Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trên sa mạc và trong rừng thẳm....

Tài liệu Trên sa mạc và trong rừng thẳm.

.DOCX
32
227
68

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ HENRYK SIENKIEWICZ VÀ TÁC PHẨM TRÊN SA NẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM..............................................3 1.1 Vài nét về tác giả Henryk Sienkiewicz............................................................3 1.2 Tác phẩm Trên sa mạc và trong rừng thẳm......................................................4 CHƯƠNG 2 TÁC PHẨM TRÊN SA MẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM DƯỚI GÓC NHÌN NỘI DUNG...........................................................................................6 2.1 Khát vọng khám phá những vùng đất mới.......................................................6 2.2 Vẻ đẹp niềm tin tôn giáo..................................................................................8 2.3 Biểu hiện tình thương.....................................................................................10 2.4 Khát vọng tự do và chiến thắng mọi hiểm nguy............................................17 CHƯƠNG 3 TÁC PHẨM TRÊN SA MẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM DƯỚI GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT...................................................................................24 3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.....................................................................24 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật........................................................................28 KẾT LUẬN.............................................................................................................31 MỞ ĐẦU Khát vọng sống cao đẹp cùng những hành trình khám phá thế giới mới luôn là những đề tài hấp dẫn được nhiều nhà văn thể hiện. Song có lẽ thành công với thể loại tiểu thuyết dành cho thiếu nhi phải kể đến tác phẩm “Trên sa mạc và trong rừng thẳm” của nhà văn Ba Lan Henryk Sienkiewicz. Đọc tác phẩm người đọc sẽ có cơ hội được bước vào không gian khám phá, phiêu lưu trên vùng đất châu Phi. Với ngòi bút đầy hấp dẫn, nhà văn Henryk Sienkiewicz đã thành công trong việc miêu tả một bức tranh sống động với những miền đất mới, những không gian thiên nhiên kì thú khác nhau. Không chỉ vậy, nhà văn người Ba Lan còn gửi gắm vào trang sách của mình một thứ tình cảm thật ấm áp và tràn đầy hi vọng. Tuy chỉ là tiểu thuyết cho trẻ em với đề tài khá quen thuộc song nhà văn đã thể hiện thành công một diện mạo mới của tinh thần phiêu lưu, của trí tuệ thiếu nhi và những tình cảm tốt đẹp ở các em. Đi sâu vào việc phân tích tác phẩm sẽ giúp người đọc thấy được bức tranh sống động của thiên nhiên hoang dã châu Phi, những cuộc chiến tranh của tín đồ Hồi giáo và khả năng bất diệt của ý chí con người vươn tới thực hiện những kì tích phi thường. CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ HENRYK SIENKIEWICZ VÀ TÁC PHẨM TRÊN SA NẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM 1.1 Vài nét về tác giả Henryk Sienkiewicz Henryk Sienkiewicz sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu lòng yêu nước. Đến tuổi đi học, do ảnh hưởng của các biến động trong nền kinh tế, gia đình chuyển về Warszawa. Học xong trung học, năm 1870 ông vào học Đại học Warszawa, lúc đầu học luật và y khoa, sau chuyển sang văn và sử. H. Sienkiewicz là cộng tác viên thường xuyên của các báo Przegląd Tygodniowy, Gazeta Polska, Niwa, Słowo và bắt đầu gây được sự chú ý với tiểu thuyết Namarne (Phí hoài, 1871), các truyện ngắn Stary sługa (Người đầy tớ già, 1875), Hania (1876), đồng thời ông cũng trở thành một nhà báo được thừa nhận tài năng. Năm 1876, tờ Gazeta Polska cấp tiền cho Sienkiewicz đi Mỹ với điều kiện đổi lại là ông phải viết một loạt bài về Hoa Kỳ. Các truyện Người gác đèn biển (Latarnik), Ở xứ vàng (W krainie złota), Những nhầm lẫn khôi hài (Komedia z pomyłek)… ông viết trong thời kỳ này. Từ 1878 ông trở về châu Âu, đi nhiều nước, viết báo, viết văn và diễn thuyết. Năm 1888 ông in tiểu thuyết Ta trzecia (Nàng thứ ba). Năm 1879, Sienkiewicz trở thành chủ bút một tờ nhật báo mới ở Ba Lan. Ba lần lấy vợ; vợ đầu có hai con nhưng chết sớm. Sau khi về Ba Lan, Sienkiewicz bắt đầu sáng tác những tác phẩm dài hơi và nổi tiếng với bộ ba tiểu thuyết Potop (Trận hồng thủy – 1884 1886), Pan Wołodyjowski (Ngài Wolodyjowski – 1887 - 1888), Ogniem i mieczem(Bằng lửa và gươm – 1883 - 1884) - viết về các sự kiện diễn ra hồi thế kỉ 17, trong thời gian chiến tranh giữa người Ba Lan với người Kozak, người Thụy Điển và người Thổ Nhĩ Kỳ. Trong các năm 1897 – 1899 ông viết tiểu thuyết Krzyżacy (Hiệp sĩ Thập tự)… Sau đó Sienkiewicz viết hai tiểu thuyết về cuộc sống hiện đại là Bez dogmatu (Không có giáo điều) và Rodzina Połanieckich (Gia đình Polanieckich), còn vào những năm 1895-1896 ông viết tiểu thuyết Quo vadis kể về các cuộc khủng bố tàn bạo tín đồ thiên chúa giáo thời Nêrô bạo chúa cổ La Mã, và với thiên tiểu thuyết nổi tiếng này năm 1905 ông đã được tặng Giải thưởng Nobel văn học. H. Sienkiewicz cũng rất thành công trong lĩnh vực viết truyện cho thanh thiếu niên mà cuốn Trên sa mạc và trong rừng thẳm là đỉnh cao của thành công này. Trong sự nghiệp văn chương của H. Sienkiewicz, thành công lớn nhất và cũng là đóng góp lớn nhất đối với nền văn học Ba Lan và thế giới là các tiểu thuyết lịch sử, trong đó ông đề cao lòng nghĩa hiệp, tinh thần hy sinh vì độc lập tự do, giữ gìn giá trị và bản sắc dân tộc. Thông qua các tác phẩm văn học, báo chí và hoạt động xã hội của mình, H. Sienkiewicz đã thức tỉnh ý thức và lòng tự hào dân tộc, giáo dục tình yêu Tổ quốc. Cho tới nay Henryk Sienkiewicz là nhà văn vô địch Ba Lan về số lần cũng như số lượng sách được tái bản ở trong và ngoài nước. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra trên 50 thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Chỉ riêng trong thời gian từ năm 1945 đến 1961 các tác phẩm của H. Sienkiewicz đã 313 lần được dịch ra các thứ tiếng nước ngoài, nhiều tác phẩm được đưa lên sân khấu và màn ảnh, đưa vào giảng dạy trong nhà trường, là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu. Năm 1913 lần đầu tiên Quo vadis được dựng thành phim ở Italia và từ đó đến nay đã trên chục lần bộ tiểu thuyết này được chuyển thể, đưa lên màn ảnh. Đầu năm 1999 ngành điện ảnh Ba lan đã hoàn thành bộ phim Bằng lửa và gươm, dựa trên bộ tiểu thuyết cùng tên của ông. Đây là bộ phim hoành tráng, công phu và tốn kém nhất trong lịch sử điện ảnh Ba Lan cho đến thời điểm đó. Như vậy, tiểu thuyết lịch sử bộ ba của H. Sienkiewicz, gồm : Bằng lửa và gươm, Trận hồng thủy, và Ngài Wołodyjowski, đã được đưa lên mà ảnh, trọn bộ cả ba quyển. Khi chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nổ ra, H. Sienkiewicz rời quê sang sống ở nước Thụy Sĩ trung lập, làm việc trong tổ chức Hồng thập tự Ba Lan. Henryk Sienkiewicz qua đời ngày 15 tháng 11 năm 1916 tại Vevey, Thụy Sĩ. Năm 1924 thi hài ông đã được đưa về lưu giữ tại nhà thờ Thánh Jan ở thủ đô Warszawa. 1.2 Tác phẩm Trên sa mạc và trong rừng thẳm Tác phẩm Trên sa mạc và trong rừng thẳm kể về câu chuyện của cậu bé Xtas và cô bé Nen. Chuyện bắt đầu khi các em bị lừa bắt cóc đến chỗ Ma-hơ-đi chiếm đóng nhằm làm con tin để trao đổi mụ Phát-ma. Tuy nhiên, khi đến diện kiến Ma-hơ-đi, Stax đã tỏ vẻ chống đối nên bị Ma-hơ –đi gửi đến Pha-sô-đa. Trên chuyến đi đến Pha-sô-đa cùng gã I-ddrix và Ghe-bơ-rơ, Xtas và Nen đã vượt qua ba khó khăn, gian khổ. Vì căm ghét trước sự áp bức ác độc của những kẻ tháp tùng nên Xtas đã bắn chết bọn chúng và tiếp tục lên đường cùng Cali và Mê-a. Trên chuyến bị sốt hành trình đầy gian khổ và khó khăn thì nhờ sự tài giỏi và gan dạ cảu Stax đã dũng cảm vượt qua để tiếp tục vượt qua các hoang mạc, rừng thẳm. Đến lúc hết thuốc kí sinh và Nen bị sốt rét thì Stax đã gặp được ông Lin-đe. Nhờ ông mà Nen đã khỏi bệnh và mạnh khỏe để tiếp tục lên đường. Ông Lin-đe đã cho Xtas những vật dụng mà ông mang theo trên chuyến thám hiểm của mình trước khi ông qua đời. Chính vì vậy mà Xtas có đủ thuốc và đạn để cứu con voi King và tiếp tục chuyến hành trình của mình. Vượt qua bao nhiêu đoạn đường dài trên sa mạc và rừng thẳm với khó khăn , nguy hiểm. Tới khi đến sa mạc thì cả đoàn không còn giọt nước để uống vì bị hai tên nô lệ rạch túi nước để trả thù. Tưởng chừng như sẽ chết nhưng cuối cùng Stax đã gặp được đại úy Glen và bác sĩ Cle-ry và học đã được cứu sống. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của đại úy Glen và bác sĩ Cle-ry nên Xtas và Nen đã được đoàn tụ với hai người cha thân yêu của mình. Như lời người dịch cũng đã nói: “Và trong suốt gần một thế kỷ qua, nhiều thanh niên đã ngưỡng mộ và học tập Xtas, yêu mến và tri kỷ với Nen, vui cười với sự láu lỉnh của Cali. Tác phẩm đã gợi lên khát vọng sống cao đẹp, khát vọng đi tới những chân trời xa, khát vọng thực hiện những kỳ tích phi thường, vượt mọi hiểm nguy, chiến thắng mọi bất công tàn ác” CHƯƠNG 2 TÁC PHẨM TRÊN SA MẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM DƯỚI GÓC NHÌN NỘI DUNG 2.1 Khát vọng khám phá những vùng đất mới Mở đầu tiểu thuyết “Trên sa mạc và trong rừng thẳm”, Xtas và Nen xuất hiện với một tâm hồn thích thú phiêu lưu và mạo hiểm. Chuyến hành trình khám phá của Xtas và Nen bắt đầu với chuyến tàu hỏa đi từ Idơmaila tới Cairo và sau dừng ở Mêđinét để gặp hai người cha thân yêu của mình.Từ cửa sổ toa tàu, bọn trẻ đã có thể nhìn thấy phong cảnh thiên nhiên mới lạ và “những con lạc đà thồ nặng hàng đi thành một dãy dài, con nọ nối con kia, đi trên con đường cát”. Với kiến thức địa lý của cậu thiếu niên “vừa hết tuổi mười bốn”, hành trình đến với “xứ sở hoa hồng” Mêđinét trở nên thú vị hơn hẳn. Xtas đã kịp giới thiệu cho Nen những địa điểm mà bọn trẻ nhìn thấy như hồ Timxa, thung lũng Vadi Tumilat, hay con đường trải dài phía bắc đi qua một sa mạc mênh mông nơi tồn tại của đất nước Gôsen cổ xưa. Đến Mêđinét, Xtas và Nen có cơ hội được khám phá một khí hậu đặc biệt với mùa đông dễ chịu, và từ tháng mười một trở đi lại chính là mùa cây cối phát triển nhanh nhất. Những thứ thực vật phương nam lạ lẫm tạo nên một rừng cây bạc ngàn bao trùm lên các ốc đảo xinh đẹp. Vào những ngày tiếp theo sau lễ Giáng sinh, Nen và Xtas đã được cha cho đi tham quan các di tích của thành phố cổ đại Crôcôđilôpôlix, kim tự tháp Hanarơ, các mê cung và chuyến đi dài nhất là đến hồ Carôun bằng lạc đà. Hành trình tham quan và khám phá vùng đất Mêđinét có lẽ là chuyến hành trình đẹp đẽ nhất của Xtas và Nen khi được gắn bó với những người thân yêu của mình. Chuyến hành trình này đã đem đến cho Nen và Xtas những tươi đẹp trong tâm hồn và những không gian mới lạ hấp dẫn. Một chuyến hành trình gian truân và đầy nguy hiểm đang chờ đợi cả Xtas và Nen khi cả hai bị rơi vào tay của bọn bắt cóc Khamix và hai gã người Xuđan là Idrix và Ghebơrơ. Xtas và Nen trở thành hai món hàng trao đổi đầy giá trị để cứu lấy bà Phátma và những đứa con của mụ đang bị giam cầm ở Port Xaiđơ. Trong chuyến đi đến Kháctum, thành Omđuman. Với mong muốn sẽ nhận được phần ban thưởng hậu hĩnh từ việc đem được hai tín vật trao đổi quan trọng là Xtas và Nen đến với ngài Xmainơ, bọn người Xuđan đã bắt hai đứa trẻ vật vã với một chuyến đi đầy mệt nhọc. Để tăng tốc đến với thành Kháctum, Iđrix đã thúc cho đoàn lạc đà chạy nhanh hơn khiến cho cả Nen, Xtas và bà Đina bị sốc. Hành trình đó vô tình đưa bọn trẻ đến với những vùng đất lạ mà Xtas chỉ mới có dịp đọc qua trong sách địa lý. Trên sa mạc, có lúc đoàn người trông thấy những ảo ảnh về đêm. Nơi vùng cát bằng phẳng trải rộng mênh mông xuất hiện những trận gió lốc kinh khủng đã quật ngã lũ lạc đà, những tiếng sấm điếc tai dữ dằn như một cơn thịnh nộ, và cuối cùng là một cơn mưa như trút nước. Tất cả như tạo nên một không gian đầy xáo động với những tiếng thở dài thườn thượt, những nỗi niềm lo lắng “em đang sợ - sợ những con người ấy, sợ sa mạc, sợ những gì mà em và Nen có thể sẽ phải gặp”. Ảo ảnh ở sa mạc là một thứ đáng sợ, nhất là đối với những tâm hồn đang khao khát tự do, mong muốn trở về với mảnh đất thân yêu. Một vùng đất mới xuất hiện sau chuyến đi mười tám giờ liền mà cả Xtas và Nen đều nghĩ đó là Mêđinét. “Những khóm cọ thanh tao cùng những cây hồ tiêu, những cánh đồng quýt, những ngôi nhà màu trắng và một thánh đường nhỏ với cái tháp cao vút”, tất cả như dựng lên một bức tranh về Mêđinét sống động và rõ nét hơn bao giờ hết. Không gian đánh lừa thị giác này đã khiến cho hai đứa trẻ sung sướng trong chốc lát nhưng rồi lại hụt hẫng tột cùng. Trước khi đến với Kháctum cả đoàn đã vượt qua Vađi Hanpha, đồi núi Ghêdire và tiến vào vùng đất không còn giống gì với sa mạc. Ở đây, họ đã được nhìn thấy một thảo nguyên mênh mông, khám phá loài thực vật nổi tiếng của xứ Xuđan và thấm cái lạnh thấu xương của mảnh đất này. Kháctum mang đến một không gian chết chóc và đau khổ bởi bệnh tật. Những xác khô chồng chéo, những căn lều bệnh tật và những người sống vật vờ vì đói càng thể hiện rõ nét sự thê lương và đau khổ bởi các cuộc chiến. Vượt dòng sông đến với thành Omđuman, thoát khỏi không khí ô uế của vùng đất xác khô Kháctum, đoàn người đến với dinh cơ của Manđơhi. Không khí ở Omđuman khác hẳn so với Kháctum, nơi đây được miêu tả với những ngôi nhà được xây nhiều tầng, quảng trường muđira rộng lớn, có cả nhà thờ, bệnh viện, kho quân giới, những trại lính lớn, các khu vườn lớn và nhỏ với đủ mọi loại cây cỏ tuyệt vời của vùng nhiệt đới. Omđuman có lẽ là thành phố duy nhất tạo nên ấn tượng cho Xtas về sự hùng mạnh của quân đội Manđơhi. Ở thành Omđuman để có được thức ăn cho Nen, Xtas đã phải đi ăn xin và đi làm thuê. Với những món hàng giá cao do sự thiếu thốn lương thực sau cuộc chiến tranh, cuộc sống của những người nghèo nơi đây đang dần lụi tàn đi. Cùng sự giúp đỡ của ông Hatim, hai đứa trẻ Xtas và Nen đã nhận được sự ủy quyền bảo toàn sinh mạng cho đến khi được diện kiến Xamainơ. Xtas và Nen đã trải qua chuỗi ngày liên tiếp trên sa mạc, nơi mà các em phải sống với một môi trường khắc nghiệt và tàn khốc. Phasôđa là vùng đất của chết chóc bởi căn bệnh sốt rét, bệnh đậu màu và cái đói. Để trừng phạt Xtas, Manđơhi đã buộc đoàn người đưa hai đứa trẻ đến Phasôđa để giao cho Xmainơ. Hành trình này gắn liền với con đường Xtas giành lại tự do cho chính mình, Nen, Ca-li và Mê-a. Xtas đã giết chết Ghebơrơ, Khamix, bọn Bêđuin và sư tử bằng khẩu súng trong tay. Từ đây là hành trình do chính Xtas chỉ huy cùng với người bạn đồng hành là Nen, chú chó Xaba và Ca-li, Mê-a. Chuyến hành trình sau khi rời khỏi Phasôđa đưa bốn con người đến với những vùng đất hoang vu không bóng người mà ông Linđe nhận định rằng: đó là vùng mà các nhà thám hiểm cũng như các nhà địa lý hoàn toàn chưa biết tới. Ở nơi đây, bọn trẻ đã được “thực hành” những phương pháp để đối phó với dã thú, tìm kiếm thức ăn cho cả đoàn và bảo vệ lẫn nhau. Vùng đất này còn là nơi nảy sinh tình bạn tốt đẹp với chú voi King. Xtas, Nen và những người bạn của mình đã phải sống chung với những trận mưa Phi kinh hoàng, đối diện với những loài vật nguy hiểm như ong dại, ruồi tsetse,… Nhưng ở đó vẫn còn những cảnh sắc thiên nhiên thú vị và hấp dẫn cùng những loài chim xinh đẹp như: chim dồng dộc – giống chim màu vàng có cặp cánh đen, cò – giống hệt như cò châu Âu, chim hồng hạc, bồ các, sễu hay loài vịt to lông màu nâu tía,… Rời khỏi “Cra-cốp”, cả Nen và Xtas đều cảm giác thấy sự chia ly sau nhiều ngày gắn bó với nơi đây. Con đường đoàn tụ với người cha của mình buộc những đứa trẻ phải bước tiếp. Hành trình đó đã đưa Xtas, Nen khám phá những vùng đất xa lạ của những bộ tộc Xamburu, Vahima. Và may mắn hơn cả, những cánh diều được thả từ núi Caramôiô đã đến được với hai người cha, giúp Xtas và Nen được đoàn tụ cùng gia đình. 2.2 Vẻ đẹp niềm tin tôn giáo Theo chân chặng đường bị bắt cóc và trốn thoát của Xtas và Nen trên sa mạc và trong rừng thẳm, không chỉ cảm động bởi tình thương tồn tại trong con người, ngạc nhiên trước sức mạnh và trí tuệ của một đứa trẻ chỉ mới 14 tuổi mà còn vô cùng thành kính trước niềm tin của con người vào thế giới tâm linh, tôn giáo. Chính niềm tin vào tôn giáo đã một phần giúp hai đứa trẻ có thể bảo vệ chính mình và trở về với gia đình ở cuối tác phẩm. Xtas và Nen trong chuyến hành trình của mình, với một niềm tin mãnh liệt vào đạo Thiên Chúa đã có thể thuần phục được cả con người và động vật. Nen là cô bé 8 tuổi, có vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, vẻ đẹp toát ra từ đôi mắt, thần thái và trên hết là từ tâm hồn yêu thương bao la của em. Những người lần đầu tiên gặp cô bé đều rất yêu và mến vẻ đẹp của em. Vẻ đẹp đó còn làm cho những thổ dân da đen hết sức ngỡ ngàng và phải cúi đầu khi em bước qua. Khi em đến vùng đất nào, mọi người đều chăm sóc và chia sẻ cho em rất nhiều thức ăn, đồ uống. Ngoài Xtas thì Cali là người sung bái Nen nhất. Em gọi cô bé là Mzimu Tốt hết sức linh thiêng. Em chăm sóc, lo lắng cho cô chủ, cúc cung tận tụy đi theo cô chủ mặc dù em đã được làm Vua của một tộc người. Đi đến vùng đất nào em cũng dõng dạc nói về những điều đẹp đẽ mà Nen đã làm trong hành trình với một niềm tin rằng, nếu không phải là Nell thì không ai có thể làm được điều đó. Em còn được cô chủ dạy cho những bài học, những đức tính thiên lương của đạo Thiên Chúa và từ đó Cali có ý thức dạy lại cho những người trong tộc mình những gì em được học, để họ được khai sáng như em. Vẻ đẹp mà Nell có, được dạy dỗ và học tập từ giáo lý tôn giáo, đã giúp Nen có thể thuần phục được con Voi mà đoàn gặp phải trong hành trình. Voi là loài động vật không sợ cả cọp, báo nhưng đứng trước cô gái bé nhỏ Nen, chú Voi to lớn vẫn ra sức nũng nịu, yêu thương, dùng vòi để nhấc cô bé lên, nghe theo lời cô bé, chở cô bé trong chuyến hành trình gian nan phía trước, bảo vệ cho đoàn người khỏi những hiểm nguy nơi rừng rậm và sa mạc. Chính bản thân Nen đã toát lên vẻ đẹp tâm linh để có thể khuất phục được tất cả trái tim, tấm lòng của con người cũng như động vật tự nhiên. Với một niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo, tâm linh con người đã có thêm chỗ dựa, sức mạnh chiến đấu chống lại những khó khăn, hoạn nạn. Đối với bọn bắt cóc Xtas và Nen đã có lần chúng sợ, chúng dao động trước những lời nói của Xtas về những điều trong giáo lý Thiên Chúa, bởi đó là hiện thân của cái hay, cái tốt, cái đẹp. Nhưng với chúng, có lẽ, cũng chính niềm tin vào đạo của mình đã giúp chúng cố gắng vượt qua sa mạc tưởng chừng như không thể vượt nỗi, giúp chúng đến được nơi chúng muốn đến. Chính Xtas đã từng nghĩ rằng, lí do quân đội thực dân không thể thắng nỗi những bộ tộc chỉ có sức người và vũ khí thô sơ chính là sức mạnh trong niềm tin mãnh liệt của con người. Mọi thứ có thể mất đi và biến đối nhưng niềm tin con người dành cho tâm linh là không gì có thể khuất phục. Với những tộc người còn mông muội, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của đoàn Xtas và Nen, thì chính vẻ đẹp tâm linh mà Nell có được, chính niềm tin không mù quáng của Xtas, chính sự tin tưởng vào tâm linh và bản tính hiền lành, nhút nhát của những tộc người da đen đã giúp các em không chỉ thuần phục được sự hoang dại của con người mà còn khai sáng cho họ, giúp họ nhận ra được đâu mới niềm tin chân chính và chính họ đã không những không gây hại cho các em mà còn cúng nạp các lễ vật hỗ trợ các em lên đường “khắp nơi người ta bày tỏ lòng thành kính và thần phục đối với Mzimu Tốt dưới dạng gà mái, trứng và mật ong”. Cũng chính sức mạnh niềm tin nơi em đặt vào đạo Thiên chúa đã khiến Xtas có thể mặc kệ cái chết của bản thân và của Nen chứ không chịu cải đạo, dù chỉ là cải đạo ngoài mặt. Em nói không hề run sợ và nhìn thẳng mặt Mahơđi: “Thưa tiên tri – tôi không biết thứ khoa học của Người, nên nếu tôi có thừa nhận nó thì chẳng qua cũng chỉ là sợ hãi, như một thằng hèn, như một người tồi tệ mà thôi […] Tôi là tín đồ Thiên Chúa giáo như cha tôi”. Hơn thế, những điều được học và niềm tin vào sự thánh thiện của đạo Thiên Chúa mà Xtas và Nen được học từ nhỏ đã giúp hai đứa trẻ chỉ mới 14 và 8 tuổi đã có thể nhận thức được nhiều vấn đề chiều sâu của cuộc sống. Xtas nhận thức được rằng chính việc học tập một tôn giáo thánh thiện, tốt đẹp sẽ giúp con người sống tốt đẹp, không mù quáng. Vì vậy em cho rằng một trong những công việc của hai đứa là khai sáng, giáo dục và rửa tội cho Cali và Mea là những người ngoại đạo, Nasibu theo đạo Hồi. Ông Linde, trước khi chết, đã nhờ Xtas một việc hết sức thiêng liêng, em đã Stas òa khóc nức nở khi ông nói và hai giọt lệ lăn trên má ông, múc nước vào một cái bình, dừng lại bên từng người đáng thương đang ngủ trong đoàn của ông, vẩy nước và nói “Ta rửa tội cho ngươi, nhân danh Cha, và Con, và Đức Chúa Thánh thần!”. Xtas đã thực hiện rất chân thành và em đợi đến khi người cuối cùng trong đoàn của ông Linde đi về cõi vĩnh hằng trước nghi thức rửa tội em mới rời khỏi khu vực ấy. Cuộc gặp gỡ với người Châu Âu đầu tiên, người mang trong mình một niềm tin tôn giáo giống Stas trong chuyến hành trình gian nan ấy đã giúp em nhận ra sức mạnh kì diệu của tình thương, của niềm tin vĩnh hằng vào sự sống, vào đạo lý mà mình hằng theo đuổi. Không chỉ người sống cần đến một chỗ dựa tinh thần, cả người chết cũng cần nó để rũ bỏ mọi tội lỗi và có thể đến được cõi trời. 2.3 Biểu hiện tình thương Đọc Trên sa mạc và trong rừng thẳm chắc hẳn chúng ta sẽ đọng lại rất nhiều điều thú vị mà nó mang lại mà ở đó không thể không kể đến những chi tiết tạo nên những biến chuyển trong từng giai đoạn của cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm của Xtas và Nen. Nó là cuộc hành trình mà Xtas và Nen phải trải qua với mong muốn duy nhất là đoàn tụ với gia đình với hai người cha của hai em. Ý nghĩa mà tiểu thuyết mang lại không thể không kể đến tình thương gia đình cụ thể là tình cha con của Xtas và Nen đối với hai người cha tuyệt vời của hai em. Mở đầu thiên tiểu thuyết là hình ảnh một đại gia đình hiện lên với những gì tuyệt vời nhất. Hai người cha, ông Roolixon cha của Nen- một giám đốc của công ty đào Xuê. Và ông Tarcốpxki là cha của Xtas - một kỹ sư trưởng của công ty này. Ở họ hiện lên với những dức tính tuyệt vời của những người cha mẫu mực hết lòng thương yêu những đứa con của mình, luôn dành tình yêu thương sự quan tâm đến với con mình mặc dù công việc của họ phải luân chuyển nhiều và ít thời gian ở bên con cái nhưng họ luôn nhớ và tìm mọi cách để gần gũi con mình. Bởi lẽ điểm tương đồng của hai ông bố đều góa vợ nên hai gia đình kết thân với nhau và thường xuyên có những buổi gặp mặt thân mật. Sau khi kết thúc công việc phút nghỉ ngơi thú vị nhât đối với họ là được trò chyện về bọn trẻ, về giáo dục và tương lai của chúng. Và điều đặc biệt “ Ông Roolixon yêu Xtas như con đẻ, còn ông Tarcopxki thì sẵn sàng nhảy vào lữa và lao xuống nước vì cô bé Nen”. Riêng Stax với tính cách cũng như nh Tình cảm của hai ông bố dành cho con mình hết lòng yêu thương và có cách giáo dục rất tâm lý và hiểu trẻ. Ông Tarcopxki cho Xtas “ chui rúc” ở khắp mọi nơi và hễ rảnh rỗi một chút ngoài giờ học là lại lần ra bờ nước”. Người cha không ngăn cản con mình khám phá mọi thứ không sợ con mình bị nguy hiểm bởi mọi thứ xung quanh mà thay vào đó ông hiểu rẳng “việc chèo thuyền, cưỡi ngưạ và sự tiếp xúc thường xuyên với không hí trong lành sẽ củng cố thêm sức khỏe của đứa trẻ, đồng thời phát triển tính tháo vát của nó. Chính vì thế mà Xtas to khỏe hơn các bạn cùng trang lứa và nếu em có lâm vào một chuyện nuy hiểm nào đó thì chắc hẳn thì cậu bé có thể hăng hái hơn là khiếp sợ. Em am hiểu cũng như khám phá được rất nhiều điều thú vị xung quanh từ việc em thường xuyên tới chổ làm việc của cha mình. Những sự trải nghiệm cũng như những hiểu biết của mình đã giúp em vượt qua một chặng đường tưởng chừng như không thể của mình. Đối với người bố Roolinxon thì rất mực quan tâm Nen- cô con gái nhỏ của ông. Trong chuyến đi trong kỳ nghỉ lễ dài của hai em khi ở Meedinet đã lột tả những phẩm chất của hai ông bố dành cho hai đứa con của mình. Những chi tiết thể hiện sự quan tâm của ông bố dành cho con mình được tái hiện qua từng hành động của nhân vật rất đặc biệt: “ Ông Rolinxon sợ rằng việc sống một thời gian dài trong lều sẽ có hại cho sức khỏe của Nen. Hay là lúc ông lo lắng cho con và không cho con mình đi vào ban đêm. Và lúc đi dạo, hai ông bố bàn công chuyện nhưng vẫn nhớ con và nói “ thời tiết thật đẹp, nhưng hơi lạnh- Ông Rolinxon cất tiếng : không hiểu Nen có mang theo quần áo hay không. Trong lúc chờ đợi tàu đến đợi để những đứa con , nhưng không thấy hai ông bố bắt đầu lo lắng, gọi điện cho con và cả đêm không ngủ. cho đến khi phát hiện hai con mình mất tích hai ông bố bắt đầu cuốn cuồn. Ông Rolinxon đứng ngồi không yên. Ông cứ gọi tên con: Nen, Nen ơi! . Và cho đến lúc cảnh tái ngộ của đại gia đình đó là những hình ảnh hạnh phúc nhất, đó là niềm vui, niềm an ủi sau những ngày xa cách của nhữn ông bố và những đứa con của mình. Hình ảnh khi nghe Nen kể về cuộc hành trình của mình hai ông bố xúc động, ông Rolinxon không cầm được nước mắt, chốc chốc lại ghì chặt cô con gái yêu vào tim, còn ông Tarcopxki không thể ngồi yên chổ vì tự hào và sung sướng, vì đứa con Xtas của mình thông minh và dũng cảm biết nhường nào đã bảo vệ cô bé. Đó là tình cảm của những ông bố dành cho những đứa con của mình còn tình cảm của hai người con đối với bố cũng vô vàng những điều tốt đẹp. Những cử chỉ yêu thương của Nen đối với bố mình, những điều thầm thần tượng cũng như hết mực quan tâm của Xtas đối với bố cũng đặc biệt không kém. Đó là lúc khi nhận được món quà của bố tặng cho Nen là chú chó Xaba em trân quý và dành cho nó những tình cảm đặc biệt. Chính chú chó dáng yêu mà bố Nen tặng cho em đã trở thành người bạn đồng hành của em, giúp đỡ em trong những lúc tưởng chừng khó khăn nhất. Còn đối với Xtas thì em luôn yêu thương và kính trọng người cha mình hết mực. Lúc trở về đoàn tụ với cha mình Xtas kể về những điều trải qua với mình và Nen. Nhưng khi em kể tới việc em đã bắn chết Gebhi cùng đồng bọn của hắn, em nghẹn lời và lo lắng nhìn sang cha, nhưng ông Tarcoxiki nhíu mày, suy nghĩ một lát rồi nói nghiêm trang: “ hãy nghe này Xtas con được mang cái chết đến cho bất kỳ ai, nhưng nếu có kẻ nào đe dọa tổ quốc của con, đe dọa sự sống của mẹ con, chị em con hoặc sự sống của người phụ nữ mà người ta ủy thác cho con phải chăm lo, thì con chớ có hỏi gì thêm mà hãy hăng hái vào đầu nó cũng đừng băn khoăn về điều đó làm gì”. Cảm thức được sự thấu hiểu, sự ủng hộ của cha dành cho con như nguồn động lực cho Xtas lúc này. Nói về tình cảm gia đình chúng ta không thể không kể đến tình cảm sự yêu thương của Xtas đối với Nen cũng như Nen đối với Stax. Tuy hai em không cùng chung máu mũ ruột thịt nhưng cả hai đối với nhau như những người anh người em của mình. Hai em luôn có sự quan tâm và yêu thương nhau. Nhất là đối với Xtas em đã là người anh tuyệt vời khi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Nen của hai ông bố. Cậu bé đã làm rất nhiều thứ đối đầu với vô vàng những khó khó khăn mấu chốt lại chỉ tìm cách bảo vệ Nen và đưa em trở về. Cậu đã đấu tranh tư tưởng, suy nghĩ tìm mọi cách rất nhiều những ý định nảy ra để có thể làm gì tốt nhất cho cô bé. Cậu ân cần chăm sóc, quan tâm lo lắng, nhất là lúc Nen bị sốt rét em đã tất bật chăm sóc Nen. Đến lúc trở về Nen đã kể về chuyến đi cho hai ông bố nghe thì trong lời thuật lại của đứa trẻ ấy cũng có thấy được rằng, nếu như không có sự can đảm và nghị lực của cậu bé thì cô bé đã chết không phải chỉ một lần mà hàng nghìn lần, vô phương cứu chữa. Đọc tác phẩm đọng lại cho chúng ta vô vàng những điều tốt đẹp nó chan chứa những thứ tình cảm đặc biệt trong đó tình thương gia đình, tình thương con người luôn đọng lại cho ta những điều tốt đẹp nhất khiến ta phải suy nghĩ, phải nhìn về nó như một chân lý đó là- tình thương gia đình luôn là động lực để chúng ta sống tốt, vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống là nguồn động lực sống trường tồn không những riêng Nen và Xtas mà là tất cả của chúng ta. “Ở Ai Cập không một ai có thể là nô lệ cả”-đó là câu khẳng định của ông Rawlinson-một trong các giám đốc của công ty kênh đào Xue khi nói với mụ Fatma. Với những người giúp việc trong nhà, ông gọi họ là gia nhân. Bởi lẽ trong trái tim ông cũng có lòng thương người, với ông không ai phải là nô lệ cả. Và cái tư tưởng ấy cũng thấm nhuần trong tâm hồn hai đứa trẻ. Quả vậy, tình thương người đối với Xtas và Nen là vô bờ bến, đặc biệt là tình thương dành cho hai nô lệ nhỏ tuổi Mea và Cali. Mới những ngày đầu gắn bó với Cali và Mea, hai đứa trẻ đã thấy thương cho thân phận của kẻ nô lệ. Bởi chúng gắn bó với nhau không phải trong cái cảnh vui vẻ chơi đùa, mà trong cái cảnh bị đày đọa, đau khổ. Trước những đòn roi giáng xuống Cali, Nen lại thầm khóc cho cậu bé bất hạnh, Xtas cũng lắm lần phẫn nộ trong lòng và đứng ra bảo vệ nó, nhưng lại đành im lặng, vì cậu biết điều ấy lại khiến cho Ghe-bơ-rơ phấn khích hơn mà thôi. Xtas hiểu được, chỉ vì không còn trút giận lên em và Nen nữa, nên Ghe-bơ-rơ lại càng đày đọa cậu bé Cali, nên chỉ cần Xtas can thiệp, Cali lại phải chịu khổ nhiều hơn. Vốn rất sợ phải đến gặp của Xmai-nơ, nhưng Nen lại mong đến chỗ ông ta thật nhanh, vì theo cố bé thì “bởi vì là có thể ở cạnh Xmai-nơ thì Ghe-bơ-rơ sẽ không dám đánh thằng Cali tội nghiệp tàn tạ thế kia đâu”. Thế nhưng trái tim đầy thương cảm của cô bé lại thổn thức, nước mắt lại rơi đến đôi má đã gầy tọp đi khi Xtas nói rằng tất cả bọn họ đầu không thương tiếc gì đối với những kẻ nô lệ. Cả hai em cùng buồn, cùng đau xót thay cho những đòn roi mà Cali phải gánh chịu. Đỉnh điểm là khi đoàn người gặp sư tử, gã Ghe-bơ-rơ đã có ý định đâm chết Cali và ném xác xuống cho sư tử, hòng thoát thân. Nhưng chính lúc ấy, Xtas đã nhanh chóng túm lấy tay áo hắn, bởi với Xtas đó là hành động hết sức độc ác, dã man và vô nhân tính. Xtas mạnh miệng chửi Ghe-bơ-rơ là “thằng khốn nạn”. Lòng dũng cảm của em cộng với tình thương đã giúp em can đảm hơn. Em giằng co với gã, ngăn gã giết chết Cali, một phần em cũng sợ sau Cali sẽ là tính mạng của em và Nen bị đe dọa. Ở Xtas, em khao khát tự do và tất nhiên em cũng thấu được cái khao khát tự do ấy trong những con người mang thân phận nô lệ như Cali và Mea. Xtas đã đòi lấy súng để giết hổ, rồi sau đó, em giết luôn cả lũ người của Ghe-bơ-rơ. Stas đã mạnh dạn không màng nguy hiểm không những cứu lấy mạng sống của em và Nen, mà còn cứu mạng cả Cali và Mea nữa, hơn thế nữa, hành động đó đã giải thoát em khỏi sự áp bức của bọn người độc ác, giải thoát cho Cali và Mea thoát khỏi ách nô lệ. Em đã tìm lại được tự do cho chính mình, mặc dù không phải là sự tự do tuyệt đối. Chi tiết em giết sư tử rồi chĩa súng vào Ghe-bơ-rơ và bắn hạ gã là chi tiết đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc hành trình của các em, các em tự làm chủ hành trình của mình, và trong hành trình tiếp theo này, bên cạnh những khó khăn nguy hiểm gặp phải cũng có không ít những điều lí thú. Và ở hành trình tiến sâu vào rừng thẳm ấy, Cali và Mea vẫn đi theo nguyện làm nô lệ cho Stas và Nell, nhưng với cái lòng nhân hậu của mình, hai em chưa bao giờ xem đó là những kẻ nô lệ, về sau Stas còn cưu mang thêm Nasibu-người nô lệ của ông Ninđe. . Mặc dù Cali vẫn luôn tự nhìn nhận mình là thân phận nô lệ, thế nhưng là một nô lệ vui vẻ, sung sướng, là nô lệ của “ông lớn” và “Mdi-mu tốt”, Cali không còn lo sợ vì bị đánh đạp mà ngược lại còn sung sướng vì luôn được ăn uống no bụng. Những đứa trẻ đi với nhau, sống với nhau như những người bạn, trong những lúc dọn dẹp hay kiếm củi hay dựng lều, Xtas không bao giờ để Cali làm một mình, mà luôn “cùng nhau” làm mọi việc. Vì trong mắt Stas đó là một người đồng hành chứ không phải là một kẻ nô lệ. Có một lần, khi gặp trận bão lớn, Cali là người đầu tiên nghĩ cách và tìm thấy một thân cây lớn cho cả đám trú ngụ. Cali cũng là người đầu tiên leo lên cây làm nhiệm vụ thăm dò cũng như để kéo cô bé Nen lên trước, sau Nen không phải là Xtas mà là Mea, vì với thuyền trưởng Xtas thì em là người cuối cùng chịu rời khỏi con tàu đắm”. Xtas luôn nghĩ cho mọi người trước, và mình luôn là người sau cùng. Trong suốt cuộc hành trình, Xtas và Cali đều tương trợ cho nhau, giúp nhau trong mọi lúc, không phân biệt thân phận. Ngược lại trước tình yêu thương mà Xtas và Nen dành cho mình, Cali và Mea cũng rất thương yêu và quý mến hai đứa trẻ. Những lúc Nen ốm nặng, không chỉ có Xtas lo lắng mà Cali và Mea cũng không ít lần thức khuya để coi sóc, để canh chừng cô chủ nhỏ. Dù biết khi giúp Cali tìm được bộ lạc của mình thì Cali sẽ không còn đi theo giúp mình nữa, mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng biết rõ mình cũng đang rất háo hức và khao khát tụ họp với gia đình, nên việc giúp Cali tìm được gia đình mình là việc nên và cần phải làm của Xtas. Không chỉ giúp Cali tìm được gia đình, Xtas và Nen còn giúp cả bộ lạc của cậu bé da đen giành chiến thắng trong cuộc chiến. Đến giây phút cuối, tưởng như là sẽ xa nhau mãi mãi, nhưng Cali vẫn muốn được đi theo để giúp đỡ và phục vụ “ông lớn” của mình, Nen thì khóc lóc đòi cho Cali theo cho bằng được. Lại một chặng đường dài trên sa mạc nữa, họ cũng chia cho nhau những giọt nước cuối cùng, cùng nhau trải qua những giây phút tưởng chừng như là cận kề cái chết. Như vậy, với trái tim đầy nhân hậu của mình, Xtas và Nen đều xót thương và dành tình yêu sâu sắc cho những kẻ mang thân phận nô lệ như Cali và Mea. Các em đã dùng tình thương, dùng cả trái tim của mình để đối đãi với hai đứa trẻ da đen tội nghiệp, và vì cho đi là tình yêu nên cuối cùng những thứ những đứa trẻ nhận lại được cũng là tình yêu chân thành. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên cao đẹp trong tác phẩm là một điều không thể thiếu trong con người con Xtas và Nen. “Trẻ sẽ thông minh hơn, học tốt hơn, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn khi có nhiều cơ hội tự do hòa mình với tự nhiên”, bởi đây chính là nơi nuôi dưỡng nhiều tình cảm mà không ở đâu có được. Chính điều này đã khiến các nhà văn khi viết văn học dành cho thiếu nhi luôn đề cập đến thiên nhiên. Tác phẩm Trên sa mạc và trong rừng thằm ngay từ nhan đề đã phần nào mô tả được không gian xuất hiện, một nơi hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Và nhà văn Ba Lan đã làm điều đó thật sự xuất sắc khi dụng công xây dựng một tình cảm rất đẹp xuyên suốt tác phẩm tình cảm yêu thương và gắn bó với thiên nhiên. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy Xtas rất am hiểu về thiên nhiên của châu Phi. Điều này chứng tỏ cậu bé đã học môn Địa lý một cách nghiêm túc, đến mức ngay lần đầu tiên thực hành cậu đã áp dụng rất thành thục. Việc cậu bé 14 tuổi này phân tích các hướng gió hay tập tính của động vật châu Phi như một nhà khoa học vô cùng chính xác phần nào khẳng định tình yêu thiên nhiên của cậu bé. Không chỉ vậy, những người nô lệ của châu Phi như Cali, Idris cũng nắm rõ thiên nhiên như một bản năng sinh tồn. Họ hiểu và biết cách sống nương vào thiên nhiên một cách thuần thục nhất. Châu Phi luôn là một mảnh đất đáng sợ nhưng hai đứa trẻ nhỏ bé của chúng ta đã sống sót ở đó với những khắc nghiệt nhất. Có lẽ vì có sự nương tựa vào thiên nhiên. Đó là những hang đá, là thân cây bao báp rộng lớn mà bọn trẻ gọi là Cracow, hay những cơn mưa cung cấp nguồn nước cần thiết, là các loài động vật ăn cỏ mà chúng “thưởng thức” suốt cuộc hành trình của mình. Chính những sự hiểu biết đó đã giúp các nhà bộ hành trẻ của chúng ta sống sót đến ngày đoàn tụ. Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên cũng được tác giả đề cập thường xuyên. Độc đáo nhất có lẽ là cảnh tượng và tình cảm của Xtas, Nen dành cho con voi khổng lồ tên King. Ngay cả hành động Xtas muốn bắn con King khi thấy nó bị mắc kẹt giữa hai khe đá không phải vì muốn giết nó để an toàn mà chỉ là giúp nó kết thúc nhanh chóng cuộc sống đau đơn dằn vặt từng ngày. Rồi ánh mắt hành động của Nen liên tục cầu xin Xtas cứu sống chú voi đáng thương đó: “Em không muốn, không cho giết nó, em sẽ lên cơn sốt ngay lập tức nếu anh giết nó”. Để rồi hằng ngày bốn con người nhỏ bé đó liên tục cung cấp một nguồn thức ăn khổng lồ cho chú voi. Và chuỗi sự kiện liên tiếp xảy ra vô cùng bất ngờ như việc Nell dám chui qua khe hở và vào chơi với “con vật to như một tòa nhà”, hay như cả bọn quyết định phá tảng đá giải cứu cho King. Tất cả đều nhắc nhớ đến tình cảm mà chúng dành cho thiên nhiên rộng lớn đó. Có nhiều lúc chúng ta sẽ cảm thấy tác giả dường như đang mâu thuẫn khi có lúc lại miêu tả bọn trẻ vô cùng thân thiện với các con vật, có khi lại dám sẵn sàng giết chết rất nhiều loài vật khác. Điều này có thể lý giải dễ dàng khi cả bọn bị cái đói đe dọa buộc phải tìm kiếm nguồn thức ăn, nếu để ý sẽ thấy Xtas thừa sức giết nhiều hơn số linh dương hay ngựa vằn xuất hiện, nhưng em chỉ giết đủ với số lượng cần thiết. Không chỉ vậy, đoạn văn miêu tả chi tiết việc Xtas bắn con mèo rừng Wobo thực sự rất đắt giá vì tác giả đã nâng tầm của loài vật “có thể nhảy qua hàng rào cả ban ngày để giết người” lên ngang tầm với Xtas và đó là một cuộc chiến đấu thực sự. Điều này lại một lần nữa xuất hiện trong tác phẩm thiếu nhi Lão già mê đọc truyện tình của nhà văn Luis Sepúlveda người Chile. Trong tiểu thuyết này, nhà văn Chile như cùng một quan điểm với người đồng nghiệp xa xôi tận Ba Lan khi nâng cấp nhân vật con mèo rừng trở thành một chiến binh và cuộc chiến đấu với con người chính là sự gắn kết và hòa hợp đến cao độ giữa thiên nhiên và con người. Chiến thắng thiên nhiên nhưng không phải để tàn phá, đó chỉ là sự chinh phục. Bên cạnh đó, xuyên suốt tác phẩm người đọc luôn cảm nhận thấy tình cảm mà tác giả đã ưu ái cho thiên nhiên nơi đây thông qua việc miêu tả một bức tranh hoang sơ và tuyệt đẹp. Những loài động vật vừa hoang dã nhưng cũng đáng yêu, thực vật đa dạng phong phú kết hợp với rất rất nhiều tính từ mĩ lệ mà tác giả sử dụng. Nếu chỉ bằng một ngòi bút tài năng mà thiếu đi tình yêu thiên nhiên, Henryk khó có thể viết nên những câu văn đặc sắc đến thế. 2.4 Khát vọng tự do và chiến thắng mọi hiểm nguy “Trên xa mạc và trong rừng thẳm” vẽ nên cảnh tượng về những vùng xa mạc hoang vu không một bóng người, sự đói khổ chết chóc tại vùng phiến loạn, hay đơn giản chỉ là một khoảng khắc nhỏ nhoi trong khu rừng Phi Châu; từng cảnh từng cảnh cứ hiện ra như một bức tranh đa sắc, đa chiều. Và nổi bật trong cái cảnh tượng ấy, cái không gian ấy là một cậu bé gan trường Xtas – một cậu bé vô cùng thông minh và dũng cảm, cậu có thể đương đầu với mọi khó khăn, cậu có thể đầy sáng suốt mà suy tính cho cuộc hành trình tưởng như không thể với một đứa bé 14 tuổi: thoát khỏi tay bọn phiến loạn, rồi xuyên qua “lục địa đen” vốn chưa được khám phá hết vào thời đó, đối mặt với những bộ lạc Châu Phi đầy man rợ. Một khía cạnh cũng đáng để chúng ta quan tâm khi đồng hành cùng cuộc mạo hiểm của Xtas qua những trang văn của Henryk, đó chính là khát vọng tự do ở Xtas – khát vọng thoát khỏi bọn phiến loạn – một khát vọng tự do vươn tới những chân trời mới. Mở đầu tác phẩm, khi chưa có bất kì biến cố gì xảy ra, khi còn sống trong đầy đủ, thì Stas cũng đã có một khao khát được khám phá, được tự do tìm tòi và đặt chân tới những nơi mới lạ: “Em lùng sục khắp nơi mọi chốn, tại bất cứ nơi nào đặt chân tới, và dần dần tiến hành những chuyến đi dài dọc theo bờ kênh, đi thuyền trên hồ Men-da-lê và nhiều lần bơi thuyền ra khá xa. Em đã từng vượt sang phía bờ Ả Rập, và nhảy đại lên lung một con ngựa của ai đó, hoặc nếu thiếu ngựa thì lạc đà hay thậm chí cả lừa cũng được, đóng vai một tay kị sĩ dũng cảm của sa mạc. Tóm lại, nói như ông Ta-rơ-cốp-xki, em ‘chui rúc’ khắp mọi nơi, và hễ rảnh rỗi một chút ngoài giờ học là lại lần ngay ra bờ nước”. Nhưng có lẽ cái khát vọng tự do của Xtas được thể hiện một cách chân thực nhất, rõ rang nhất là xuyên suốt hành trình tự giải thoát khỏi bọn phiến loạn. Chi tiết “thả găng tay” đã bắt đầu cái hành trình tìm kiếm sự tự do, tìm cách giải thoát. Dù mới chỉ là một cậu bé 14 tuổi nhưng khi phát hiện mình và bé Nen bị bắt cóc đến Ma-hơ-đi nộp cho Xmai-nơ, Xtas đã bình tĩnh, không sợ sệt, cậu đã sáng suốt khi đề nghị Nen thả găng tay xuống để làm dấu đường mình đã đi qua, hi vọng sẽ được mọi người tìm thấy và cứu thoát: “ Em đừng sợ nhé, Nen…Em thấy đấy…có thể chúng ta sẽ không gặp ba em lẫn ba anh đâu…có thể là bọn người đáng ghét này đã bắt cóc chúng mình. Nhưng em đừng sợ…Bởi vì nếu đúng như thế, thì sẽ có người đuổi theo chúng ta. Họ sẽ đuổi kịp và chắc chắn sẽ đoạt lại chúng mình. Chính vì thế anh mới bảo em thả găng tay, để cho những người đuổi bắt tìm thấy dấu vết. Hiện giờ chúng mình chưa thể làm được điều gì hơn, nhưng sau này anh sẽ nghĩ ra cách gì đó… Chắc chắn là anh sẽ nghĩ ra được cách gì đó, chỉ cần em đừng sợ và hãy tin ở anh…” Phải đối mặt với sự quản lí, gắt gao của bọn bắt cóc, khát vọng tự do của Xtas luôn sôi sục, Xtas luôn ngấm ngầm suy tính mọi chuyện, cậu bé luôn nghĩ cách làm thế nào để thoát khỏi bọn chúng, để được tự do: Xtas dùng những lời lẽ đã tính toán sẵn trong đầu nói với I-rix hòng dụ dỗ hắn đưa hai đứa trẻ trở về và sẽ nhận tiền cha của cô bé Nen mà không phải chịu bất kì hình phạt nào: “ Tôi biết rằng các người muốn mang chúng tôi đến Ma-hơ-đi và nộp cho Xmai-nơ. Song nếu như các ông làm chuyện đó vì tiền, thì ông hãy nhớ rằng, cha của cô bé bé bỏng này còn giàu hơn tất cả những người Xu-đan gộp lại…Tôi thay mặt hai vị kĩ sư hứa với ông rằng mọi việc sẽ diễn ra đúng như lời tôi nói”. Kế hoạch này thất bại, cậu bé lại lên một kế hoạch khác – cướp lại súng đã bị bọn Xu-đan giành lấy để giết những tên bắt cóc hay là giết lạc đà, “ Bọn Xu-đan và Bê-đu-in khi tỉnh dậy mà không thấy mình sẽ lập tức lao ra khỏi hang, khi ấy, bằng hai phát đạn, ta sẽ hạ ngay hai tên đầu tiên, và trước khi hai tên sau kịp chạy tới thì khẩu sung đã lại được nạp đạn rồi. Chỉ còn lại mỗi mình Kha-mix thôi, với tên này thì ta đối phó dễ dàng rồi”. Cậu bé biết sẽ rất khó khăn và nguy hiểm nhưng cái khát vọng tự do luôn thôi thúc Stas suy tính, tìm cách thoát thân. Mặc dù dũng cảm là vậy, thông minh là vậy, nhưng suy cho cùng Stas cũng chỉ là một cậu bé 14 tuổi, từ nhỏ đến lớn sống trong sự bảo bọc của cha, còn những cảnh tượng gai góc này, cảnh bắt cóc hay việc tìm cách thoát khỏi hiểm nguy, em chỉ nghe qua hay là chỉ hình dung qua những trang sách mà thôi: “ Tim em bắt đầu đập mạnh. Giá mà cầm được khẩu súng và hộp đạn, thì em sẽ có thể làm chủ tình thế. Khi ấy, chỉ cần khẽ khàng chuồn ra khỏi hang, ẩn kín chừng vài chục bước chân cách cửa hang, giữa các khe đá, và từ đó kiểm soát lối ra…Nghĩ tới đây em hình dung thấy bốn thây người nằm trong máu và nỗi kinh hoàng cùng sự khiếp hãi bóp chặt lấy lồng ngực.” Mặt khác, là một tín đồ của Thiên Chúa giáo, Xtas luôn cầu sự che chở của Đức Mẹ linh thiêng, mong Mẹ giúp chúng thoát khỏi cuộc áp giải đến Ma-hơ-đi: “Hỡi Đức Mẹ thiêng liêng của Chúa, chúng con sẽ trốn thoát dưới sự che chở của Mẹ…?” Mặc dù mọi kế hoạch mà Xtas suy tính kĩ càng đều thất bại, tuy có lúc “cái nghi lực mà em thường có giờ đây tạm thời nhường chỗ cho một sự cam chịu thuận theo số mệnh và sự hãi hùng khi nghĩ tới tương lai” nhưng khi nhớ lại những gì đã phải chịu đựng, nghĩ tới bọn phản bội và tàn ác…đấm đá em, tim em sôi sục căm phẫn và cay cú…bị bọn chúng làm nhục thì Xtas lại càng quyết tâm, lại càng khao khát tự do hơn bao giờ hết, “cậu bé không chịu buông xuôi tay bất lực tuân theo mọi sự rủi may, vì trong tâm hông non trẻ này tàng trữ một nghị lực đáng kinh ngạc, do những thất bại vừa rồi hun đúc thêm lên”. Xtas tự nhủ với bản thân rằng tất cả mọi chuyện mình định làm đều kết thúc bằng việc mình bị chúng nó đánh. Nhưng cho dù ngày ngày chúng nó có quật mình bằng roi, thậm chí chúng có giết mình đi nữa, mình sẽ không ngừng tìm cách cứu Nen và bản thân ra khỏi tay lũ khốn nạn này” hay nhiều lần trên đường đi và tại những chỗ dừng chân tạm nghỉ, Xtas thì thầm vào tai bé Nen rằng ở vùng sông Nin trắng cũng vẫn có thể chạy trốn và rằng em hoàn toàn không từ bỏ ý định này. Khi hận thù lên đến đỉnh điểm thì cái khát vọng tự do ở Xtas càng dâng cao và sôi sục, “và bỗng nhiên em cảm thấy mũi và gò má lại lạnh toát đi, nhưng là một thứ lạnh khác hẳn, cái lạnh không phải nảy sinh từ nỗi sợ hãi mà từ một quyết định kinh khủng không gì lay chuyển nổi, với quyết định ấy trái tim trong lồng ngực em hiện thời như biến thành sắt thép”, cậu bé chĩa thẳng cái nhìn vào Ghebơ-rơ, cậu bé bắt đầu buông những lời nói đe dọa, lạnh lùng. Lúc này, Xtas đã không còn là một cậu bé 14 tuổi nữa, mà là một anh hùng đang chiến đấu vì tự do, vì khát khao được giải thoát cho Nen và cho chính cậu :“Ôi, đủ rồi! –Cậu rít qua hai hàm rang nghiến chặt. –Mày đã vượt quá mức rồi! Mày sẽ không bao giờ giết nổi Nen, không bao giờ giết thêm một ai nữa! Phải! Đây là bọn khốn nạn, bọn đao phủ, lũ giết người, còn Nen thì đang nằm trong tay chúng!... Mày sẽ không thể giết được Nen nữa đâu. – Em nhắc lại. Em tiến lại phía bọn chúng-đứng lại-và đột nhiên, nhanh như chớp, nâng sung lên ngang mặt. Hai phát sung nối nhau vang động khe núi…. Em lặp lại trong lòng: “Ta đã giết chết Ghe-bơ-rơ và Kha-mix, ta đã giết bọn Bêđu-in, đã giết con sư tử và đã được tự do…Em cảm giác rằng cả hai đã được tự do…” Cuộc chạy trốn của bọn bắt cóc của Xtas Tarocopxki và cô bé Nen Rawlinson đã phải trải qua không biết bao nhiêu là gian nan, hiểm nguy. Nhờ vào trí thông minh và sự dũng cảm của Xtas hai em đã trốn thoát từ kênh đào Suez qua sa mạc Sahara nắng cháy, rồi xuyên qua rừng già sâu thẳm Đông Phi cho đến lúc các em được đoàn người Anh tìm thấy. Nhờ khát vọng sống, khát vọng được tự do các em đã vượt qua những thử thách, thực hiện những kì tích. Xtas và cô bé Nen đã phải trải qua những tháng ngày hết sức khốc liệt trên sa mạc khi bị bọn người Sudan bắt cóc. Các em được đưa đi tìm ngài Smain. Bọn người đưa các em đi trên lưng lạc đà. Khi gã Gebhr dùng chiếc roi da kinh khủng kiểu Ả Rập - cái roi thậm chí có thể cứa đứt cả lạc đà, để đánh lên người của Nen dù cho cô bé đã được bà nhũ mẫu bọc trong cái chăn dày cũng phải thét lên đau đớn. Ngay lúc ấy Xtas đã nhảy tới húc đầu vào ngực hắn, rồi chộp lấy cổ hắn, nhưng gã đã gỡ được cổ tay của cậu bé và ấn cậu xuống và quật roi vào lưng cậu. Hai đứa bé còn quá nhỏ nhưng phải gánh chịu những đòi roi hết sức khủng khiếp. Nhưng không vì thế mà Xtas gục ngã, cậu bé đã nói với Nen rằng: “ Không phải vì hắn đánh anh, mà vì hắn đã quật em, anh thề sẽ không tha cho hắn”. Xtas là một cậu bé hết sức thông minh, gan dạ. Khi bọn Bedouin thúc lạc đà đi không kịp trong lúc Nen vì quá mệt mỏi mà ngủ thiếp đi thì em đã để ý thấy chúng đi vào sâu trong sa mạc. Em luôn tỉnh táo để quan sát mọi thứ, hi vọng vào một điều gì đó dù là nhỏ nhoi. Cậu luôn ấp ủ một ý chí là bảo vệ cho Nen, bằng việc khi bọn họ gặp phải những con lốc dữ dội ấy thì cậu bé dù hơi thở nghẹt trong lồng ngực, cát khiến em mờ cả mắt. Nhưng chỉ cần nghe thấy tiếng khóc của Nen là em quết định chạy sang động viên cô bé. Cậu bé vẫn luôn suy nghĩ và quyết định sẽ thực hiện một hành động phi thường nào đó để giải thoát cho cô bé khỏi cảnh đày đọa. Xtas đã hết lần này đến lần khác tìm mọi cách để bỏ trốn khỏi bọn bắt cóc. Dù việc trốn thoát có lúc đã tắt ngấm. Nhưng tia hi vọng dù là mỏng manh vấn luôn bừng lên trong em, nó cứ âm ỉ mãi trong lòng em. Lúc bọn Ả Rập quá mệt mỏi vì chiến đấu với cơn bão táp đã đi ngủ say. Xtas đã thức giấc, bắt đầu quan sát xung quanh. Rồi chợt em nhìn thấy khẩu súng em được tặng trong Giáng sinh, cái hộp đựng đạn nằm giữa em và Chamis. Em đã bắt đầu đấu tranh tư tưởng, uốn mình như một con nhện phía trên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan