; Tổ chức nội tuyến là khâu then chốt của công tác binh vận; Khai thác, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ địch; Chỉ đạo tương xứng vị trí chiến lược công tác binh vận. Công trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động binh vận, nhưng mới chỉ nghiên cứu trên chiến trường Nam Bộ, một bộ phận của chiến trường B2. Công trình chưa hệ thống sự lãnh đạo và nhận xét về vai trò của Trung ương Cục lãnh đạo công tác binh vận. Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương, chuyên đề kết hợp đấu tranh hai chân, ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tại địa bàn Quân khu 9 [35]. Công trình khẳng định tiến công binh vận là mũi tiến công có ý nghĩa chiến lược rất lợi hại trong sự kết hợp hai chân, ba mũi giáp công. Trong đó binh vận tạo thuận lợi cho quân sự, giảm thương vong cho mũi quân sự. Binh vận diệt ác trừ gian đánh trúng vào những tên đầu sỏ, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh trực diện với địch. Mũi binh vận còn cung cấp thông tin có lợi cho đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Đảng ủy, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh (2001), Lịch sử lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh (1954 - 1975) [72]. Công trình chỉ rõ hoạt động của lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh thực hiện ba mũi giáp công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tiến công vũ trang hiệu quả là cơ sở để đấu tranh chính trị, binh vận được thuận lợi, “hoạt động võ trang 3 thứ quân hiệu quả trên cả 3 vùng phục vụ tốt cho đấu tranh chính trị và binh vận” [72, tr. 505]. Hình thức đấu tranh binh vận của lực lượng vũ trang Tây Ninh là tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền, đấu tranh kêu gọi quân đội và chính quyền VNCH, lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh. Sau Hiệp định Pari, Tỉnh ủy chủ trương, “Mũi võ trang phải làm đòn xeo phục vụ đắc lực cho chính trị để tạo đà tiến công địch về binh, địch vận” [72, tr. 569]. Đây là công trình thể hiện sự kết hợp 3 mũi khá rõ trên chiến trường B2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2002), Công tác binh vận tỉnh Bình Dương (1954 - 1975) [16]. Công trình làm rõ hoạt động, kết quả và rút ra một số kinh nghiệm tiến công binh vận của quân và dân tỉnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan