Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại việt nam

.PDF
195
75
119

Mô tả:

TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI • • • DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TR ƯỜ NG GÂY NÊN TẠI VIỆT NAM (Đ È T À I N G H IÊ N c ứ u K H O A H Ọ C C Ấ P T R Ư Ờ N G ) NHỮNG NGƯỜI TH ỤC HIỆN ĐÈ TÀI ítt Họ và tên Học hàm học vị Tiến sĩ Cữ quan công tác Khoa Pháp luật Kinh tể Trường Đại học Luật Hà Nội 1 Vũ Thu Hạnh 2 Nguyễn Văn Phương Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội Q J. Vũ Duyên Thuỷ Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tể Trường Đại học Luật Hà Nội 4. Lưu Ngọc Tố Tâm Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội 5 Đặng Hoàng Sơn Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội 6. Nguyễn Vãn Tài r-|~ \ • Vụ Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường 7. Dươns; Thanh An Thạc sĩ Cục Bảo vệ môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường A 1iên sĩ B ộ T ư PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI • • • » TRÁCH NHIỆM BỐI THƯỞNG THIỆT HẠI DO *ÍH mmPHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG GÂY HÊN TẠ! VIỆT NAM ■ u (ĐẺ TẢ í N G H ĨÊ N CỨ U K H O A H Ọ C C Ấ P T R Ư Ờ N G ) THƯ VIỆN ĨÍ?ƯỮNG ĐẠI HỌC LUẬT h à n ô i PHONG Đ Õ C ..... y ịl Chủ nhiệm đề tài: TS. v ũ T H U H Ạ N H Bộ m ôn L u ậ t M ôi trường HÀ NỘI - 2007 MỤC LỤC Trang Báo cáo tổng quan 02 Báo cáo chuyên đề 62 2.N Ctyiyên đề 1 Những vấn đề lý luận về thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 63 V 2.2 Chuyên đề 2 Những căn cứ và nguyên tắc xác định thiệt hại về môi trường. 75 Ã 2.3 Chuyên đề 3 Bước đầu nghiên cứu về giám định thiệt hại môi trường. 87* 2.4 Chuyến đề 4 Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. 100 2.5 Chuyên đề 5 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cô môi trường. 110 2.6 Chuyên đề 6 Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 126 2.7 Chuyên đề 7 Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường. 138 '2.8 ChỊuyên đề 8 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường tại Việt Nam trong thời gian qua. 151 2.9 Chuyên đề 9 Kinh nghiệm của nước ngoải về áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trườn £ gây nên. 160 Bước đầu nghiên cứu về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. 183 1. 2. Phàn thứ nhất Phần thứ hai 2.10 Chuyên đề 10 3. Tài liệu íham khảo 191 Phần thứ nhất BÁO CÁO TỎNG THUẬT A. PHÀN M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ( Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống của con ngiòi. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng gia tăng. Có nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhàm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách nhiém phải bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm. íLuật Bảo vệ môi trường 20051 quy định 5 điều về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (Mục 2 Chương XIV, từ Điều 130 đến Điều 134)2. Đây là một bước tiến mới về mặt lập :>háp. Người làm ô nhiễm môi troờng gây thiệt hại phải bồi thường là sự cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả giá” (PPP) đã được cộng đồng quố: tế thừa nhận. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không chỉ có tác dụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác dụng răn đe các chủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trường không được gây tổn hại cho môi trường. Nói khác đi, bồi thường thiệt hại môi trường ngày càng được xem là một nội dung quan trọng của quản lý và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại gây nên do làm ‘ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện vẫn dừng ở mức chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể áp dụng trên thực tế. Thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trong thời gian qua tại Việt Nam gặp không ít khó khăn do chưa có sự thống nhất về 1 Được Q u ố c hộ i K h o á X I, kỳ h ọ p th ứ tám th ô n g q u a ngày 29 tháng, 11 năm 2005 và sẽ có hiệu lực thi hành kế từ n gày 01 th á n g 7 n ă m 2006. 2 Sau đ ây gọi tất là bồi th ư ờ n g thiệt hại về m ô i trư ờ n g cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Do vậy, cần phải có thêm những nguyên cứu có tính chuyên sâu về loại trách nhiện này, góp phần cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiện bồi thường thiệt hại về môi trường. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nước: Trong một số lĩnh vực khoa học có liên quan như xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường, khoa học quản lí về môi trường... cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, như: “X ây dụng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do Trunỉ tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây dựng Hà Nội thực hiện năm 1999; “Bước đầu tiếp cận công tác thanh tra giải quyế đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây bởi các hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Phả lại” do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môi trườĩig, trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2000, "Chỉnh sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung đột mỏi trường", luận văn cao học chuyên ngành chính sách khoa học và công nghệ của Lê Thanh Bình. Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Economic valuation of the Hon Mun Marine Protected Area). Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến việc giải quyết bồi tiường thiệt hại về môi trường. Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã bước đàu nhận được sự quan tâm nghiên cứu của ỉác luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quảr lý môi trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công 1 trình và tài liệu đê cập đên vân đê này, như: Giảo trình Luật Môi trường của Trườiig Đại học Luật Hà Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải quyếỉ tranh chấp môi trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trưòng) phôi hợp với Vụ pằáp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài "Trách nhiên pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" do Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; các Bảo cáo tổng kết công tác thực tiễn giải quyết đòi bồi thường thiệt hại do hành vỉ làm ô nhiễm môi trường gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môi trường các đa phương, Cục bảo vệ môi trường; "Ô nhiễm môi trường biên Việt Nam - L u ậ p h á p và thực tiễn" của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao; luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam” ; “Bồi thường thiệt hại về môi tư ờ n g ” thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường... \ư ớ c ngoài: Có một số công trình nghiên cứu về cách thức đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường. Các công trình này trở thành căn cứ quan trọng để đua ra các quy định về giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Trong số này trước tiên cần kể đến công trình “Đeí bù và đảnh giá thiệt hại môi trường: Một sổ vấn đề về chính sách và pháp lí đối với khu vực ASEAN” do Tiến sĩ Brady Coleman - Trung tâm Luật Môi rường châu á - Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Singapore thực hiện; “Khiôn khổ thể chế hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường tại M alcyxia” của Amirul arpin - Chuyên gia kiểm soát môi trường, Cục Môi trườĩg Malavxia; “Mơ tả khuôn khổ hiện hành về đền bù và đảnh giá thiệt hại môi rường ở các nước thành viên ASEAN: Kinh nghiệm của Thái Lan” do Chart Tingabadh - Trung tâm kinh tế, sinh thái - Khoa kinh tế - Đại học Tổng 5 hợp Chulalongkorn, Bangkok, Thai Lan thực hiện. Đặc biệt là ân phâm "Corrpendium o f summaries o f judicial decisions ỉn environment related cases'3 do Chương trình Môi trường Hợp tác Nam á (SACEP) và Chương trình Môi trường của Liên Họp quốc (ƯNEP) xuất bản năm 2001. Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trách nhiệm dân sự đổi với bồi thường thiệt hại về môi trường (Study of Civil Liability Systems for remedying Enviionmental Damage)... 3. Mục đíeh, nội dung và pham vi nghiên cứu đề tài 1ĩụ c đích nghiên cứu: Vlục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên, làm cơ sở cho việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh yực bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu sẽ trực tiếp phục vụ việc giảng dạy một số chuyên đề sau đại học thuộc môn học Luật môi trường. Phạm vi nghiên cửu: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm 2 nội dung chính: Bồi tiường thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm pháp luật gây nên và bồi tliường thiệt hại về môi trường do sự cố môi trường gây nên. Trong phạm vi nghiên cún của đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cửu trách nhiện bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên. Nghĩa là chỉ nghiên cứu trách nhiệm thiệt hại về môi trường đối với những các chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện các hành vi trái pháp luật, xâm hại các cuan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ mà không nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người. * T ạm iịc h là "T rích yếu tó m tát c á c q u y ết định c ủ a toà án tro n g c á c vụ c ó liên q u a n đ ế n m ôi trư ờ ng ". 6 N ội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam. - Đánh giá một số kết quả thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm bồi thưcng thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua. - Học hỏi kinh nghiệm của một số nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. - Đe xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp phân tích và khái quát hoá, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra, nghiên cứu. thu thập và kế thừa các kết quả đã có. Ngoài ra, phương pháp mô hình hoá... cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. B. TÓ M TẮT NỘI DUNG I. NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG GÂY NÊN (GỌI CHUNG LÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TIÍIỆT HẠI TRONG LĨNH v ự c MÔI TRƯỜNG) 1.1. Thiệt hại và xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường 1.1.1. Thiệt hại trong lĩnh vực m ôi trường Trong lĩnh vực dân sự, thiệt hại có thể được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức, bao gồm: - Thiệt hại về tài sản: Biểu hiện cụ thể của loại thiệt hại này là người bị thiệt hại bị mất tài sản, giảm sút tài sản, trả những chi phí để ngăn chăn, hạn chế, sửa chữa, thay thế tài sản và cả những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. - Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ: Đây là những thiệt hại làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe gây ra. - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị tín bị xâm hại: Loại thiệt hại này bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất bị giảm sút do danh dự, nhân phârn uy tín bị xâm hại. - Tổn thất về tinh thần. Đây là những tổn thất mà về nguyên tắc là không thể giá trị được bàng tiền và không thể phục hồi được. «Khác với thiệt hại trong dân sự, trong lĩnh vực môi trường, thiệt hại lại được hiểu là những tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra. Theo qui định tại Điều 130 Luật bảo vệ môi trường 2005, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: Một là: Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Môi trường bao gồm các yếu tổ tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vậOXem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại thì các yếu tố nhân tạo thường được nhìn nhận là cácioại tài sản hiện hữu, thuộc quyền sỏ' hữu của một chủ thể xác định. Neu chúng có bị suy giảm chứe năng, tính hữu ích thì cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích của chính tài sản đó. Nói cách khác, đó là các thiệt hại về tài sản của người bị thiệt hại và người bị thiệt hại trong trường hợp này có thể là Nhà nước cũng có thể là một tổ chức, cá nhân cụ thể. Trong khi đó, các yếu tố tự nhiên lại được xem là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng, không do một tổ chức, cá nhân nào tạo ra và đương nhiên thuộc quyền sở hữu chung của cả cộrm đồng mà đại diện là Nhà nước. Do đó, nếu 8 có SJ suy giảm chức năng, tính hữu ích của các yếu tố này thì đó là sự suy 1 . giảm các giá trị môi trườnơ sông nói chung.'Chinh vì vậy, nói đên thiệt hại trong lĩnh vực môi trường dưới góc độ chức năng, tính hữu ích của môi trưòng bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của môi trường tự nhiên. Xét một cách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của môi trường, có thể kể đến ba chức năng chính sau đâv: i) Môi trường là không gian sinh tồn của con người; ii) Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người; iii) Môi trường là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Như vậy, có thể thấy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: i) Chất lượng của các yếu tố môi trường sau sử dụng nhỏ hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường qui định; ii) Lưọng tài nguyên thiêĩỊ nhiên có thể tái tạo được sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử dụng lớn hơn lượng thay thế; iii) Lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc phân huỷ tự nhiên. ) Hai là: Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Cụ thế là: - Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Tương tự với loại thiệt hại này trong lĩnh vực dân sự nói chung, người bị thiệt hại phải chi trả các chi phí cửu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe gây ra từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm hoặc bị say thoái. 9 - Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như mấl tài sản, bị giảm sút tài sản... mà nguyên nhân của nó là do chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm. Chính những biểu hiện xấu này của môi trường đã làm cho họ bị mất, bị giảm sút tài sản, phải chi trả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản. - Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tố chức, cá nhân do hậu quả của việc il c r r ClltỊ ' * suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích. Họ là những chủ thê đưọ'c phép khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phần môi trường đó để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, do các thành phần môi trường này đã bị ô nhiễm hoặc suy thoái nên họ không thế tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại. Như vậy, nói đến thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là nói đến hai loại thiệt hại. Thứ nhất là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Loại thiệt hại này thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là Nhà nước, người đại diện cho lợi ích chung của cả cộng đồng. Loại thiệt hại thứ hai lại thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là các tổ chức, cá nhân cụ thể. Đó là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ luôn được xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh). So với các thiệt hại trong các lĩnh vực khác, thiệt hại trong lĩnh vực môi trường có những dấu hiệu đặc trưng riêng của nó. Đó là: - Thiệt hại thường có giá trị lớn. Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đổi với sự tồn tại, phát triển của con người nên khi bị tổn hại, nó thường 10 để lại hậu quả rất lớn. Mặt khác, thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không dễ nhận biết. Vì thế, trong rất nhiều trường hợp, thiệt hại về môi trườne chỉ được xác định khi đã ở vào giai đoạn cuối của quá trình ô nhiễm và suy thoái nên hậu quả đã trở nên khá nặng nề. - Thiệt hại thường khó xác định một cách chính xác. Có cả những thiệt hại gián tiếp, thiệt hại lâu dài... nên không thể dễ dàng trị giá thiệt hại ngay trong một thời điểm cụ thể. Có những thiệt hại có thể xác định được mức độ bị hại, như sổ lượng cá chết trong ao, hồ; số hoa màu bị hư hỏng do nguồn nước bị ô nhiễm... nhưng cũng có những thiệt phải dựa trên sự suy đoán hợp lý và khoa học thì mới xác định được mức độ bị hại. Ví dụ, thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân về thu nhập bị mất hoặc lợi nhuận bị giảm sút do phải đình trệ các hoạt động bình thường từ sự cổ môi trường gây ra, như hoạt động du lịch, khai thác thuỷ sản... - Trong nhiều trường hợp, thiệt hại không phải là do con người gây ra. Nhũng tổn hại gây ra có thể do chính những biến đổi của thất thường của tự nhiên (chẳng hạn tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trưòng xảy ra do hậu quả của một sự cố môi trường). - Thiệt hại thường rất khó khắc phục, thậm chí có những trường họp không thể khắc phục được. Điều này xuất phát từ chính những đặc trưng của môi trường. Đó là khi bị ô nhiễm, suy thoái thì hoặc là phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục nhưng vẫn không thể khôi phục lại được trạng thái ban đầu, hoặc là không thể khôi phục lại được. - Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng. Do môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau nên khi một thành phần môi trường này bị tổn hại có thê gây tổn hại cho nhiều thành phần môi trường khác (có tính “lan truyền” hay hiệu úng Đô mi nô). Ví dụ, gây ô nhiễm nước sẽ dẫn đến thiệt hại đối với đất có mặt nước, thiệt hại đối với các nguồn lợi thủy sinh... Bên cạnh đó, chính đặc tính không biêr. giới của môi trường cũng có thê làm cho tình trạng biên đôi xâu của nỏ lây an rất nhanh, trên một phạm vi rộng lớn, có thể mang tính liên quốc gia. 1.1.2. N hữ ng căn c ứ xác định thiệt hại về m ôi trường Từ phương diện pháp lý, thiệt hại về môi trường có thể đưọc xác định dựa trên các căn cứ sau: Thứ nhất, đối với thiệt hại về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, căn cứ để xác định thiệt hại bao gồm: - Căn cứ vào mửc độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm. Theo qui định tại Điều 131, khoản 1 Luật bảo vệ môi trường 2005, sự suy giản chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ: i) Có suy giảm; ii) Suy giảm nghiêm trọng; iii) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thường được xác định dựa vào mức độ suy giảm về chất lượng, số lượng của các yếu tố môi trường và khả năng tiếp nhận, hấp thụ tự nhiên các loại chất thải của môi trường. Vì thế, có thể xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thông qua mức độ ô nhiễm hay suy thoái của một hoặc nhiều thành phần môi trường. Cụ thể: + v ề mức độ ô nhiễm môi trường: Tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là ba mức độ ô nhiễm môi trường. Đó ỉà ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Theo qui định tại Điều 92, Luật bảo vệ môi trường (20)5) thì một thành phần môi trường bị coi là ô nhiễm khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng của thành phền môi trường đó. Môi trường bị coi là ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lưcng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hay hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Kh hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu 12 chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trỏ’ lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên thì đó là tình trạng môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. + v ề mức độ suy thoái môi trường: Có ba mức độ suy thoái môi trường tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đó là suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng và suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ suy thoái môi trưcmg đối với từng thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa trên cơ sở số lượng của thành môi trường bị khai thác, sử dụng so với trữ lượng tự nhiên của nó hoặc dựa trên mức độ khan hiếm của chính thành phần môi trường ấy trên thực tể. Như vậy, có thể xác định rõ ba mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường như sau: Mức 1- Suy giảm: Đây là mức gây thiệt hại thấp nhất có thể được áp dụng trong trường họp một thành phần môi trưòng cụ thể bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái; Mức 2- Suy giảm nghiêm trọng: Mức thiệt hại này được xác định trong trường hợp một thành phần môi trường cụ thể bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc bị suv thoái nghiêm trọng; Mức 3- Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trường hợp thiệt hại gây ra thường được xác định tươns đối lón mà biểu hiện của nó là môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị suy thoái đặc biệt nghiêm trọng. - Căn cứ vào phạm vi, giới hạn và vùng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích: Theo qui định tại Khoản 2 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường (2005), việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có: i) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; ii) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; iii) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm. Việc xác định thiệt hại về môi trường bàng một con số thiệt hại cụ thể sỗ tuỳ thuộc vào giới hạn, diện tích thành phần môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích là lớn hay nhỏ, tuỳ thuộc vào vùng bị suy giảm của chính thành phần môi trường đó là vùng lõi, vùng đệm hay các vùng khác. - Căn cứ vào các thành phần môi trường bị suy giảm: Theo căn cứ này, tuỳ thuộc vào số lượng thành phần môi trường bị suy giảm nhiều hay ít, loại hệ sinh thái và giống loài bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra có mức độ quí hiểm đến đâu thì mức độ thiệt hại sẽ được xác định là lớn hay nhỏ. Điều 131, khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định rõ việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có: i) Xác định số lượng thành phân môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại; ii) Mức độ thiệt hại của tìmg thành phần môi trường, hệ sinh thái, giong loài. Thứ hai, đối với thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Căn cứ để xác định loại thiệt hại này được áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nói chung. Theo đó, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau: - Căn cứ vào thiệt hại thực tế: Theo căn cứ này, thiệt hại được xác định dựa trên những tổn thất thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do tình trạng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gây ra. Đó là các thiệt hại về tài sản và sức khoẻ của người bị thiệt hại, bao gồm: i) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tình trạng sức khoẻ bị suy giảm của người bị thiệt hại về sức khoẻ; ii) Thu nhập thực tể bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại về sức khoẻ trong thời gian điều trị; iii) Thiệt hại do tài sản bị mất và những lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản. - Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bao gồm: i) Những chi phí hợp lý đã chi trả cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn 14 nhân trước khi chết cùng với các khoản chi phí mai táng cho người đó; ii) Các khoản tiền phát sinh từ nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị thiệt hại về tính mạng; iii) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức khoẻ; iv) Chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại của tài sản bị thiệt hại; v) Chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại - Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: i) Tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần cho những người thân của người bị thiệt hại (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất) trong trường họp thiệt hại về tính mạng; ii) Tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu trong trường hợp thiệt hại về sức khoẻ. - Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản như: i) Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản. Chẳng hạn như không thể khai thác tài sản trong suốt thời gian sử chữa tài sản; ii) Nhũng hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu đirợc nếu không có thiệt hại xảy ra. Như vậy, đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra, khi xác định thiệt hại cần phải dựa vào những tổn thất thực tế, những chi phí liên quan đến thiệt hại và cả những tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại cũng như nghiên cứu lợi ích khác mà họ bị mất do tài sản bị tổn thất. Từ phương diện kinh tế - kĩ thuật, người ta thường sử dụng các cách thức sau để xác định thiệt hại môi trường: M ột là, so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất, sản lượng, sức khoổ trước và sau khi bị ô nhiễm và suy thoái môi trường. Ví dụ, thiệt hại về tài sản được đánh giá thông qua sản lượng bị giảm sút so với trước 15 khi môi trường bị ô nhiễm bởi các các loại khí độc hại, sản lượng giống loài bị suy giảm do ô nhiễm nguồn nước, số lượng khách du lịch vắng hơn.... Đe tính được các thiệt hại trên cần dựa vào một số căn cứ: i) Xác định tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường và chịu trách nhiệm bằng cách xem xét công nghệ của các cơ sở trên địa bàn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường tại tùng cơ sở xem có vưọt chỉ tiêu cho phép không? Kiểm tra các chỉ tiêu tại nơi bị ô nhiễm xem có vượt mức cho phép không và những chỉ tiêu nào vượt? Thống kê số cơ sở có chỉ tiêu tại cơ sở và tại nơi bị ô nhiễm, gây thiệt hại vượt mức cho phép; ii) Xác định phạm vi, đối tượng bị hại- khu vực bị thiệt hại nặng, khu vực bị thiệt hại trung bình và khu vực bị thiệt hại nhẹ. Thống kê lĩnh vực bị thiệt hại như: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, ngư nghiệp, du lịch, đa dạng sinh học...; iii) Xác định thiệt hại đối với từng lĩnh vực bằng cách khảo sát, thống kê, đánh giá và so sánh sản lượng thu hoạch trung bình của vụ, mùa, năm bị ô nhiễm với năm không bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác. Từ đó đánh giá bằng tiền mức độ giảm sút của trước và sau khi ô nhiễm môi trường cho từng khu vực ô nhiễm nặng, trung bình hay nhẹ; iv) Tổng số tiền thiệt hại do giảm năng suất thu hoạch, cây trồng, vật nuôi giảm năng suất lao động và sức khoẻ được sử dụng làm cơ sở thương lượng và đòi bồi thường thiệt hại. Hai là, đánh giá thiệt hại thông qua chi phí giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. Cụ thể là thiệt hại gây ra cho môi trường được tính bàng tổng chi phí các nguồn gây ô nhiễm đạt tới mức được thải ra môi trường mà không gây ô nhiễm. Khi cơ sở đầu tư để xử lý chất thải thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường, và tất nhiên sẽ không có thiệt hại cho cộng đồng. Như vậy, nếu môi trường bị ô nhiễm, số thiệt hại ít nhất sẽ bằng tổng số chi phí để khắc phục, xử lý để giữ cho môi trường nguyên trạng như trước kia. Tuy nhiên, cần lưu ý là chi phí bỏ ra đế xử lý, khắc phục có lớn đến đâu cũng không thể khắc phục được những hậu quả môi trường lâu dài, trở lại hiện trạng ban đầu. Có thể nói rằng, chi phí bỏ ra để bồi thường sẽ thấp hơn tổng số thiệt hại xảy ra. 16 Ba là, đánh giá thiệt hại thông qua hiệu quả sử dụng. Cách thức này dựa trên cơ sở bên gây ô nhiễm môi trường phải đền bù cho bên bị ô nhiễm bàng chi phí mà người bị ô nhiễm phải bỏ ra để xử lý ô nhiễm, để loại bỏ các yếu tổ độc hại như: chi phí lăp đặt hệ thông xử lý khí thải, xử lý nước thải sinh hoạt và nước sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản... chi phí xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi độ phì nhiêu của đất, chi phí do giá trị sử dụng cơ sở hạ tầng bị giảm sút.... Tổng chi phí này nhàm triệt tiêu nguồn gốc ô nhiễm và bồi thường thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm nên chi phí bỏ ra để khắc phục cao hơn thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Bổn là, đánh giá thiệt hại về sức khoẻ do bị ô nhiễm môi trường bao gồm toàn bộ chi phí y tế như chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, khám bệnh định kỳ, thuốc men... Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, xác định thiệt hại trên chỉ mới tính đến các thiệt hại trực tiếp và trước mắt cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng và thông thường được bồi thường trực tiếp cho người bị hại. Trong khi đó, tổng số chi phí bồi thường do người gây thiệt hại môi trường phải trả bao gồm: chi phí bồi thường cho người thiệt hại trực tiếp, xử lý, khôi phục lại hiện trạng môi trường. Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến để xác định bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên là phương pháp so sánh năng suất, sản lượng bị giảm sút do bị ô nhiễm (phương pháp thú' nhất), kết hợp với đánh giá thiệt hại sức khoẻ (phương pháp thứ tư). Tuy nhiên, các phương pháp nên trên chủ yếu là xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cũng như về tài sản, chứ chưa đề cập đến việc xác định thiệt hại đổi với môi trường tự nhiên. 1.1.3. N hữ ng nguyên tắc xác định thiệt hại về m ôi trường Việc xác định thiệt hại về môi trường được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất