Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số gi...

Tài liệu Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở việt nam

.DOC
175
115
115

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ 14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột. Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác động quyết định thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của TMĐT (e-commerce), trong đó người mua và người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong không gian không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phí 1 giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia đều cho rằng TMĐT sẽ là xu hướng mới cho sự phát triển nền kinh tế toàn cầu. Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng với những tiện ích to lớn của mình, TMĐT đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia đi tiên phong trong phát triển TMĐT như Mỹ và một số nước Châu Âu đã gặt hái được những thành công không nhỏ. Đơn cử như trường hợp của tập đoàn máy tính Dell Computer Corp, kể từ khi chào bán các sản phẩm của mình qua www.Dell.com, hãng đã tạo được thế mạnh trong cuộc cạnh tranh với Compaq, trở thành công ty cung cấp máy tính hàng đầu thế giới vào năm 2000. Vào thời điểm đó, doanh thu của Dell đạt 50 triệu USD/ ngày (khoảng 18 tỷ USD/ năm). Hiện nay doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt vào khoảng 50 tỷ USD/ năm đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính, từ thiết bị chuyển mạch (switch) đến máy in. Một ví dụ khác có thể dẫn ra ở đây là trường hợp của của Google. Những dịch vụ mới mà Google tung ra tận dụng khả năng về công nghệ để tìm kiếm thư điện tử và file trên máy tính đã vượt ra ngoài phạm vi tìm kiếm trên web, giúp Google thực hiện được sứ mệnh tổ chức thông tin toàn cầu. Về mặt tài chính, Google đã chứng tỏ thành công với doanh số 12,799.55 triệu USD trong năm 2008, tính riêng quý I/2009 là 5,508.99 triệu USD. Những con số này đã đưa Google trở thành thương hiệu dẫn đầu thế giới hiện nay.(Nguồn: Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan, “Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh”, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2009, tr.167). 2 Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển đã nhìn thấy ở TMĐT cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, tri thức,… trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của TMĐT trên thế giới, đồng thời đối phó với những nguy cơ đến từ quá trình đó. Ở nước ta, mối quan tâm dành cho TMĐT cũng đang tăng lên hàng ngày. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã khẳng định “CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước”. Đối với Việt Nam, cơ hội phát triển không phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp phát triển chung của nền kinh tế thế giới vẫn còn là một thách thức lớn.Cho nên, việc nghiên cứu, phát triển TMĐT đang trở thành một vấn đề bức thiết đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Có thế thấy rằng, TMĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ.“Việc dự đoán tương lai phát triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì số liệu biến đổi rất mau chóng và khoa học kỹ thuật mới không ngừng phát triển…Thế nhưng trước khi tiến vào vùng đất có nhiều điều chưa biết này, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một bản đồ, tuy không hoàn chỉnh, mà chỉ là một mô hình thô thiển đơn giản, để dò dẫm từng bước và từng bước sửa đổi, tu chỉnh, vẫn hơn là không có gì trong tay” (Alvin Toffler). Với quan điểm này ( với những lý do cấp thiết trên), em xin chọn đề tài : “ Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát 3 triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.” làm khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TMĐT. - Phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển TMĐT ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là TMĐT ở các nước đang phát triển và TMĐT ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, phân tích xử lí và thống kê, so sánh dữ liệu, đồng thời kết hợp nghiên cứu lí luận và phân tích thực tiễn, từ đó rút ra các đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 5. Bố cục Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử. Chương 2: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Bài khóa luận tiếp thu một số các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn khóa luận 4 không tránh khỏi nhiều thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung. Do đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Phạm Duy Hưng, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Giới thiệu chung về thương mại điện tử 1.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử TMĐT là một khái niệm tương đối rộng vì vậy mà nó có nhiều tên gọi khác nhau. Hiện nay có một số tên gọi phổ biến như: thương mại trực tuyến (online trade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện tử (e-business). Tuy nhiên, tên gọi TMĐT được sử dụng nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất và gần như được coi là quy ước chung để gọi hình thức thương mại giao dịch qua mạng Internet. Hiện nay, định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào quan điểm: TMĐT hiểu theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là Internet. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như: - TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Nguồn: Diễn đàn đối thoại thông tin xuyên Đại Tây Dương, 1997). 6 - TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (Nguồn: EITO, 1997). - TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyển sử dụng hàng hóa và dịch vụ. (Nguồn: Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000). Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, TMĐT thể hiện qua việc các DN sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của DN mình. Các giao dịch có thể giữa DN với DN (B2B) như mô hình của trang web www.Alibaba.com, giữa DN với khách hàng cá nhân (B2C) như mô hình www.amazon.com, hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C) trên www.eBay.com. TMĐT hiểu theo nghĩa rộng: Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: quảng cáo về DN và hàng hóa, dịch vụ, trao đổi dữ liệu điện tử, ký hợp đồng, giao hàng hóa (hữu hình, vô hình), thanh toán bằng chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng, trong đó có một số khái niệm điển hình như sau: - Theo Uỷ ban châu Âu (EC), 1998, TMĐT được hiểu là “việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. 7 TMĐT bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình)”. Theo định nghĩa này, TMĐT gồm nhiều hành vi: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng, đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo). Như vậy, "thương mại" trong TMĐT không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Ước tính đến nay, TMĐT có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thương_mại_điện_tử). - Theo OECD, 1997, “TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL). Trong đó, hàng hóa và các dịch vụ được đặt hàng qua mạng như thanh toán và phân phối thì có thể thực hiện ngay trên mạng hoặc không”. Như vậy, TMĐT cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung được 8 số hóa, chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund Transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử - E B/L (Electronic Bill of Lading); đấu giá thương mại – Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán…Theo cách hiểu này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong TMĐT. - Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce), 1996, Thuật ngữ “thương mại” (commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Với quan điểm này, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về TMĐT theo chiều ngang như sau : “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm: marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán”. 9 Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này được viết tắt bởi 4 chữ MSDP. Trong đó: M –Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet). S – Sales (có trang web có chức năng hỗ trợ giao dịch, ký kết hợp đồng). D – Distribution (phân phối sản phẩm số hóa trên mạng). P – Payment (thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng). Như vậy, đối với DN, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT. Ở VN, chúng ta hiểu “TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu” (khoản 1, điều 3, Nghị định về hoạt động TMĐT của Bộ Thương Mại). Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử”(khoản 12 điều 4, Luật giao dịch điện tử VN 2005) và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự” (khoản 10 điều 4 Luật giao dịch điện tử VN 2005). Như vậy, về bản chất TMĐT là hoạt động 10 thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với thương mại truyền thống là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại. Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về TMĐT nhưng nhìn chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: TMĐT là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại. Nói chính xác hơn: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử mà nói chung ta không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Các phương tiện điện tử nói đến ở đây chính là các phương tiện kỹ thuật được sử dụng với mục đích tạo thuận tiện, hỗ trợ cho các hoạt động trong TMĐT, bao gồm: điện thoại, máy điện báo (telex) và máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web. Và khái niệm thông tin không chỉ là tin tức đơn thuần mà được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải được bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm: thư từ, các file văn bản (text based file), các cơ sở dữ liệu (database), các bảng tính (spreadsheet); các hình đồ họa (Graphical image), quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh đồng (video image, avartars), âm thanh,… 1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử Thực tế là TMĐT đang diễn ra trong tất cả các ngành nghề, không chỉ trong giao dịch thương mại mà còn trong cả các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, trong cả lĩnh vực đầu tư. Những ngành đó về cơ bản là khác nhau song xét về bản chất, một khi các ngành này đã tham gia vào TMĐT thì đều có đặc điểm chung ở chỗ: Các hoạt động thể hiện sự tham gia vào TMĐT đều được tiến hành trên các mạng và thông qua các 11 phương tiện điện tử (truyền dữ liệu, ký kết hợp đồng qua mạng, khai thông tin,…); Để tham gia vào TMĐT đều cần có thiết bị phần cứng, phần mềm và kết nối mạng; Các hoạt động giao dịch đều dựa trên nền tảng truyền thống; không còn gặp trở ngại về rào cản địa lý. Mọi giao dịch (kể cả thanh toán) đều diễn ra trên mạng ảo (mạng Internet), chỉ có hành động giao hàng là không thực hiện trên mạng và phạm vi giao hàng luôn là phạm vi rộng lớn mang tầm khu vực và thế giới chứ không còn bó hẹp trong một tỉnh hoặc một nước như kiểu truyền thống nữa. Đặc biệt, tất cả các DN hoặc cá nhân khi tham gia TMĐT đều chịu phụ thuộc vào sự phát triển của CNTT. So với thương mại truyền thống, TMĐT có những đặc điểm riêng khác biệt như sau: + Về hình thức giao dịch: Nếu như trong thương mại truyền thống thì hình thức của giao dịch là trực tiếp giữa các chủ thể tham gia giao dịch với nhau còn trong TMĐT, hình thức của giao dịch là hoàn toàn gián tiếp. Điều này có nghĩa là các chủ thể không gặp gỡ trực tiếp với nhau mà họ giao dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử. Một đại diện của DN VN có thể giao dịch nhiều năm với một đại diện của DN nước ngoài thông qua việc gọi điện thoại để thảo luận với nhau, thông qua fax để truyền cho nhau các nội dung hợp đồng, thông qua Internet để đàm phán với nhau về hợp đồng sắp tới,… mà không cần thiết phải gặp gỡ trực tiếp với nhau. Trên thực tế , có nhiều đối tác giao dịch với nhau nhiều năm mà không biết mặt nhau. + Về vấn đề thị trường: Trong thương mại truyền thống, để tìm kiếm một thị trường mới, các DN phải đến tận nơi, tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc gặp gỡ trực tiếp. Như vậy thị trường trong thương 12 mại truyền thống bị giới hạn về mặt phạm vi, các DN không thể và không có cơ hội đi tìm hiểu trực tiếp các thị trường trên toàn thế giới thông qua việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Còn đối với TMĐT thì thị trường là không biên giới. Một DN có thể mở một website kinh doanh trên mạng và thông qua các phương tiện quảng bá trên mạng có thể quảng bá DN mình ra thị trường toàn cầu mà không bị giới hạn về mặt phạm vi. Một DN ở châu Mỹ, châu Âu hay ở châu Phi có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin DN, sản phẩm của DN VN thông qua mạng Internet. Điều này thể hiện lợi thế vượt trội của TMĐT so với hình thức thương mại truyền thống. + Về chủ thể tham gia: Trong thương mại truyền thống chúng ta thấy tham gia vào hoạt động giao dịch chỉ có các chủ thể trực tiếp tham gia với nhau, đó là người mua và người bán. Người mua hàng tìm đến người bán hàng, hai bên trao đổi , đàm phán trực tiếp với nhau để tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh với nhau mà không cần có một chủ thể nào khác tham gia cùng. Còn đối với TMĐT, bên cạnh chủ thể người mua, người bán thì luôn luôn có một chủ thể thứ ba tham gia vào quá trình giao dịch của các bên đó là nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Một DN ở VN kết nối Internet của FPT để sử dụng thư điện tử giao dịch với một DN ở Mỹ, khi đó nhà cung cấp dịch vụ ở đây là Công ty FPT đã cung cấp dịch vụ Internet để DN VN có thể kết nối với DN ở Mỹ. + Về mạng lưới thông tin: Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu còn đối với TMĐT, mạng lưới thông tin chính là thị trường. Với sự phát triển như vũ bão của các thành tựu về CNTT như ngày nay, đặc biệt là Internet đã giúp cho các DN có thể xây dựng cho mình các “gian hàng ảo” trên mạng mà ở 13 đó, DN có thể cung cấp vô số các thông tin giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình để cho các bạn hàng tìm kiếm. Sự phát triển này còn hình thành nên các trung tâm thương mại ảo trên Internet với vai trò như một trung tâm thương mại thật, tại đó có rất nhiều các thông tin giao dịch về DN, sản phẩm, dịch vụ nhằm gắn kết người mua và người bán với nhau. Các mạng lưới thông tin này chính là thị trường cho các DN tìm kiếm bạn hàng và giao dịch với nhau. 1.1.2.1 Hàng hóa trong thương mại điện tử Nếu hiểu TMĐT là một loại hình thương mại có sự trợ giúp của CNTT đặc biệt là mạng Internet thì ngoài các hàng hóa và dịch vụ vật thể trong các giao dịch truyền thống, trong TMĐT còn có các hàng hóa đặc thù của mình đó là hàng hóa dịch vụ số (digital goods and services). Hàng hóa và dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng thông tin nằm trong 5 mức độ hàng hóa khác nhau như sau: Hình 1.1.2.1 Hàng hóa và dịch vụ số WISDOM KNOWLEDGE ANALYTIC INFORMATION DATA 14 Nguồn: Nguyễn Mạnh Tuân, Võ Văn Huy , “Bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong hệ thống thông tin”, Tạp chí Phát triển KH&CNTT, Tập 10, Số 08 -2007, tr.21. Trong đó, Data (dữ liệu) là những dữ liệu được tập hợp xử lý và tích lũy một số lượng lớn về con người, địa điểm, các giao dịch, quan điểm hoặc sự kiện mà có thể phân tích một cách dễ dàng. Khi nhiều giao dịch được thực hiện và cơ sở dữ liệu ngày càng phong phú và nhiều thêm thì cần có một tiêu chí có ý nghĩa để phân chia, phân loại các dữ liệu này. Các dữ liệu bao gồm các số liệu thống kê, các thông tin, các loại phần mềm. Ví dụ như dữ liệu về giá, số lượng, ngày thực hiện của một giao dịch đơn lẻ nào đó hay một bài hát, một bài báo đơn lẻ cũng có thể trở thành một thứ hàng hóa trong giao dịch TMĐT: Mã số người Mặt hàng mua Số lượng (tấn) Giá Số đăng Mã thẻ (USD/tấn) ký thanh toán Club Cà phê 8.870 1.128,31 001 Card 213 1209 Việc tập hợp, tích lũy các dữ liệu thành các nội dung có ý nghĩa đem lại cho chúng ta Information (thông tin). Ví dụ như một bảng tập hợp các dữ liệu về nhiều mặt hàng trong một giao dịch nào đó. Tương tự như vậy, một nhóm các bài hát, âm thanh, hình ảnh cũng có thể trở thành hàng hóa. Mặt hàng Cà phê Số lượng Giá (tấn) (USD/tấn) 8.870 1.128,31 15 Trị giá (USD) 10.008.12 Hạt tiêu Cao su 2.095 2.363 700 Lạc nhân 3795,17 359,47 7 7.929.946 849.425 369.388 527,70 Trong lúc kết hợp các dữ liệu và làm cho các dữ liệu trở thành thông tin thực sự có ý nghĩa thì việc phân chia hoặc kết hợp các thông tin lại chính là làm tăng thêm giá trị của thông tin đó. Ví dụ như: Xử lý số liệu trên mạng có thể đem lại cho người sử dụng khả năng phân tích thông tin và thẩm định các mối quan hệ, các xu hướng và quy tắc, nhất là khi phân tích tổng hợp thông tin theo từng giai đoạn. Khi đó, thông tin đã phát triển lên thành Analytic (thông tin được phân tích). Ví dụ: các chứng từ, văn bản, sách,… Mặt hàng Cà phê Hạt Kỳ 1 SL Giá trị (tấn) 8.870 10.008.127 2.095 tiêu Cao su 849.42 2.363 Lạc (USD) 5 7.929.946 5.800 Kỳ 2 SL Giá trị (tấn) (USD) So sánh ± SL ± Giá trị (tấn) (USD) 46.700 29.775.000 37.830 19.766.873 4.581 20.362.690 2.486 12.432.744 3.424.6 3.437 2.575.2 90 65 700 369.388 3.229 1.747.632 2.529 1.378.244 nhân Tiếp tục nâng cao mức độ tập hợp và phân tích thông tin, dữ liệu, hàng hóa trong TMĐT có thể đạt đến mức Knowledge (kiến thức, quan niệm). Đó là những hàng hóa trọn gói, đầy đủ như bộ phần mềm, bộ vi 16 xử lý, các dịch vụ trực tuyến trọn gói mà khi nhắc đến người mua và người bán đã hình thành quan niệm về sản phẩm. Ví dụ: Với dịch vụ tư vấn trực tuyến, khi tiến hành giao dịch, cả người mua và người bán đều hiểu rằng người mua cần được tư vấn hiệu quả và người bán cần phải có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực cần tư vấn. Lúc này, vấn đề thương hiệu cần được đặt ra và hàng hóa có mức giá trị cao nhất trong TMĐT chính thức ở Wisdom (tri thức), hàng hóa loại này chủ yếu là hàng hóa trong ngành tài chính, kế toán, chứng khoán, bảo hiểm có liên quan đến việc chuyển tải thông tin, cơ sở dữ liệu. 1.1.2.2 Đối tượng tham gia thương mại điện tử Trong các hình thức thương mại truyền thống, các đối tượng tham gia bao gồm các cá nhân, DN, tập đoàn, Chính phủ,…Với TMĐT cũng vậy, tuy nhiên, khác với các đối tượng trong thương mại truyền thống, đó là các đối tượng đều nhận thức được vai trò của Internet và phương tiện kỹ thuật trong TMĐT. + Doanh nghiệp : Đầu tiên phải nói đến các DN, DN ở đây bao gồm cả công ty, tổ chức có tư cách pháp nhân, họ chính là đối tượng tham gia quan trọng nhất của TMĐT bởi vì DN mới có nhu cầu bán hàng hóa dịch vụ và tìm kiếm thông tin với quy mô lớn hơn và thường xuyên hơn là các giao dịch cá nhân nhỏ lẻ, mang tính tự phát và nhất thời. Khác với người tiêu dùng khi tham gia giao dịch là để phục vụ nhu cầu cá nhân thì DN lại tham gia giao dịch để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, họ luôn cần phải quảng cáo cũng như bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người 17 tiêu dùng và đối tác. Sự tiến bộ của CNTT đã mang lại cho các DN thêm nhiều cơ hội để quảng bá chính mình qua website cá nhân, qua “chợ ảo”, qua các trang web khác. + Chính phủ: TMĐT muốn phát triển được thì nó phải được sự chấp thuận, sự hậu thuẫn của một hệ thống quản lý và công nghệ toàn cầu. Vì vậy, chính phủ có vai trò dỡ bỏ các rào cản về công nghệ và pháp lý để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển. Chính phủ ở đây phải bao gồm cả các cơ quan thuộc Chính phủ. Về mặt công nghệ, Internet là cơ sở của TMĐT nên chính nhờ có sự phát triển của CNTT mà TMĐT ra đời. TMĐT có phát triển được hay không phụ thuộc phần lớn vào sự tiến bộ của CNTT. Chính phủ tham gia vào TMĐT vừa với tư cách trung gian (tạo nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT), vừa với tư cách trực tiếp (tham gia giao dịch G2B, G2G, G2C được đề cập ở phần sau). + Người tiêu dùng: Mục đích cuối cùng của các DN là bán được các sản phẩm dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng để thu lợi nhuận. Người tiêu dùng chính là động cơ cốt lõi thúc đẩy TMĐT phát triển. Người tiêu dùng góp phần quy định xem ngành nghề, tổ chức nào, nên đi sâu sử dụng TMĐT và ngành nào không. 1.1.2.3 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử Có nhiều tiêu chí để phân loại các hình thức giao dịch của TMĐT, nhưng phương thức phổ biến là phân loại dựa vào các chủ thể tham gia 18 TMĐT. Dựa vào phương thức này, người ta chia TMĐT theo các loại sau: Người tiêu dùng C2C (Consumer to Comsumer): Người tiêu dùng với người tiêu dùng. C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng với doanh nghiệp. C2G (Consumer to Government): Người tiêu dùng với Chính phủ. Doanh nghiệp B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng. B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2G (Business to Government): Doanh nghiệp với Chính phủ. B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với người lao động. Chính phủ G2C (Government to Consumer): Chính phủ với người tiêu dùng. G2B (Government to Business): Chính phủ với doanh nghiệp. G2G (Government to Government): Chính phủ với Chính phủ. Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận này chỉ xin đề cập đến hai loại hình giao dịch phổ biến và có vai trò quan trọng với các DN. Đó là giao dịch giữa DN với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch gữa các DN với nhau (B2B). * Giao dịch giữa DN với người tiêu dùng (B2C). Trong hình thức giao dịch này các DN sử dụng mạng Internet để nhận hàng trực tiếp từ phía người tiêu dùng. Song song với việc nhận 19 hàng là cung cấp các giải pháp thanh toán, hóa đơn, chứng từ qua mạng thông tin Internet. Thuật ngữ TMĐT bao gồm tất cả các giao dịch trực tuyến, còn B2C chỉ bao gồm các giao dịch giữa DN với khách hàng và áp dụng cho bất kỳ DN hoặc tổ chức nào bán các sản phẩm của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Khi nói tới B2C, người ta hay nhắc tới www.amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến, mở trang web vào năm 1995 và nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ có danh tiếng trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của Amazon đã tăng tới 24%, đạt 177 triệu USD so với 143 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh số của hãng cũng tăng trưởng 18% đạt 4,89 tỷ USD, vượt qua kỳ vọng 4,76 tỷ của các nhà phân tích phố Wall. Suy thoái kinh tế kéo dài có thể khiến người tiêu dùng đồng loạt cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, còn đối với Amazon, kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay cho thấy công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới gần như chưa hề trải qua suy thoái. (Nguồn:Thomas Messenbourg, “Information technology Outlook – ICTs and the Informaiton Economy”, International Journal of Electronic Commerce, tập 2, số 4/2010, tr.9). Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ, giao dịch B2C đã phát triển gồm cả các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực truyến, thông tin về sức khỏe, bất động sản,…Ngày nay, cùng với sự phát triển của Internet, người ta có thể mua sắm đủ loại mặt hàng tiêu dùng, từ những mặt hàng bình dân như văn phòng phẩm đến những mặt hàng có tính số hóa cao như chương trình phần mềm, âm nhạc,… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan