Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2016 b...

Tài liệu Trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2016 bài có đáp án đầy đủ và chi tiết

.DOCX
11
36675
128

Mô tả:

ĐÁP ÁN Câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Theo kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (Khóa XI), Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng được thành lập ở cấp nào? A. Trung ương B. Cấp tỉnh C. Cấp huyện D. Cả 3 phương án trên Trả lời: Đáp án A. Trung ương Câu 2. Hiện nay, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là ai? A. Tổng Bí thư B. Chủ tịch nước C. Thủ tướng Chính phủ D. Trưởng Ban nội chính Trung ương Trả lời: Đáp án A. Tổng Bí thư Câu 3. Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy có chức năng tham mưu lĩnh vực nào sau đây? A. Công tác tư tưởng B. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng C. Công tác dân tộc, tôn giao D. Công tác phòng, chống tham nhũng Trả lời: Đáp án D. Công tác phòng, chống tham nhũng Câu 4. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, hành vi nào sau đây được xác định là hành vi tham nhũng? A. Lợi dung chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. B. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản Nhà nước vì vụ lợi. D. Cả 3 phương án trên. Trả lời: Đáp án D Câu 5. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí những người nào sau đây để
ĐÁP ÁN Câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Theo kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (Khóa XI), Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng được thành lập ở cấp nào? A. Trung ương C. Cấp huyện Trả lời: Đáp án A. Trung ương B. Cấp tỉnh D. Cả 3 phương án trên Câu 2. Hiện nay, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là ai? A. Tổng Bí thư C. Thủ tướng Chính phủ Trả lời: Đáp án A. Tổng Bí thư B. Chủ tịch nước D. Trưởng Ban nội chính Trung ương Câu 3. Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy có chức năng tham mưu lĩnh vực nào sau đây? A. Công tác tư tưởng B. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng C. Công tác dân tộc, tôn giao D. Công tác phòng, chống tham nhũng Trả lời: Đáp án D. Công tác phòng, chống tham nhũng Câu 4. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, hành vi nào sau đây được xác định là hành vi tham nhũng? A. Lợi dung chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. B. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản Nhà nước vì vụ lợi. D. Cả 3 phương án trên. Trả lời: Đáp án D Câu 5. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí những người nào sau đây để 1 giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách? A. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột B. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con C. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em D. Vợ hoặc chồng, anh, chị, em Trả lời: Đáp án A. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột Câu 6. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải được thực hiện như thế nào? A. Phải lấy ý kiến nhân dân và được Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định B. Phải được công khai để nhân dân giám sát C. Công khai mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán D.Cả 3 phương án trên Trả lời: Đáp án D.Cả 3 phương án trên Câu 7. Theo Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành, trường hợp mua sắm công và xây dựng cơ bản mà pháp luật quy định phải đấu thầu thì phải công khai những nội dung nào sau đây? A. Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển, mời thầu; danh mục các dự án chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định, kết quả lựa chọn nhà thầu. B. Báo cáo tiến khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án. C. Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án. D. Cả 3 phương án trên 2 Trả lời: Đáp án A. Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển, mời thầu; danh mục các dự án chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định, kết quả lựa chọn nhà thầu. Câu 8. Theo Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành, trong công tác tổ chức – cán bộ phải công khai, minh bạch nội dung nào sau đây? A.Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức đơn vị. B. Hồ sơ cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. C. Thu nhập của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. D. Bản kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức Trả lời: Đáp án A.Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức đơn vị. Câu 9. Theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ, tài sản nào sau đây của người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi tăng thêm phải giải trình nguồn gốc? A. Tăng về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó. B. Sổ tiết kiệm tăng thêm 45 triệu đồng C. Đá quý trị giá 49 triệu đồng D. Xe máy trị giá 40 triệu đồng Trả lời: Đáp án A. Tăng về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó. Câu 10: Theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai được công khai ở đâu? A. Tại trụ sở UBND nơi người đó cư trú; B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên 3 làm việc; C. Trên phương tiện thông tin đại chúng. D. Cả 3 phương án trên. Trả lời: Đáp án B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc; Câu 11: Theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ, công chức kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật nào sau đây? A. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm B. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức C. Khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, hạ ngạch, giáng chức, cách chức. D. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, giáng chức, cách chức. Trả lời: Đáp án D. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, giáng chức, cách chức. Câu 12: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người tố cáo hành vi tham nhũng có trách nhiệm nào sau đây? A. Phải gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo; B. Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo; C. Phải nộp lệ phí cho cơ quan thụ lý đơn tố cáo D. Cả 3 phương án trên Trả lời: Đáp án B. Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo; 4 Câu 13: Theo Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ, báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng nào hằng năm? A. Tháng 12 B. Tháng 1 C. Tháng 2 D. Tháng 3 Trả lời: Đáp án D. Tháng 3 Câu 14: Theo Luật phòng, chống tham nhũng, khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo với ai? A. Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra B. Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp người đứng đầu có liên quan thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. C. Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra D. Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp của mình. Trả lời: Đáp án B. Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp người đứng đầu có liên quan thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Câu 15: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải làm gì? A. Xem xét, xử lý theo thẩm quyền; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu. B. Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo. C. Áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu. D. Cả 3 phương án trên. 5 Trả lời: Đáp án D. Cả 3 phương án trên. Câu 16: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng những việc nào sau đây cán bộ, công chức, viên chức không được làm? A. Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc. B. Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. C. Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, các nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết. D. Cả 3 phương án trên. Trả lời: Đáp án D. Cả 3 phương án trên. Câu 17: Theo Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ, cán bộ, công chức, viên chức được coi là có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có hành vi nào sau đây? A. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật. B. Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng. C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ. D. Tất cả các dấu hiệu nêu trên. Trả lời: Đáp án D. Tất cả các dấu hiệu nêu trên. 6 Câu 18: Theo Nghị định 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ, thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực, ngành, nghề mà pháp luật quy định phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng là khoảng thời gian nào? A. Từ 3 năm đến 5 năm (đủ 60 tháng) B. Từ 3 năm (đủ 36 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) C. Từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) D. Từ 2 năm đến 5 năm. Trả lời: Đáp án C. Từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) Câu 19: Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản có bao nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp? A. 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. B. 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. C. 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. D. 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trả lời: Đáp án A. 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Câu 20: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 10/5/2014 B. Ngày 10/6/2014 C. Ngày 10/5/2015 D. Ngày 15/8/2015 Trả lời: Đáp án B. Ngày 10/6/2014 7 II. PHẦN THI HIỂU BIẾT (5 câu, mỗi câu 05 điểm) Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Luật gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Đến nay, Luật đã được Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung bao nhiêu lần? Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp phát hiện tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành? Trả lời Phát hiện tham nhũng là việc tìm ra vụ việc tham nhũng và có biện pháp kịp thời để hạn chế thiệt hại xãy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có hình thức xử lý thích đáng và nghiêm minh. Vì vậy việc phát hiện tham nhũng đồi hỏi sự nổ lực của mọi cơ quan, tổ chức và mỗi cá nhân. Đặc biệt là các cơ quan có chức năng thanh tra, điều tra, giám sát. Phát hiện tham nhũng cần phải thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước. + Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành Luật pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng. - Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, giám sát, xét xử. + Đây là hoạt động chủ yếu trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng. - Vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân và từng cá nhân cũng rất quan trọng trong việc phát hiện sự tham nhũng. Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết các nhóm giải pháp cơ bản để phòng, ngừa tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành? Trả lời Trên một số lĩnh vực tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu. Vì vậy Nhà nước ta đã họp bàn và đưa ra 6 giải pháp trọng tâm để phòng chống tham nhũng: 1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, 8 người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng. 2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng thống Tham nhũng. 3. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức cán bộ để phòng chống tham nhũng, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. 4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử. 5. Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng chống tham nhũng. 6. Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng chống tham nhũng. Câu 4: Vì sao cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp? Trả lời Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng? Trả lời Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI) về xây dựng Đảng đã chỉ rõ vấn đề cấp bách hàng đầu trong nội bộ Đảng là: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống bằng những biểu hiện tinh vi với các cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, để duy trì sự ổn định trật tự xã hội, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã được Quốc hội khóa XI ban hành, thay thế Pháp lệnh chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được lãnh đạo, quản lý … - Phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên. Tổ chức điều hành cơ quan, đơn vị đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 9 Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh phòng chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đều thống nhất xác định người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị có vai trò quyết định sự thành bại trong cuộc đấu tranh này. Chính vì vậy người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm rất lớn trong việc phòng chống tham nhũng, phải xử lý kịp thời, đúng đắn các vụ tham nhũng. 10 III. PHẦN THI TỰ LUẬN (1 câu, 50 điểm) Anh (chị) có nhận xét gì về công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng trong thời gian qua? Theo anh, chị để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện những giải pháp gì? Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng? 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan