Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trí thức và vai trò của trí thức trong sự phát triển của việt nam hiện nay....

Tài liệu Trí thức và vai trò của trí thức trong sự phát triển của việt nam hiện nay.

.PDF
169
291
83

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ SỰ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LU N ÁN TI N S TRI T HỌC Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ SỰ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : CNDVBC&CNDVLS Mã số : 92.29.002 LU N ÁN TI N S TRI T HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VI T THÔNG Hà Nội - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác. Tác giả Luận án Lê Thị Sự ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án..............................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu .............................................3 5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .....................................................................3 7. Kết cấu của luận án ...................................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Đ N ĐỀ TÀI LU N ÁN...........................................................................................5 1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức và vai trò của trí thức...............................5 1.1.1. Về trí thức..........................................................................................................5 1.1.2. Về vai trò của trí thức......................................................................................12 1.2. Các công trình, đề tài nghiên cứu về thực trạng trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay .....................................18 1.3. Các công trình, đề tài nghiên cứu về giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay..................................22 1.4. Đánh giá tổng quát và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.................34 1.4.1. Đánh giá tổng quát các nghiên cứu đã thực hiện ............................................34 1.4.2. Các vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết .........................................................36 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LU N CHUNG VỀ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ...............................................................................................................37 2.1. Quan niệm về trí thức và đặc điểm của trí thức .................................................37 2.1.1. Quan niệm về trí thức ......................................................................................37 iii 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam ..........................................................44 2.2. Quan niệm về vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay ..48 2.2.1. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực chính trị ....................................................49 2.2.2. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực kinh tế .......................................................52 2.2.3. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực văn hóa .....................................................53 2.2.4. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực xã hội ........................................................54 2.2.5. Vai trò của trí thức trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay .................................56 2.3. Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đối với sự phát triển của đội ngũ trí thức ...................................................................................57 2.3.1. Khái quát về quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay ...............................57 2.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đội ngũ trí thức hiện nay ......62 2.4. Những yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay......................................................................................68 2.4.1. Quá trình đào tạo đội ngũ trí thức hiện nay ....................................................68 2.4.2. Quá trình sử dụng đãi ngộ và tôn vinh trí thức hiện nay ................................69 2.4.3. Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong việc tạo điều kiện phát huy tính độc lập, sáng tạo và khả năng phản biện xã hội của đội ngũ trí thức .................................................................................70 CHƢƠNG 3: TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .............................................................73 3.1. Khái quát thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay..................................73 3.1.1. Những mặt tích cực của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay .........................73 3.1.2. Những hạn chế của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay.................................78 3.2. Thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay .....................................................................................................................86 3.2.1. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực chính trị ....................................................86 3.2.2. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực kinh tế .......................................................93 3.2.3. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực văn hóa .....................................................97 3.2.4. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực xã hội ......................................................100 3.2.5. Vai trò của trí thức trong bảo vệ Tổ quốc .....................................................104 iv 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức hiện nay ..108 3.3.1. Trí thức là bộ phận có vai trò quan trọng để phát triển đất nước nhưng nhận thức về vị trí, vai trò của trí thức hiện nay còn rất hạn chế ............................108 3.3.2. Mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức rất cao nhưng chính sách đào tạo, bồi dưỡng trí thức còn nhiều bất cập .............................................................................110 3.3.3. Thực tiễn quá trình phát triển đất nước đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ trí thức nhưng chính sách sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức chưa tạo ra động lực kích thích trí thức phát huy tiềm năng và vai trò của họ ..........................112 3.3.4. Để khuyến khích khả năng sáng tạo và phản biện xã hội, trí thức phải được tự do tư tưởng nhưng môi trường dân chủ hiện nay chưa thực sự hoàn thiện...................114 3.3.5. Đội ngũ trí thức là lực lượng sản xuất tiên phong của xã hội nhưng bản thân đội ngũ trí thức chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động trước yêu cầu phát triển đất nước ............................................................................................116 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................119 4.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của đất nước hiện nay ..........................................................................................................119 4.2. Đào tạo, bồi dưỡng trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay .....123 4.3. Đổi mới chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức phục vụ quá trình phát triển đất nước hiện nay.....................................................................129 4.4. Tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy hơn nữa tính độc lập, sáng tạo của trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước hiện nay ................................................138 4.5. Tăng cường tính chủ động, tích cực từ bản thân người trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước hiện nay .............................................................................143 K T LU N ............................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................153 PHỤ LỤC ...............................................................................................................160 v DANH MỤC TỪ VI T TẮT CNH, HĐH : CNH, HĐH CNXH : Chủ nghĩa xã hội FTA : Hiệp định thương mại tự do GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GS. TS : Giáo sư, tiến sĩ KH&CN : Khoa học và công nghệ KHXH : Khoa học xã hội KT – XH : Kinh tế - xã hội NC&PT : Nghiên cứu và phát triển NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những thập niên cuối thế kỷ XX là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nhân loại bước sang một giai đoạn mới - kinh tế tri thức. Động lực cơ bản nhất trong nền kinh tế này không phải tài nguyên thiên nhiên, những yếu tố vật chất truyền thống mà là tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, do vậy nguồn lực cơ bản nhất là con người. Trong đó, đội ngũ người lao động có trình độ cao có vai trò quyết định đối với sự thành bại của mỗi quốc gia. Xu thế hội nhập toàn diện trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra nhiều thách thức cho chúng ta. Thời cơ ở chỗ chúng ta có thể tiếp thu những thành tựu khoa học mới nhất, những kinh nghiệm quý báu mà các quốc gia đi trước đã phải mất đến hàng trăm năm mới có thể có được ứng dụng vào quá trình phát triển đất nước, đẩy nhanh tốc độ, rút ngắn lộ trình, sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại, chuẩn bị để bước sang kinh tế tri thức. Nhưng thách thức là ở chỗ liệu đất nước có thể vận dụng thành công hay không những thành tựu của khoa học và công nghệ, có thể vận dụng đúng đắn hay không những kinh nghiệm của các quốc gia khác để sớm trở thành một nước phát triển? Nếu tận dụng thành công chúng ta sẽ phát triển nhanh như một số quốc gia đã làm được, nhưng nếu không, khoảng cách sẽ ngày càng xa, càng tụt hậu trong quỹ đạo phát triển của thế giới. Trong tiến trình phát triển của mình, hiện nay Việt Nam đã bộc lộ ba “điểm nghẽn” đang là những rào cản với tiến trình hội nhập, đó là sự yếu kém về thể chế, chính sách; kết cấu hạ tầng kém phát triển và nguồn nhân lực trình độ thấp. Cả ba điểm nghẽn này có “giải tỏa” được hay không, và đến đâu xét đến cùng là phụ thuộc vào yếu tố nguồn nhân lực. Vì thể chế, chính sách là do con người tạo ra, kết cấu hạ tầng cũng là do trình độ của nguồn nhân lực mà hình thành. Do đó, việc xây dựng và phát triển một nguồn nhân lực đủ mạnh là một chiến lược trong quá trình phát triển của Việt Nam. Thực tế phát triển của các quốc gia cũng như lý luận phát triển nói chung cho thấy, các bộ phận của nguồn nhân lực chất lượng cao không phải đều có vai trò như nhau. Xét theo lát cắt xã hội, trong các bộ phận cấu thành nên nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ trí thức chính là hạt nhân trung tâm, là bộ phận tinh túy và có vai 2 trò quyết định mạnh mẽ nhất đến tốc độ và định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Do đó, cần phải có chiến lược dài hạn làm cho đội ngũ này thực sự phát huy được vai trò tiên phong của mình. Đảng ta nhận thức sâu sắc điều đó, đã đề ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đội ngũ trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước. Qua hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ trí thức đã có bước phát triển lớn. Tuy nhiên, so với yêu cầu CNH, HĐH, quá trình hội nhập toàn diện của đất nước thì trí thức Việt Nam chưa thực sự phát huy được vai trò tiên phong của mình. Mặt khác, thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức với những biểu hiện đa dạng, nhiều diễn biến mới đang cho thấy việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức có rất nhiều vấn đề cấp bách cần phải khắc phục. Chưa bao giờ trong lịch sử nước nhà lại có được đội ngũ trí thức đông đảo như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ sự lãng phí chất xám, lãng phí các nguồn lực, những tiêu cực của nhiều trí thức lại gây nhiều bức xúc cho xã hội như bây giờ. Việc xác định đúng vai trò của đội ngũ trí thức với tư cách là hạt nhân trong hệ thống động lực phát triển, chỉ ra những giải pháp cần thiết để xây dựng và phát huy vai trò nguồn lực này là việc cấp thiết, cần làm ngay và làm đúng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Trí thức và vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ khái niệm và vai trò của trí thức, thực trạng việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, luận án đề xuất những giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển của Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Luận án tập trung làm rõ những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Làm rõ khái niệm trí thức và trí thức Việt Nam, xác định đội ngũ trí thức trong xã hội. Vai trò của trí thức đối với quá trình phát triển đất nước hiện nay. - Phân tích thực trạng phát triển đội ngũ trí thức, thực trạng việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, xác định những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức hiện nay. 3 - Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng và phát huy vai trò của trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận án tập trung nghiên cứu trí thức và vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay. - Phạm vi: Luận án tập trung nghiên cứu về đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ chính trị - xã hội, trong thời kỳ đổi mới đất nước, tập trung từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - là Đại hội đánh dấu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận: Luận án tiếp cận từ góc độ đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay. - Cơ sở lý luận: Luận án được triển khai trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, về đội ngũ trí thức; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để nghiên cứu về việc xây dựng và phát huy vai trò của trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước, với xu thế vận động của đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án đóng góp cách nhìn toàn diện về nội hàm khái niệm trí thức và vai trò của trí thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT - XH, đồng thời cung 4 cấp bức tranh chung về thực trạng của trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam những năm gần đây và xu hướng vận động của trí thức trong thời gian tới, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức ở Việt Nam hiện nay. + Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo về vấn đề khái niệm trí thức, vai trò của trí thức, về thực trạng của trí thức và các giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương và 16 tiết. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Đ N ĐỀ TÀI LU N ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức và vai trò của trí thức 1.1.1. Về trí thức Có rất nhiều công trình trong và ngoài nước bàn đến khái niệm trí thức. Từ góc độ tiếp cận của mình, các tác giả nhấn mạnh đến một số tiêu chí đặc trưng nào đó. Thông thường, trình độ học vấn là một tiêu chí quan trọng, có nhiều tác giả khi bàn về trí thức đều coi đây là tiêu chí bắt buộc. Tác giả Đỗ Mười trong cuốn Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 cho rằng đội ngũ trí thức nước ta ngày càng đông đảo, được tạo thành từ gần 70 vạn người có trình độ đại học và trên đại học, là lực lượng đang và sẽ có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo tác giả, trí thức chính là các nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong khoa học xã hội, các kiến trúc sư, công trình sư, bác sỹ, giáo viên… đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay [69; 236]. Đồng quan điểm, tác giả Ngô Huy Tiếp chủ biên cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 và tập thể tác giả Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong cuốn Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 cùng khẳng định trí thức phải đạt những chuẩn mực cơ bản như là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết và phân biệt họ với các bộ phận khác trong xã hội. Đó là những người có một lượng kiến thức lớn, đồng thời có khả năng sáng tạo và là những người có đạo đức. Có nhiều cách tiếp cận trí thức khác nhau nhưng dù tiếp cận theo khía cạnh nào thì dấu hiệu nhận biết cơ bản là lao động trí tuệ có chuyên môn sâu và có học vấn cao. Tuy nhiên, theo các tác giả, đó không thể là tất cả các dấu hiệu cần thiết mà trí thức phải là những người vừa có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có đạo đức, có khả năng lao động sáng tạo và phải có khả năng ứng dụng những tri thức khoa học góp phần quan trọng thúc đẩy mọi mặt của sự phát triển xã hội. Gắn người trí thức với tiêu chí về phẩm chất đạo đức cũng là một hướng nghiên cứu khá phổ biến. Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn Định hướng phát triển 6 đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 cho rằng, để có thể được coi là trí thức thì cần phải thỏa mãn những tiêu chí, bao gồm tiêu chí về trình độ chuyên môn, năng lực cống hiến nhằm cải biến trong thực tiễn và có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Vì vậy, việc nảy sinh những “nhân tài tiềm tàng” là bẩm sinh, vì nó gắn với di truyền học và sinh học, nhưng nếu thiếu nhân cách, không cống hiến trong thực tiễn xã hội thì cũng không phải là trí thức. Tác giả nhấn mạnh chỉ có trí thức chân chính mới được nhân dân ta thừa nhận, tôn trọng. Sự khác nhau giữa trí thức chân chính và người có học vấn hoặc người nắm giữ tri thức khoa học, nghệ thuật nói chung là ở chỗ có giữ được “thiên chức” của người trí thức hay không. Người trí thức chân chính luôn hướng sự nghiệp của bản thân chủ yếu bằng lao động trí tuệ hoặc bằng tư duy sáng tạo mang tính cá thể và thường có cá tính. Thứ nữa, trong bối cảnh phát triển hiện nay, trí thức không chỉ là người có học vấn cao tương xứng với thời đại, mà là người bằng lao động trí tuệ sáng tạo của mình gắn nghề nghiệp hay sự nghiệp của mình với nhân dân, với dân tộc và với lý tưởng mà mình theo đuổi. Hay nói cách khác, người trí thức chân chính không thể thiếu nhân cách hướng thiện, hướng về nhân dân và dân tộc mình. Sự kết hợp giữa hiểu biết và lương tri chính là tính trí thức - đó là tiêu chí căn bản để phân biệt giữa trí thức chân chính và trí thức không chân chính. Trong khi đó, một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến tính sáng tạo như là đặc trưng gắn liền với người trí thức. Nguyễn Văn Sơn trong cuốn Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 cho rằng, với điều kiện phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hiện nay, chỉ những người đã qua đào tạo hoặc tự học mà đạt trình độ đại học hoặc tương đương mới có thể tiếp cận được kiểu lao động của người trí thức. Nhưng việc nhận biết người trí thức cần căn cứ vào việc đánh giá tính sáng tạo của họ trong quá trình lao động trí óc phức tạp, ở giá trị của những sản phẩm khoa học, và vì vậy, những người có bằng cấp cũng chưa phải là trí thức đúng nghĩa nếu trong thực tế lao động nghề nghiệp của họ không có yếu tố trí tuệ sáng tạo mà chỉ là một dạng lao động trí óc khác, là lao động trí óc giản đơn, thừa hành [76; 9]. Đồng quan điểm như vậy có tác giả Nguyễn Đắc Hưng trong hai cuốn Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005) và Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội (2009). Tác giả nhấn mạnh, “với cách hiểu như vậy thì những người tuy chưa có bằng cấp cao nhưng lao động bằng trí tuệ và có tính sáng tạo thì cũng có thể coi là 7 trí thức. Vì vậy, văn bằng chỉ là chứng nhận về mặt trình độ học vấn, còn để được công nhận là trí thức thì phải được xã hội kiểm định chất lượng thông qua lao động sáng tạo trong hoạt động thực tiễn” [47; 16 - 17]. Một số tác giả khác lại nhấn mạnh về trách nhiệm xã hội của người trí thức. Tiêu biểu, tác giả Đặng Hữu trong bài Đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7 - 2008 cho rằng đặc điểm của trí thức không chỉ là có trình độ học vấn cao và có năng lực sáng tạo, mà quan trọng là có bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp, luôn đem tri thức phục vụ nhân dân, đấu tranh cho tiến bộ xã hội, hạnh phúc của nhân loại. Người trí thức hơn hết phải là người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị, xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Bổn phận của người trí thức là trung thực với lương tâm mình, kiên trì lý tưởng được cống hiến cho xã hội, phục vụ Tổ quốc và cả nhân loại. Trong khi đó, một nhóm các tác giả khác lại nhấn mạnh đến tính độc lập sáng tạo của người trí thức. Tác giả Trường Lưu trong bài Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Tạp chí Cộng sản, số 9 - 2008 cũng khẳng định: Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn, chuyên môn cao, mà còn là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Đặc điểm cơ bản của trí thức là lao động trí óc và có tính sáng tạo. Kiểu lao động trí óc và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy cũng như năng lực chuyên môn nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc. Tương tự, tác giả Võ Văn Thắng trong bài viết Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (Tạp chí Triết học, số 2 (261) 2013) cho rằng, bằng cấp cao chỉ là một dấu hiệu, hơn nữa không phải là dấu hiệu bản chất của trí thức. Trên thực tế, có những người không có bằng cấp cao nhưng do tư chất thông minh, lại chịu khó học hỏi nên có vốn kiến thức sâu rộng, có nhiều sáng tạo và được cộng đồng ghi nhận trong những lĩnh vực chuyên môn nhất định như là một trí thức. Và do vậy, một người có học vấn hay chuyên môn cao, cho dù là giáo sư, tiến sỹ chưa hẳn đã là nhà trí thức nếu họ là những kẻ thụ động tinh thần, chấp nhận một cách dễ dãi những gì được dạy, không chịu nỗ lực suy nghĩ chín chắn về những vấn đề xã hội, không có khả năng hình thành ý kiến độc lập với những gì được nhiều người công nhận. Và vì vậy, theo tác giả, cái căn cước của trí 8 thức không phải dựa vào vị trí công việc mà là thái độ, hành động và những giá trị mà họ tạo ra hoặc giữ gìn, dấn thân cho những mục tiêu cao cả của cộng đồng. Bên cạnh xu hướng nhấn mạnh đến một số tiêu chí nào đó, trên thực tế cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu cho rằng cần phải xác định và xây dựng cả một hệ tiêu chí thì mới có thể xác định được đúng đắn và biểu hiện được nội hàm đầy đủ của khái niệm này. Tiêu biểu đầu tiên có thể kể đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy, khóa X - 2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đảng ta xác định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội [31; 82]. Khái niệm trên đã bao quát những đặc trưng và tiêu chí cơ bản nhất của trí thức Việt Nam hiện nay nhưng lại chưa bao quát hết được các đối tượng trí thức cụ thể và những trường hợp ngoại lệ. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cuốn Một số vấn đề về trí thức Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995) không đồng tình các quan niệm xác định về trí thức gắn liền với một tiêu chí cụ thể nào đó. Ví dụ, không thể đặt dấu bằng giữa trí thức và lao động trí óc, như vậy là quá rộng và thiên về hình thức lao động. Xét về phương thức lao động, lao động của các viên chức là lao động trí óc nhưng không phải tất cả viên chức đều là trí thức. Trí thức chỉ là những đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc chứ không phải tất cả những người lao động trí óc. Ông cũng bác bỏ quan niệm cho rằng trình độ đại học - tiêu chí về học vấn không phải là tiểu chuẩn quyết định bản chất đặc thù của đội ngũ trí thức. Và cũng không thể quan niệm chỉ có những kẻ sĩ có sức sáng tạo và có cống hiến cho xã hội mới là trí thức. Theo ông, đặc trưng quyết định nhất tầng lớp trí thức là sáng tạo khoa học và nghệ thuật trên cơ sở quan niệm triết học riêng, kiến thức hệ thống và phương pháp lao động khoa học. Tương tự như vậy, tác giả luận án Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng (Đỗ Thị Thạch, 1999) cho rằng khi nhận thức về trí thức không nên quá nhấn mạnh vào một đặc trưng nào đó. Tiếp cận khái niệm trí thức không nên tách rời đặc trưng này hay đặc trưng khác ra khỏi chỉnh thể những đặc trưng cơ bản; hơn thế nữa những đặc trưng cơ bản về người trí thức còn được xem xét cụ thể ở từng dân tộc, từng quốc gia trong những thời đại khác nhau. Theo tác giả, người trí thức hiện nay có một số 9 đặc trưng là: lao động chủ yếu bằng trí óc, có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên, có khả năng sáng tạo, tham gia lao động ở tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, lãnh đạo, quản lý, văn học, nghệ thuật. Tác giả Phan Thanh Khôi trong cuốn Phát huy vai trò của nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (2003) cũng cho rằng học vấn chỉ là một điều kiện cần chứ chưa đủ. Chỉ những người nào có trình độ cao đẳng, đại học, những người lao động trí óc nhưng là quá trình lao động sáng tạo khoa học thì mới được coi là trí thức. Những sản phẩm lao động sáng tạo ngày càng được xã hội hóa, ứng dụng sâu sắc vào trong quá trình thực tiễn, có khả năng đem đến sự cải biến trong hoạt động thực tiễn thì đó mới thực sự là sự sáng tạo của người trí thức. Sự sáng tạo của tư duy là sự trăn trở, tìm tòi của bản thân người trí thức mà có chứ không chỉ là những sự bắt chước, sự thỏa hiệp với ý kiến của số đông. Trí thức chân chính phải là những người có thực học, thực lực và thực tài, có năng lực tự đào tạo một cách chủ động, sáng tạo, có cấu trúc nhân cách đức - tài hoàn chỉnh, có phương pháp và bản lĩnh của một nhân cách khoa học, là những chủ thể của sự sáng tạo có tính độc lập cá nhân, biểu hiện cá tính của người trí thức. Trí thức là những người tôn trọng chân lý và tôn trọng đạo lý. Tương tự, tác giả Phan Trọng Thưởng trong bài viết Nhận diện trí thức và một số đề xuất xung quanh đề án xây dựng đội ngũ trí thức (Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số tháng 6 - 2008) cho rằng để nhận diện trí thức cần có nhiều tiêu chí và phải kết hợp nhiều tiêu chí. Có thể kể đến các tiêu chí như lao động của trí thức là lao động trí óc sáng tạo, đạt trình độ học vấn nhất định và là những người có phẩm chất như: có tư duy lao động sáng tạo, có hoài nghi khoa học, ít có khả năng tự vệ do tính chất cá nhân trong lao động. Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, (Đề tài nghiên cứu cấp cấp nhà nước, do Đàm Đức Vượng làm chủ nhiệm, Hà Nội, 2010) đưa ra định nghĩa của mình về trí thức với nhiều tiêu chí: Trí thức là một lực lượng xã hội, gồm những người lao động trí óc có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành của mình, có trình độ phát triển về trí tuệ, nhạy bén với cái mới và quan tâm đến đổi mới và phát triển; thông thường có trình độ đại học và tương đương trở lên. Hay tác giả Đặng Quang Định trong cuốn Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 đã đưa ra quan niệm khá khác biệt của mình về trí thức. Trên cơ sở tổng kết thành sáu thuộc tính cơ bản của trí thức - với tư cách là một tầng lớp xã hội (những người lao động trí óc phức tạp, sản xuất tinh thần là chủ yếu; có trình độ học vấn 10 cao, cao hơn mặt bằng dân trí; hình thức lao động của trí thức mang tính đặc thù cao, có tính cá nhân rõ rệt; là tầng lớp xã hội được hình thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp; tâm lý, lối sống của trí thức có biểu hiện đặc thù và thành phần của tầng lớp trí thức rất đa dạng), tác giả đưa ra quan niệm riêng về trí thức: Trí thức là một tầng lớp xã hội có trình độ học vấn cao, lao động sản xuất tinh thần là chủ yếu, nhằm sáng tạo tri thức khoa học mới, truyền bá và thực nghiệm khoa học, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, có thể kể đến một số các công trình dịch từ tiếng nước ngoài nghiên cứu về trí thức. Alvin Toffler và Heidi Toffler trong cuốn Tạo dựng một nền văn minh mới (Chính trị của làn sóng thứ ba) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) đã phác họa mô hình người lao động tri thức trong thời đại hậu công nghiệp hiện nay. Trong nền văn minh hậu công nghiệp này, thay vì đất đai, lao động, nguyên liệu và vốn là những nhân tố chủ yếu như trong hai làn sóng quá khứ, thì tri thức, bao gồm dữ liệu, thông tin, hình ảnh, ký hiệu văn hóa, hệ tư tưởng và giá trị mới là nguồn lực trung tâm của nền kinh tế. “Tri thức xét về mọi phương diện đều không thể khai thác cạn kiệt được” [84; 83] nên giá trị của các hãng trong làn sóng văn minh thứ ba “thể hiện nhiều hơn trong năng lực mà các hãng này thu thập, sáng tạo, phân phối và ứng dụng các tri thức, cả về mặt chiến lược cũng như về điều hành” [84; 84]. Trong một xã hội biến đổi như vậy, “chính bản thân lao động cũng đã chịu tình trạng thay đổi” [84; 87]. Ông cho rằng, “các nền kinh tế làn sóng thứ ba sẽ yêu cầu (và khích lệ, cổ vũ) một loại hình người lao động được đào tạo bài bản và không ngừng được / tự đào tạo lại, ham thích suy nghĩ, đề ra câu hỏi, tìm tòi cái mới và dám chịu rủi ro trong kinh doanh, một người lao động không dễ thay thế. Nói cách khác, làn sóng thứ ba sẽ ưu đãi các cá tính, nhưng cá tính này không nhất thiết tương tự như chủ nghĩa cá nhân” [84; 177]. Cuốn về Trí thức Nga (Nxb Tri thức, La Thành - Phạm Nguyên Trường dịch, 2009) là tập hợp các bài viết của nhiều trí thức Nga bàn về đội ngũ trí thức Nga trước Cách mạng Tháng Mười và trí thức Nga thời hậu Xô viết. Sống trong một thời đại với những biến đổi lớn lao của lịch sử dân tộc, người trí thức Nga đã có những quan điểm, khác nhau, thậm chí đấu tranh gay gắt lẫn nhau. Dù đứng trên lập trường nào thì mọi sự mâu thuẫn trong tư tưởng của giới trí thức Nga cũng đều thể hiện những trăn trở, lo lắng, băn khoăn của những người trí thức trước những bước ngoặt lịch sử của dân tộc họ. Mặc dù ở các bài viết khác nhau, các tác giả đã trình bày những quan điểm khác nhau về sứ mệnh của người trí thức Nga lúc bấy giờ, nhưng 11 đều thống nhất với nhau ở quan điểm cho rằng người trí thức phải là người có học thức, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với cộng đồng và có thái độ dấn thân thực sự để thực hiện sứ mệnh ấy. Những kiến giải sâu sắc về nội hàm khái niệm trí thức, về mối quan hệ giữa trí thức và pháp quyền, giữa trí thức và chủ nghĩa xã hội, về phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức Nga, các tác giả đã cung cấp cho người đọc một bức tranh nhiều màu sắc về trí thức Nga, về đặc trưng của người trí thức Nga từ đó cho chúng ta biết được một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh quật cường, vĩ đại của dân tộc Nga, cả trước đây, bây giờ và sau này. Trong cuốn sách này, có bài viết Phẩm tính trí thức rất đáng suy ngẫm của Dimitri Likhaichev, một trí thức Nga lỗi lạc, người được tôn vinh là “người giám hộ của nền văn hóa Nga”, “là lương tâm của nước Nga”. Theo ông, việc lọc lựa và xếp ai đó đứng trong hàng ngũ trí thức không thể tùy tiện. “Người trí thức không đơn thuần là người có học vấn, càng không phải là kiểu người như “ký giả”, tức là “những người có giáo dục nhưng vụ lợi, dễ mua chuộc, tóm lại là xoàng xĩnh về tinh thần” [71; 240]. Mà trí thức “là đại diện của một nghề nghiệp gắn với lao động trí óc - kỹ sư, bác sỹ, nhà khoa học, họa sỹ, nhà văn, - và phải là con người có sự đoan chính về nhận thức” [71; 240]. Ông viết tiếp, “chỉ những con người tự do trong đức tin của mình, những con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc kinh tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng mới thuộc về giới trí thức” [71; 240]. Không chỉ có thế, tác giả còn cho rằng đạo đức như là một nhân tố đặc trưng của người trí thức. “Lương tri không chỉ là vị thần hộ mệnh của nhân phẩm, nó còn là người cầm lái của tự do. Lương tri sẽ trông coi để tự do không bị biến thành sự tuỳ tiện, mà trỏ cho con người đường đi nước bước đích xác của anh ta trong những tình thế hỗn tạp của cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại” [71; 241]. “Nhà học thuật sẽ không là trí thức khi anh ta quá khép kín trong chuyên môn của mình mà quên đi câu hỏi: những thành quả công việc của anh ta sẽ được ai sử dụng và sử dụng như thế nào?... Trường hợp ít phức tạp nhất là khi người ta làm việc phục vụ chiến tranh hoặc tiến hành những thực nghiệm gây nguy hại cho con người hoặc gây đau đớn cho các động vật” [71; 242]. Những kiến giải của tác giả có khá nhiều định kiến đối với trí thức Xô viết, tuy nhiên, từ một góc độ nào đó, những tiêu chí khắt khe mà tác giả đặt ra lại chính là những trăn trở của cả thời đại Nga đầy biến động. Dù còn mang tính chủ quan, nhưng bài viết của tác giả giúp chúng ta hiểu được sâu sắc hơn sứ mệnh và vị trí cao cả của người trí thức trong xã hội, từ đó 12 mà có cách suy xét hợp lý đến hệ tiêu chí về mặt giá trị trong nhận thức về đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. Nhà khoa học quản lý nổi tiếng thế giới Peter F. Drucker đặc biệt quan tâm đến mẫu hình người lao động trong sản xuất. Trong cuốn Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI (Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2003) ông cho rằng: “Tài sản có giá trị nhất của một công ty ở thế kỷ XX là thiết bị sản sản xuất. Còn tài sản giá trị nhất của một tổ chức thế kỷ XXI, bất kể là kinh doanh hay phi kinh doanh, sẽ là người lao động tri thức và năng suất của họ” [16; 205]. Ông chỉ ra 6 nhân tố tác động đến năng suất của người lao động trí thức, đó là: nhận thức rõ nhiệm vụ lao động là gì; khả năng tự chịu trách nhiệm về bản thân và quá trình lao động của mình; thực hiện sự đổi mới thường xuyên hay không; khả năng học tập và tự học hỏi; mức độ quan tâm đến chất lượng lao động; và người lao động luôn được đối xử như là tài sản hơn là chi phí. Đó có thể coi là những tiêu chí cho mẫu hình người lao động tri thức theo quan điểm của tác giả. Trong cuốn Tinh hoa quản trị của Drucker (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2008) Durker cho rằng bao trùm lên tất cả, đó phải là con người có giáo dục. Đó là những con người “có khả năng đem kiến thức phục vụ hiện tại, chứ chưa nói đến việc định hình tương lai”, “cần biết và tôn trọng những nền văn hóa và truyền thống khác nhau”, “không nên chỉ biết đến sách vở thuần túy mà cần có những nhận thức và phân tích, tất cả do đào tạo mà thành”, phải trở thành công dân toàn cầu về mặt hoài bão, tầm nhìn và thông tin, có khả năng thực hành kiến thức trong tổ chức, phải có khả năng học tập liên tục. “Cá nhân càng học cao, có chuyên môn cao thì sự nghiệp của họ càng cao” [17; 408]. Điều đó cũng có nghĩa là “giáo dục chiếm vị trí trung tâm trong xã hội tri thức, trường học sẽ là thiết chế trung tâm” [17; 385]. 1.1.2. Về vai trò của trí thức Trong hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò của trí thức đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả Đỗ Mười trong cuốn Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 đã chỉ rõ vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trước vận mệnh của dân tộc. Người trí thức, theo quan điểm của tác giả, phải là người trước hết ý thức được trách nhiệm của mình với tương lai của đất nước, trăn trở với thời cuộc, tìm cách để góp phần đưa đất nước tiến kịp với bạn bè năm châu. Vai trò của trí thức được thể hiện trên các khía cạnh cơ bản, đó là góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham gia 13 vào việc biên soạn hoặc đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện, giám định các dự thảo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, các dự án KT XH và khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia. Trí thức là đại diện cho trí tuệ của dân tộc, luôn nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với tiền đồ của Tổ quốc. Những trí thức chân chính bao giờ cũng nặng lòng yêu nước, thương dân, dám rũ bỏ tị hiềm, mặc cảm để làm tròn trách nhiệm của mình với dân, với nước [69; 237]. Dù cuốn sách đã đề cập khá nhiều bằng cách này hay cách khác đến vai trò của trí thức, nhưng do đối tượng của mỗi bài viết là các đối tượng trí thức cụ thể chứ không phải là một cuốn tài liệu nghiên cứu về trí thức, vì vậy, tác giả chưa có sự phân tích khái quát vai trò của trí thức. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cuốn Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 đã bàn đến vai trò của trí thức Việt Nam đối với tiến bộ xã hội nói chung và trong sự nghiệp đổi mới của đất nước nói riêng. Tác giả khẳng định, trí thức một mặt là kết quả của tiến bộ xã hội, nhưng mặt khác, sự phát triển của trí thức đã góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần giải phóng con người khỏi sự chi phối của những lực lượng tự phát trong tự nhiên và trong xã hội. Tác giả đã phân tích vai trò chung của trí thức theo sự phân chia xã hội thành các lĩnh vực lớn là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và tái sản xuất con người. Bao gồm: Thứ nhất, tri thức khoa học và công nghệ do đội ngũ trí thức sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển. Thứ hai, đội ngũ trí thức góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân sau khi đất nước đổi mới, mở cửa. Thứ ba, trí thức có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải phóng con người, giải phóng xã hội trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Cách tiếp cận như vậy có tính khái quát cao nhưng lại không làm rõ được vai trò đa dạng của trí thức trong đời sống hiện thực và cũng không thấy được vai trò đặc trưng của trí thức trong thời đại tiếp nhận, chuyển giao khoa học công nghệ như hiện nay. Trong khi đó, tác giả Phạm Tất Dong (chủ biên) trong cuốn Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 đã nhấn mạnh 3 vai trò cơ bản của trí thức: vai trò của trí thức trong phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền KT - XH như một lực lượng sản xuất trực tiếp; vai trò của trí thức trong sáng tạo văn hóa, giữ vững nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy bản sắc dân tộc và vai trò của trí thức trong lãnh đạo, quản lý đất nước, điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan