Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra theo pháp luậ...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra theo pháp luật việt nam

.PDF
110
3
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ OANH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ OANH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN MẠNH THẮNG Hà Nội – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Oanh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BTTH Bồi thường thiệt hại BXD Bộ Xây dựng CSH Chủ sở hữu CTXD Công trình xây dựng HĐXX Hội đồng xét xử NCH Người chiếm hữu TAND Tòa án nhân dân TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại TP Thành phố MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 5 3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 10 4.Mục đíchvà mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................ 11 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ........................................................................ 12 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 13 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 15 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA ........................................... 16 1.1. Các học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra ........................................................................................................... 16 1.1.1. Học thuyết về sự cẩu thả (Negligence) ...................................................... 17 1.1.2. Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability) ........................ 18 1.1.3. Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (Strict liability) .......................... 19 1.1.4. Sự kết hợp giữa học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt ............................................................................................... 20 1.1.5. Học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra trong pháp luật dân sự Việt Nam ..................................................... 22 1.2. Khái niệm, bản chất và các đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ......................................................... 25 1.2.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra................................................................................... 25 1.2.2. Các đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ........................................................................................................... 34 1.3. Vai trò, vị trí và chức năng của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ............................................................................ 41 1.3.1. Vai trò và vị trí của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ........................................................................................... 41 1 1.3.2. Chức năng của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ........................................................................................... 41 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................... 48 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 49 2.1. Tổng quan pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra .................................................................................................... 49 2.1.1. Tổng quan tình hình gây tai nạn do các công trình xây dựng hiện nay ..... 49 2.1.2. Tổng quan pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra .................................................................................................... 52 2.2. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra hiện nay tại Việt Nam ............................. 59 2.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra............................ 59 2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ........................................................................................... 64 2.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ....................................... 72 2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra tại Việt Nam....................................................... 80 2.3.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 80 2.3.2. Một số điểm hạn chế, bất cập ..................................................................... 81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 85 CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................... 87 3.1. Kiến nghị về định hướng hoàn thiện các chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ....................................... 87 3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ............................................. 92 2 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 97 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 101 3 MỞ ĐẦU Xã hội không ngừng phát triển kéo theo đó là sức ép dân số lên mọi mặt của đời sống đặc biệt là quá trình đô thị hóa. Dân số tăng nhanh, nhu cầu về nhà ở, trường học, bệnh viện và các công trình phục vụ dân sinh khác trở thành một bài toán cần được giải quyết, như lời giải cho bài toán dân số hàng loạt công trình được xây dựng. Nhưng không phải công trình nào cũng được đảm bảo về chất lượng, thậm chí thiếu tính đồng bộ trong quy hoạch đô thị dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình thi công, sử dụng gây thiệt hại về người và tài sản. Tất yếu cần có những quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện TNBTTH ngoài hoạt động nói chung, TNBTTH do công trình xây dựng gây ra nói riêng nhằm khắc phục hậu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại cũng như người có trách nhiệm bồi thường. Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết Trung ương số 48 - NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trong đó xác định “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Trước đây, các chế định về BTTH do công trình xây dựng gây ra được quy định tại Điều 627 Chương XXI BLDS 2005, hướng dẫn áp dụng theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao song những quy định này vẫn còn chung chung, thiếu chi tiết. Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, BLDS sửa đổi bổ sung 2015 được ban hành, đã khắc phục những điểm hạn chế, tồn tại ở BLDS 2005 nhưng vẫn chưa thể bao quát các tình huống nảy sinh trong áp dụng pháp luật vào thực tế bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do những quy định về điều kiện phát sinh TNBT, căn cứ xác định chủ thể chịu TNBT, căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường, các trường hợp loại trừ thiệt hại… còn chưa cụ thể, rõ ràng. 4 Những bất cập nói trên gây ra thực trạng thiếu cơ sở thực hiện, chấp hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình BTTH do công trình xây dựng gây ra, làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật vào thực tế đời sống. Điều này thể hiện rõ qua việc nghiên cứu một số bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra. Trong nhiều vụ việc, Tòa án dường như đã áp dụng những quy định chưa thực sự phù hợp để làm căn cứ đưa ra phán quyết dẫn đến trường hợp có những vụ việc mang tính chất tương tự như nhau nhưng ở những tòa án khác nhau lại có những phán quyết khác nhau, gây ra bức xúc cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nghiên cứu quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra trong pháp luật dân sự hiện hành, tác giả nhận thấy các quy định này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện; còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều về các vấn đề có liên quan như đối tượng gây thiệt hại, đặc điểm của trách nhiệm, chủ thể chịu trách nhiệm… Thực trạng đó đòi hỏi cần phải tiến hành một công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện, làm căn cứ hoàn thiện các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra. Vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra theo pháp luật Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp thạc s chuyên ngành Luật Dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học ở những mức độ khác nhau nghiên cứu về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra. Cụ thể: - Luận án tiến s của tác giả Phạm Kim Anh (2007), “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam” - Đại học Luật Hà Nội. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm liên đới trong 5 bồi thường thiệt hại. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm liên đới, luận án đã chỉ ra điểm bất cập trong quy định của pháp luật khi không quy định trách nhiệm bồi thường của người khảo sát, thiết kế, thi công khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại. Tác giả luận án kiến nghị: cần phải quy TNBTTH trong trường hợp CTXD chưa hoàn thành gây thiệt hại là trách nhiệm liên đới giữa CSH công trình và người thi công công trình. - Luận án tiến s của tác giả Nguyễn Văn Hợi (2017), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” - Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Luận án gồm 3 chương: Chương 1 tác giả giải quyết các vấn đề lý luận của TNBTTH do tài sản gây ra; Chương 2, tác giả nghiên cứu các trường hợp BTTH do tài sản gây ra; Chương 3, tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về TNBTTH do tài sản gây ra. TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra được tác giả phân tích tại mục 2.4 của Luận án. Trong đó, tác giả xây dựng khái niệm và phân tích đặc điểm của nhà cửa, CTXD; trình bày thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra; trên cơ sở đó, tại mục 3.5 tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. - Luận văn thạc s luật học của tác giả Giang Văn Thịnh (2013), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác theo pháp luật dân sự Việt Nam” - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn gồm 3 chương, Chương 1 tác giả đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, trong đó nghiên cứu các vấn đề như: Khái niệm về nhà cửa, CTXD khác; Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; Khái quát lịch sử của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trong Chương 2, tác giả phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trên theo các nội dung: chủ 6 thể chịu TNBTTH khi công trình đã đưa vào khai thác sử dụng; Chủ thể chịu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra khi công trình đang thi công xây dựng; Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường và giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Tại Chương 3, tác giả đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. - Đề tài khoa học cấp trường (2009), “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội do Tiến s Trần Thị Huệ làm chủ nhiệm đề tài. Đây là công trình khoa học nghiên cứu tổng thể các vấn đề về TNBTTH do tài sản gây ra nói chung trong đó có TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những điểm bất cập và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường và điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Ngoài những đề tài nghiên cứu đã có sức ảnh hưởng thì một số bài viết tiêu biểu như bài viết đã được công bố của tác giả Đỗ Văn Đại và Lê Hà Huy Phát (2012) về “BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” – Tạp chí Khoa học Pháp lý số 05/2012 đưa ra quan điểm riêng về các vấn đề pháp lý của BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra khi BLDS 2005 vẫn còn hiệu lực, đồng thời chỉ ra những điểm bất hợp lí của pháp luật về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra; cùng với đó là những bất cập đang tồn tại dựa trên cơ sở của việc nghiên cứu Quyết định số 322/2011/DS-GĐT ngày 28/04/2011 và Quyết định số 19/2012/DS-GĐT ngày 13/01/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao của cả hai tác giả. - Bài viết của tác giả Trần Ngọc Dương (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp” - Tạp chí Luật học (số 1). Bài viết đã phân tích những vấn đề cơ bản của TNBTTH ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp như: 7 nguyên tắc chung, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm. Tác giả phân chia TNBTTH ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp thành ba loại: trách nhiệm đối với thiệt hại do bản thân gây ra; trách nhiệm đối với thiệt hại do người thứ ba gây ra và trách nhiệm đối với thiệt hại do đồ vật hay gia súc gây ra. Theo phân tích của tác giả, TNBTTH do đồ vật hay gia súc gây ra là trách nhiệm không dựa trên lỗi hay còn gọi là trách nhiệm đối với rủi ro và TNBTTH do CTXD khác gây ra là một “trường hợp đặc biệt” của loại trách nhiệm này. Tác giả chỉ rõ: CSH bất động sản phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do bất động sản của mình bị đổ nát hoặc bị gây ra nếu sự đổ nát là do sai sót trong xây dựng hay do sự thiếu tu bổ công trình. - Bài viết của tác giả Phạm Kim Anh (2009), “Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 thực trạng và giải pháp hoàn thiện” - Tạp chí Khoa học pháp lý (số 6). Bài viết đã phân tích một số những điểm chưa rõ trong quy định của pháp luật hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra như: chưa xây dựng được khái niệm về “CTXD”, chưa có sự phân biệt giữa trách nhiệm của CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng nhà cửa, CTXD đã hoàn thành và đã được đưa vào sử dụng với công trình đang được xây dựng, chưa hoàn thành. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm này. - Bài viết của tác giả Vũ Thị Hồng Yến (2012), “Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại” - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số 11). Bài viết đã phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, phân biệt điều kiện làm phát sinh TNBTTH do hành vi của con người gây ra có liên quan đến tài sản và trách nhiệm bồi thường trong trường hợp bản thân tài sản gây ra thiệt hạ. Đặc biệt, tác giả còn đưa ra tiêu chí để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, phân định rõ TNBTTH của CSH và người được giao quản lý, sử dụng tài sản. Trên cơ sở phân tích những 8 quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, tác giả đã chỉ ra những bất cập của pháp luật về vấn đề này và đưa ra sáu kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định đó. - Tác giả Nguyễn Văn Hợi (2015), “Điều kiện phát sinh TNBTTH do tài sản gây ra trong Bộ luật dân sự” - Tạp chí Luật học (số 12). Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích các điều kiện xác định TNBTTH do tài sản gây ra, trong đó nhấn mạnh “lỗi không phải là một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH”. TNBTTH do tài sản gây ra phát sinh khi thoả mãn 3 điều kiện: có thiệt hại thực tế xảy ra; Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật; Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế đã xảy ra. Tác giả cũng chỉ ra cơ sở xác định điều kiện phát sinh TNBTTH do tài sản gây ra và trình bày quan điểm cá nhân về các điều kiện làm phát sinh TNBTTH do tài sản gây ra. Ngoài ra bài viết của tác giả Nguyễn Văn Hợi (2014) – “BTTH do tài sản của Nhà nước gây ra” – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 8/2014 cũng là một tài liệu tham khảo đáng chú ý. Bài viết nghên cứu một cách cơ bản vấn đề BTTH do tài sản của Nhà nước gây ra, cũng đề cập đến một số trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng thuộc sở hữu của chủ thể là Nhà nước – được xem như là tài sản công và TNBTTH của Nhà nước khi xảy ra thiệt hại. Hầu hết các công trình nghiên cứu hiện nay tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo quy định tại Điều 627 BLDS 2005 và ít đề cập đến những thay đổi theo Điều 605 BLDS 2015. Một số công trình mặc dù đã phân tích những thay đổi của BLDS 2015 nhưng thiếu sự phân tích đối chiếu với BLDS 2005 để tìm ra những điểm mới, những ưu điểm và hạn chế. Cũng như chưa có so sánh đối chiếu với pháp luật dân sự của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới 9 để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các quốc gia khác về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra. Trong các công trình nghiên cứu kể trên, ở những mức độ khác nhau, các tác giả cũng đã xây dựng khái quát được khái niệm; bản chất của BTTH; TNBTTH nói chung và TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra nói riêng; kèm theo đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đi sâu được hết các vấn đề liên quan đến TNBTTH do công trình xây dựng gây ra cũng như những đặc điểm pháp lý cơ bản của loại hình bất động sản này mà chỉ chủ yếu phân tích nó theo hướng BTTH là tài sản. Những kiến nghị xây dựng pháp luật này đa số mới chỉ tập trung vào một vài nội dung của TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra mà chưa có kiến nghị toàn diện. Thêm vào đó kể từ khi BLDS 2015 có hiệu lực với những sửa đổi theo hướng tích cực thì chưa có bất kì đề tài nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề BTTH; cụ thể là TNBTTH do công trình xây dựng gây nên. Từ những nội dung trên có thể khẳng định, việc tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ là không trùng lặp với những công trình đã được công bố trước đó; đề tài này cũng có tính cấp thiết để áp dụng trong thực tiễn. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra; phân tích thực trạng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan về vấn đề này. Đồng thời cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra; trên cơ sở đó, đưa ra những ý kiến đánh giá và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm này. 10 - Về mặt thời gian: Tập trung làm rõ những quy định của BLDS 2015 về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra, so sánh với những quy định trong BLDS 2005 nhằm làm nổi bật những điểm tiến bộ của BLDS 2015. - Về mặt không gian: Nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng về BTTH do công trình xây dựng gây ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời để thấy rõ hơn sự tương đồng, khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, luận văn cũng dẫn chiếu các quy định pháp luật, các quyết định, các bản án về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra trong pháp luật hiện hành nhằm làm nổi bật thực trạng pháp luật về TNBTTH do công trình xây dựng gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành. 4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài Về mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề sau: những cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra. Đồng thời tìm hiểu thực trạng BTTH; TNBTTH do công trình xây dựng hiện nay tập trung vào các nội dung cơ bản như điều kiện phát sinh, các nguyên tắc xác định chủ thể phải chịu TNBTTH, chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chịu TNBT do công trình xây dựng gây ra, yếu tố lỗi, các trường hợp được miễn trách nhiệm... Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra. Về mục tiêu nghiên cứu Với những mục đích đã nêu trên, đề tài tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể dưới đây để làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài theo đuổi: 11 Thứ nhất, phân tích và xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm của công trình xây dựng; làm rõ bản chất của TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra, xây dựng khái niệm và chỉ ra được những đặc điểm của TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra. Thứ hai, phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những điểm hợp lý và những điểm còn bất cập trong quy định pháp luật dân sự hiện hành về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra trên các phương diện cơ bản bao gồm: các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm, xác định thiệt hại được bồi thường, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường; chủ thể được bồi thường, các trường hợp không chịu TNBTTH. Đồng thời, nghiên cứu đi sâu vào thực tiễn thực thi pháp luật về TNBTTH do công trình xây dựng gây ra hiện nay. Cùng với đó, phân tích những điểm tích cực, hạn chế khi áp dụng các quy định pháp luật vào giải quyết các vụ việc về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra trên thực tế Thứ ba, từ đó đề xuất những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Phương pháp này được tác giả sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong luận văn. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 12 - Phương pháp phân tích và bình luận: để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra; - Phương pháp tổng hợp: để khái quát hoá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị phù hợp; - Phương pháp so sánh: để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra. - Phương pháp hê thống hoá: để trình bày các vấn đề, các nội dung theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn. - Phương pháp phân tích tình huống: để phân tích các tình huống, bản án trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về TNBTTH do các công trình xây dựng gây ra nhằm làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm này. 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra theo pháp luật Việt Nam” sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, luận văn đi sâu tổng hợp, phân tích quy định pháp luật dân sự dựa trên nền tảng là Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra để làm rõ thực trạng pháp luật. Từ đó, luận văn có thể đưa ra được đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình áp dụng những quy định pháp luật hiện hành và bước đầu đặt ra vấn đề yêu cầu hoàn thiện pháp luật. 13 Thứ hai, luận văn sẽ phân tích các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra thuộc hệ thống pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới; trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới về vấn đề nghiên cứu. Thứ ba, thông qua phân tích các bản án đã có hiệu lực, đã được thi hành trong giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra, đồng thời hướng tới làm sáng tỏ những tranh chấp điển hình; từ đó luận văn sẽ có thể đánh giá những kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp về trách nhiệm này Thứ tư, luận văn sẽ đưa ra đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung. 14 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của luận văn sẽ bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra Chương 2: Thực trạng chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra tại Việt Nam Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các công trình xây dựng gây ra ở Việt Nam hiện nay 15 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA 1.1. Các học thuyết xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do công trình xây dựng gây ra TNBTTH do CTXD gây ra là một loại trách nhiệm có lịch sử lâu đời. Trong bộ luật Hammurabi – bộ luật thành văn cổ xưa nhất của nhân loại – đã có quy định về trách nhiệm đối với người thợ xây khi “xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết” (Điều 38) hoặc "Nếu nhà đổ, con của người chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo" (Điều 39). Trong Luật La mã cổ đại, các học giả La Mã cũng đề cập đến TNBTTH do CTXD gây ra thông qua việc quy định về tố quyền cautio damni infecti (tố quyền để bảo vệ sự thiệt hại viễn ảnh) [40, tr.469]. Theo đó, trong trường hợp một tòa nhà có nguy cơ bị sụp đổ, tạo ra một mối đe dọa cho những người láng giềng thì những người này có quyền yêu cầu các Pháp quan buộc chủ sở hữu của tòa nhà phải nộp một số tài sản bảo đảm với mục đích nếu thiệt hại thực sự xảy ra thì người bị thiệt hại sẽ luôn được bồi thường. Cùng với tố quyền cautio damni infecti Luật La Mã cũng quy định trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi các vật bị ném ra hoặc rơi ra khỏi khỏi tòa nhà (actio effusis et dejectis). Điều này cho thấy sự quan tâm của con người từ thời xa xưa đối với thiệt hại gây ra bởi sự sụp đổ của CTXD. Kế thừa quy định kể trên, ngày nay, pháp luật dân sự của rất nhiều các quốc gia trên thế giới đều có quy định về TNBTTH do CTXD gây ra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới tác giả nhận thấy, các quốc gia khác nhau lại dựa trên những học thuyết khác nhau để xây dựng quy định về trách nhiệm này. Về cơ bản, pháp luật về TNBTTH do CTXD gây ra trong pháp luật của các quốc gia hiện nay được xây dựng dựa trên ba học thuyết: Học thuyết về sự cẩu thả (negligence); Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability) và Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict 16 liability). Cá biệt, có một vài quốc gia kết hợp cả 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan