Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi tr...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường

.PDF
85
138
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ONG THỊ NGÂN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ HÀNH VI XẢ THẢI TRÁI PHÉP GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Mai Anh HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo khoa Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là Tiến sĩ Lê Mai Anh đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Do thời gian nghiên cứu và trình độ có giới hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các bạn để công trình ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ HÀNH VI XẢ THẢI TRÁI PHÉP GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................ 1 1.1 Hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường .......................... 1 1.1.1 Khái niệm Hành vi xả thải trái phép .................................................... 1 1.1.2 Cở sở pháp lý xác định hành vi xả thải trái phép ................................ 4 1.1.3 Hệ thống các chế tài áp dụng đối với hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường ......................................................................................... 8 1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Chế tài cơ bản đối với những hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường ................. 12 1.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường .............................................................. 12 1.2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường ......................................................................................... 14 1.3 Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ................................................................................... 18 1.3.1 Quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường .................................................................................... 18 1.3.2 Quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ............................................................................. 20 CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ CÁC HÀNH VI XẢ THẢI TRÁI PHÉP GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ............................................................................................. 24 2.1 Xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường ..................................... 24 2.1.1 Quan niệm trên thế giới về thiệt hại trong lĩnh vực môi trường........ 24 2.1.2 Căn cứ xác định thiệt hại do hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường .................................................................................................. 30 2.1.3 Phương pháp xác định thiệt hại ......................................................... 35 2.2 Xác định chủ thể phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. ..................................................................................... 37 2.3 Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ........................................... 40 2.3.1 Quyền khởi kiện của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực môi trường ... 40 2.3.2 Thời hiệu khởi kiện ............................................................................ 42 2.3.3 Nghĩa vụ chứng minh ........................................................................ 43 2.4 Phương thức giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường từ hành vi xả thải trái phép. .................. 47 2.4.1 Thương lượng .................................................................................... 47 2.4.2 Hòa giải .............................................................................................. 49 2.4.3 Khởi kiện tại Tòa án ........................................................................... 50 2.4.4 Yêu cầu trọng tài giải quyết ............................................................... 51 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ HÀNH VI XẢ THẢI TRÁI PHÉP GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .......................... 53 3.1 Thực trạng gây ô nhiễm môi trường từ hành vi xả thải trái phép của tổ chức, cá nhân ......................................................................................... 53 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường ........................ 58 3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường từ hành vi xả thải trái phép của tổ chức, cá nhân. ....... 58 3.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về phương thức đòi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ................... 65 3.2.3 Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lí Nhà nước về môi trường .................................................................................................. 67 3.2.4 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân ................ 70 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển do mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, ngày 11.1.2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội để kinh tế Việt Nam “sánh vai” cùng các cường quốc năm châu. Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã tạo động lực lớn cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có trên 223 Khu công nghiệp được thành lập, trong đó có 171 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất 57.264 ha [3,19]. Các khu công nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia, góp phần làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho chúng ta không ít những thách thức to lớn. Một trong những thách thức vô cùng to lớn đó chính là tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra với mức báo động ở khắp các địa phương trên cả nước. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên đến 5,5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD năm 2007, và khoảng 4,2 tỉ USD trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm 2008. Cũng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường [28]. Đây được coi như là những “con số biết nói” để minh chứng cho những thiệt hại vô cùng to lớn do ô nhiễm môi trường gây nên ở nước ta. Điều này phản ánh, thực tiễn tôn trọng và tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung còn rất nhiều hạn chế. Chẳng hạn, chỉ từ vụ việc Công ty TNHH Vedan Việt Nam xả thải gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải cho thấy việc xâm hại môi trường đã trở thành hồi chuông báo động gây bức xúc trong xã hội. Trong khi đó, các qui định của pháp luật môi trường Việt Nam đang “thiếu” và “yếu”, chưa đủ sức răn đe đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường thì vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ pháp luật dân sự đó là cần phải có sự bảo đảm vững chắc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và Nhà nước trước thực trạng môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Đó chính là lí do tác giả chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường.” 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trên thế giới, vấn đề ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được các quốc gia quan tâm đặc biệt. Chủ đề trách nhiệm bồi thường do ô nhiễm môi trường được các luật gia của các nước quan tâm nghiên cứu từ lâu và đã có nhiều công trình khoa học, nhiều cuộc hội thảo bàn về bồi thường thệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được diễn ra. Ví dụ như “Đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường: một số vấn đề chính sách và pháp lý đối với ASEAN” do tiến sĩ Brandy Coleman – Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp Singapore thực hiện; “Khuôn khổ thể chế hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường của Malaysia” của Amirul Arpin – Chuyên gia kiểm soát môi trường, Cục Môi trường Malaysia. Ở nước ta, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được nhiều tác giả quan tâm, trong đó có thể kể đến bài viết “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường” của TS.Vũ Thu Hạnh, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên tạp chí Khoa học Pháp lý số 3 (40), năm 2007, và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam” năm 2007 do Tổ bộ môn Luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội thực hiện. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ nêu chung chung về môi trường, ô nhiễm môi trường hoặc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói chung mà chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong đề tài này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường từ hành vi xả thải trái phép nước thải công nghiệp của tổ chức, cá nhân, mà không đi sâu tìm hiểu cụ thể các hành vi xả thải cũng như các thành phần các chất xả thải của doanh nghiệp ra môi trường. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu thực trạng thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm suy thoái môi trường của các chủ thể có hành vi xả thải trái phép để từ đó nghiên cứu cơ chế và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường. Để thực hiện được mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, làm sáng tỏ vai trò điều chỉnh của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với những hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường. - Nghiên cứu các qui định của pháp luật về cơ chế giải quyết việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể có hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường. - Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nhằm yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm phải đền bù thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời cũng vận dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu theo nội dung của đề tài. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn được kết cấu với ba chương: Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường Chương 2: Cơ chế giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường. 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ HÀNH VI XẢ THẢI TRÁI PHÉP GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1 Hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường 1.1.1 Khái niệm Hành vi xả thải trái phép “Hành vi xả thải” là một khái niệm khá mới, đặc biệt trong thời gian vừa qua khi nhiều tổ chức, cá nhân bằng những hành vi xả thải trái phép đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thì khái niệm này ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định”, “xả là thải hơi hoặc nước ra ngoài”, “thải là loại bỏ đi cái không cần thiết, không tác dụng” [29]. Như vậy, có thể hiểu theo nghĩa hẹp thì hành vi xả thải là hành vi do con người thực hiện, loại bỏ ra bên ngoài những chất không cần thiết. Theo quan điểm của tác giả, “Hành vi xả thải trái phép” là hành vi xả thải trái với quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do chủ thể có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại đến các quan hệ pháp luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nước tập trung với lưu lượng lớn. Điều đó dễ gây tình trạng khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ở những khu vực nhất định (nhất là cạn kiệt mạch nước ngầm). Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra một lượng lớn nước thải công nghiệp (thường chứa các chất gây ô nhiễm môi trường với mức độ đáng kể) và các chất thải khác. Lượng nước thải và chất thải này thường chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn, được thải trực tiếp vào nguồn nước mặt, nước ngầm qua đất tới các mạch nước ngầm. Nước thải từ các 2 khu công nghiệp có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các khu công nghiệp đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông: Đồng Nai, Cầu, Nhuệ – Đáy [23,19]. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện này ở Việt Nam. Hành vi xả thải trái phép thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước, đất, không khí; nếu không được phát hiện và khắc phục hậu quả sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh, đe dọa chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Thứ nhất, hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường đất: Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người ngày càng thấp. Ở Việt Nam, suy thoái tài nguyên đất là vấn đề đáng lo ngại. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hoá học độc hại vượt quy chuẩn cho phép do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hoá học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều… hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm là hyđrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hyđrocacbon clo hoá. Thứ hai, hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở 3 nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên và dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Thứ ba, hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường không khí: ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Ví dụ, các khí độc gây ô nhiễm không khí như cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh sáng mặt trời. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống, trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hoá học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư, dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại bệnh mới xuất hiện đe dọa đến cuôc sống con người khiến vấn đề bảo vệ môi trường sống ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Có thể nói, môi trường tự nhiên là tổng hợp của nhiều yếu tố như đất, nước, không khí... có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Do vậy, khi một yếu tố của môi trường tự nhiên bị xâm hại sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác thuộc môi trường tự nhiên. Hành vi xả thải trái phép của tổ 4 chức cá nhân thường ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không khí, môi trường đất và đặc biệt là môi trường nước. Ba thành phần môi trường này có quan hệ mật thiết với nhau: Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến môi trường đất do nhiều chất độc hại ngấm dần vào lòng đất; không khí bị ô nhiễm khi gặp mưa sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước... Do vậy, khi xem xét ô nhiễm môi trường do hành vi xả thải trái phép cần phải xem xét các thành phần môi trường bị xâm hại trong mối quan hệ với nhau, không thể tách rời. 1.1.2 Cở sở pháp lý xác định hành vi xả thải trái phép Thứ nhất, tổ chức, cá nhân có nguồn xả thải vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân có nguồn xả thải phải tuân thủ các quy định về pháp luật môi trường. Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã qui định rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật môi trường như: “Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường, các chất độc, chất phóng xạ và các chất nguy hại khác vào nguồn đất, nguồn nước”, “Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí, phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất iron hóa”... Tiếp theo đó, vấn đề bảo vệ môi trường của các chủ thể sản xuất kinh doanh cũng rất quan trọng bởi vì trên thực tế các doanh nghiệp thường có xu hướng tiết kiệm chi phí xử lý chất thải. Chính vì vậy, Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã qui định: cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường. Tương tự như vậy, Luật Đầu tư năm 2005 cũng qui định rất rõ nghĩa vụ của nhà đầu tư “phải thực hiện theo các qui định của pháp luật về môi trường” (Điều 20). Có thể thấy, các doanh nghiệp không phân biệt là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật môi trường Việt Nam. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực 5 hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng nội dung và thời hạn ghi trong Giấy phép xả thải vào nguồn nước. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quyền cấp và thu hồi Giấy phép xả thải vào nguồn nước. Đây là loại giấy phép thuộc nhóm Giấy phép tài nguyên nước nhằm giúp Nhà nước kiểm soát, quản lý toàn bộ các hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ các công trình thủy lợi cũng như quá trình xả nước thải vào nguồn nước. Hoạt động này giúp Nhà nước kiểm soát, bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả, hạn chế việc khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí các nguồn nước, gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Giấy phép xả thải vào nguồn nước là chứng thư có tính chất pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ các quyền, nghĩa vụ liên quan nhằm buộc các chủ thể này khai thác, sử dụng hợp lý, xả thải nước thải theo đúng quy định của pháp luật [24]. Giấy phép xả thải vào nguồn nước thường chứa đựng những nội dung sau: Tên, địa chỉ của chủ giấy phép; Nguồn nước tiếp nhận nước thải; Vị trí nơi xả nước thải; Lưu lượng, phương thức xả nước thải; Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải; Thời hạn của giấy phép; Các yêu cầu cụ thể đối với từng trường hợp xả nước thải do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ môi trường, hệ sinh thái thuỷ sinh đồng thời bảo đảm mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận nước thải và bảo vệ quyền, lợi ích xả nước thải hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hiện đang xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải; bên cạnh đó còn quy định quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép. Chủ giấy phép phải tuân thủ các nội dung có trong giấy phép. Khi hết hạn sử dụng giấy phép xả thải vào nguồn nước có thể xin gia hạn giấy phép theo quy định của pháp luật. 6 Thứ ba, dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để xác định thành phần, nồng độ các chất gây ô nhiễm bị xả thải ra môi trường. Tổ chức, cá nhân khi xả thải ra môi trường cần phải tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường. Hàng năm tại Việt Nam ước tính có khoảng 2 tỷ mét khối nước thải ra môi trường, trong đó nước thải sinh hoạt chiếm hơn 60%, nước thải công nghiệp chiếm hơn 30%. Dự báo đến năm 2020, hằng năm lượng nước thải ra môi trường hàng năm lên đến gần chục tỷ mét khối. Hầu hết nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Hà Nội chỉ mới xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng hơn 5% nước thải sinh hoạt trong số 300.000 – 400.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ nước thải sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cung rất thấp, không quá con số 20% [33]. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành để làm cơ sở xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do vậy, việc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đóng vai trò rất quan trọng để xác định nồng độ các chất thải có trong nước, từ đó xác định được tổ chức, cá nhân có xả thải trái phép hay không. Bảng 1.1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nươc thải công nghiệp (QCVN 24:2009/BTNMT) TT Thông số Đơn vị 0 Giá trị C A B C 40 40 1 Nhiệt độ 2 pH - 6-9 5,5-9 3 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu 4 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - 20 70 5 BOD5 (200C) mg/l 30 50 6 COD mg/l 50 100 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 8 Asen mg/l 0,05 0,1 9 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 7 10 Chì mg/l 0,1 0,5 11 Cadimi mg/l 0,005 0,01 12 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 13 Crom (III) mg/l 0,2 1 14 Đồng mg/l 2 2 15 Kẽm mg/l 3 3 16 Niken mg/l 0,2 0,5 17 Mangan mg/l 0,5 1 18 Sắt mg/l 1 5 19 Thiếc mg/l 0,2 1 20 Xianua mg/l 0,07 0,1 21 Phenol mg/l 0,1 0,5 22 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 5 23 Dầu động thực vật mg/l 10 20 24 Clo dư mg/l 1 2 25 PCB mg/l 0,003 0,01 26 Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l 0,3 1 27 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0,1 0,1 28 Sunfua mg/l 0,2 0,5 29 Florua mg/l 5 10 30 Clorua mg/l 500 600 31 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5 10 32 Tổng Nitơ mg/l 15 30 33 Tổng Phôtpho mg/l 4 6 34 Coliform MPN/100ml 3000 5000 35 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 36 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 Trong đó: - Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; 8 - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; - Thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ. Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi: i) xả thải chất thải trái với các quy định của pháp luật môi trường; ii) hoặc không đúng với nội dung và thời hạn ghi trong Giấy phép xả thải vào nguồn nước; iii) hàm lượng chất thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì bị coi là có hành vi xả thải trái phép. Chủ thể có nguồn xả thải trái phép phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật và phải đền bù thiệt hại đối với những tổn thất gây ra cho môi trường cũng như thiệt hại về tính mạng tài sản của cộng đồng dân cư sống trong khu vực bị ô nhiễm. 1.1.3 Hệ thống các chế tài áp dụng đối với hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường Hành vi xả thải trái phép đã gây nên những tác động tiêu cực đối với môi trường, xâm phạm đến quyền cơ bản của con người là được sống trong môi trường trong lành. Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay, căn cứ vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra môi trường, cho cộng đồng dân cư mà hành vi xả thải trái phép của tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng chế tài hành chính, chế tài hình sự hay chế tài dân sự. * Chế tài hành chính: áp dụng đối với những hành vi vi phạm các qui định quản lý nhà nước, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải tội phạm mà theo qui định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 2 tháng 4 năm 2008 và Nghị định số 117/2009/ NĐ – CP ngày 31/12/2009 về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, theo quy 9 định tại Điều 10 của Nghị định này thấp nhất là: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả, thải vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm 10m3/ngày (24 giờ) và mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các hành vi xả thải các chất có chứa các chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Các biện pháp bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tài nguyên nước còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 34/2005/NĐ–CP ngày 17/3/2005 qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nhìn chung, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hiện nay vẫn chưa cao, chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm mà các chủ thể gây ra cho môi trường. * Chế tài hình sự: Hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nếu gây hậu quả nghiêm trọng, có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì coi đó là các tội phạm về môi trường. Trong 9 năm thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 với 10 điều luật thuộc Chương XVII về Tội phạm môi trường nhưng trên thực tế mới chỉ có hai tội danh được áp dụng trên thực tế đó là Tội hủy hoại rừng (Điều 189) và Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) bao gồm gồm 1.004 vụ với 1.630 bị can [34]. Còn lại 8 tội danh khác thuộc Chương này chưa có thực tiễn áp dụng đồng nghĩa với việc chưa xử lý hình sự được một trường hợp nào thuộc 8 tội danh còn lại. Hành vi xả thải trái phép của rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, để lại hậu quả cho xã hôi hết sức nặng nề nhưng do nhiều lí do khách quan và chủ quan 10 mới chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vedan Việt Nam xả trải nước thải trái phép ra sông Thị Vải, Công ty Trách nhiệm Tung Kuang ở Hải Dương lắp đặt hệ thống xả thải trái phép tinh vi ra sông Ghẽ từ khu vực sản xuất khung nhôm định hình. Nước thải gồm nhiều hóa chất độc hại như: Chrome 6 ( cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), mangan, sắt... có hàm lượng vượt quá quy định...[35] mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được xử phạt một cách thỏa đáng với mức độ thiệt hại gây ra cho cộng đồng và môi trường. Trước thực trạng đó, để các quy định pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống Quốc hội đã có nhiều sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 phần các Tội phạm môi trường theo hướng chặt chẽ và cụ thể hơn. Một trong những điểm mới quan trọng trong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đó là việc hợp nhất 3 tội gây ô nhiễm môi trường là Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182), Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183) và Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184) thành một tội đó là Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó, người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm (Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Việc bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm” như một yếu tố bắt buộc trong việc định tội danh của một số tội phạm về môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (một số giữ lại dấu hiệu này nhưng chỉ coi như là một trong những điều kiện để có thể cấu thành tội phạm). Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thể xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi 11 trường; đặc biệt, là các tội phạm trong nhóm các tội gây ô nhiễm môi trường đó là do hành vi khách quan của các tội này yêu cầu phải có dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm”. Trong khi đó thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính chỉ là 1 năm, sau khi hết thời gian một năm thì dù có hành vi tái phạm cũng coi như chưa từng bị xử lý hành chính và do vậy không thể xử lý hình sự đối với hành vi này, gây khó khăn cho áp dụng pháp luật trên thực tế. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 đã tạo cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự về môi trường được dễ dàng hơn một bước. * Chế tài dân sự: Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể gây thiệt hại khác thì phải bồi thường”. Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng được áp dụng phổ biến trong luật dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm được quy định tại Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc”. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về bảo vệ môi trường. Chủ thể làm ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường thiệt hại đó. Trường hợp làm ô nhiễm môi trường mà không khắc phục được hậu quả mà người bị thiệt hại hoặc người bị đe dọa gây thiệt hại phải bỏ ra chi phí khắc phục thì phải bồi thường chi phí đó. Chế tài dân sự được áp dụng phổ biến trong những tranh chấp môi trường. Thông thường, cộng đồng địa phương nơi môi trường bị ô nhiễm sẽ yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm phải bồi thường. Cũng chính 12 vì vậy, mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một vấn đề được bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại hết sức quan tâm. 1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Chế tài cơ bản đối với những hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường 1.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những vấn đề pháp lý lớn và phức tạp. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe, các quyền nhân thân trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có giao kết hợp đồng nhưng hành vi thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng. Tại Khoản 5 Điều 281 Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Do vậy, chủ thể có hành vi xả thải trái phép gây thiệt hại cho môi trường; cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của cộng đồng dân cư thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo luật định. Cũng vì lẽ đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường luôn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất