Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Trao duyên

.DOCX
16
371
90

Mô tả:

Giáo án đoạn trích trao duyên
Tuần: 29 Ngày soạn: 27/10/2017 Tiết: 82 Ngày dạy: …/…/2017 Văn bản: TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du (Tiết 1) A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch tình yêu qua đoạn trích “Trao duyên”. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ. - Nắm vững nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua đoạn trích. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc hiểu một đoạn thơ trữ tình. 3. Thái độ - Yêu thương và đồng cảm với bi kịch tình yêu của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ Việt Nam thời kỳ trung đại nói chung. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên 1.1. Phương pháp dạy học: đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, so sánh, thảo luận nhóm,… 1.2. Phương tiện tổ chức: giáo án, SGK, SGV, powepoint,… 2. Học sinh: SGK, tập bài soạn. C. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Dẫn nhập: Có người từng ví thơ văn Nguyễn Du sừng sững như một kim tự tháp giữa non nước này. Ba mặt của Kim Tự Tháp mang một sắc vẻ khác nhau, “mặt chính diện óng ánh sắc màu Truyện Kiều, Văn chiêu hồn “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Mặt trái cấu trúc bằng một thứ vật liệu dân dã với Thác lời trai phường Nón, với 1 Nội dung cần đạt Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và mặt phải kim tự tháp là lớp những men ngọc, những khối đá hoa cương đã được tạo, được khắc bằng Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạo lục, Nam Trung tạp ngâm”, nhưng mặt nào, vẻ nào chăng nữa khi đọc tác phẩm của ông ta nghe máu chảy ra từ ngòi bút thấm đẫm trang giấy, nghe chát mặn dư vị của những giọt nước mắt rót ra từ tâm hồn của một con người có“con mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Một trái tim nhạy cảm, một tấm lòng đau đời, một tâm hồn tài hoa, “Truyện Kiều” chính là tiếng kêu đứt ruột, là khúc đoạn trường của mọi kiếp người, đặc biệt là những số kiếp hồng nhan bạc mệnh, những đóa phù dung“sớm nở tối tàn”. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trích đoạn trong “Truyện Kiều” có nhan đề là “Trao duyên” để I. Tìm hiểu chung cảm thấu được trái tim đa tình, một tấm I.1. Vị trí đoạn trích lòng đa mang kết hợp cùng với tài năng - Đoạn trích từ câu 723- 756 nghệ thuật bậc thầy của Đại thi hào thuộc phần II - “Gia biến và lưu Nguyễn Du. lạc”. Nói về việc Thúy Kiều nhờ I. Tìm hiểu chung Thúy Vân trả nghĩa cho Kim I.1. Vị trí đoạn trích Trọng. GV: Em hãy cho biết vị trí đoạn trích “Trao duyên” trong “Truyện Kiều”. I.2. Nhan đề HS trả lời. - Nhan đề “Trao duyên” là do người biên soạn đặt. Nhan đề phù hợp với tình cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều. I.2. Nhan đề GV: Em có nhận xét gì về nhan đề đoạn trích “Trao duyên”? 2 (Vì sao người biên soạn lại lấy nhan đề là “Trao duyên” thay vì “Trao tình”, “Gửi duyên”,…) HS trả lời: - Xét về hoàn cảnh riêng tư của Thúy Kiều: Sau khi Thúy Kiều quyết định bán mình chuộc cha và trong đêm cuối cùng trước khi cưới Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình yêu với Kim Trọng, chỉ còn một cách là trao lại mối tình đầu dở dang cho em gái – Thúy Vân để em thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Chuyện tình yêu vốn dĩ thiêng liêng, cao đẹp cho nên ngôn ngữ truyền tải nó cũng phải trang trọng, trau chuốt, nhất là trong tình cảnh éo le của Thúy Kiều. - Xét về mặt ngôn ngữ:  “Trao” là một hành động đưa tận tay cho người khác một vật gì đó với một thái độ trân trọng, tin cậy. (“Gửi” là hành động giao một vật gì đó của mình cho người khác trông coi, bảo quản: gửi trẻ, gửi tiền tiết kiệm,…)  Chữ “trao” phù hợp với tình cảnh này vì nó không chỉ thể hiện mục đích của Thúy Kiều (nhờ em nối duyên, trả nghĩa chàng Kim thay mình) mà còn thể hiện tình cảm trân trọng, quí mến của Kiều với Thúy Vân, Kim Trọng và đối với tình cảm của chính nàng dành cho người yêu.  “Duyên” (danh từ) đó là phần do trời định dành riêng cho mỗi người, thường chỉ sự hòa hợp gắn bó về tình cảm giữa con người với nhau. 3 (“Tình” là nói chung về tình cảm giữa người với người có sự gắn bó mật thiết: tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình huynh đệ,…)  Chữ “duyên” phù hợp hơn chữ “tình” vì 2 lẽ. Thứ nhất, thời gian gặp gỡ - thề nguyền – ly biệt của Kim Trọng và Thúy Kiều rất ngắn ngủi nên tình cảm giữa hai người dù có đậm sâu nhưng vẫn chưa có sự thân thiết và gần gũi nhiều, cả hai đều rất giữ kẽ trong lời lẽ, cử chỉ. Hơn nữa, tình cảm chỉ có thể trao gửi cho hai người yêu nhau (Kim Trọng và Thúy Kiều) chứ không trao gửi cho người ngoài được. Chữ “duyên” đặt trong hoàn cảnh này lại hợp tình hợp lí hơn. Đối với duyên I.3. Chủ đề số (duyên gặp gỡ) thì người ta xem - Đoạn trích “Trao duyên” có chủ nó như một sợi tơ, buộc vào được đề là bi kịch tình yêu của Thuý thì cũng cắt đứt được. Người ta hay Kiều. nói “Tình chị duyên em”, chứng tỏ duyên không hẳn là do trời định mà còn do người tạo. “Trao duyên” là một nhan đề phù hợp với đoạn trích. Ngày xưa, chuyện chị trao duyên cho em hoặc là em nối duyên thay chị cũng thường xảy ra (Cám thay chị Tấm vào cung làm hoàng hậu trong truyện cổ tích “Tấm Cám”) I.3. Chủ đề GV: Chủ đề của đoạn trích là gì? HS trả lời. GV: Em có nhận xét gì về chủ đề của đoạn trích? HS trả lời: Đề tài tình yêu với chủ đề bi kịch tình yêu rất phổ biến trong văn học 4 thế giới và Việt Nam. Những câu chuyện tình yêu ngang trái, đẫm nước mắt của W.Shakespeare (Romeo và Juliet, Othello, Hamlet,…), những vần thơ chân phương vô vọng của A.Puskin (Tôi yêu em,…), nỗi nhớ đau đáu, miên man của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm), người cung nữ (Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều) hay tình yêu cách trở, chết yểu trong tuyệt vọng của những nhà thơ Mới (Hai sắc hoa tigôn – TTKH, Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính,…). “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được xem như tấn bi kịch đầy nước mắt của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh thời trung đại, trong đó bi kịch tình yêu được khắc họa sâu đậm nhất. I.4. Bố cục đoạn trích GV: Theo em, đoạn trích có thể chia làm mấy phần và ý nghĩa của mỗi phần là gì? HS trả lời. II. Đọc – hiểu văn bản II.1. Thúy Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân (12 câu thơ đầu) GV: Hoàn cảnh hiện tại của Thúy Kiều 5 I.4. Bố cục đoạn trích: 3 phần - Đoạn 1 (12 câu đầu: 723-734): Thúy Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân. - Đoạn 2 (15 câu tiếp theo: 735749): Thúy Kiều trao kỉ vâ ât và dă nâ dò em. - Đoạn 3 (8 câu cuối: 750-757): Thúy Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng. II. Đọc – hiểu văn bản II.1. Thúy Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân (12 câu thơ đầu) như thế nào? HS trả lời: Sau khi Thúy Kiều quyết định bán mình chuộc cha, Kiều không còn là người tự do nữa mà phải lệ thuộc vào người khác. Trong hoàn cảnh đó, nàng không còn tư cách để ôm ấp, theo đuổi tình yêu với Kim Trọng, nàng buộc phải từ bỏ và trao duyên lại cho em. Trước khi cuộc trao duyên diễn ra, nàng một mình ngồi khóc trong khuê phòng. Đêm khuya thanh vắng, chỉ mình Thúy Kiều ngồi thao thức trước ngọn đèn dầu leo loét. Buồn sầu càng tăng thêm. Kiều không dám khóc lớn vì sợ gia đình chưa bình tâm sau cơn tai biến và vì những tủi hờn chỉ một mình nàng hiểu: “Một mình nàng, ngọn đèn khuya Áo dầm giọt tủi, tóc se mái đầu” Chợt Thúy Vân tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han, Kiều nảy ra ý định trao duyên cho em: “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han: - Cơ trời dâu bể đa đoan Một nhà để chị riêng oan một mình” II.1.1.Kiều mở lời nhờ cậy Vân (2 câu thơ đầu) GV: Trong hai câu thơ đầu ngôn ngữ của Thúy Kiều có gì đặc biệt? (Giải thích ý nghĩa của các từ “Cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa” trong hai câu thơ) HS trả lời. 6 II.1.1.Kiều mở lời nhờ cậy Vân (2 câu thơ đầu) “Câyâ em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” - “Cậy”: nhờ giúp đỡ  Thái độ van nài, tin tưởng, thân mật. - “chịu”: nhận lấy điều không hay cho mình  Bị nài ép, bắt buộc, không nhận không được. - “lạy”: hành động chắp tay, quì gối, và cúi gập người để tỏ lòng cung kính Thái độ trang nghiêm, hê â trọng. - “thưa”: trình bày với người trên một cách lễ độ  Sự kính cẩn, trang trọng với bề trên hoă âc với người mình hàm ơn. GV: Tại sao Nguyễn Du lại dùng hai từ “Cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa” trong hoàn cảnh này? HS trả lời: Các động từ này được sử dụng trong những hoàn cảnh nhất định và dựa trên những mối quan hệ mật thiết, có trật tự tôn ti rõ ràng. Thông thường, từ “Cậy” và “chịu” được dùng nhiều trong giao tiếp giữa những người có quan hệ gần gũi lâu dài, tin tưởng lẫn nhau. Còn từ “lạy” và “thưa” thì được dùng trong xưng hô với những người có vai vế, tuổi tác lớn hơn mình (những người cao tuổi trong gia đình,  Các động từ này thể hiện thái độ những người có chức sắc trong chính thành kính, trân trọng, tin cậy quyền, những người giàu có,…) với của Thúy Kiều dành cho em gái. thái độ lễ phép, thành kính, trang nghiêm. Ví dụ: con cháu khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ thì phải “thưa ông, thưa bà hoặc thưa cha, thưa mẹ, cháu (con) đi học mới về!”, nói chuyện với thầy cô là phải “thưa thầy, thưa cô”, nói chuyện với người có chức quyền thì phải “thưa ông, thưa bà, thưa cụ, thưa quan,...”. Khi hành lễ với bề trên thì phải “lạy” để bày tỏ sự tôn kính, thành khẩn. Ngày xưa các vua chúa muốn mời hiền tài ra giúp nước thường mang lễ vật tới và bái (lạy) người ta. Người bái là người trao lễ vật 7 và người được bái là người nhận mệnh. Nay Thúy Kiều phải “Cậy”, “lạy”, “thưa” để em “chịu” lời tỏ rõ Kiều muốn trao một “sứ mạng thiêng liêng” cho Vân. Việc “trao duyên” là một việc hệ trọng chứ không phải chuyện đùa. Vì thế nên Kiều vừa ép buộc em vừa van xin, nài nỉ em “chịu lời”.  Các từ này thể hiện thái độ thành kính, trân trọng, tin cậy của Kiều dành cho Vân. GV: Tại sao Nguyễn Du dùng từ “Câ ây” mà không dùng từ “nhờ”, dùng từ “chịu” mà không dùng từ “nhâ ân” ở đây? HS thảo luận nhóm:  Hình thức: thảo luận nhóm theo phiếu cho sẵn, theo bàn. Từ Nguyễn Du Từ có thể thay sử dụng thế  Thời gian: 2 phút. GV nhận xét, bổ sung: Từ Nguyễn Du sử Từ có thể dụng thay thế “Câ ây” : thanh trắc “nhờ”: tạo âm điê âu nă nâ g thanh nề, gợi sự quằn bằng làm quại, đau đớn, vâ ât giảm phần vã trong nô âi tâm nào cái của Thúy Kiều. quằn quại, Nhờ vả, trông đau đớn, nói mong tin tưởng, khó gửi gắm niềm hi của Kiều. vọng thiết tha. “Chịu”: bị bắt “nhâ ân”: buô âc, nài ép, nể mà có phần phải nhận, không nào tự nhận không được nguyê nâ . 8 mặc dù có thể bị thua thiê ât. Thể hiện tình thế gấp rút của Thúy Kiều, nàng vừa cầu xin em, vừa ép buộc em chấp nhâ ân lời thỉnh cầu của mình. GV: Theo em, việc dùng những từ “cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa” trong hoàn cảnh này của Kiều có hợp lí hay không? Vì sao? HS trả lời: - Xét về mặt tôn ti trật tự trong gia đình thì việc dùng các từ này là không hợp lí. Bởi Thúy Kiều là chị của Thúy Vân, nên việc chị phải “lạy” và “thưa” với em là điều hiếm có trong xã hội phong kiến. Hành động của Thúy Kiều đã vượt qua những chuẩn mực đạo đức, lễ nghi Nho giáo, nên không thể chấp nhận. - Nhưng xét trong hoàn cảnh cụ thể là Kiều thì lại là hợp lí, hợp tình. Khi Kiều quyết trao duyên cho em thì nàng đã xem Vân như là người làm ơn, ân nhân của đời mình. Bản thân Kiều là người hàm ơn, chịu ơn nên phải dùng những từ trang trọng, kính cẩn để đối đáp với em. Hành động “lạy”, “thưa” của Kiều là bày tỏ tấm lòng biết ơn vô hạn trước sự hy sinh to lớn và cao quý của Thúy Vân.  Việc dùng những từ “cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa” trong hoàn cảnh này 9 - Việc tác giả sử dụng những từ ngữ này có dụng ý nghệ thuật rõ ràng:  Khắc họa được tình cảnh éo le và tâm trạng, tình cảm của Thúy Kiều.  Tạo nên không khí trao duyên thiêng liêng, trang trọng.  Ngôn từ được Nguyễn Du được chọn lọc kỹ càng, giàu giá trị biểu cảm, góp phần khắc họa tình cảnh hiện tại, tâm trạng và phẩm chất cao quý của Thúy Kiều. - Thúy Kiều là một người trọng tình, trọng nghĩa, khiêm tốn, khéo léo trong lời lẽ và ứng xử. 2.2.3. Lý lẽ Thúy Kiều đưa ra để thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên (10 câu của Kiều là hợp lí. thơ tiếp) “Giữa đường đứt gánh tương tư, … Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” - Kiều đưa ra nhiều lí lẽ để thuyết phục em: GV: Em có nhận xét gì về ngôn từ nghệ thuật của Nguyễn Du trong hai câu thơ  Thúy Kiều cố ý ràng buộc và để này? mặc em định liệu mối nhân HS trả lời. duyên này: GV: Qua những từ ngữ đó em đánh giá như thế nào về con người Kiều? HS: trả lời. “Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” 2.2.2. Lý lẽ Thúy Kiều đưa ra để  “đứt gánh tương tư”: chỉ mối thuyết phục Thúy Vân nhận lời tình dang dở của Thúy Kiều và trao duyên (10 câu tiếp) Kim Trọng.  “chắp mối tơ thừa”: muốn em “Giữa đường đứt gánh tương tư, thay mình hàn gắn lại tình cảm … với Kim Trọng. Ngậm cười chín suối hãy còn thơm  “mặc em”: phó mặc, ủy thác hết lây” cho em. GV: Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để  Thái độ của Thúy Kiều vừa có ý buộc Thúy Vân chấp nhận lời trao van nài, vừa ép buộc Thúy Vân phải duyên? nhận lời. HS trả lời. GV giải thích, bình giảng: 10 - Nguyễn Du sử dụng từ “đứt gánh tương tư” thay vì “gãy gánh tương tư” vì lúc này trên vai Thúy Kiều đang mang một đòn gánh mà trĩu nặng hai đầu là chữ tình và chữ hiếu. Nàng đã quyết bán mình chuộc cha, tức là nàng chọn chữ hiếu. Nàng trao duyên cho Thúy Vân, tức là quyết buông bỏ chữ tình. Cho nên, động từ “đứt” ở đây là đứt cái dây quang gánh buộc cái giỏ chứa đựng tương tư (tình yêu) với Kim Trọng. Như vậy, trên vai nàng vẫn mang cái gánh hiếu nghĩa đủ đường để mai thôi là nàng theo Mã Giám Sinh xuất giá, nghi gia. GV: Vì sao tác giả không dùng từ “nối” – “nối gánh tương tư” mà lại là “chắp gánh tương tư”? HS trả lời: - Chữ “chắp” trong câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” cũng là một từ đắt giá. “Chắp” là hành động làm liền lại một cái gì đó bằng cách ghép vào nhau. Khi chắp vá một sự vật có chỗ trống, bị thủng hoặc rách, người ta chỉ cần lấy một vật gì khác lấp lại hoặc làm liền lại mà không xét đến tính đồng nhất của vật được chắp với vật bị chắp: một cái quần nái đen bị rách một lỗ thì người sẽ chắp lại chỗ rách đó bằng một mảnh vải không nhất thiết màu đen (màu nâu, màu xám,…) miễn là làm liền lại chỗ trống đó. Đặc biệt, người khác nhìn vào, họ sẽ nhận diện rất nhanh những chỗ bị 11 chắp vì có có dấu vết để lại: màu sắc, đường nét, hình khối,… không đồng nhất. Các sự vật được chắp lại chỉ liền về bề mặt nhưng tính chất bên trong của nó vẫn rất khập khiễng. Ở hoàn cảnh này, từ “chắp” được sử dụng phù hợp hơn các từ “nối” (liền về về mặ và tính chất), “kết”…Khi Thúy Kiều trao duyên lại cho em thì Thúy Vân sẽ thay chị trả nghĩa với Kim Trọng. Thúy Vân và Thúy Kiều mặc dù là chị em ruột thịt nhưng bản chất bên trong lại khác nhau. Sự thay thế của Vân trong mối quan hệ này rất khiêng cưỡng và chênh lệch. Bên cạnh đó, từ “chắp” còn thể hiện cái đức hy sinh cao đẹp của Thúy Vân, dẫu biết là khó lòng hòa hợp với Kim Trọng nhưng Kiều biết em gái vẫn chấp nhận mối nhân duyên này thay mình.  Kiều kể lại ngắn gọn chuyện tình dang dở của mình và sự hy sinh của bản thân vì chữ hiếu. “Kể từ khi gặp chàng Kim, …. Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai”  Điệp từ “khi” + biện pháp liệt kê + yếu tố thời gian “ngày” và “đêm” “khi gặp chàng Kim”  “Khi ngày quạt ước”  “khi đêm chén thề”  Hành động diễn ra liên tiếp, không ngắt quãng trong khoảng thời gian liền mạch.  “quạt ước” – “chén thề: kỉ thề nguyền của tình yêu Kim – Kiều.  “Sự đâu” – “bất kì”: tai biến đột ngột ập đến nhà họ Vương buộc nàng phải bán mình chuộc cha.  Kiều lấy mối quan hệ huyết thống để yêu cầu em chấp nhận. “Ngày xuân em hãy còn dài, … Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”  “Ngày xuân - còn dài”: tuổi trẻ tươi đẹp và tương lai êm đềm của Thúy Vân.  “Tình máu mủ” – “lời nước non”: lấy tình chị em sâu nặng để ràng buộc em thay mình giữ lời thề với Kim Trọng.  Thành ngữ: “Thịt nát xương mòn” – “ngậm cười chín suối”: 12 niềm mãn nguyện, thanh thản của Kiều, dù cho nàng có chết cũng không quên ơn tình này. GV bình giảng: câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài” tạo nên một ẩn ý đối lập là “Ngày xuân chị rất ngắn hoặc đã chấm hết”. Trong thâm tâm Kiều đã xác định mình không còn tuổi nữa, mùa xuân cuộc đời Kiều đã chấm dứt trong cái giây phút nàng quyết định bán mình chuộc cha và em. Cuộc đời Kiều về khía cạnh tinh thần coi như đã chết. Chiều sâu của nỗi đau hiện lên. Kiều van lạy, Kiều khẩn khoản cầu xin Vân hãy vì sự mất mát của mình, vì tình máu mủ mà “Xót tình máu mủ thay lời nước non”. “Xót” có nghĩa là phải chịu một nỗi đau đồng cảm, người ngoài cuộc đôi khi không thể đồng cảm sâu sắc được. Thúy Kiều và Thúy Vân là chị em ruột thịt “Máu chảy ruột mềm”, nên chị đau mươi phần, thì hẳn em cũng hiểu đôi phần trong đó, nên việc Thúy Vân nhận lời nối duyên với Kim Trọng thay chị vừa là nghĩa tình vừa là trách nhiệm: 13  Đây là những lí lẽ cơ bản, duy nhất là tình cảm chị em máu mủ, khiến Thúy Vân không thể từ chối được. - Ngôn ngữ trong đoạn này kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bác học, cổ điển với ngôn ngữ bình dân, giản dị, nôm na:  Các điển tích: keo loan, tơ duyên.  Các thành ngữ: thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối. “Này cha làm lỗi duyên mày Thôi thì việc ấy sau này đã em” GV: Em có nhận xét gì về lí lẽ của Thúy Kiều đưa ra? Hs trả lời. GV: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích này? HS trả lời. GV giải thích điển tích “Keo loan”: - “Keo loan” bởi chữ “Loan giao” mà ra. Nghĩa là một thứ keo chế bằng máu chim loan. - Sách “Hán Võ ngoại truyện” có chép: đời nhà Hán (206 trước -196 sau D.L.), miền Tây Hải có cống cho nhà vua thứ keo loan. Vua Võ Đế (140-88 trước D.L.) thường bị đứt dây cung, nên lấy keo này nối lại. Nhờ đó mà bắn suốt ngày không bị đứt. Vua lấy làm mừng lắm, đặt tên thức keo đó là “Tục huyền giao” tức là keo nối dây cung. - Đời nhà Tống (950-1275), Đào Cốc vâng lịnh vua đi sứ Giang Nam, được gặp một thiếu nữ là Tần Nhược Lan. Hai người yêu nhau và cùng ở chung một đêm để trao đổi tâm tình. Nhưng vì sứ mạng, Đào phải gấp rút về triều phục lịch. Một đêm ân ái, tình thắm duyên nồng, giữa đường hạnh ngộ, mới gặp gỡ lại chia phôi, mối ân tình vẫn còn canh cánh bên lòng gây biết bao niềm cảm xúc, nên sau khi Đào về 14 - Tâm trạng Thúy Kiều lúc ấy rất nhẹ nhàng, thanh thản, yên tâm và biết ơn Thúy Vân vô hạn. -     Tiểu kết: Nội dung: khắc họa hoàn cảnh éo le và nỗi lòng đau khổ của Thúy Kiều trong lúc trao duyên. Nghệ thuật: Ngôn ngữ được chắt lọc, giàu sức gợi. Kết hợp giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ bình dân. Giọng điệu tha thiết, khẩn khoản. có làm một bài từ gởi cho người yêu. Trong có câu: “Tỳ bà hát tận tương tư điệu, tri âm thiểu; đãi đắc loan giao tục đoạn huyền, thị hà niên?”. Nghĩa là: “Đàn tỳ bà đã gẩy hết khúc tương tư, mà người tri âm có ít, đợi được keo loan chắp nối dây đàn đứt, biết đến năm nào?”  Tác giả mượn dây đàn đứt vì mối tình đứt, và mượn sự chắp dây đàn để nói sự chắp tơ tình. GV: Tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy là như thế nào? HS trả lời.  Tiểu kết: Nàng Kiều trong đoạn “Trao duyên” không giản đơn chỉ là một con người hành động. Nàng Kiều của Nguyễn Du còn luôn sống với những tâm tư, tình cảm thầm kín của mình. Nguyễn Du đã thâm nhập vào thâm cung của nội tâm nhân vật, miêu tả nàng Kiều với tất cả trạng thái tình cảm phong phú, phức tạp như một con người thật ở ngoài đời. Kiều khẩn thiết nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng cũng không hề giấu giếm nỗi đau không cùng “Giữa đường đứt gánh tương tư” của mình, không che giấu tình cảm sâu nặng của mình đối với chàng Kim “Kể từ khi gặp chàng Kim/ Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”. Nỗi đau của Kiều trong “Trao duyên” cũng là nỗi đau của nhân phẩm bị chà đạp, của giá trị con người bị giày xéo. Tiếng khóc ở 15 đây là tiếng khóc cho mình, cho người, khóc cho cuộc đời, cho nỗi đau nhân thế. Tố Hữu từng viết “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”. Dòng lệ đó đòi công bằng và chính nghĩa phải lên tiếng, đòi công lý và tự do phải hành động. Tất cả đều nhằm khẳng định phẩm giá con người. 3. Củng cố và dặn dò 3.1. Củng cố: - Em hãy tưởng tượng bản thân mình là Thúy Kiều trong đêm trao duyên và viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 20 về nỗi lòng của mình khi phải xin em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. 3.2. Dặn dò - Học bài và soạn phần còn lại của đoạn trích. D. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… GVHD Người soạn Lê Sỹ Đồng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan