Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trưng cầu ý dân kinh nghiệm của các nước và vận dụng ở việt nam...

Tài liệu Trưng cầu ý dân kinh nghiệm của các nước và vận dụng ở việt nam

.PDF
161
271
69

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG CỘNG HÒA TRƯNG CẦU Ý DÂN: KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 62.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc Vượng Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những tư liệu và số liệu đó. Những kết luận khoa học của luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 9 năm 2017 Tác giả luận án Trương Cộng Hòa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ KHXH Khoa học xã hội NQ Nghị quyết Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ SL Sắc lệnh TCYD Trưng cầu ý dân TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSKH Tiến sĩ khoa học TW Trung ương UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................ 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................ 17 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án.................................. 25 1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 29 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN ...... 34 2.1. Khái niệm trưng cầu ý dân ........................................................................................... 34 2.2. Trưng cầu ý dân và các hình thức dân chủ trực tiếp khác ............................................ 48 2.3. Quá trình hình thành và phát triển của chế định về trưng cầu ý dân ở một số nước trên thế giới....................................................................................................................................... 57 2.4. Phân loại trưng cầu ý dân ............................................................................................. 69 Chương 3 KINH NGHIỆM TRƯNG CẦU Ý DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................................... 73 3.1. Sự điều chỉnh của pháp luật về trưng cầu ý dân ở một số quốc gia trên thế giới ......... 73 3.2. Thực tiễn tổ chức trưng cầu ý dân ở một số quốc gia trên thế giới .............................. 95 3.3. Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về trưng cầu ý dân.......................... 115 Chương 4 VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TRƯNG CẦU Ý DÂN CỦA CÁC NƯỚC VÀO THỰC HIỆN LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN CỦA VIỆT NAM ................................................................................................................128 4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về trưng cầu ý dân .......................................... 128 4.2. Trưng cầu ý dân qua các Hiến pháp Việt Nam........................................................... 129 4.3. Luật Trưng cầu ý dân của Việt Nam 2015 ................................................................. 136 4.4. Tổ chức thực hiện Luật Trưng cầu ý dân ................................................................... 140 KẾT LUẬN.............................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................153 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới thì nhân dân là người có địa vị cao nhất, dân là chủ, còn Đảng và Chính phủ không chỉ lãnh đạo nhân dân mà còn phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, làm đầy tớ của nhân dân, lấy dân làm gốc. Điều này là vấn đề căn cốt nhất của dân chủ. Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân” [28, T6, tr.515] và “… làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [28, T.12, tr.223]. Trong sự nghiệp xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc tăng cường, phát huy dân chủ trực tiếp là một trong những vấn đề cấp thiết. Đây cũng là một trong các nội dung của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Nhà nước ta. Trưng cầu ý dân, biểu tình, trực tiếp đối thoại với quan chức nhà nước…là những cách thức mở rộng dân chủ trực tiếp. Hiện nay chúng ta có đủ điều kiện để thực hiện dân chủ theo hướng này. Ở nước ta, vẫn thực hiện cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của dân thông qua cơ chế dân chủ trực tiếp và cơ chế dân chủ đại diện là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Tuy nhiên, cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp chỉ thể hiện qua bầu cử là quá hạn chế, còn cách thức dân chủ đại diện thì một số việc số việc quan trọng có lấy ý kiến người dân nhưng vẫn chỉ mang tính tham khảo. Trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới hiện nay, cần sửa đổi, bổ sung cách thức sử dụng quyền lực Nhà nước của dân theo hướng mở rộng hơn, thông qua cơ chế dân chủ trực tiếp. Về bản chất, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do vậy, ngoài hình thức sử dụng quyền lực nhà nước theo cơ chế dân chủ đại diện thông 1 qua các cơ quan nhà nước thì nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền làm chủ thông qua việc “phúc quyết” hoặc “trưng cầu ý dân” đối với những vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước. Nếu nhân dân chỉ được sử dụng quyền lực nhà nước thông qua bộ máy nhà nước là dân chủ đại diện thì hình thức dân chủ trực tiếp bị ảnh hưởng, quyền làm chủ của nhân dân bị hạn chế. Do đó, việc tạo cơ sở lý luận để vận dụng đưa vào bản hiến pháp mới hoặc luật hóa chế định dân chủ trực tiếp là cần thiết để cụ thể hóa quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vì trong cơ chế nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước thuộc về ai thì chủ thể đó có quyền quyết định, do vậy việc phúc quyết hiến pháp hay quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan tới lợi ích cơ bản và vận mệnh quốc gia phải do nhân dân quyết định thông qua trưng cầu ý dân. Trên cơ sở tiếp thu những giá trị tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đổi mới tư duy, cải cách kinh tế và dần dần cải cách về chính trị, lựa chọn con đường đi dựa trên những giá trị phổ cập của văn minh nhân loại là kinh tế thị trường, chính trị và pháp quyền dân chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây không chỉ là sự lựa chọn sáng suốt mà còn là lựa chọn sống còn trong bối cảnh kinh tế và chính trị thế giới đầy biến động như hiện nay. Theo đó, Đảng ta khẳng định phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ xã hội mới, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, là một trong những nhiệm vụ lâu dài và trọng yếu của nước ta. Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam…”. Điều 32 - Hiến pháp 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết…”. Thực chất đó chính là hình thức trưng cầu ý dân, một hình thức dân chủ trực tiếp. Chế định TCYD đã được thể hiện trong các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Hiến pháp sửa 2 đổi năm 2013 Điều thứ 21 - Hiến pháp năm 1946 quy định: "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70". Hiến pháp 1959 quy định tại Khoản 5 - Điều 53 - Quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ghi nhận thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là: “Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân”. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định tại Điều 53: "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân", và tại Khoản 14 - Điều 84 quy định Quốc hội có quyền: “Quyết định việc trưng cầu ý dân”. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định về TCYD tại các Điều 29, khoản 15 Điều 70, khoản 13 Điều 74, khoản 4 Điều 120, đồng thời quy định về quyền dân chủ trực tiếp tại khoản 1 Điều 2 và Điều 6. Điều 70 quy định: “Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân”; Điều 74 quy định: “Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức TCYD theo quyết định của Quốc hội”. Năm 2015 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Trưng cầu ý dân, sau một thời gian dài, khoảng 10 năm chuẩn bị, soạn thảo. Như vậy, cho đến nay, chúng ta đã có một văn bản pháp luật, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay. Tuy nhiên, TCYD vẫn còn là vấn đề mới mẻ với nhân dân, ngay cả đối với những người làm công tác pháp luật. Do đó, đứng trước xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội và yêu cầu mở rộng dân chủ trực tiếp, và trước yêu cầu tổ chức thực hiện Luật trưng cầu ý dân hiện nay, việc nghiên cứu kinh nghiệm về TCYD ở các nước trên thế giới từ đó định hướng việc vận dụng chế định TCYD ở Việt Nam một cách phù hợp là cần thiết. Như vậy, cần phải có một công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện chế định này để 3 tạo ra cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn khả dĩ có thể vận dụng trog việc thực hiện Luật Trưng cầu ý dân của Việt Nam. Điều này là lý do chính để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Trưng cầu ý dân: Kinh nghiệm của các nước và vận dụng ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp, mã số 62 38 10 01. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án Mục đích nghiên cứu của đề tài: “Trung cầu ý dân: Kinh nghiệm các nước và vận dụng ở Việt Nam” là nhằm nghiên cứu cả phương diện lý luận và thực tiễn về TCYD và kinh nghiệm thực hiện chế định TCYD ở các nước trên thế giới, qua đó hình thành các vấn đề lý luận cơ bản về trưng cầu ý dân, xây dựng luận cứ khoa học cho việc thực hiện Luật Trưng cầu ý dân ở Việt Nam, từ đó, đề xuất một số kiến nghị về khả năng vận dụng chế định TCYD ở Việt Nam thông qua kinh nghiệm các nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Để đạt được mục đích nghiên cứu kể trên, tác giả luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: (1) Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về trưng cầu ý dân: một số khái niệm liên quan tới dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và TCYD - một phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp; xác định các nội dung cơ bản của TCYD và cơ chế, điều kiện đảm bảo thực hiện trưng cầu ý dân; vai trò của nhà nước, của nhân dân trong các cuộc trưng cầu ý dân. (2) Nghiên cứu chế định TCYD của các nước trên thế giới và thực trạng việc thực hiện chế định TCYD ở các nước; nghiên cứu cơ chế thực hiện TCYD ở Việt Nam và so sách với một số nước trên thế giới. (4) Đưa ra các kiến nghị nhằm xây dựng và thực hiện pháp luật về TCYD ở Việt Nam phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. 4 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Luận án xác định khái niệm trưng cầu ý dân, các nội dung cơ bản của TCYD và cơ chế, điều kiện đảm bảo thực hiện TCYD ở các điều kiện khác nhau và giới hạn nghiên cứu theo khái niệm đã phân tích. Các số liệu liên quan đến đề tài được tham khảo thống kê từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo khảo sát, báo cáo chuyên đề của các đề tài nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án Luận án nghiên cứu nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn về TCYD của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng dưới góc độ Luật Hiến pháp. Luận án cũng dành một phần nghiên cứu để khảo cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về TCYD và đề xuất các giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện chế định TCYD ở Việt Nam trên cơ sở phù hợp với các điều kiện chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ trực tiếp trong giai đoạn hiện nay. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là: phân tích – tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, xã hội học, lịch sử. Luận án cũng sử dụng cách thức tiếp cận đa ngành trong đó sử dụng những kiến thức của những ngành chính trị học, quản lý nhà nước để nghiên cứu về dân chủ, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, luận giải những vấn đề, giả thuyết nghiên cứu đặt ra. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án phân tích làm rõ cơ sở lý luận về trưng cầu ý dân; bổ sung, hoàn thiện khái niệm về trưng cầu ý dân; xác định các nội dung cơ bản của TCYD và cơ chế, điều kiện đảm bảo thực hiện trưng cầu ý dân; vai trò của nhà nước, của 5 nhân dân trong các cuộc trưng cầu ý dân. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện pháp luật về TCYD của các nước trên thế giới đưa ra các kiến nghị nhằm xây dựng, thực hiện pháp luật về TCYD ở Việt Nam phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam trên cơ sở học tập kinh nghiệm các nước. Luận án đã tập trung đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn tổ chức TCYD của các nước trên thế giới và ở Việt Nam, nghiên cứu so sánh các quy định mang tính nội dung và các quy định mang tính thủ tục của Luật Trưng cầu ý dân của các nước trên thế giới. Các quy định mang tính nội dung bao gồm: khung pháp luật về trưng cầu ý dân, các loại hình trưng cầu ý dân, sáng kiến trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân, hiệu lực pháp lý của TCYD và điều kiện để thông qua một cuộc trưng cầu ý dân; các quy định mang tính thủ tục bao gồm: quy định về thời hạn, thời gian, soạn thảo phiếu trưng cầu ý dân, quy trình vận động TCYD và thủ tục khiếu nại. Toàn bộ các nội dung này là những nội dung chính của bất kỳ đạo luật về TCYD nào của bất kỳ nước nào. Qua đó, chúng ta sẽ có cơ sở để tham khảo, quyết định lựa chọn những mô hình tốt, phù hợp với thực tiễn Việt Nam để đưa Luật Trưng cầu ý dân của Việt Nam vào cuộc sống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về TCYD ở các nước trên thế giới và thực trạng TCYD ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng và ban hành Luật Trưng cầu ý dân ở Việt Nam; đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đại biểu dân cử và nhân dân về các cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp, đặc biệt là trưng cầu ý dân. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có cơ 04 chương như sau: 6 Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2. Những vấn đề lý luận về trưng cầu ý dân Chương 3. Kinh nghiệm trưng cầu ý dân của một số nước trên thế giới Chương 4. Vận dụng kinh nghiệm trưng cầu ý dân của các nước vào thực hiện Luật trưng cầu ý dân của Việt Nam 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trưng cầu ý dân - một phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp đã được các học giả ở các nước dân chủ trên thế giới nghiên cứu từ lâu, gắn với lịch sử phát triển của trưng cầu ý dân. Vấn đề này không chỉ được lồng ghép nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu về chế độ dân chủ, chủ quyền nhân dân, các hình thức thực hiện dân chủ, các hình thức chế ước quyền lực nhà nước, mà còn nghiên cứu trực tiếp về chế định TCYD ở các nước và phương thức thực hiện TCYD ở các quốc gia. Các công trình nghiên cứu về TCYD và các nội dung liên quan của các học giả trên thế giới có thể kể đến các công trình nghiên cứu gồm các chuyên khảo, luận án và các bài báo, tạp chí sau: Cuốn sách tham khảo “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” do Khoa Luật - Đại học Quốc gia chủ trì biên soạn, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội xuất bản năm 2012 (đây là công trình tập hợp một số tiểu luận nghiên cứu của các học giả nước ngoài). Trong số các công trình nghiên cứu trên, liên quan mật thiết đến mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án, có thể kể đến: - Cuốn sách tham khảo “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” do Khoa Luật - Đại học Quốc gia chủ trì biên soạn, Nhà xuất bản Lao động - Xã xội xuất bản năm 2012. Đây là công trình tập hợp một số tiểu luận nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Trong đó phải kể đến bài viết “Tương lai của xã hội dân sự” của GS. Benjamin Barber - Giáo sư chính trị học thuộc Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ; bài viết“ Cách làm luật trong một xã hội dân chủ” của GS. Gordon Morris Bakken - Giáo sư lịch sử tại Đại học tiểu bang California ở Fullerton - Hoa Kỳ; bài viết “Vai trò của các nhóm lợi ích” của GS. R. Allen Hays - Giáo sư Khoa chính trị tại Đại học Nam Iowa, Hoa Kỳ; bài viết “Dân chủ 8 như một giá trị toàn cầu” của GS. Amartya Sen - Giáo sư Kinh tế học tại Trường Đại học Trinity, Cambridge (Vương Quốc Anh); bài viết “Nhân quyền và các giá trị Á Đông” của Amarty Sen - Nhà kinh tế học người Ấn Độ (giải Nobel về kinh tế), bài viết “Chủ nghĩa hợp hiến” của GS. Greg Russell - Giáo sư chính trị học tại Đại học Oklahoma, Hoa Kỳ. Nghiên cứu tài liệu này giúp cho tác giả của luận án nhận thức sâu sắc hơn về dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự, các nhóm lợi ích và chủ nghĩa hợp hiến. Đặc biệt, đối với dân chủ và giá trị của nó vẫn đang còn nhiều điểm chưa thống nhất và tranh cãi do sự khác biệt giữa các quốc gia, vào do đó người ta không thể nhập khẩu dân chủ hay áp đặt dân chủ. Nếu xem dân chủ như một giá trị toàn cầu thì trước hết đảm bảo việc thực thi quyền dân sự và chính trị của công dân. Trong đó có quyền được tham gia vào xây dựng pháp luật và quản lý xã hội của công dân không phân biệt thể chế chính trị. Điều này liên quan mật thiết đến các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp, trong đó TCYD là một hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp quan trọng. Các nghiên cứu cũng đề cập đến các nhóm lợi ích và sự gây ảnh hưởng của các nhóm lợi ích vào quá trình hình thành chính sách, pháp luật và tương lai của xã hội dân sự. Qua đó, tác giả của luận án có sự liên tưởng, định danh các nhóm lợi ích và đặt trong mối quan hệ của xã hội dân sự, nhà nước và thị trường để nhận thức rõ hơn về sự tác động, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích, của xã hội dân sự trong mối quan hệ với Nhà nước trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật. - Cuốn sách chuyên khảo: “Những điều cần biết về TCYD - bản dịch của Nhà pháp luật Việt - Pháp” của tác giả Michelle Guillaume- Hofnung - Giáo sư Trường Đại học Paris V. Tại công trình này, tác giả khẳng định TCYD đang và sẽ là một hiện tượng đáng quan tâm, là một chế định hiến định tồn tại trong nhiều hệ thống chính trị khác biệt nhau, và ở các nước thực sự áp dụng chế định TCYD thì chế định này chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Cuốn sách gồm 03 phần: 1) Giới thiệu chung về TCYD; 2) Những khó khăn cơ bản trong việc thực 9 hiện TCYD; 3) giới thiệu về kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Công trình nghiên cứu này đề cập đến khung lý thuyết của TCYD và thực tiễn TCYD ở một số quốc gia. Qua đó, tác giả khẳng định TCYD là một công cụ không thể dự đoán trước và rất đa dạng, phong phú vì kết quả của TCYD vào các thời điểm khác nhau là khác nhau, và ngay cả giữa các quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng nhau nhưng hệ quả của TCYD cũng khác nhau. Tác giả lưu ý đến đặc điểm này cho các công trình nghiên cứu tiếp theo để xây dựng lý thuyết về TCYD hoàn chỉnh hơn, nhất là những vấn đề liên quan tới chức năng, vai trò của trưng cầu ý dân, và cần tìm hiểu kỹ hơn về khía cạnh kỹ thuật của trưng cầu ý dân, tránh những trường hợp có thể gian lận trong các cuộc trưng cầu ý dân. Về mặt lý luận, tác giả đưa ra nhận định TCYD là một công cụ của dân chủ bán trực tiếp, là một hình thức biểu quyết vì nó cho phép người dân tham gia vào việc quyết định những vấn đề về mặt nội dung, và là khâu cuối cùng của việc ra quyết định. Tác giả không chỉ đề cập đến khái niệm, phân loại và các khía cạnh kỹ thuật của trưng cầu ý dân, mà còn đề cập đến các yêu cầu về tổ chức trưng cầu ý dân, địa vị pháp lý của người dân, của cơ quan lập pháp, của cơ quan hành pháp trong việc tổ chức trưng cầu ý dân, thủ tục tiến hành trưng cầu ý dân. Tác giả đặt vấn đề cụ thể về các khía cạnh thao tác dưới góc độ kỹ thuật của trưng cầu ý dân, từ việc lựa chọn thời điểm đến việc thực hiện TCYD như thế nào?, từ việc soạn thảo văn bản TCYD đến việc thông tin cho người dân, các phương thức bỏ phiếu, tính liên tục của trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, tác giả cũng đặt vấn đề về kết quả của TCYD và hệ quả của trưng cầu ý dân. Từ việc kiểm phiếu công nhận kết quả, phân tích kết quả TCYD đến việc nhận thức hệ quả của TCYD đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp và đối với cá nhân công dân. Về mặt thực tiễn, tác giả đề cập đến thực tiễn TCYD tại Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Italia và tại Pháp. Tác giả lần lượt khái quát về lịch sử vấn đề và quy định của pháp luật hiện hành về TCYD và thực tiễn hoạt động TCYD ở các nước kể trên. Nhìn chung, khi nghiên cứu công trình này đã giúp cho tác giả của luận án 10 có được một cái nhìn chung, tổng quan cả về lý thuyết và thực tiễn về TCYD ở một số quốc gia. Các kết quả nghiên cứu này sẽ được tóm lược và sử dụng trong nghiên cứu vấn đề ở góc độ lý luận và thực tiễn, nhất là so sánh với pháp luật Việt Nam về trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, tác giả của luận án có điểm chưa rõ cần làm rõ thêm về quan niệm của tác giả về TCYD như một công cụ của dân chủ bán trực tiếp - Công trình nghiên cứu “Le referendum: Etude Comparative” (Trung cầu ý dân: Nghiên cứu so sánh) của Francis Hamon - Giáo sư Luật công và Khoa học chính trị Đại học Paris XI, Thư viện Tổng hợp - Đại học Paris XI, 1995. Công trình đã giới thiệu về trưng cầu ý dân, mối quan hệ giữa dân chủ, chế độ dân chủ với trưng cầu ý dân. Chế độ dân chủ, theo tác giả, được hiểu dưới hai hình thức khác nhau: hình thức trực tiếp và hình thức đại diện. Hình thức thứ nhất bao hàm sự tham gia trực tiếp của mỗi công dân trong việc thực hiện quyền lực chính trị. Hình thức thứ hai cho thấy rằng quyền lực chính trị được phó thác cho những người đại diện đã được nhân dân bầu ra, và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Công trình nghiên cứu gồm có 03 phần: Phần 1: giới thiệu về các hình thái TCYD (gồm: phạm vi, mục tiêu, hệ thống sáng kiến về trưng cầu ý dân); tổ chức các cuộc TCYD (gồm: phát động, truyền thông, bỏ phiếu và giám sát trưng cầu ý dân), nhiệm vụ của các cuộc TCYD (gồm: nhiệm vụ hợp pháp hóa, nhiệm vụ đối trọng quyền lực, nhiệm vụ phân xử, nhiệm vụ bỏ phiếu tín nhiệm); Phần 2: TCYD trên thế giới, giới thiệu tổng quát về TCYD và sự tăng lên toàn cầu của các cuộc TCYD ở các quốc gia trên thế giới; TCYD được xem như một hình thức để nhà Vua nhờ cậy - Mô hình nước Pháp (quá trình lịch sử, TCYD dưới nền Cộng hòa thứ V và tổng hợp những cuộc TCYD của Pháp); TCYD được xem như một hình thức để công dân nhờ cậy - Mô hình của Thụy Sỹ (tiến trình lịch sử, những thủ tục của trưng cầu ý dân, ứng dụng, chế độ dân chủ phù hợp cho trưng cầu ý dân). Mô hình của Mỹ (tiến trình lịch sử, những thủ tục, ứng dụng ở cấp độ quốc gia, sự tồn lưu mô hình đại diện cấp liên bang và tổng hợp 11 các sáng kiến và các cuộc TCYD của Mỹ). Mô hình của Ý (thủ tục, ứng dụng, trưng cầy ý dân bải bỏ và sự phát triển của các thể chế chính trị); TCYD như một hình thức để các đảng chính trị nhờ cậy - Các vương quốc hợp nhất; TCYD ở các nước Bắc Âu (Đan Mạch, các nước Bắc Âu khác…); Phần 3 - TCYD và đời sống chính trị: Sự tác động đến việc tham gia (tham gia bằng việc đề xướng, tham gia bằng bỏ phiếu, các yếu tố kỹ thuật và công nghệ); sự tác động tới quyết định (ảnh hưởng bảo thủ, nguy hiểm cho các dân tộc thiểu số, các lĩnh vực bị cấm); sự tác động tới thể chế (trưng cầu ý dân và chế độ đại diện, TCYD và các đảng chính trị, TCYD và sự cá thể hóa quyền lực)… Nghiên cứu tài liệu này giúp cho tác giả có một cái nhìn đầy đủ hơn và toàn diện hơn về trưng cầu ý dân, cả góc độ lý luận và thực tiễn; các mô hình TCYD ở một số quốc gia dân chủ trên thế giới, từ phạm vi, mục tiêu và phương pháp tổ chức thực hiện, mối quan hệ giữa TCYD và đời sống chính trị; các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới kết quả các cuộc trưng cầu ý dân, sự tăng lên toàn cầu của các cuộc TCYD ở các quốc gia. Đặc biệt, Phần 2 của công trình nghiên cứu này giới thiệu các mô hình TCYD của một số quốc gia dân chủ trên thế giới, thể hiện tính đa dạng của mục đích trưng cầu ý dân. Nhìn chung, công trình này giúp cho tác giả nhận thức rõ về những hình thái nào mà TCYD có thể có? (các dạng thức của trưng cầu ý dân) và những đất nước nào sử dụng TCYD nhiều nhất? (trưng cầu ý dân trên thế giới) và có những hệ quả trực tiếp hay gián tiếp nào của trưng cầu ý dân? (Trưng cầu ý dân và đời sống chính trị). - Cuốn sách chuyên khảo “Referendums around the world” (trưng cầu ý dân trên thế giới) của nhiều tác giả, do hai học giả Butler David and Ranney Austin chủ biên xuất bản, Nhà xuất bản Macmillan. Đây là công trình chuyên khảo nhiều bài viết của các học giả Vernon Bogdanor, giáo sư Luật hiến pháp thuộc Trường Đại học Brasenose; Henry E. Brady, giáo sư khoa học chính trị của Trường Đại học California, Berkeley; David Butler, giáo sư chính trị học 12 của Trường Đại học Nuffield, Oxford; Colin A. Hughed, giáo sư chính trị học của Trường Đại học Queensland; Cynthia S. Kaplan, Phó giáo sư khoa học chính trị của Trường Đại học California, Senta Barbara; Kris W. Kobach, tiến sỹ triết học của Trường Đại học Nuffield, Oxford; David B. Magleby, giáo sư chính trị học của Trường Đại học Brigham Young; Austin Ranney, giáo sư chính trị học của Trường Đại học California, Berkeley. Tại đây, các tác giả đã đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn về trưng cầu ý dân, các hình thức và chức năng của TCYD thông qua việc khảo cứu thực tiễn các cuộc TCYD ở Chile năm 1988, ở Uruguay năm 1992, ở Brazil năm 1993, ở Canada năm 1992, ở Nam Phi năm 1992; và thông qua đó, các trường hợp đồng ý, chống lại hoặc trung dung trong các cuộc TCYD được xem xét nghiên cứu. Đối với các nước Tây Âu, học giả Vernon Bogdanor đưa ra những nghiên cứu lý thuyết dưới góc độ luật hiến pháp về các yêu cầu của TCYD đối với hiến pháp và các chế định của hiến pháp về trưng cầu ý dân, thông qua nghiên cứu các trường hợp của Anh, Pháp, Ý, các nước Bắc Âu và Ai-Xơ-Len. Học giả Kris W. Kobach nghiên cứu về mô hình của Thụy sỹ, từ nguồn gốc của TCYD đến cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp ở cấp độ liên bang, mối quan hệ của dân chủ trực tiếp và các đảng phái, sự phát triển của sáng kiến, các cấp độ tham gia, các kết quả đầu ra của trưng cầu ý dân. Học giả Colin A. Hughed nghiên cứu trường hợp của nước Úc và Niu-di-lân với những sửa đổi hiến pháp, xu hướng và sự lựa chọn của người dân. Các học giả Henry E Brady và Cynthia S. Kaplan nghiên cứu về trường hợp các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết cũ thông qua trường hợp của Ba Lan, Hung-ga-ri và Liên bang Xô viết (các cuộc TCYD để thành lập chính phủ và thông qua chính sách kể từ năm 1991), và trường hợp vô chính phủ trong các cuộc TCYD của Nam Tư, nguyên nhân tại sao các cuộc TCYD không diễn ra. Học giả David B. Magleby thì nghiên cứu mô hình lập pháp trực tiếp tại Mỹ. Ở đó, tác giả đưa ra định nghĩa thế nào là lập pháp trực tiếp ở Mỹ và các khía cạnh pháp lý của nó, sự mở rộng và các sửa đổi thông qua các sáng kiến và 13 sự tham gia của công dân vào quá trình này cùng với những đòi hỏi mang tính chính trị và pháp lý của nó. Nhìn chung, công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra sự đa dạng về lý luận và thực tiễn về TCYD trên thế giới đối với mỗi thế chế chính trị, và thông qua các trường hợp nghiên cứu trên cho thấy mục đích, tác động, ảnh hưởng của TCYD tới đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội ở mỗi quốc gia. Thông qua đây, khả dĩ có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và áp dụng Luật Trưng cầu ý dân của Việt Nam. - Kỷ yếu hội thảo về dân chủ và các cuộc TCYD (Democratie et Referendums) do Khoa Chính trị học - Đại học Montreal xuất bản năm 1992. Tại đây, các học giả (Pierre- F. Cote, Andre Bernard, Patrick J. Boyer, Remi Hyppia, Vicent Lemieux, Pobert Boily, Louis Masicotte) đã đề cập đến một số khía cạnh của TCYD thông qua thực tiễn TCYD tại Quebec, Canada, Liên bang Nga. Học giả Pierre-F. Côté với bài viết “Nền pháp chế Québec về TCYD ” đã khái quát pháp luật của Quebec về trưng cầu ý dân, lịch sử hình thành và pháp luật hiện hành, và việc hiến pháp đã được áp dụng như thế nào trong cuộc TCYD của Québec năm 1980 và 1987; học giả Aldré Bernard với bài viết: “Tổng kết kinh nghiệm của Québec” đã tổng kết kinh nghiệm của Québec về TCYD; học giả Patrick J. Boyer với bài viết: “Kinh nghiệm của Canada về các cuộc bỏ phiếu toàn dân và các cuộc TCYD ” đã tổng kết kinh nghiệm của Canada về các cuộc TCYD ở cả cấp quốc gia và cấp tiểu bang, phân tích và bác lại những lý lẽ đã được sử dụng để chống lại việc sử dụng cuộc trưng cầu ý dân, ông cho thấy rằng nền dân chủ Canada sẽ đạt được thông qua trưng cầu ý dân; học giả Rémie Hippia với bài viết: “Các thể thức và kết quả của cuộc TCYD Liên bang Nga ngày 17 tháng 3 năm 1991 về việc đổi mới Liên Bang Nga” đi vào nghiên cứu về thể thức và kết quả qua cuộc TCYD về đổi mới Liên bang Nga năm 1991; học giả Vincent Lemieux với bài viết “Xây dựng câu hỏi” đã nêu lên phương pháp và cách thức xây dựng câu hỏi trong các cuộc trưng cầu ý 14 dân, ông đề cập đến việc soạn thảo ra một hệ thống các kiểu câu hỏi mang tính khả thi với các giá trị riêng của chúng; học giả Louis Massicotte với bài viết “Cuộc cải tổ thủ tục TCYD Québec: Những suy nghĩ về một số thành công và mất mát” đã tổng kết những thành công và đúc rút những bài học thông qua các cuộc TCYD tại Quebec. Nhìn chung, khi nghiên cứu công trình này, tác giả của luận án có thêm điều kiện để nhận thức rõ hơn về tính đa dạng, nhiều chiều cạnh của trưng cầu ý dân, và đặc biệt là các phương pháp tổng kết, đánh giá của các học giả về thực tiễn trưng cầu ý dân. Điều này có ích và thiết thực cho tác giả của luận án khi khảo cứu về kinh nghiệm của các nước và đề xuất các khả năng vận dụng ở Việt Nam. - Cuốn sách chuyên khảo: Trưng cầu ý dân: Nghiên cứu so sánh của Francis Hamon (Le referendum: Etude Comparative) xuất bản năm 1995. Công trình nghiên cứu gồm có ba phần chính, mỗi phần có các chương cụ thể, đề cập đến các hình thái TCYD (phần 1), TCYD trên thế giới (phần 2), TCYD và đời sống chính trị (phần 3). Phần I, tác giả Francis Hamon đề cập đến các hình thái của các cuộc TCYD (Chương 1), gồm các nội dung: phạm vi (các cuộc TCYD cấp quốc gia và địa phương), mục tiêu (các tiêu chí về hình thức và các tiêu chí về vật chất), hệ thống sáng kiến (các cuộc trưng cầu dân ý cấp cao và các cuộc trưng cầu dân ý cấp thấp); tổ chức các cuộc TCYD (Chương 2), gồm các nội dung: phát động trưng cầu ý dân, thông tin của công dân, sự bầu cử được nói đến một cách đúng đắn, giám sát; nhiệm vụ của các cuộc TCYD (Chương 3), gồm các nội dung: nhiệm vụ hợp pháp hóa, nhiệm vụ đối lực tham dự chính quyền, nhiệm vụ phân xử, nhiệm vụ bỏ phiếu tín nhiệm. Phần II, tác giả Francis Hamon đề cập đến TCYD trên thế giới, gồm vấn đề tổng quát (Chương 1), với các nội dung: sự tăng lên toàn cầu số lượng các cuộc trưng cầu dân ý, sự phân bổ theo đất nước; trưng cầu dân ý được xem như một hình thức để nhà vua nhờ cậy qua mô hình nước Pháp (Chương 2) với các nội dung: quá trình lịch sử, thực tiễn trưng cầu dân ý dưới nền Cộng hòa thứ năm; Trưng cầu dân ý được xem 15 như một hình thức để công dân nhờ cậy (Chương 3) với những nội dung: thủ tục, ứng dụng (qua mô hình của Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Italia); và Trưng cầu dân ý như một hình thức để các đảng nhờ cậy (Chương 4) qua mô hình của Đan Mạch, Irland. Phần III, tác giả đề cập đến TCYD và đời sống chính trị, gồm sự tác động đến việc tham gia (Chương I) với các nội dung: tham gia tham gia bằng việc đề xướng, tham gia bằng bỏ phiếu và viễn cảnh được mở ra nhờ kỹ thuật phối hợp hệ thống viễn thông và tin học; Sự tác động tới quyết định (Chương 2) với các nội dung: ảnh hưởng bảo thủ?; nguy hiểm cho các dân tộc thiểu số? các lĩnh vực bị cấm?; Sự tác động tới thể chế (Chương 3) với các nội dung: trưng cầu dân ý và chế độ đại diện, trưng cầu dân ý và các đảng chính trị trưng cầu dân ý và sự cá thể hóa quyền lực. Nghiên cứu công trình này, tác giả của luận án nắm bắt được 03 vấn đề lớn: nắm giữ để nghiên cứu về trưng cầu dân ý tập trung quanh ba vấn đề lớn. Đó là những hình thái nào mà trưng cầu dân ý có thể có? (các dạng thức của trưng cầu dân ý); những đất nước nào sử dụng trưng cầu dân ý nhiều nhất? (trưng cầu dân ý trên thế giới); có những hệ quả trực tiếp hay gián tiếp nào của trưng cầu dân ý? (Trưng cầu dân ý và đời sống chính trị). Bên cạnh đó, tác giả của luận án có ơ hội hiểu được nguyên nhân của sự gia tăng của TCYD của các quốc gia trên thế giới và sự đa dạng trong chức năng của TCYD với những hạn chế của nó. - Cuốn cẩm nang quốc về dân chủ trực tiếp của IDEA1 (Direct Democracy: The International IDEA Handbook): Dân chủ có nhiều mặt khác nhau. Cuốn cẩm nang này xem xét liệu việc sử dụng cơ chế dân chủ trực tiếp trong bầu cử có lợi cho việc tăng cường hệ thống dân chủ không, khi nào và như thế nào. Cuốn cẩm nang đưa ra cái nhìn tổng quan về việc sử dụng dân chủ trực tiếp ở tất cả các khu vực trên thế giới, và kiểm tra sáu quốc gia - Hungary, Thụy 1. IDEA - International Institute for Democracy and Electoral Assistance - một tổ chức quốc tế liên chính phủ có mục tiêu làm việc duy nhất là tăng cường các thể chế và các quá trình dân chủ trên toàn thế giới. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan