Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trích rút sự kiện từ mạng xã hội facebook việt...

Tài liệu Trích rút sự kiện từ mạng xã hội facebook việt

.PDF
78
4
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Họ tên tác giả luận văn: Phạm Chiến Thắng TRÍCH RÚT SỰ KIỆN TỪ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội, 09 – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Họ tên tác giả luận văn: Phạm Chiến Thắng TRÍCH RÚT SỰ KIỆN TỪ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Hương Hà Nội, 09 - 2017 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn : Phạm Chiến Thắng Đề tài luận văn: Trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook Việt Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Mã số SV: CB150074 Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 28/10/2017 với các nội dung sau: - Bố cục lại luận văn: Gộp chương 3 và chương 4; - Làm rõ bài toán, bổ sung tài liệu tham khảo phần định nghĩa sự kiện; - Bổ sung phần trình bày cách cài đặt chương trình ở chương 4; - Sửa tên module “Tóm tắt sự kiện” thành “Gom nhóm sự kiện”; - Bổ sung tài liệu tham khảo cho chương 1; - Sửa một số lỗi chính tả. Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017 Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn PGS.TS Lê Thanh Hương Phạm Chiến Thắng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS Trần Đình Khang 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào khác. Tôi đã trích dẫn đầy đủ các tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu có liên quan trong nước và quốc tế. Tôi cam đoan không sao chép, sử dụng lại bất cứ số liệu, kết quả nghiên cứu khác mà không ghi rõ tài liệu tham khảo. Ngoài các tài liệu tham khảo có liên quan thì Luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Hà Nội, tháng 9/2017 Phạm Chiến Thắng 4 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Thanh Hương, người đã tận tình chỉ bảo tôi từ những bước nghiên cứu đầu tiên cho đến khi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Hệ thống thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội đã hỗ trợ tôi rất nhiều về kiến thức chuyên môn trong quá trình thực hiện, hoàn thành đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, nguồn động viên tinh thần to lớn với tôi, luôn cổ vũ và tin tưởng tôi. Hà Nội, tháng 9/2017 Phạm Chiến Thắng 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 5 MỤC LỤC ................................................................................................................... 6 DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 9 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 10 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11 3. Nội dung cơ bản........................................................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11 NỘI DUNG ............................................................................................................... 13 Chương 1: Tổng quan ............................................................................................... 13 1.1. Mạng xã hội .............................................................................................. 13 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Mạng xã hội ......................................... 13 1.1.2. Tác động của Mạng xã hội ................................................................ 15 1.1.3. Mạng xã hội Facebook ...................................................................... 18 1.2. Bài toán trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook ................................ 21 1.2.1. Đầu vào:............................................................................................. 21 1.2.2. Đầu ra: ............................................................................................... 21 1.2.3. Quy trình xử lý: ................................................................................. 21 1.3. Cơ sở và ý nghĩa của đề tài ...................................................................... 22 1.3.1. Về mặt khoa học: ............................................................................... 22 1.3.2. Về mặt thực tiễn: ............................................................................... 22 1.3.3. Khó khăn và thách thức ..................................................................... 23 1.4. Kết luận chương ....................................................................................... 23 Chương 2: Các nghiên cứu liên quan ........................................................................ 24 2.1. Các nghiên cứu dựa vào học máy ............................................................ 24 2.2. Các nghiên cứu dựa vào luật .................................................................... 26 2.3. Các nghiên cứu theo hướng tích hợp ....................................................... 32 6 2.4. So sánh và đánh giá các phương pháp ..................................................... 34 2.5. Trích rút sự kiện tiếng Việt ...................................................................... 35 2.6. Kết luận chương ....................................................................................... 36 Chương 3: Đề xuất mô hình và phương pháp giải quyết bài toán ............................ 37 3.1. Phát biểu bài toán ..................................................................................... 37 3.2. Đề xuất mô hình giải quyết bài toán ........................................................ 37 3.3. Kịch bản xử lý của mô hình ..................................................................... 38 3.4. Đề xuất phương pháp cho mô hình .......................................................... 39 3.4.1. Giai đoạn thu thập dữ liệu ................................................................. 39 3.4.2. Giai đoạn xử lý dữ liệu ...................................................................... 40 3.5. Kết luận chương ....................................................................................... 63 Chương 4: Cài đặt và đánh giá .................................................................................. 64 4.1. Môi trường ............................................................................................... 64 4.1.1. Phần cứng .......................................................................................... 64 4.1.2. Phần mềm .......................................................................................... 64 4.1.3. Các gói chương trình: ........................................................................ 65 4.2. Cài đặt ...................................................................................................... 65 4.2.1. Sử dụng các công cụ mã nguồn mở................................................... 65 4.2.2. Cài đặt các thuật toán ........................................................................ 66 4.3. Thực nghiệm và đánh giá ......................................................................... 66 4.3.1. Giao diện ........................................................................................... 66 4.3.2. Đánh giá............................................................................................. 68 4.4. Kết luận chương ....................................................................................... 71 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 74 7 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Các mạng xã hội ........................................................................................... 14 Hình 2: Chỉ số về mạng xã hội .................................................................................. 15 Hình 3: Thứ hạng mạng xã hội Facebook ................................................................. 19 Hình 4: Số người dùng Facebook trong 1 tháng ....................................................... 19 Hình 5: Thuật toán phân cụm tin tức thành sự kiện .................................................. 25 Hình 6: Mô hình phát hiện sự kiện của nhóm Tanev và cộng sự ............................. 25 Hình 7: Các mỗi quan hệ và sự kiện trong nghiên cứu của Aone............................. 27 Hình 8: Mô hình hệ thống REES .............................................................................. 28 Hình 9: Mô hình trích rút sự kiện dựa vào mẫu cứ pháp và luật ngữ nghĩa ............. 30 Hình 10: Mô hình hệ thống trích rút sự kiện trong nghiên cứu của Li-Fang ............ 31 Hình 11: Mô hình trích rút sự kiện sử dụng ontology-based fuzzy .......................... 33 Hình 12: Mô hình trích rút sự kiện từ Facebook ....................................................... 37 Hình 13: Dữ liệu trong CSDL ................................................................................... 40 Hình 14: Từ điển chuẩn hóa ...................................................................................... 41 Hình 15: Thuật toán kiểm tra chính tả dựa vào âm tiết............................................. 42 Hình 16: Thuật toán sửa lỗi chính tả dựa vào mô hình n-grams ............................... 44 Hình 17: Mô hình n-grams ........................................................................................ 45 Hình 18: Các nhãn từ loại ......................................................................................... 46 Hình 19: Các nhãn cụm từ ........................................................................................ 46 Hình 20: Mô hình CRF trong phân cụm từ ............................................................... 49 Hình 21: Kết quả thực nghiệm của công cụ underthesea.chunking .......................... 50 Hình 22: Ví dụ về kết quả thực nghiệm NER sử dụng FlexCRFs ............................ 53 Hình 23: Kết quả thực nghiệm của công cụ Polygot ................................................ 54 Hình 24: Kết quả thực nghiệm của công cụ lstm-crf-tagging ................................... 55 Hình 25: Thuật toán trích rút sự kiện ........................................................................ 58 Hình 26: Thuật toán kết hợp 2 sự kiện ...................................................................... 61 Hình 27: Hộp thoại hiển thị tin tức đầy đủ của sự kiện ............................................ 63 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng so sánh ưu nhược điểm của phương pháp trích rút sự kiện dựa vào luật và học máy ......................................................................................................... 34 Bảng 2: Một số Facebook page tiêu biểu .................................................................. 39 Bảng 3: Thông tin phần cứng .................................................................................... 64 Bảng 4: Thông tin phần mềm .................................................................................... 64 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin đã giúp cho Internet được kết nối đến mọi khu vực trên thế giới. Cùng với sự phát triển của Internet là sự bùng nổ của các mạng xã hội. Mạng xã hội ngày càng đi sâu vào cuộc sống của con người. Có thể nói, đây là mô hình mới nhất trong quá trình phát triển đương đại, đơn giản hoá các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau suốt chiều dài lịch sử. Hàng ngày có hàng triệu người tham gia chia sẻ, bình luận, … về các tin tức, các sự kiện trong cuộc sống trên hàng trăm các mạng xã hội khác nhau. Chính vì vậy, báo chí chính thống không còn là nguồn thông tin duy nhất nữa, thay vào đó mạng xã hội đang trở thành nguồn thông tin ngày càng được quan tâm, tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều bài viết trên mạng xã hội có tính thời sự cao, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, tốc độ lan truyền mạnh mẽ,… nên nhiều trường hợp các tin tức trên mạng xã hội là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho các nhà báo phản ánh các tin tức thời sự hay là nguồn tin tức để các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề gây bức xúc trong xã hội… Tóm lại, hiện nay mạng xã hội với sự phát triển bùng nổ, trở thành kho dữ liệu chứa đựng một nguồn thông tin khổng lồ, từ các tin tức về công nghệ, xã hội, an ninh …., có ý nghĩa lớn có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như lĩnh vực an ninh quốc phòng (các sự kiện xã hội, các vụ việc vi phạm pháp luật, các hoạt động kêu gọi chống phá Nhà nước,…), lĩnh vực kinh tế (nắm bắt thị hiếu người dùng), …, hay đơn giản đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin (nắm bắt sự kiện mà không cần đọc hết nội dung tin tức). Vì vậy, việc nghiên cứu trích rút sự kiện từ mạng xã hội hết sức có ý nghĩa trong thực tiễn. Trong thời gian qua đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về khai thác sự kiện trong nhiều lĩnh vực trong đó có cả các mạng xã hội. Tuy nhiên việc khai thác sự kiện từ mạng xã hội lớn nhất thế giới là Facebook với gần 2 tỷ thành viên, khoảng 1,2 tỷ thành viên tương tác mỗi ngày trong đó có khoảng 20 triệu thành viên người Việt còn rất hạn chế, đặc biệt là khai thác sự kiện trên dữ liệu tiếng Việt chưa 10 có nhiều nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook Việt”, phần nào gợi mở phương hướng nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan tới đề tài (các phương pháp trích rút sự kiện, các phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên như sửa lỗi chính tả, phân cụm từ (chunking), nhận dạng thực thể có tên (ner) và áp dụng xử lý ngôn ngữ tiếng Việt); - Mô hình hóa bài toán “Trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook Việt” và đề xuất phương án giải quyết bài toán từ các bước trích xuất dữ liệu từ Facebook đến bước đưa ra các sự kiện đã được trích rút - Đánh giá phương pháp giải quyết bài toán thông qua ứng dụng thực nghiệm. 3. Nội dung cơ bản Nội dung của Luận văn là nghiên cứu các phương pháp khai thác sự kiện cùng với các phương pháp xử lý văn bản tiếng Việt, đề xuất mô hình giải quyết bài toán “Trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook Việt” nhằm phát hiện và gom nhóm sự kiện từ nguồn dữ liệu là các thông điệp (message) trên mạng xã hội Facebook, đưa ra các sự kiện đang được cộng đồng quan tâm, mang tính thời sự. Tập trung vào các phần xử lý ngôn ngữ tiếng Việt có những đặc điểm đặc trưng trích xuất từ Facebook và trình bày các thuật toán phát hiện và gom nhóm sự kiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luân văn tập trung nghiên cứu các tài liệu văn bản tin tức dạng text tiếng Việt, không chứa hình ảnh, âm thanh, … được lấy về từ các page của mạng xã hội Facebook 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu lý thuyết các phương pháp khai thác sự kiện hiện có, từ đó áp dụng vào khai thác sự kiện trên dữ liệu tiếng Việt, cuối cùng thử nghiệm thông qua ứng dụng Demo 11 Nội dung Luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Trình bày khái quát mang lại cái nhìn tổng quan về mạng xã hội Facebook và bài toán trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook. - Chương 2: Trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến bài toán trích rút sự kiện nói chung và bài toán trích rút sự kiện tiếng Việt nói riêng, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá và đề xuất phương pháp áp dụng cho bài toán trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook. - Chương 3: Đề xuất mô hình giải quyết bài toán trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook, lựa chọn công cụ phù hợp và xây dựng các thuật toán để giải quyết bài toán trích rút sự kiện từ mạng xã hội Facebook tiếng Việt. - Chương 4: Trình bày quá trình thực nghiệm và đánh giá kết quả ứng dụng Demo. 12 NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan 1.1. Mạng xã hội 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Mạng xã hội Theo Wikipedia, Mạng xã hội được định nghĩa là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian [40]. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau. Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng. Trang web thông thường cũng giống như truyền hình, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn càng tốt còn mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự tương tác và tạo ra dòng tin rồi cùng lan truyền dòng tin đó. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán… Mạng xã hội đầu tiên được thành lập vào năm 1994 có tên là Geocities [41]. Người dùng có thể khởi tạo và phát triển những địa chỉ, website cá nhân tại đây. Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang này thành một địa chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo. Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu và thiếu linh hoạt trong chiến lược phát triển, Geocities đã buộc phải đóng cửa cách đây không lâu, nhường bước cho các thế hệ Mạng xã hội tiếp theo. Cùng với sự phát triển của Internet, hàng loạt 13 Mạng xã hội được ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dung. Ngày nay có thể kể đến một số trang Mạng xã hội nổi tiếng như: - Facebook: ra đời từ năm 2004, do nhà sáng lập Mark Zuckerberg khi đó là sinh viên trường Havard. Sau nhiều năm phát triển, thay đổi và cải thiện chính mình. Giờ đây facebook là một trong các mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Ta có thể gặp facebook ở bất cứ đâu, và hầu như bất cứ nơi nào, chỉ cần nơi đó có mạng Internet. Hiện nay người dùng facebook có thể lên tới 90% dân số thế giới - YouTube: là một trang web chia sẻ video của người dùng. Là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip của họ. YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005, là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim. Hiện nay YouTube cũng là một trong các trang mạng xã hội nổi tiếng và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới - Twitter: Thành lập từ năm 2006, Twitter đã trở thành một hiện tượng phố biến trên toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt của cá nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống - Instagram: được thành lập bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Lúc đầu được đặt tên là burbn, một chương trình check-in giống foursquare và được sử dụng nền tảng HTML5. Vào tháng 12 năm 2014, Nhà đồng sáng lập Kevin Systrom đã công bố Instagram có tới hơn 300 triệu người dùng đăng nhập vào ứng dụng mỗi tháng trên toàn thế giới Hình 1: Các mạng xã hội 14 Mạng xã hội có một số đặc trưng như sau: - Là 1 website mở, nội dung được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia; - Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân; - Độ tương tác cao. 1.1.2. 1.1.2.1. Tác động của Mạng xã hội Tác động tích cực: Như đã trình bày ở phần trước, Mạng xã hội được xây dựng nhằm kết nối mọi người trên khắp nơi trên thế giới. Ở đó, người dùng được chia sẻ mọi thứ từ tình cảm, suy nghĩ, thái độ, ý kiến cá nhân, các sự kiện trong cuộc sống… Carly Fleishmann [42] là một cô bé 13 tuổi mà không hề nói chuyện. Carly mắc chứng tự kỷ nặng. Bằng một nỗ lực phi thường, gia đình phát hiện Carly có thể giao tiếp bằng cách gõ bàn phím máy tính. Hiện tại, Carly sử dụng Blog Wordpress – một trang mạng xã hội dưới dạng nhật ký, với tên gọi Carly’s voice để kể lại câu chuyện của cô: phát triển nhận thức tự kỷ và thực hiện liệu pháp giao tiếp là Phương pháp chữa trị chứng không nói của trẻ em và người trưởng thành. Dường như chỉ cần một chiếc máy tính và kết nối Internet, Mạng xã hội như một phương thuốc thần kỳ chữa lành căn bệnh hiểm nghèo, mọi người cảm thấy được sự chia sẻ, được kéo lại gần nhau hơn. Hình 2: Chỉ số về mạng xã hội 15 Mạng lưới người dùng rộng rãi, tính tương tác cùng tốc độ lan truyền nhanh, Mạng xã hội đang dần trở thành nguồn lưu trữ thông tin khổng lồ, nơi mọi người có thể tìm kiếm và cập nhật một lượng thông tin đồ sộ (riêng Facebook có khoảng 1,2 tỷ người trên thế giới tương tác, cập nhật trạng thái hàng ngày, ở Việt Nam con số này là 20 triệu người, chiếm khoảng 30% số lượng dân số). Nhiều thông tin trong đó có ý nghĩa rất lớn trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, trong lĩnh vực an ninh trật tự, rất nhiều vụ việc liên quan được bắt đầu điều tra từ tin tức được người dùng Mạng xã hội chia sẻ, qua đó lực lượng Công an đã khám phá ra hàng loạt các vụ án cướp, đối tượng bạo hành trẻ em và truy bắt tội phạm. Một ví dụ cụ thể, vào tháng 10/2016, Cơ quan CSĐT Công an ra quyết định khởi tố đối với Nguyễn Việt Hùng, sinh năm 1978, ở thành phố Yên Bái (Yên Bái) về tội cướp tài sản. Trước đó, xuất phát từ việc người dùng Mạng xã hội ghi lại cảnh đối tượng Hùng dùng bơm kim tiêm có chứa dung dịch màu đỏ, để đe dọa, uy hiếp, cướp tài sản của anh Nguyễn Thành Đ đi trên xe khách BKS 22L.70XX từ bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) về Tuyên Quang. Sau khi đoạn clip được đăng tải trên Facebook đã thu hút sự quan tâm của cư dân mạng, gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến ANTT. Nhận được thông tin, bằng việc triển khai, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, trong thời gian ngắn, lực lượng CSĐT đã điều tra, xác minh làm rõ thông tin người bị hại và bắt giữ đối tượng có hành vi cướp tài sản, xử lý theo quy định của pháp luật. Hay hàng loạt những thông tin về các bệnh nhân, các hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ, mang đến sự đồng cảm từ cộng đồng mạng, qua đó các mạnh thường quân đã kịp thời chia sẻ khó khăn cho rất nhiều trường hợp. Trong lĩnh vực ý tế, thời gian vừa qua trang Facebook của Bộ trưởng y tế đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ đông đảo người dùng. Qua trang Facebook này, nhiều phản ánh, bức xúc được người dân gửi trực tiếp cho Bộ trưởng, dưới sự giám sát của cư dân mạng qua đó phần nào giải quyết được nhiều bức xúc trong xã hội liên quan đến lĩnh vực y tế. Hiệu quả của Mạng xã hội còn đang từng bước ứng dụng vào các công tác quản lý nhà nước. Tại thành phố Đà Nẵng, sau hơn 1 tháng áp dụng thông báo các trường hợp phạt nguội lên Facebook, đã có 2000 trường hợp tự nguyện đến nộp 16 phạt trong khi 6 tháng đầu năm áp dụng thông báo qua bưu điện chỉ có 3000 lượt người đến nộp phạt [43]. Bây giờ ai cũng sợ vi phạm giao thông, bị ghi hình, bị nêu tên trên Mạng xã hội nên ý thức sẽ tốt hơn. Mới đây vào tháng 7/2017, tỉnh Đồng Nai đã đưa Zalo – một ứng dụng mạng xã hội của người Việt vào hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính công. Mạng xã hội đang từng bước đưa người dân và chính quyền lại gần nhau hơn Với số lượng người dùng khổng lồ, Mạng xã hội cũng là môi trường kinh doanh, quảng bá thương hiệu tràn đầy tiềm năng. Sự ra đời của các trang mạng xã hội mua bán online đang và sẽ trở thành một hướng phát triển hứa hẹn cho thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung 1.1.2.2. Tác động tiêu cực: Đi kèm với những tác động tích cực, Mạng xã hội cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực đến xã hội. Nhiều người dùng Mạng xã hội không ý thức được Mạng xã hội tuy ảo nhưng tác động của nó đến cuộc sống lại là thật. Thời gian vừa qua, rất nhiều vụ việc liên quan đến việc lợi dụng Mạng xã hội nhằm bôi xấu, hạ nhục, trả thù hướng đến các cá nhân (tung các clip phản cảm, chia sẻ các thông tin không đúng sự thật,…), các tổ chức, cơ quan Nhà nước (tuyên truyền các thông tin phản động, chia sẻ các hoạt động của một số cá nhân nhằm mục đích chống đối Nhà nước,…), sử dụng Mạng xã hội để tìm kiếm sự nổi tiếng thông qua các thông tin giật gân, không có thật gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự. Có thể kể vụ việc xảy ra gần đây, vào tối 6/6/2017, hai tài khoản Facebook Ngọc Nguyễn và Changg Pham chia sẻ thông tin có 8 người thực hiện 2 vụ bắt cóc trẻ em ở khu vực Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Sau khi đăng tải, thông tin này nhanh chóng lan truyền trên mạng khiến nhiều người bất an. Tuy nhiên, sau khi cơ quan CA điều tra, kết luận thông tin bắt cóc trẻ em xuất hiện trên mạng xã hội là không có thật. Hai người này đăng tin nhằm câu like để bán hàng. Cùng với sự phát triển của Mạng xã hội, nhiều giá trị xã hội như đạo đức, văn hóa bị xóa nhòa. Từ những mối quan hệ ảo hóa trên không gian mạng, trở về gây 17 những tác hại cho xã hội thực. Ảnh hưởng nặng nề nhất là giới trẻ. Do nhận thức chưa đầy đủ, nhiều thanh thiếu niên coi những chuẩn mực trên mạng là những chuẩn mực đạo đức mới, dẫn đến các hành vi lệch lạc, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả thế hệ. Ở phạm vi lớn hơn, mạng xã hội có thể bị lợi dụng trở thành phương tiện để các tổ chức cá nhân tuyên truyền, phát tán các nội dung phản động, chống đối nhà nước, chính quyền. Ví dụ, Facebook đã góp phần rất lớn trong phong trào “Mùa xuân Ả rập”. Trong phong trào này, những người tổ chức đã sử dụng Facebook như một công cụ để kêu gọi, tuyên truyền, cổ động cho người dân ủng hộ phong trào “Mùa xuân Ả rập” [44]. Bên cạnh đó, các mạng xã hội còn tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác như: Facebook với cuộc bạo loạn tại Anh năm 2011. Mạng xã hội chống quyền lợi Mỹ 9/2012…. 1.1.3. Mạng xã hội Facebook Mạng xã hội Facebook là mạng xã hội lớn nhất trên thế giới hiện nay. Ra đời vào năm 2004 bởi Mark Zuckerberg. Ông bắt đầu xây dựng Facebook khi ông 23 tuổi, lúc đó đang theo học ngành tâm lý tại trường Đại học Harvard danh tiếng. Vào tháng 2/2004, Zuckerberg ra mắt "The facebook". Cái tên nguyên thủy bắt nguồn từ một tờ báo được phát cho sinh viên năm nhất, trong đó có ghi thông tin về sinh viên và nhân viên của trường. Trong vòng 24 giờ, hơn 1200 sinh viên Harvard đã đăng kí tham gia sử dụng và chỉ sau một tháng, hơn phân nửa số sinh viên của trường đã tạo cho mình một trang hồ sơ trên website này. Tới tháng 8/2005, Zuckerberg đổi sản phẩm của mình thành Facebook, đưa trang mạng xã hội này đến với đông đảo người dùng. Trong những tháng kế tiếp, ngày càng có nhiều người trên khắp thế giới tìm đến mạng xã hội đầy thú vị này để kết nối với nhau. Đến năm 2008, Facebook bắt đầu tấn công vào lĩnh vực di động với ứng dụng mobile đầu tiên của công ty ra đời dành cho iOS. 18 Hình 3: Thứ hạng mạng xã hội Facebook Đến nay, chỉ sau hơn 1 thập kỷ phát triển, Facebook đã có tới 1,86 tỷ thành viên trong đó có khoảng 1,2 tỷ người dùng mỗi ngày (Nghĩa là cứ 7 người trên trái đất thì có 2 người sử dụng Facebook) [45]. Con số này ở Việt Nam là khoảng hơn 20 triệu người trong tổng số hơn 40 triệu người dùng Internet. Hình 4: Số người dùng Facebook trong 1 tháng Để kết nối với nhau, người dùng Facebook phải gửi yêu cầu lết bạn và được đồng ý. Sau khi kết bạn, người dùng có thể theo dõi các hoạt động của bạn bè mình trên một thành phần quan trọng của Facebook là NewFeed. NewFeed là nơi hiển thị 19 các bài viết mới được cập nhật của mạng lưới những người dùng đã được kết nối. Facebook cho phép người dùng đăng tải hoạt động của mình một cách dễ dàng dưới nhiều dạng: văn bản, hình ảnh, video, tài liệu, … Nội dung các văn bản không giới hạn như Twitter (140 ký tự /tweet) và sẽ được hiển thị trên NewFeed của những người bạn đã được kết nối của người dùng. Một số hoạt động người dùng có thể làm trên Facebook là: - Post/ Update status: đăng các cập nhật trạng thái, các bài viết, hình ảnh, …. - Comment: Bình luận về các bài viết - Bày tỏ cảm xúc: Sử dụng biểu tượng Like/Love/Haha/… để bày tỏ cảm xúc của mình về các bài viết - Share: Chia sẻ bài viết về trang cá nhân của mình. Khi người dùng Comment/Bày tỏ cảm xúc/Share các bài viết thì những bạn của người dùng có thể thấy được bài viết. Đây là cách mà tin tức lan đi nhanh chóng trên Facebook Facebook Page Ngoài những tài khoản cá nhân, Facebook còn cho phép tạo những trang chuyên biệt gọi là Facebook page. Facebook page cho phép tập hợp một số lượng người dùng có quan tâm đến cùng một sở thích chung nào đó (tin tức, ăn uống, địa điểm, …). Người dùng quan tâm đến trang Facebook page chỉ cần Like (thích) trang đó. Sau đó, mọi hoạt động của Facebook page sẽ hiển thị trên NewFeed của người dùng. Ngày nay, Facebook page đang dần trở thành đối thủ của các trang báo truyền thống. Nhiều trang báo mạng, các tổ chức đều đã xây dựng Facebook page để truyền tải thông tin đến số đông người dùng. Một số Facebook page nổi tiếng được nhiều người tương tác như beatvn.page (hơn 5 triệu thành viên tham gia, theo dõi), hongmoingay (hơn 1,5 triệu thành viên tham gia, theo dõi),… hay một số page của các báo điện tử nổi tiếng zing.vn (gần 4 triệu thành viên tham gia, theo dõi), congdongvnexpress (gần 6 triệu thành viên tham gia, theo dõi)…. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan