Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trung ương cục miền nam lãnh đạo công tác an ninh từ năm 1961 đến năm 1968​...

Tài liệu Trung ương cục miền nam lãnh đạo công tác an ninh từ năm 1961 đến năm 1968​

.PDF
116
152
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======  ====== KHUẤT DUY HƢNG TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC AN NINH TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======  ====== KHUẤT DUY HƢNG TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC AN NINH TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Chủ tịch Hội đồng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS NGÔ ĐĂNG TRI PGS.TS HOÀNG HỒNG Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Hoàng Hồng. Tất cả các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này đều trung thực, chính xác, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, năm 2020 Khuất Duy Hưng BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BCH: Ban chấp hành BCH TW: Ban Chấp hành Trung ƣơng LLAN: Lực lƣợng an ninh Nxb: Nhà xuất bản TWC: Trung ƣơng Cục MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7 6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8 Chƣơng 1. TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC AN NINH GIAI ĐOẠN 1961 - 1965 .............................................................. 9 1.1 Khái quát công tác an ninh của Xứ ủy Nam Bộ và chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục miền Nam về công tác an ninh ......................................... 9 1.1.1 Khái quát công tác an ninh của Xứ ủy Nam Bộ ....................................... 9 1.1.2 Sự thành lập Trung ương Cục miền Nam và chủ trương của Trung ương Cục về công tác an ninh .................................................................................. 17 1.2 Quá trình chỉ đạo công tác an ninh của Trung ƣơng Cục miền Nam ..... 25 1.2.1 Xây dựng hệ thống tổ chức và lực lượng an ninh .................................. 25 1.2.2 Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh............................................................ 28 1.2.3 Chỉ đạo công tác tình báo, điệp báo ...................................................... 31 1.2.4 Chỉ đạo chống do thám, gián điệp ......................................................... 35 1.2.5 Chỉ đạo đấu tranh vũ trang và diệt ác trừ gian ..................................... 40 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 44 Chƣơng 2: TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC AN NINH GIAI ĐOẠN 1965 – 1968............................................................ 45 2.1 Yêu cầu mới và chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục miền Nam về công tác an ninh ...................................................................................................... 45 2.1.1 Yêu cầu mới ............................................................................................ 45 2.1.2 Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về công tác an ninh ............ 47 2.2 Quá trình chỉ đạo công tác an ninh của Trung ƣơng Cục miền Nam ..... 50 2.2.1 Củng cố hệ thống tổ chức và lực lượng an ninh .................................... 50 2.2.2 Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh............................................................ 54 2.2.3 Chỉ đạo công tác tình báo, điệp báo ...................................................... 57 2.2.4 Chỉ đạo chống do thám, gián điệp và diệt ác, trừ gian ......................... 60 2.2.5 Chỉ đạo lực lương an ninh tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 .............................................................................. 64 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 70 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 71 3.1 Nhận xét ................................................................................................... 71 3.1.1 Ưu điểm .................................................................................................. 71 3.1.2 Hạn chế .................................................................................................. 75 3.2 Một số kinh nghiệm ................................................................................. 76 3.2.1 Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của An ninh miền Nam..................................................................... 76 3.2.2 Cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân đối với công tác an ninh .............................................................................................. 78 3.2.3 Luôn nắm chắc địch tình, chủ động đối phó với mọi âm mưu, thủ đoạn của địch ........................................................................................................... 80 3.2.4 Không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của cán bộ, chiến sĩ An ninh, đáp ứng mọi yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. ................. 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Trong thắng lợi chung của toàn dân tộc có sự đóng góp to lớn của lực lượng công an nhân dân nói chung và của lực lượng An ninh (LLAN) miền Nam nói riêng. Sau Hiệp định Giơ- ne- vơ (1954), đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta đứng trước những thử thách vô cùng to lớn. Nhân dân ta phải đối đầu với đế quốc Mỹ, một đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự hàng đầu, có nhiều tham vọng và âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục (TWC) miền Nam, LLAN miền Nam bước vào cuộc chiến đấu mới đầy gian khổ, hi sinh. Với tinh thần chiến đấu ngoan cường, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt, LLAN miền Nam đã hoàn thành tốt công tác bảo vệ cơ quan của Đảng và phong trào của quần chúng nhân dân; kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của kẻ thù; trừng trị bọn thám báo, biệt kích, gián điệp, ác ôn có nhiều nợ máu với cách mạng. LLAN miền Nam đã góp phần quan trọng cùng quân dân miền Nam lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ: Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh và trực tiếp tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Sự lãnh đạo của Đảng và TWC miền Nam đối với công tác an ninh, cùng với quá trình chiến đấu đầy hi sinh gian khổ với những chiến công thầm 1 lặng nhưng to lớn của LLAN miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến nay chưa được nhiều người biết đến. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá, đúc rút kinh nghiệm một cách đầy đủ, sâu sắc về sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là TWC miền Nam đối với công tác an ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần phục vụ việc thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay là: đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, gây rối, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác an ninh từ năm 1961 đến năm 1968 làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề TWC miền Nam lãnh đạo công tác an ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có thể nêu những công trình chính như sau: - Ban nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân (1995), An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Công an nhân dân. Nội dung trình bày về quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của LLAN miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó tập trung chủ yếu vào hoạt động của lực lượng An ninh. Những vấn đề liên quan sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, trực tiếp là TWC miền Nam mặc dù có được đề cập nhưng chưa rõ nét. - Viện Lịch sử Công an (2005), Biên niên sự kiện lịch sử An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách trình bày tóm tắt các sự kiện liên quan đến đường lối, chủ 2 trương, chính sách của Đảng, Xứ ủy Nam Bộ, TWC miền Nam đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và công tác an ninh miền Nam nói riêng; các sự kiện liên quan đến tổ chức, xây dựng lực lượng và các hoạt động tiêu biểu của LLAN miền Nam thời kỳ chống Mỹ (giai đoạn 1954 – 1975). - Viện Lịch sử Công an (2010), Tổng kết lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945 – 2000), Nxb Công an nhân dân. Nội dung gồm hai phần. Phần một: khái quát lịch sử về công tác xây dựng của lực lượng Công an nhân dân qua các giai đoạn lịch sử, (từ khi ra đời (1945) đến năm 2000); những mặt thành công và hạn chế. Phần hai: Các bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong cả nước. - Viện lịch sử công an (2007), Lịch sử an ninh Khu VI thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1962-1975, Nxb Công an nhân dân. Nội dung phản ánh sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu VI đối với công tác an ninh khu (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên), quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng An ninh Khu (từ khi được thành lập năm 1962 – 1975), một số kinh nghiệm rút ra qua thực tiễn hoạt động của An ninh Khu. - Viện lịch sử công an (2008), Lịch sử an ninh Khu V thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb Công an nhân dân. Nội dung phản ánh sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Khu ủy Khu V đối với công tác an ninh, quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng An ninh Khu (từ năm 1954 – 1975), một số kinh nghiệm rút ra. - Viện lịch sử công an (2010), Lịch sử an ninh Khu Đông Nam Bộ thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb Công an nhân dân. Nội dung phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Trung ương Cục, Khu ủy Khu Đông Nam Bộ đối với công tác an ninh Khu; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, những chiến công, thành tích tiêu biểu của lực lượng An ninh Khu Đông Nam Bộ trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 3 - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia. Nội dung bao gồm các sự kiện tiêu biểu phản ánh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Xứ ủy Nam Bộ, TWC miền Nam đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, trong đó có nhiều sự kiện liên qua đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đối với công tác An ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia. Nội dung cuốn sách trình bày quá trình xây dựng và phát triển của xứ uỷ Nam Bộ và TWC miền Nam; vai trò chỉ đạo, sự sáng tạo của Xứ uỷ Nam Bộ và TWC miền Nam trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, phương pháp cách mạng của Đảng qua các thời kỳ; những nét chính của phong trào cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của xứ uỷ Nam Bộ và TWC miền Nam; đồng thời, làm rõ sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương (BCH TW) Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương cục Miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 và phong trào cách mạng Miền Nam. - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Lịch sử Nam bộ kháng chiến (1954-1975), Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia. Nội dung phản ánh Vai trò của Đảng, của Xứ ủy Nam Bộ và TWC miền Nam lãnh đạo quân, dân Nam Bộ thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những khó khăn gian khổ, sự hy sinh anh dũng và những chiến công thành tích vẻ vang mà quân, dân Nam bộ đã giành được, góp phần đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Luận văn: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (2012), Vũ Thị Thu Hiền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HN. Nội dung đề cập đến sự lãnh đạo, 4 chỉ đạo của Đảng trong công tác xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975. - Viện B35, Tổng cục Tình báo (2017), Tổng kết lịch sử Công tác điệp báo an ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Công an nhân dân. Nội dung gồm hai phần. Phần một: Phản ánh các bước phát triển của cuộc chiến đấu trên mặt trận Điệp báo An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). Phần hai: Rút ra một số bài học kinh nghiệm liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác xây dựng lực lượng và các mặt công tác nghiệp vụ của Điệp báo An ninh miền Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận vấn đề an ninh miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở những góc độ khác nhau: tổng kết lịch sử an ninh; biên niên lịch sử an ninh và lịch sử ngành an ninh…; đã tái hiện được những hoạt động phong phú, phức tạp cùng những chiến công thầm lặng trong các lĩnh vực khác nhau của LLAN miền Nam; đã cung cấp nguồn tư liệu to lớn và rất quí giá được khai thác công phu từ các kho lưu trữ, từ hồi kí của các lãnh đạo, từ khảo sát thực tế. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc phân tích, đánh giá vai trò lãnh đạo của TWC miền Nam đối với công tác an ninh chưa được đầy đủ; việc trình bày quá trình chỉ đạo của TWC trong các lĩnh vực an ninh cụ thể chưa theo một hệ thống chặt chẽ. Đề tài: Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác anninh từ năm 1961 đến năm 1968, trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu trước, sẽ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích làm rõ chủ trương của Đảng và sự quán triệt của TWC miền Nam về công tác an ninh ở miền Nam từ 1961 đến 1968. Thứ hai, phân tích và trình bày rõ sự chỉ đạo của TWC miền Nam, sự thực thi của Ban An ninh các cấp ở miền Nam về công tác an ninh theo các lĩnh vực cụ thể, qua hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 5 giai đoạn chống Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và giai đoạn chống Chiến tranh cục bộ (1965-1968). Thứ ba, nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử về sự lãnh đạo của TWC miền Nam đối với công tác an ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Làm rõ quá trình lãnh đạo công tác an ninh của TWC miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968; qua đó khẳng định những ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm về lãnh đạo công tác an ninh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến sự lãnh đao công tác an ninh của TWC miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968. - Trình bày, tái hiện lại một cách khách quan quá trình TWC miền Nam lãnh đạo công tác an ninh từ năm 1961 đến năm 1968 theo một hệ thống có tính lịch sử. - Phân tích ưu điểm, hạn chế và những kinh nghiệm lịch sử có thể có trong quá trình lãnh đạo công tác an ninh của TWC miền Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác an ninh của TWC miên Nam từ năm 1961 đến năm 1968. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian (1961-1968): Năm 1961 là năm TWC được thành lập và lãnh đạo mọi mặt của cách mạng miền Nam trong đó có công tác an ninh chống lại Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. Năm 1968 là năm quân dân miền Nam, dưới sự lãnh đạo của TWC đã đánh bại hoàn toàn Chiến tranh cục bộ. Về không gian: miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào). 6 Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các chủ trương chung của Đảng và TWC về công tác an ninh đồng thời nghiên cứu sự chỉ đạo cụ thể của TWC trên các lĩnh vực an ninh như: xây dựng tổ chức và lực lượng an ninh; công tác bảo vệ an ninh; công tác tình báo, điệp báo; công tác chống do thám gián điệp; công tác diệt ác trừ gian. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn chúng tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Các văn kiện của Đảng, Bộ Công an và TWC miền Nam về công tác an ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Các tổng kết về công tác an ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Bộ Công an. - Hồi ký của các các lãnh đạo Đảng, nhà nước và công an liên quan đến công tác an ninh. - Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic; ngoài ra còn sử dụng những phương pháp bổ trợ khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phỏng vấn… để làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện công tác an ninh của TWC. 6. Những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào lý luận và thực tiễn như: 7 - Phục dựng có hệ thống các chủ trương, các biện pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác an ninh của TWC miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968. - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học và một số kinh nghiệm lịch sử cho công tác an ninh của Đảng và Nhà nước hiện nay. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy công tác an ninh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác an ninh giai đoạn 1961 - 1965 Chƣơng 2: Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo công tác an ninh giai đoạn 1965 - 1968 Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm 8 Chƣơng 1. TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC AN NINH GIAI ĐOẠN 1961 - 1965 1.1 Khái quát công tác an ninh của Xứ ủy Nam Bộ và chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục miền Nam về công tác an ninh 1.1.1 Khái quát công tác an ninh của Xứ ủy Nam Bộ Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vĩ đại với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu. Tuy nhiên đế quốc Mỹ không từ bỏ âm mưu thôn tính Việt Nam. Bất chấp các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, Mỹ vẫn đưa quân, vũ khí vào miền Nam, xây dựng thêm căn cứ quân sự. Dự báo được tình hình, tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương (BCH TW) Đảng họp nhận định, đánh giá âm mưu của địch xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ trước mắt của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại: “Phải đấu tranh đòi đối phương thi hành đầy đủ hiệp định Giơnevơ, củng cố hoà bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, không được khủng bố, đàn áp nhân dân trả thù những người kháng chiến cũ, không được cướp lại ruộng đất cũng như các quyền lợi dân sinh dân chủ mà cách mạng đã mang lại cho nhân dân” [4, tr.17]. Đồng thời Đảng xác định phương thức đấu tranh cách mạng là chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị với phương châm hoạt động bất hợp pháp, nửa hợp pháp và hợp pháp. Đảng quyết định để lại một số cán bộ ở miền Nam hoạt động bí mật, lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Về tổ chức, Đảng chủ trương giải thể Trung ương Cục (TWC) miền Nam, thành lập Xứ ủy Nam Bộ. Quán triệt ý kiến của Bộ Chính trị trong giai đoạn cách mạng miền Nam đang chuyển mình, nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân cũng thay 9 đổi để phù hợp với chiến trường mới. Tháng 9 năm 1954, đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an, cử đồng chí Viễn Chi vào Nam Bộ để truyền đạt chủ trương của lãnh đạo Bộ Công an về công tác công an nói chung cũng như công tác tình báo nói riêng trong tình hình mới. Tháng 10 năm 1954, tại khu căn cứ U Minh Hạ, Hội nghị thành lập Xứ uỷ Nam Bộ được triệu tập do đồng chí Lê Duẩn chủ trì. Hội nghị đã nghiên cứu quán triệt các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về nhiệm vụ cách mạng miền Nam trong tình hình mới và xác định: Trước mắt nhân dân miền Nam phải đoàn kết đấu tranh buộc đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phải thi hành Hiệp định Giơnevơ. Đảng bộ miền Nam phải rút vào hoạt động bí mật. Hội nghị thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị giải thể TWC miền Nam và thành lập cơ quan lãnh đạo mới là Xứ ủy Nam Bộ do đồng chí Lê Duẩn - Ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư. Để bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng và tổ chức đấu tranh chống bọn công an ngụy, mật vụ, nhất là bọn ác ôn có thâm thù với cách mạng, với kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương thành lập Ban bảo vệ Xứ uỷ; các cấp ủy thành lập Ban bảo vệ do đồng chí đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư phụ trách và có cán bộ Công an ở lại làm chuyên trách với nhiệm vụ: vận động quần chúng tham gia phong trào phòng giam bảo mật, chống địch khủng bố, giải thoát cho cán bộ của ta bị địch bắt; tổ chức nắm tình hình của địch; xây dựng bảo vệ hệ thống giao thông liên lạc; chuẩn bị căn cứ dự bị, bảo đảm an toàn cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Tổ chức của Ban Bảo vệ Xứ ủy gồm ba bộ phận: Bộ phận địch tình, bộ phận bảo vệ và bộ phận thông tin liên lạc. Đầu năm 1955, theo quyết định của Xứ uỷ Nam bộ, Ban Địch tình Xứ uỷ Nam Bộ được thành lập. Đồng chí Văn Viên, Xứ uỷ viên làm Trưởng ban; các đồng chí Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm, Hoàng Minh Đạo làm Phó trưởng ban, sau đó bổ sung thêm đồng chí Trần Quốc Hương (tức Mười Hương) từ miền Bắc vào làm Phó trưởng ban. Tổ chức của Ban địch tình Xứ 10 uỷ có hai bộ phận: bộ phận sưu tập 1 (Điệp báo) và bộ phận tổng hợp địch tình. Ban địch tình Xứ ủy có nhiệm vụ: “Tổ chức xây dựng và chỉ đạo cơ sở điệp báo trong các cơ quan tình báo, gián điệp, công an, cảnh sát, các cơ quan cao cấp của ngụy quân, ngụy quyền, các đảng phái tôn giáo phản động để nắm tình hình, âm mưu, chỉ đạo của chúng; xây dựng căn cứ địa kháng chiến để bảo vệ các cấp ủy, bảo vệ thực lực kháng chiến” [72, tr.88]. Sau khi Ban Địch tình Xứ ủy được thành lập, theo chỉ thị của Xứ ủy Nam Bộ, các khu, tỉnh cũng lần lượt thành lập Ban Địch tình các cấp. Riêng các tỉnh thuộc Liên tỉnh ủy III (sau là khu 6) ở cực Nam Trung Bộ không có tổ chức Ban Địch tình mà mỗi cán bộ, đảng viên ở lại đều làm công tác địch tình và vận động quần chúng làm công tác binh vận bảo tồn thực lực cách mạng. Trong thời gian này, Đảng chủ trương tập trung các hoạt động điệp báo cho chiến trường miền Nam. Cơ sở điệp báo của Ban Địch tình Xứ ủy được tập hợp từ các nguồn cơ sở nội tuyến của Sở Công an Nam Bộ, Công an Sài Gòn – Chợ Lớn, Quân báo quân đội và Cục Tình báo Trung ương vào Nam theo đường di cư hoặc tập kết theo các đối tượng là ngụy quân, ngụy quyền. Các đồng chí lãnh đạo Ban đã trực tiếp tổ chức, xây dựng được nhiều lưới điệp báo hoạt động theo 4 hệ, mỗi đồng chí lãnh đạo, chỉ huy một hệ theo nguyên tắc ngăn cách, bí mật: Hệ tình báo quân sự có 6 lưới do các đồng chí Hoàng Minh Đạo phụ trách, sau này do đồng chí Văn Viên phụ trách; Hệ tình báo chính trị gồm 6 lưới, do đồng chí Mai Chí Thọ phụ trách đảm nhiệm việc theo dõi các đảng phái và ngụy quyền Sài Gòn trung ương; Hệ tình báo phản gián gồm 5 lưới, do đồng chí Cao Đăng Chiếm phụ trách đảm nhiệm việc theo dõi các tổ chức đàn áp thuộc cơ quan đàn áp ở trung ương địch; Hệ tình báo chiến lược có 10 lưới do đồng chí Trần Quốc Hương phụ trách. Ban Địch tình Xứ ủy và các Khu ủy, Tỉnh ủy đã bố trí được nhiều cán bộ và cơ sở xâm nhập vào hàng ngũ địch. Trong đó có nhiều đồng chí đã thâm 11 nhập sâu vào các cơ quan, tổ chức trọng yếu của địch như: Phủ Thủ tướng, Nha Công an Nam phần, cơ quan Tổng thanh tra dân vệ của Diệm và các giáo phái…, qua đó đã thu được nhiều tin tức quan trọng của địch. Đặc biệt những tin tức liên quan đến các chiến dịch quân sự, các kế hoạch đàn áp của Diệm; đồng thời khoét sâu mâu thuẫn giữa bọn phản động tay sai thân Mỹ với bọn thân Pháp và ngay trong nội bộ của chúng với nhau. Ở một số nơi, ta đã lôi kéo binh lính nổi dậy diệt ác ôn, tước vũ khí, sau đó gia nhập vào lực lượng vũ trang của cách mạng. Nhiều cán bộ tình báo bố trí hoạt động trong lòng địch thời gian này đã tạo được vỏ bọc, phát huy tác dụng tốt, hoạt động có hiệu quả cho đến ngày miền hoàn toàn giải phóng. Sau khi buộc Pháp rút toàn bộ quân đội về nước và thôn tính xong lực lượng chống đối của các giáo phái thân Pháp, thống nhất được các lực lượng vũ trang vào quân đội quốc gia, từ tháng 7- 1956, Mỹ, Diệm bắt đầu triển khai chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” giai đoạn 2. Chúng tiến hành hai chiến dịch lớn mang tên “Trương Tấn Bửu” ở miền Trung Nam Bộ và “Thoại Ngọc Hầu” ở miền Tây Nam Bộ. Diệm sử dụng lực lượng quân sự đánh phá ác liệt và rộng khắp, kết hợp với hoạt động tình báo, gián điệp, nhằm bóc gỡ triệt để cơ sở cách mạng. Chúng tập trung vào các vùng trọng điểm như: Sài Gòn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bến Tre, Cần Thơ, Long Xuyên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãy, Bình Định, Phú Yên… Cùng với kế hoạch càn quét đàn áp phong trào cách mạng, Mỹ, Diệm còn công bố sắc luật “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, đồng thời gài gián điệp vào các tổ chức quần chúng, sử dụng những phần tử đầu hàng đầu thú để chỉ điểm, nhận diện đảng viên và quần chúng tích cực; ngoài ra Diệm còn lập các “Khu dinh điền”, “Khu trù mật” dồn đồng bào các tỉnh đồng bằng lên miền núi nhằm phá nát căn cứ địa của cách mạng; cô lập cán bộ đảng viên và những người yêu nước, buộc họ phải ra trình diện. Cách mạng miền Nam đứng trước những khó khăn tổn thất lớn. 12 Nhằm định hướng cho phong trào cách mạng của quần chúng phù hợp với tương quan lực lượng giữa địch và ta, tháng 6-1956, Bộ Chính trị ra nghị quyết về tình hình, nhiệm vụ cách mạng miền Nam. Nghị quyết xác định hình thức đấu tranh là: “Đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định... Phải củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng các cơ sở quần chúng vững mạnh là điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết” [4, tr.35- 36]. Mùa thu năm 1956, đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách miền Nam đã soạn thảo “Đề cương cách mạng miềnNam”. Trong đó nêu rõ: “Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ- Diệm, thực hiện chính sách hoà hợp dân tộc dân chủ để giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến độc tài phát xít Mỹ- Diệm, cùng toàn quốc thực hiện hoà bình thống nhất đất nước” [4, tr. 36]. Tháng 12-1956, Xứ uỷ Nam Bộ tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ trước mắt là: “Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ rừng núi, tranh thủ vận động và cải tạo, tập hợp các lực lượng giáo phái bị Mỹ- Diệm đánh tan đứng vào hàng ngũ nhân dân, lợi dụng danh nghĩa giáo phái ly khai để diệt ác ôn” [76, tr. 2]. Căn cứ vào Nghị quyết của Xứ ủy và tình hình thực tiễn của địa phương, Liên khu ủy V thảo luận và đề ra phương châm đấu tranh của khu là: “Dùng vũ trang bộ phận để phối hợp với đấu tranh chính trị, tiêu diệt bọn Mỹ để khởi động tinh thần dân tộc chống Mỹ, diệt bọn phản động để tranh thủ bọn lừng trừng, diệt loại đầu sỏ bên trên để lay chuyển bọn bên dưới”. Từ nhiệm vụ bí mật chờ thời, công tác an ninh miền Nam đã có bước chuyển mình, tuy chưa rầm rộ nhưng đã dần đi vào chính quy và hoạt động 13 theo sự chỉ đạo của Xứ uỷ Nam Bộ. Lãnh đạo các khu ủy, tỉnh ủy đã xúc tiến xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ và tiến hành vũ trang tuyên truyền tự vệ. Các Ban Địch tình của Đảng ở nhiều nơi như An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Long An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một…đã hình thành nhiều tổ dân canh ở các vùng ấp, xã nông thôn. Điển hình là Ban Địch tình Tây Ninh, Thủ Dầu Một đã dựa vào địch lấy danh nghĩa “Cao Đài ly khai” tấn công vào các đồn bốt ở đồn điền cao su Bến Củi (Tây Ninh), Cán bộ Ban Địch tình Sài Gòn– Gia Định phối hợp với nhân dân thị trấn Củ Chi tổ chức trấn áp bọn ác ôn trong tổ chức “Tiểu đội đồ đen” gây cho bọn chúng nhiều tổn thất, dẫn đến hoang mang. Ở một số vùng nông thôn, đồng bằng Nam Bộ và rừng núi Trung Bộ như vùng U Minh, Đồng Tháp Mười, Chiến khu D… đã xuất hiện nhiều phong trào du kích đấu tranh có vũ trang đã làm hạn chế hoạt động của bọn do thám, gián điệp. Tính đến cuối năm 1957 ở Nam Bộ đã có 37 đại đội vũ trang cách mạng. Ở Liên khu II nhiều đội trừ gian ra đời. Đặc biệt Ban Địch tình Tây Ninh đã tương kế tựu kế giao cho đồng chí Hà Minh Trí thực hiện kế hoạch tiêu diệt Ngô Đình Diệm ở hội chợ Ban Mê Thuột tháng 2 năm 1957. Tuy sự kiện trừng trị Diệm không thành, nhưng đòn đánh ác liệt của các cán bộ địch tình Tây Ninh đã gây được ảnh hưởng chính trị rất tốt trong nhân dân và làm mâu thuẫn trong nội bộ địch càng thêm sâu sắc. Từ năm 1957 - 1960, trên toàn miền Nam lúc này, cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra hết sức quyết liệt và trên quy mô rộng lớn hơn. Mỹ, Diệm huy động quân đội chính quy, bảo an, dân vệ và các lực lượng tình báo mật vụ, cảnh sát… tiến hành các cuộc càn quét quy mô lớn dài ngày, trà đi sát lại khắp các vùng nông thôn, miền núi, nhất là vùng giải phóng cũ, vùng căn cứ cách mạng, đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” ở khắp miền Nam, ngày 6-5-1959 Diệm ban hành Luật 10/59 “đưa cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, với chính sách “thà giết nhầm còn hơn để lọt”, đàn áp khốc liệt, man rợ lực lượng cách mạng. Tính đến hết năm 1959, đã có hơn 466.000 cán bộ cách 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan