Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trang sức của phụ nữ việt ở thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Trang sức của phụ nữ việt ở thành phố hồ chí minh

.PDF
153
88
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ---oOo--- LÊ THỊ MINH VÂN TRANG SỨC CỦA PHỤ NỮ VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ---oOo--- LÊ THỊ MINH VÂN TRANG SỨC CỦA PHỤ NỮ VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Mã số : VIỆT NAM HỌC : 60 22 01 13 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Minh Vân ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, khoa Sau đại học, ngành Việt Nam Học, các Thầy, Cô GS, PGS, TSKH, TS giảng dạy lớp Cao học Việt Nam Học CH14VNH1 đã quan tâm, tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Qua đó, tôi xin chân thành cảm ơn thầy, PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng. Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn“ Trang sức của phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh” bằng tất cả tâm huyết, lòng nhiệt tình, chu đáo, ân cần cùng với thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thẳng thắn của một nhà khoa học uy tín, mẫu mực. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh Chị trong ngành nữ trang, tất cả những người bạn, đồng nghiệp đã giúp đỡ, chia sẽ, đóng góp ý kiến quý báu trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình cùng những người thân của tôi. Đặc biệt là bố mẹ và chồng của tôi đã tạo mọi điều kiện hết sức có thể, chăm sóc em bé thay tôi, luôn ủng hộ, động viên tôi trong lúc sức khỏe tôi đang yếu, để tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù, tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả nỗ lực, sự nhiệt tình của mình, tuy nhiên do có bầu và sanh bé nên sức khỏe yếu cùng với kiến thức còn hạn chế nên đề tài luận văn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ dẫn quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017 iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Tên Biểu 2.1 Các độ tuổi Biểu 2.2 Các đối tượng Biểu 2.3 Các dịp khách hàng mua. Biểu 2.4 Khách hàng lựa Biểu 2.5 Khách hàng mua trang sức với Biểu 2.6 Nghề nghiệp của khách hàng khảo sát Biểu 2.7 Thu nhập của khách hàng khảo sát Biểu 2.8 Quan niệm của phụ nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh về trang khách hàng mua trang sức. khách hàng lựa chọn trang sức. chọn trang sức qua khảo sát. các loại giá. sức. Biểu 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu Biểu 2.10 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua trang sức Biểu 2.11 Sự ảnh hưởng của nhóm tuổi đến quyết định mua trang sức Biểu 2.12 Một số thói quen trong hành vi mua sắm của khách hàng Biểu 2.13 Những dịp thường mua trang sức Trang v DANH MỤC HÌNH ẢNH Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong đời sống xã hội, cái đẹp là nhu cầu của cuộc sống, là nhu cầu của mỗi người, mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc và cả nhân loại. Ngay từ xa xưa, con người đã tự làm ra đồ trang sức tuy vật liệu và hình thức lúc đầu còn thô sơ. Các nhà khảo cổ học đã tính ra rằng từ thời đá cũ con người đã biết sử dụng mười hai chất liệu trong đời sống hàng ngày và trong việc làm đẹp: đất, đá, tre, gỗ, xương, sừng, xà cừ, trai, sò ốc, vàng, ngọc… Đồ trang sức là một trong những yếu tố làm đẹp, góp phần vào tổng thể phục sức nhằm làm đẹp (Mỹ) là một trong ba định hướng giá trị văn hóa cơ bản của Con Người, bên cạnh việc làm đúng (Chân) và làm điều tốt lành (Thiện). Theo như C. Mác đã nhận định “Con người sáng tạo theo quy luật của cái Đẹp”. Các nghệ nhân làm đồ trang sức cũng có thể được xem là các nhà văn hóa mà ngày xưa dân gian ta từng xếp theo hai cấp độ “ làm thày nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng”. Thợ chỉ biết làm theo chỉ dẫn, theo mẫu mã có sẵn. Thày là bậc thợ giỏi, xuất chúng, có đầu óc sáng tạo những mẫu mã mới. Ở nước ta, Thăng Long - Kẻ Chợ - Hà Nội được coi là nơi hội tụ – kết tinh – giao lưu – lan tỏa cái hay, cái giỏi, cái khôn khéo của Thợ - Thày cả nước giống câu ngạn ngữ: - Ngát thơm hoa sói hoa nhài Khôn khéo thợ thày Kẻ Chợ - Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ.v.v.. Theo ý nghĩa như vậy, các đồ trang sức do con người tạo nên nhằm tôn thêm vẻ đẹp của chính cơ thể mình cũng là một nét văn hóa – văn hóa thẩm mỹ trong cuộc sống thực chất là nhu cầu làm đẹp của con người và đó là nhu cầu bất tận. Xã hội ngày càng phát triển, mỗi thời lại có nhu cầu làm đẹp cao hơn về hình dáng, cách đeo đồ trang sức ở mỗi thời cũng có sự khác nhau, và những sản phẩm mỹ nghệ ấy cũng có giá trị cao hơn cả về kỹ thuật và mỹ thuật theo xu hướng thị hiếu đương thời. Một điều dễ nhận thấy là: mỗi dân tộc có một quá trình phát triển và trang sức xuất phát từ những đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế, phong tục, tập quán…cũng như một nước bao gồm nhiều thành phần dân tộc thì trang sức cũng càng phong phú và đa dạng. Ngay như những yếu tố cơ bản của chất liệu về đá, Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 2 vàng, bạc…cũng như chủng loại trang phục vòng tay, nhẫn, hoa tai… của con người ở trên toàn cầu từ xưa đến nay định danh cho chúng là giống nhau. Nhưng vẻ đẹp đồ trang sức của mỗi dân tộc lại có những sự khác nhau. Đây chính là một trong những khía cạnh tạo nên bản sắc dân tộc, bởi những nét riêng trong khiếu thẩm mỹ. Ngoài giá trị đó, nó còn gắn với phong tục tập quán, chắt lọc những tinh hoa trong đời sống tạo nên những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, một nét tiêu biểu của văn hóa vật chất. Mặt khác, đồ trang sức còn mang những giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống xã hội nhất định của từng tộc người, không ngoại trừ cả yếu tố tâm linh mà mỗi tác phẩm của món đồ trang sức ấy lại có thêm một ngôn ngữ biểu hiện riêng và theo quan niệm của từng tộc người về giá trị quý hiếm của sản vật, vẻ đẹp của chất liệu… làm tiêu chí thẩm mỹ và giá trị kinh tế, thước đo đẳng cấp, biểu tượng quyền lực trong xã hội… Chính vì những lý lẽ trên tác giả luận văn đã chọn đề tài “Trang sức của phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Việt Nam học với mục tiêu tìm hiều về tình hình trang sức của phụ nữ Việt Nam nói chung và của phụ nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhằm đưa ra các định hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trang sức của phụ nữ Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường vàng và trang sức như: Weak-form Efficiency In The Gold Market (Adrian Tschoegl - August 1978), Gold An Illustrated History (Vincent Buranelli - 1979), Gold Fever (Kenneth J. Kutz 1987), World of Gold (Timothy Green - 1991), The Gold Companion (Timothy Green 1993), The Impact Of Derivatives On The Gold Market (Jessica Cross - Chief Executive, Virtual Metals Research & Consulting - March 2002), The Price of Gold (Peter L. Bernstein - 2004), Gold Market Lending (Neal R. Ryan - Vice President & Director of Economic Research Blanchard and Company, Inc. - January 2006), The “Bird Of Gold“: The Rise Of India’s Consumer Market (McKinsey Global Institute May 2007), Liquidity In The Global Gold Market (World Gold Council April 2011). Nhìn chung các nhà kinh tế học nước ngoài thường đi sâu phân tích các số liệu liên quan đến thị trường vàng và trang sức, vai trò của vàng và đồ trang sức trong đời sống kinh tế xã hội. Những nghiên cứu như vậy là nguồn tham khảo rất hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Tại Việt Nam tuy không nhiều công trình số nghiên cứu sâu về thị trường đồ trang Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 3 sức và vai trò của thị trường vàng và đồ trang sức trong đời sống nhưng cũng có một số công trình nghiên bài viết đáng lưu ý như sau: Tác phẩm”Trang sức của người Việt Cổ” của tác giả Trịnh Sinh-Nguyễn Văn Huyền, Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc, năm 2011. Ở tác phẩm này hai tác giả đã giới thiệu tổng quan về các sản phẩm trang sức được chế tác từ đất, đá, tre, gỗ đến vàng, bạc, ngọc ngà,… với nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã tạo ra vẻ đẹp cho người phụ nữ khi sử dụng. Đề tài luận văn thạc sỹ “Kinh doanh vàng và trang sức vàng tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn TP.HCM” của tác giả Huỳnh Phước Nguyên Trường đại học kinh tế TP.HCM năm 2007 cũng đã phản ánh tình hình kinh doanh sản phẩm vàng và trang sức vàng tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường TP.HCM. Công trình bước đầu phản ánh được tình hình cung cầu, cũng như nhu cầu nhu hướng về trang sức nói chung và trang sức vàng nói riêng của phụ nữ tại TP.HCM. Đề tài luận văn thạc sỹ “Các giải pháp kinh doanh trang sức vàng tại TP.HCM” của tác giả Đặng Thị Tường Vân trường Đại học kinh tế TP.HCM năm 2008. Nội dung của luận văn đã nghiên cứu tình tình kinh doanh trang sức vàng tại Việt Nam và xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trang sức vàng tại TP.HCM Nhìn chung các công trình đã nêu trên, chưa có tài liệu nào viết về cụ thể trang sức phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi phải tốn nhiều công sức cho việc khảo sát. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.Mục tiêu chung Đề tài làm rõ ý nghĩa, vai trò cũng như là những nhu cầu qua việc sử dụng trang sức trong đời sống văn hóa tinh thần thông qua trang sức của phụ nữ Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh góp phần hoàn thiện bức tranh tổng thể về nghiên cứu văn hóa nghệ thuật nói chung và giá trị văn hóa tinh thần của phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng khi sử dụng trang sức. 3.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trang sức Phân tích nhu cầu và đặc điểm sử dụng trang sức của phụ nữ Việt ở Thành Phố Hồ Chí Minh Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 4 Căn cứ vào phân tích nhu cầu và đặc điểm sử dụng trang sức của phụ nữ Việt ở Thành Phố Hồ Chí Minh tác giả đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trang sức của phụ nữ Việt ở Thành Phố Hồ Chí Minh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về việc làm đẹp của phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh mà cụ thể là thông qua việc sử dụng nữ trang trong cuộc sống hằng ngày 4.2. Phạm vi nghiên cứu. 4.2.1. Không gian nghiên cứu. Nghiên cứu về vấn đề sử dụng trang sức của phụ nữ Việt trên toàn địa bàn ở Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nhất là trang sức vàng ở các khu trung tâm thương mại ở các Quận 1, Quận 3, Quận 5, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình vì nơi đây tập trung các cửa hàng của các Tập đoàn công ty Vàng Bạc đá quý nổi tiếng ở Việt Nam nói chung ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chẳng hạn như công ty Vàng Bạc đá quý SJC, Vàng Bạc đá quý Bến Thành, Vàng Bạc đá quý DOJI, Sacombank-SBJ, Vàng Bạc đá quý Cartino, Thế giới Kim cương,…, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu phân khúc của các dòng sản phẩm cao cấp nữ trang cho phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy chúng tôi chọn khảo sát các địa bàn này là hợp lý cho việc thực hiện đề tài này 4.2.2. Thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu trang sức của phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – cho đến nay, là giai đoạn thị trường trang sức bắt đầu phát triển có nhiều xu hướng chọn vàng trang sức hơn là chọn vàng miếng. Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất trên thế giới, nhưng đại đa số người dân Việt Nam vẫn có thói quen mua vàng miếng nhằm “đầu cơ trích trữ” hơn là làm đẹp, tuy nhiên cùng với ổn định của nền kinh tế, xu hướng dịch chuyển từ mua vàng miếng sang vàng trang sức đang diễn ra một cách mạnh mẽ, lượng vàng trang sức tiêu thụ tại Việt Nam liên tục tăng trong vòng 3 năm trở lại đây, ngược lại vàng miếng giảm mạnh trong năm 2014 và 2015 lần lượt là 33% và 15% , đồng thời Việt Nam là một quốc gia có hơn 90 triệu dân với 70% dân số thuộc nhóm tuổi từ 15- 64 nằm trong Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 5 tuổi lao động và tiêu dùng trong đó có 51% dân số là nữ, tạo ra lực lượng nữ mua sắm trang sức dồi dào.[53] 5. Phương pháp nghiên cứu. Với tính chất đối tượng nghiên cứu từ góc độ Việt Nam học, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành Văn hóa học, Kinh tế học, Sử học, Xã hội học kết hợp một số kiến thức chuyên ngành khác như Triết học, Mỹ học, Tâm lý học…để giải quyết chủ đề trọng tâm của đề tài. Ngoài ra, để thực hiện đề tài chúng tôi còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: ❖ Phương pháp điều tra bảng hỏi Đây là một phương pháp quan trọng được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra bảng hỏi được tiến hành trong khoảng thời gian 4/ 2017 đến 6/ 2017 với phiếu được hỏi 100 phiếu cho các khách hàng ở các khu trung tâm thương mại. Số phiếu điều tra được chia đều cho các trung thương mại thuộc các Quận như sau: Quận 1 điều tra 20 phiếu, Quận 3 điều tra 20 phiếu, Quận 5 điều tra 20 phiếu, quận Phú Nhuận điều tra 20 phiếu, và quận Tân Bình 20 phiếu ❖ Phỏng vấn sâu Bên cạnh phương pháp phương pháp điều tra bảng hỏi chúng tôi còn dùng phương pháp phỏng vấn 10 người bán hàng ớ các khu trung tâm thương mại ở các Quận 1, Quận 3, Quận 5, quận Phú Nhuận, và quận Tân Bình, để tìm hiểm thêm nhu cầu sử dụng trang sức nữ trang và đồng thời tìm hiểu thêm được nét truyền thống nghề thợ bạc – gia công chế tác nữ trang được kế thừa từ sự phát triển của nghề kim hoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh ❖ Phương pháp quan sát Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện thêm phương pháp quan sát, bằng việc quan sát tại những điểm bánVàng Bạc đá quý để ghi chép, thống kê số liệu về khách hàng đến mua vàng nữ trang và cách thức trao đổi, giao dịch giữa người bán với khách hàng. Qua đó có thể biết được nhu cầu thực sự khách hàng với trang sức nữ trang ngày nay đối với phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh ❖ Phương pháp phân tích- tổng hợp tư liệu Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 6 Đồng thời chúng tôi phân tích tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn đa dạng như các nghiên cứu đi trước, sách, báo, tạp chí, thông tin ngôn luận ,vv.. để làm sáng tỏ thêm được nhu cầu sử dụng trang sức nữ trang của phụ nữ Việt Nam nói chung cũng như phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và là nét văn hóa làm đẹp của phụ nữ Việt của chúng ta 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Nội dung của chương này nói về khái niệm trang sức và quá trình hình thành phát triển trang sức qua các thời đai Chương 2: Nhu cầu và đặc điểm sử dụng trang sức của phụ nữ Việt ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nội dung chương này nói về nhu cầu sử dụng trang sức làm đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Chương 3: Định hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trang sức của phụ nữ Việt ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nội dung chương này nói về phát huy, gìn giữ và bảo tồn nghề kim hoàn cũng như gìn giữ nét đẹp văn hóa đeo trang sức của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm về trang sức. Theo từ điển Webster thì trang sức Jewelry được định nghĩa là “Đồ vật bằng kim loại quý thường được gắn thêm đá quý và dùng để trang trí cá nhân”. [53] Còn theo từ điển Tiếng Việt của Trần Ngọc Đức thì trang sức “là vật quý hiếm nhằm làm đẹp và sang trọng hơn vẻ bên ngoài của con người bằng cách đeo, gắn thêm”[48] Như vậy thì trang sức (hay còn gọi là nữ trang, là những đồ dùng trang trí nhằm tô điểm nét đẹp cá nhân, ví dụ như: trâm cài, vòng cổ, nhẫn, dây chuyền, bông tai, vòng đeo tay, khuyên…, thường được làm từ đá quý, kim loại quý hoặc các chất liệu khác. Qua thời gian, các hình thức, kiểu dáng trang sức thay đổi theo thị hiếu và mong muốn của người đeo chúng.) Từ Trang sức trong tiếng Anh là Jewellery bắt nguồn từ jewel được anh hóa từ tiếng Pháp cổ "jouel" vào khoảng thế kỷ 13. Nó cũng bắt nguồn từ tiếng Latinh "jocale", có nghĩa là đồ chơi. Đồ trang sức là một trong những hình thức trang trí cơ thể cổ xưa nhất. Gần đây người ta đã tìm thấy những chuỗi hạt 100.000 năm tuổi được tin là một trong những món đồ trang sức cổ nhất từng được biết đến (Evans, 1989)1. 1.2.Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt. ❖ Trên thế giới Như đã nói trang sức quan hệ đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội như địa lý, lịch sử, kinh tế, tôn giáo, đẳng cấp, nghề nghiệp, phong tục, tập quán… Nhất là trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, nó thể hiện cụ thể, rõ nét về trình độ, thị hiếu thẩm mỹ của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi thời đại. Trang sức gắn bó mật thiết và tồn tại trong sự vận hành của đời sống con người. Bởi lẽ, trang sức là một trong những nhu cầu “ đời sống trực tiếp” của xã hội loài người như cách nói của Ăng ghen, là vật dụng làm đẹp cho con người. 1 Evans, J. 1989. A History of Jewellery 1100–1870 (ISBN 0-486-26122-0). Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 8 Từ 82.000 năm trước, nhu cầu làm đẹp đã hiện diện trong đời sống của con người, nó đem lại khoái cảm thẩm mĩ đồng thời đóng vai trò nối liền mọi khoảng cách về cả không gian lẫn thời gian để “ dẫn con người đến với con người”. Từ bản chất ấy khát vọng vươn tới cái đẹp, làm đẹp là nhu cầu quan trọng của con người. Những món trang sức cũng xuất hiện để phục vụ cho nhu cầu đó với muôn ngàn vẻ đẹp sáng tạo. Có lẽ cũng như câu thành ngữ của người Pháp “Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết cách làm đẹp”. Và chắc chắn người xưa cũng có cùng suy nghĩ như chúng ta ngày nay.[53] Vì thế Cleopatra, nữ hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập, thường xuất hiện với một chiếc mạng kết bằng những chuỗi hạt dài bằng vàng. Nó làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của nữ hoàng Các nhà khảo cổ của trường Đại học Oxford đã tìm được những cổ vật, trong đó có món trang sức mà họ tin là trang sức lâu đời nhất trên thế giới hiện nay. Đó là chuỗi hạt bằng vỏ sò được dự đoán có tuổi đời lên đến 82.000 năm ( H1.1) và càng ngày người ta càng khai quật được những bằng chứng cho thấy tổ tiên chúng ta đã biết tô điểm làm đẹp cho mình bằng những chất liệu khác nhau. Những chất liệu đá quý và vàng bạc luôn được các thế hệ phụ nữ ưa thích, đối với các phụ nữ các dân tộc Việt Nam đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn hàm chứa nhiều thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư như tình cảm gia đình, thể hiện địa vị xã hội, sự giàu sang cũng như có tác dụng cầu may, ngăn chặn tà ma, bảo vệ sức khỏe Hình 1.1: Trang sức vỏ sò cổ có niên đại ít nhất 82.000 năm. Nguồn: Trang website2 2 http://topkhampha.com/khao-co-hoc) Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 9 Thật thú vị khi biết người tiền sử đeo trang sức làm từ răng vuốt và xương động vật (răng cọp, răng cá sấu, ngà voi, ..). Ngay cả những hạt giống, đá và lông vũ (lông công, ..) cũng được họ tận dụng làm đồ trang sức và đặc biệt vòng cổ là trang sức phổ biến nhất trong thời kỳ này, và các chất liệu ngày càng đa dạng hơn. Đó có thể là da động vật hoặc các thanh sáo xỏ chung với những viên sỏi, trái cây, lông vũ, vỏ sò... tiếp đến, ngà voi, gỗ và kim loại cũng được trưng dụng. Trong suốt thời kỳ cổ đại, trang sức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thể hiện địa vị của người đeo nó - Ai Cập. Từ 5000 năm trước Công nguyên, loài người đã tìm ra vàng và sử dụng vàng. Người Ai Cập đã phát hiện ra trước tiên ở thượng lưu sông Nin loại kim loại quý này đã góp mặt thêm cho nền văn minh của cổ đại Ai cập. Khoảng 3.500 năm trước công nguyên, khi vàng có thể được nung nóng chảy để dát mỏng và tạo hình, trang sức bằng vàng cũng ra đời. Từ đó, vàng luôn là kim loại được yêu thích nhất trong nghệ thuật tạo tác nữ trang tại Ai Cập vì màu sắc ấm áp và sang trọng với dáng vẻ sáng bóng của nó.( H1.2) Hình 1.2: Vương miện Ai Cập năm 220 - 100 trước công nguyên. Nguồn: Trang website3 Vào khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập dùng đá quý để làm vòng đeo cổ, trâm cài áo, ghim hoa cài cổ áo, khăn trùm đầu, mặt dây chuyền, nhẫn (H1.3). Người Ai Cập không phải là những người đầu tiên xem trang sức như một thứ bùa ngải. Và họ tin rằng trang sức chứa trong đó một sức mạnh thần bí, đem lại sự may 3 http://trangsucdaquyvictoriajewelry.blogspot.com Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 10 mắn cho người đeo. Tuy nhiên, chính các thợ kim hoàn Ai Cập là những người phát hiện khía cạnh này một cách trọn vẹn ( phong tục đeo bùa đã có từ rất sớm, lúc đầu người ta cho chúng vào cùng xác ướp để bảo vệ linh hồn người đã khuất) Hình 1.3: Chiếc nhẫn kền kền của nữ hoàng Ahhotep, Ai Cập. Nguồn: Trang website4 Một thời gian sau, trang sức được sử dụng rộng rãi để bảo vệ cho cả những người còn sống. Ở Ai Cập, chuỗi hạt được xem như sự may mắn, là vật biểu trưng cho bùa hộ mạng. Vì vậy tất cả người dân Ai Cập đều có thể đeo chuỗi hạt. Vùng Lưỡng Hà. - Khoảng 5.000 năm trước đây, nghề làm trang sức đã trở thành một nghề quan trọng ở các thành phố của vùng Lưỡng Hà. Cho thấy các bằng chứng khảo cổ quan trọng nhất đến từ các nghĩa trang hoàng gia của Ur thuộc Iraq ngày nay, nơi hàng trăm ngôi mộ có niên đại 2900 – 2300 trước Công nguyên được khai quật, như ngôi mộ của Puabi chứa vô số các đồ được tạo bằng vàng, bạc và đá quý như vương miện ngọc lưu ly với những bức tượng vàng, dây chuyền đá quý và trâm cài đầu [33] Ở Assyria, đàn ông và phụ nữ đều đeo một lượng trang sức phong phú, bao gồm cả bùa hộ mệnh, lắc chân, dây chuyền và con dấu hình trụ. Đồ trang sức ở vùng Lưỡng Hà có xu hướng được sản xuất từ lá kim loại mỏng và được tạo ra với một số lượng lớn các loại đá có màu sáng, chủ yếu là mã não, ngọc lưu ly, canelian và ngọc thạch anh. Hình dạng ưa thích bao gồm hình lá, xoắn ốc, hình nón và chùm nho. Các nhà thiết kế trang sức tạo ra các sản phẩm cho người đeo và trang trí những bức tượng và thần tượng. Họ sử dụng một loạt các kĩ thuật gia công kim loại phức tạp, chẳng hạn như: cloisonne, chạm khắc, và nghiền mịn. Có nhiều tài liệu, hình ảnh liên 4 http://kimtin.net/tin-tuc/tri-thuc-vang-bac/5256 Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 11 quan đến việc trao đổi và sản xuất đồ trang sức cũng đã được khai quật và phát hiện trên khắp các điểm khảo cổ ở Mesopotamian (H1.4) Hình 1.4: Mảnh bát vàng thời Mesopotamian. Nguồn: Trang website5 -Hy Lạp – La Mã. Với vùng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản quý giá như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét… đã thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời ngày càng nhiều như: nghề luyện kim, chế tạo vũ khí, đóng tàu, đồ trang sức, đồ da, xương, đồ gỗ, đá, nhạc cụ, may mặc, dệt vải… Các sản phẩm thủ công vì thế cũng phong phú và ngày càng tinh xảo hơn, đáp ứng nhu cầu của cư dân và hoạt động ngoại thương với mục đích trao đổi hàng hóa. Các vật phổ biến nhất ở thời kì đầu đế quốc La Mã là trâm cài đầu, người La Mã sử dụng đa dạng các vật liệu từ các nguồn tài nguyên phong phú trên khắp các lục địa cho trang sức của họ, chẳng hạn mặc dù họ sử dụng vàng nhưng đôi khi họ cũng sử dụng đồng, hoặc xương, và trong thời gian trước đó, họ còn sử dụng cả ngọc trai và những hạt pha lê[31] ( H1.5). Hình1.5: Vòng tay La Mã. 5 http://kimtin.net/tin-tuc/tri-thuc-vang-bac/5256) Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 12 Nguồn: Trang website6 Và kể từ sau sự sụp đổ của thành Troy, trang sức Hy Lạp rất phong phú, đa dạng, phản ánh sự phồn thịnh của xã hội lúc bấy giờ. Nhiều món trang sức được làm từ vật trang trí tinh tế, mảnh và nhẹ ( H1.6) Hình1.6: Vòng cổ làm bằng ngọc thủy tinh, Btkc Cagliari, Ý. Nguồn: Trang website7 Các loại trang sức ở giai đoạn này gồm có vương miện, hoa tai, vòng tay, nhẫn, kẹp tóc, vòng cổ và trâm cài áo. Đặc biệt mặt dây chuyền được phụ nữ yêu thích nhất. Có nhiều phụ nữ Hy Lạp đeo vòng cổ với nhiều mặt dây chuyền và có ít nhất từ 75 mặt hoa bé xíu trở lên, trên mỗi chiếc lại được trang trí bằng vàng, bạc chạm lồng hoặc những tượng hoa, thú bằng vàng 14K. Các nhà khảo cổ học Vassiliki Misailidou phát hiện một vòng hoa cổ bằng vàng được chôn cất cùng một phụ nữ cách đây khoảng 2.300 năm ở Thessaloniki, Hy Lạp [33] ( H1.7). Hình1.7: Vòng hoa ô liu vàng thế kỉ 4 trước công nguyên. 6 http://trangsucdaquyvictoriajewelry.blogspot.com 7 http://kimtin.net/tin-tuc/tri-thuc-vang-bac/5256) Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 13 Nguồn: Trang website 8 Khoảng 300 năm trước Công nguyên, người Hi Lạp đã làm ra được đồ trang sức màu và sử dụng thạch anh tím, ngọc trai và ngọc lục bảo. Cùng với đó, những dấu hiệu đầu tiên của trang sức đá chạm xuất hiện, người Hi Lạp tạo ra chúng từ khoáng chất Xac-đơ-nic Ấn Độ, một viên đá mã não sọc màu kem và hồng nâu. Đồ trang sức của Hi Lạp thường đơn giản hơn các nền văn hóa khác, với những thiết kế đơn giản và khéo léo.(H1.8) Hình1.8: Khóa Mê-rô-vê. Nguồn: Trang website9 Đồng thời các đồ trang sức thường được cho là bảo vệ người đeo khỏi “Evil Eye” (mắt quỷ) hoặc mang lại quyền lực siêu nhiên cho chủ sở hữu, ngay cả khi họ đã có một biểu tượng về tôn giáo. Một mảnh cũ đồ trang sức được tìm thấy là dành riêng cho các vị thần. (H1.9) Hình1.9: Vòng tai vàng thế kỉ 16 trước công nguyên. 8 9 http://trangsucdaquyvictoriajewelry.blogspot.com) http://trangsucdaquyvictoriajewelry.blogspot.com)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan